Monthly Archives: February 2018

Những nhà sáng lập Gcalls: Đồng hành từ một khát vọng chung

Cùng học Đại học Bách khoa, cùng đam mê công nghệ, hai chàng trai 9X Phạm Tấn Phúc và Nguyễn Xuân Bằng đã thành lập Gcalls sau nhiều lần thất bại. Năm 2016, ứng dụng công nghệ thông minh đã đưa hai bạn trẻ đến với Hội nghị Thượng đỉnh doanh nhân toàn cầu (GES2016) tại Mỹ. Và mới đây, cả hai lại “gây sốt” khi được nhà đầu tư của chương trình Thương vụ bạc tỷ – Shark Tank Việt Nam cam kết rót 1 triệu USD vốn đầu tư.

Những nhà sáng lập Gcalls: Đồng hành từ một khát vọng chung

Phạm Tấn Phúc và Nguyễn Xuân Bằng

Phúc đến với kinh doanh như một định mệnh, và định mệnh ấy bắt nguồn từ một nỗi ám ảnh trong một chuyến thực tập khi còn là sinh viên. “Trong mười nhà máy sản xuất giày mà tôi thực tập có đến 90% lao động là nữ, có những em còn rất nhỏ. Tôi đã bị ám ảnh bởi những em nhỏ đó. Mỗi ngày tỉnh dậy và nghĩ cảnh trẻ em Mỹ đang đi học, tung tăng nhảy nhót trên những đôi giày được tạo ra từ sức lao động của trẻ em Việt Nam mà thấy xót xa. Tôi muốn làm gì đó để thay đổi điều này, muốn tạo một doanh nghiệp có trách nhiệm hơn và người Việt của mình bảo vệ lẫn nhau được, đi ra toàn cầu được” – Phạm Tấn Phúc, đồng sáng lập Gcalls tâm sự.

Từ sự đồng điệu… 

Nỗi ám ảnh đó của Phúc được chia sẻ bởi một người bạn học là Nguyễn Xuân Bằng. Nhận thấy tiềm năng trong lĩnh vực thương mại điện tử cộng với dịch vụ chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp với hệ thống giao tiếp chuyên biệt còn hạn chế, năm 2015, cả hai đã nghiên cứu để cho ra đời ứng dụng Gcalls. Đây là sản phẩm công nghệ giúp tạo lập một tổng đài nghe gọi nhanh chóng và đơn giản chỉ với một đầu số hotline, giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí kinh doanh.

Gcalls của Phạm Tấn Phúc và Nguyễn Xuân Bằng được xem là hiện tượng trong giới khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ của Việt Nam. Và cũng nhờ đó mà Phạm Tấn Phúc có mặt trong Hội nghị Thượng đỉnh doanh nhân toàn cầu (GES2016) do Tổng thống Obama tổ chức tại Thung lũng Silicon.

Và cũng với Gcalls, Nguyễn Xuân Bằng cùng 20 doanh nhân, nhà quản lý được chọn để tham gia chương trình Entrepreneurship & Innovation tại Israel. Không chỉ vậy, Gcalls đã đoạt giải thưởng Ý tưởng sáng tạo nhất tại Startup Wheel và giải nhất AngelHack tại Việt Nam, giành vé đi Thung lũng Silicon trình bày với các nhà đầu tư Mỹ.

Mới đây nhất, Gcalls của Phạm Tấn Phúc và Nguyễn Xuân Bằng đã nhận được cam kết đầu tư 1 triệu USD từ Quỹ Đầu tư Vinacapital thông qua đại diện Thái Vân Linh trong chương trình Shark Tank Việt Nam. Đây là khoản cam kết đầu tư lớn nhất từ trước tới nay của Shark Tank Việt Nam, đặc biệt dành cho một startup trong lĩnh vực công nghệ.

