Mức lương thực tế là khoản tiền kiếm được mỗi năm sau khi trừ các khoản thuế và khoản chuyển nhượng, nghĩa là số tiền sẵn có để chi tiêu cho hàng hóa hoặc dịch vụ.
Sau đây là 10 nước mà người lao động được hưởng mức lương thực tế cao nhất. Con số thể hiện mức lương thực tế trung bình này dựa vào kết quả nghiên cứu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development – OECD), được tính toán cho từng lao động không có con nhỏ.
1. Mỹ
Không có gì nghi ngờ về việc Mỹ là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Mỹ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, là nhà nhập khẩu lớn nhất nhưng đứng thứ hai về xuất khẩu trên toàn thế giới. Người lao động Mỹ nhận được 41,355 USD hàng năm sau khi 31,6% thuế bị khấu trừ.
Tuy nhiên ở nước Mỹ, nhiều người không có bảo hiểm y tế. Trong thực tế, Mỹ đứng đầu về chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe nhưng đứng cuối về độ bao phủ, chính phủ cũng không hề có trợ cấp thai sản cho người dân.
2. Luxembourg
Luxembourg ít nhiều cũng là trung tâm tài chính của châu Âu. Đây là nhà cung cấp chính về thép của toàn châu Âu, thị trường xuất khẩu của Luxembourg bao gồm hóa chất, cao su, máy móc công nghiệp và cả dịch vụ tài chính.
Thu nhập trung bình sau thuế ở đây là 38,951 USD hàng năm, còn mức thuế là 37,7% để cung cấp cho các hoạt động an sinh xã hội.
3. Na Uy
Na Uy là một trong những quốc gia giàu có nhất về tài nguyên thiên nhiên bao gồm dầu, thủy điện, đánh bắt cá và khoáng sản. Với mức thuế khoảng 37% thu nhập, Na Uy cũng có một hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện và giáo dục bậc đại học cho công dân.
Với số giờ làm việc mỗi tuần trung bình là 33,4 giờ, người lao động nhận được thu nhập thực tế hàng năm là 33,492 USD.
4. Thụy Sĩ
Thụy Sĩ xếp hạng cao trong các yếu tố về sự minh bạch của chính phủ, quyền tự do công dân, chất lượng cuộc sống, khả năng cạnh tranh kinh tế và phát triển con người. Không ngạc nhiên khi nước này đứng thứ 3 trong nghiên cứu về sự hài lòng cuộc sống của OECD.
Lĩnh vực sản xuất của Thụy Sĩ quan trọng và phát triển mạnh mẽ nhất châu Âu. Thụy Sĩ sản xuất vật dụng y tế, dược phẩm, hóa chất chuyên dụng và nhạc cụ. Người Thụy Sĩ có thu nhập hàng năm là 33,419 USD và làm việc khoảng 35 giờ/tuần.
5. Úc
Úc là một trong những nước có nền kinh tế mạnh mẽ nhất thế giới, là nhà xuất khẩu lớn về thực phẩm cũng như dầu và khoáng sản, nhập khẩu tương đối ít. Về sự giàu có bình quân, Úc xếp thứ 2 sau Thụy Sĩ vào năm 2013.
Thu nhập trung bình của người dân ở đây là 31,588 USD/năm với tỷ lệ thuế khoảng 27,7%, dùng để đảm bảo cho công dân có sức khỏe và nền giáo dục tốt. Người Úc làm việc trung bình 36 giờ/tuần.
6. Đức
Đức là nước có nền kinh tế quốc dân quyền lực nhất châu Âu. Tuy nhiên, đây cũng là một quốc gia có tỷ lệ thuế từ thu nhập của công dân cao nhất: 49,8%.
Dù vậy, Đức có hệ thống chăm sóc sức khỏe lâu đời nhất thế giới, người dân được chăm sóc sức khỏe và giáo dục ở tất cả các bậc hoàn toàn miễn phí. Thu nhập thực tế hàng năm của người dân Đức là 31,252 USD.
7. Áo
Đất nước Trung Âu với cảnh quan tuyệt đẹp và lịch sử đầy phiêu lưu này có GDP trung bình đầu người đứng thứ 12 thế giới. Nước Áo có nền công nghiệp phát triển mạnh, bên cạnh đó, phần quan trọng nhất trong nền kinh tế là du lịch quốc tế, chiếm đến 9% GDP.
Người lao động nhận được trung bình 31,173 USD sau thuế – một khoản khá lớn nếu xét đến 49.4% bị mất do thuế thu nhập và các khoản đóng góp an sinh xã hội. Khoản tiền này sẽ chi dùng cho chăm sóc sức khỏe phổ thông và giáo dục đại học.
8. Canada
Canada là hàng xóm phía Bắc của Mỹ, nơi sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới (chỉ sau Venezuela và A rập Saudi). Đất nước này cũng rất giàu có về nhôm, uranium, vàng, niken, kẽm và vùng đồng bằng của Canada là một trong những nơi sản xuất nông sản quan trọng của toàn thế giới (lúa mì, dầu cải và các loại ngũ cốc khác).
Thu nhập thực tế hàng năm của người Canada trung bình trong khoảng 29,365 USD với tỷ lệ thuế khoảng 31% (chi trả cho chăm sóc sức khỏe và giáo dục cộng đồng). Một tuần làm việc trung bình của người Canada là 36 giờ.
9. Thụy Điển
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, Vương quốc Scandinavian xinh đẹp này là quốc gia giàu thứ 6 thế giới nếu xét GDP bình quân đầu người.
Thụy Điển là một quốc gia có nền kinh tế hỗn hợp theo định hướng xuất khẩu gỗ, thủy điện và quặng sắt. Điều này tạo nên nền kinh tế chú trọng về ngoại thương. Các ngành kỹ thuật của Thụy Điển chiếm tới 50% sản lượng và xuất khẩu.
Quốc gia này duy trì một hệ thống phúc lợi xã hội của Bắc Âu, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phổ thông và giáo dục đại học cho công dân. Do đó, mỗi người phải từ bỏ 42,4% thu nhập của họ nhưng trung bình họ vẫn nhận được 29,185 USD mỗi năm.
10. Pháp
Pháp được xếp thứ 7 trong các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Để giải thích tại sao GDP bình quân đầu người của Pháp lại thấp hơn của Mỹ, nhà kinh tế học Paul Krugman khẳng định rằng: “Người lao động của Pháp có năng suất lao động xấp xỉ người Mỹ, nhưng người Pháp bị cáo buộc rằng có một tỷ lệ tham gia lao động thấp hơn và khi họ làm việc, họ làm ít thời gian hơn”.
Đó có thể do điều luật làm việc 35 giờ/tuần ban hành năm 1999. Cho dù vậy, người Pháp vẫn nhận được 28,799 USD mỗi năm sau khi trừ các loại thuế (trung bình là 49%). Đây cũng là nước có gánh nặng thuế lớn thứ 2 trong các nước OECD.