… đến “nghiệp khởi nghiệp”

Phạm Tấn Phúc cho rằng, khởi nghiệp như là cái nghiệp vậy. Trước khi thành công với Gcalls, Phúc và Bằng đã từng tạo lập Click Now (kết hợp game và quảng cáo online), HR Key (một ứng dụng cho lĩnh vực nhân sự). Và khi Bằng từ bỏ con đường khởi nghiệp sang Đức du học và làm việc cho hai tập đoàn của Đức và Hoa Kỳ thì Phúc tiếp tục với đề án “Bản đồ chống hàng giả”.

Đề án này đã được World Bank đầu tư 3.000USD nhưng phải dang dở sau 6 tháng triển khai vì kinh phí không đủ cho một ứng dụng tầm cỡ quốc gia. Thất bại, cạn vốn sau ba lần khởi nghiệp không làm chàng trai này nản chí. Phạm Tấn Phúc lại lập nhóm gia công phần mềm quản lý nội bộ doanh nghiệp và phần mềm cho các công ty thương mại điện tử Việt Nam ngay tại phòng trọ.

Gcalls là sản phẩm công nghệ giúp tạo lập một tổng đài nghe gọi nhanh chóng và đơn giản chỉ với một đầu số hotline. Với Gcalls, doanh nghiệp không cần đầu tư cơ sở hạ tầng, lắp đặt máy chủ hay các thiết bị  nội bộ khác nhưng có thể thiết lập ngay một tổng đài chuyên nghiệp với đầy đủ tính năng hỗ trợ việc chăm sóc khách hàng. Ứng dụng này giúp nhân viên doanh nghiệp tương tác với khách hàng tốt hơn, bất chấp sự khác biệt về múi giờ và không gian địa lý.
Hiện sản phẩm được phát triển với hai phiên bản là Gcalls softphone và Gcalls webphone, phù hợp với các doanh nghiệp cần phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng, cần nhu cầu nghe gọi và giải đáp thông tin nhanh, hiệu quả.

Không lùi bước trước khó khăn, năm 2014, Phạm Tấn Phúc tìm kiếm ý tưởng khác để tiếp tục giấc mơ “tạo ra hàng nghìn công ăn việc làm”. Và khi nhận được “tâm thư” của Phúc, Nguyễn Xuân Bằng trở về Việt Nam và quyết tâm khởi nghiệp một lần nữa. Từ đây, hành trình khởi nghiệp, tìm nhà đầu tư của hai chàng trai đam mê công nghệ lại một lần nữa bắt đầu.

“Thật không dễ để có sự chia sẻ từ những người không quen biết và vì không có sản phẩm cụ thể nên rất khó để thuyết phục được nhà đầu tư. Phải mất đến 6 tháng rao trên mạng, tụi tôi mới được Telstra chú ý và đồng ý rót 40.000 đô la Singapore thông qua Quỹ Muru-D. Cùng với việc rót vốn đầu tư, Telstra yêu cầu phải đưa công ty sang Singapore lập nghiệp với lý do nơi đây là khu vực tập trung các bằng sáng chế về công nghệ” – Bằng cho biết.

Nhưng để có được sự đầu tư của Telstra là cả một quá trình khó khăn mà chỉ những người đam mê mới kiên trì bám trụ đến cùng. Và trong khi chờ đợi đối tác rót vốn, Bằng phải đi làm tại các công ty đa quốc gia của Đức và Hoa Kỳ để có tiền cho nhóm và để Phúc toàn tâm vào việc điều hành. Thời gian này, Gcalls lại tiếp tục gặp vấn đề về tài chính và hơn một nửa nhân viên nghỉ việc.

Các thành viên còn lại chấp nhận giảm 50% lương trong 4 tháng. “Phúc có tầm nhìn, có khát khao và sự kiên định, thôi thúc biến ước mơ thành hiện thực. Phúc giúp tôi hiểu khởi nghiệp không chỉ 6 tháng hay một năm mà là một quá trình, một chặng đường dài chinh phục ước mơ” – Bằng chia sẻ lý do trở về cùng Phúc khởi nghiệp với Gcalls.

Khó khăn này qua, khó khăn khác lại đến nhưng “Tôi muốn tạo một thứ gì đó mới, giúp đỡ được người lao động và doanh nghiệp địa phương phát triển. Những thứ mà tôi thiết kế sẽ thuộc về lĩnh vực công nghệ thông tin. Nếu Gcalls thất bại thì tụi tôi lại khởi nghiệp với một sản phẩm khác cũng hướng về người lao động và doanh nghiệp địa phương” – Phạm Tấn Phúc chia sẻ về “nghiệp khởi nghiệp” của mình.

… Và tham vọng khai phá thị trường thế giới

Phúc và Bằng định danh công ty là một Telco (nhà cung cấp dịch vụ viễn thông) thế hệ mới với nhiều khác biệt so với các Telco truyền thống lẫn các dịch vụ tổng đài khác. Hai bạn trẻ không giấu tham vọng gầy dựng startup này thành một “đại gia” công nghệ tại Đông Nam Á và là doanh nghiệp công nghệ có nhiều bằng sáng chế trong khu vực. Và sự “giúp sức” của Telstra chính là giấy thông hành để Gcalls có những bước phát triển xa hơn. Sau đầu tư của Telstra, nhiều công ty khác đã tin tưởng rót vốn và Gcalls đã nhận được đánh giá cao từ các doanh nghiệp Úc, Mỹ.

Hai chàng trai trẻ đang có kế hoạch đưa công ty lên sàn chứng khoán trong 7 năm tới. Và hiện tại Công ty đang chuẩn bị để đưa Gcalls sang Philippines, Malaysia, Indonesia. Bởi theo Phạm Tấn Phúc, thị trường Philippines có rất nhiều công ty kinh doanh dịch vụ tổng đài chăm sóc khách hàng toàn cầu nên sẽ là nơi phù hợp để Gcalls tung sản phẩm.

Hiện khách hàng của Gcalls là các công ty đa quốc gia có nhiều chi nhánh ở Đông Nam Á như Kova, Ezcloud… Với tầm nhìn “làm cho một doanh nghiệp địa phương có thể phục vụ khách hàng toàn cầu” và với số vốn đầu tư từ VinaCapital, Gcalls sẽ mạnh dạn hơn trong việc tung sản phẩm ra thị trường Đông Nam Á, và tiến tới toàn cầu.

Hiện tại, mọi thứ vẫn đang chạy, hai bạn trẻ vẫn tin tham vọng của mình sẽ thành hiện thực trong tương lai không xa. Bởi khách hàng hiện nay của Gcalls là doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà chỉ tính riêng ở Việt Nam là hơn trăm ngàn đơn vị. Còn tính chung cả khu vực thì con số này sẽ rất lớn.

Đâu là bí quyết sinh tồn của Tiki?

Với việc bán lẻ đa kênh sẽ trở thành xu thế tất yếu của ngành bán lẻ lẫn thương mại điện tử trong tương lai, Tiki đang đứng trước nhiều thách thức lớn, mà nếu không giải quyết tốt, họ có thể đánh mất vị thế hiện tại.

Đâu là bí quyết sinh tồn của Tiki?

CEO Tiki – Trần Ngọc Thái Sơn

Theo chia sẻ của CEO Tiki Trần Ngọc Thái Sơn, để cấu thành một hệ thống bán lẻ đa kênh tốt các doanh nghiệp buộc phải có 2 phần: nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) online mạnh cộng với chuỗi cửa hàng offline rộng khắp.

Tuy nhiên, phần 2 của Tiki là một mảng trống, không kể các nhà kho ở các tỉnh thành. Trong khi đó, hiện nay việc xây dựng chuỗi cửa hàng dường như là nhiệm vụ bất khả thi của Tiki.

Tiki không đủ tài lực, nhân sự để làm chuyện đó vì hiện tại, về tài chính, họ vẫn phải gồng mình nhằm thực hiện mục tiêu tối thượng: chiếm lĩnh thị trường TMĐT Việt Nam.

Trong Chương trình CEO và Công nghệ mới đây, nhà sáng lập kiêm CEO Tiki, ông Trần Ngọc Thái Sơn cho biết, để giải quyết nhiệm vụ xây dựng chuỗi cửa hàng offline, công ty đang có ý định hợp tác với tất cả doanh nghiệp cũng như nhà bán lẻ nhỏ – vừa tại Việt Nam và cả thế giới, tận dụng hệ thống cửa hàng về hệ thống phân phối offline của họ.

Ông Trần Ngọc Thái Sơn cho rằng, bí quyết sống còn của Tiki ở năm 2018 và trong tương lai chắc chắn là hợp tác. Nếu được, nên chọn đối tác càng lớn càng tốt, vì có như thế mình mới có thể học tập những điều tốt nhất cũng như tạo cho mình áp lực lớn nhất, dù có thể hơi “ngợp” nhưng sẽ giúp chúng ta nhanh chóng lớn mạnh.

Ông có thể vẽ phác thảo một bức tranh về người tiêu dùng và xu hướng TMĐT chính trong năm nay?

Nói rằng tất cả mọi người đều chuyển sang mua online mà bỏ offline là không đúng. Hiện tại, TMĐT chỉ chiếm 3% trong ngành bán lẻ ở Việt Nam, trong tương lai chắc chắn sẽ lên 10 đến 15%.

Trong khảo sát gần nhất, Google cho biết, TMĐT ở Việt Nam phát triển nhanh hơn họ nghĩ. Họ nghĩ, TMĐT ở Việt Nam trong thời gian gần đây sẽ tăng 35%, tức là gấp 3 đến 4 lần bán lẻ truyền thống, nhưng chúng ta tăng tới 40 đến 45%. Thế nên, sự chuyển dịch từ offline lên mua online là không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, mình không lên kỳ vọng đó chuyển ngược lại, tức 97% online, 3% offline, điều đó sẽ không xảy ra và nó phi lý. Xu hướng bây giờ là sự kết hợp hài hòa không biên giới giữ online và offline, omni channel – bán lẻ đa kênh. Tôi tin đây sẽ là xu hướng của tương lai.

Có những thứ khách hàng tìm kiếm trên online nhưng mua offline, có những thứ họ coi ở offline và mua online. Thế nên, Tiki đang rất muốn hợp tác với các chuỗi bán lẻ, doanh nghiệp, các thương hiệu, vì tốt cho cả hai.

Hợp tác chính là kim chỉ nam hành động của Tiki trong năm 2018 và tương lai. Theo tôi: Nếu không hợp tác sẽ chết, vì đây đã là thời online – offline kết hợp. Ví dụ, khi “đánh cờ” với Alibaba, Tiki cần sự hậu thuẫn của các quốc gia và khu vực, nếu không muốn bị thôn tính.

Ông có thể nói rõ, đôi với doanh nghiệp hay các hệ thống bán lẻ khác sẽ được lợi ích cụ thể như thế nào trong quá trình hợp tác này?

Năm 2017, Tiki đã mở ra một sân chơi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là thương hiệu vừa và nhỏ, để các thương hiệu tự bán trên Tiki, tận dụng lượng traffic lớn của Tiki. Điểm khác biệt ở đây, Tiki sẽ là người trực tiếp quản lý chất lượng tất cả những mặt hàng có mặt trên chợ – marketplace.

Các doanh nghiệp khi đưa hàng lên đây có thể chủ động phối hợp với Tiki làm makerting, đẩy mạnh việc bán hàng, nhưng chất lượng vẫn phải được kiểm soát bởi hệ thống chuỗi cung ứng – supply chain của Tiki. Hàng phải về kho của Tiki, giao hàng là Tiki, nhận tiền là Tiki. Làm sao để cuối cùng khách hàng của Tiki nhận được hàng, dịch vụ đổi trả tốt và hàng hóa chất lượng.

Hơi khác với các công ty bán lẻ truyền thống, ưu tiên của Tiki luôn đến từ khách hàng. Sản phẩm nào được khách hàng yêu thích nhiều nhất sẽ được ưu ái nhiều nhất. Không phải nhà cung cấp cứ trả tiền là được khuyến mãi. Hiện tại, Tiki không có chính sách trả tiền để được khuyến mãi, chỉ cần hàng của bạn được đánh giá cao, review tốt, Tiki sẽ hỗ trợ nhiều.

Với dịch vụ logistic tốt của mình, Tiki sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa san bằng khoảng cách với các ông lớn. Việc giao hàng chính là một điểm yếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì họ không có được hệ thống phân phối sâu rộng trên khắp cả nước.

Họ chỉ cần để hàng trong kho của Tiki, sẽ được miễn phí giao hàng trong 2 giờ, vốn là điều mà rất hiếm doanh nghiệp lớn làm được. Khách hàng và doanh nghiệp đều được hưởng lợi, Tiki chỉ lấy một phần phí rất nhỏ, chỉ vài phần trăm khi giao dịch thành công, giao được hàng và lấy được tiền.

Ông có thể nói rõ hơn về dự án Thành phố Tết hợp tác với Google? Vì sao Google chọn Tiki thay vì các công ty TMĐT khác? Ông đã “dụ” Google bằng cách nào?

Thực ra tôi chẳng dụ gì hết. Google sẽ chọn ra một đơn vị mà họ tin rằng, đơn vị đó có dịch vụ logistic tốt. Mơ ước của Google là làm sao mọi người dùng internet nhiều hơn.

Người ta sử dụng internet nội dung càng nhiều, thì giao dịch càng cao, Google càng có lợi, nên họ sẽ là những thứ cần thiết để đẩy mạnh chuyện đó. Bên cạnh đó, những nhãn hàng toàn cầu cũng cần những đối tác nội địa, hiểu người Việt để làm sao họ có thể bán được hàng nhiều nhất. Đó là quan hệ win – win giữa 3 bên: nhãn hàng – Google – đơn vị TMĐT nội địa là Tiki.

Việc được Google chọn không phải là thành công trong một đêm, mà là việc Tiki đã xây dựng thương hiệu trong 7 năm, phát triển dịch vụ giao hàng trong suốt 7 đến 8 năm vừa qua. Và đó là cái mà Google nhìn thấy.

Thực ra, đây là dự án đầu tiên mà Google làm ở Việt Nam và họ cũng chưa biết thành công, thất bại. Mình cũng vậy, vẫn sẵn sàng làm vì luôn muốn thử những cái mới. Cái này không phải là ai dụ ai hết, mà cả hai bên đều tự nguyện.

Năm nay, Tiki kết hợp với Google làm Thành phố Tết, còn mấy năm trước làm với Facebook. Facebook có Facebook store. Cứ mỗi năm, Tiki sẽ cử nhân viên của mình qua trụ sở Facebook, mình học cách xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng – build customer database, đây là một dự án lớn của Tiki, để hiểu khách hàng hơn, giúp họ có sự lựa chọn đúng đắn.

Quan niệm của Tiki là phải hợp tác, nhất là với những công ty giải nhất thế giới vì đây là thời đại toàn cầu hóa. Mình không thể ở nhà tự làm, trên thế giới có nhiều người giỏi và công ty giỏi để mình đến hợp tác. Hợp tác càng nhiều càng tốt, với tất cả các đối tác ở Việt Nam cũng như toàn thế giới.

8 chiến lược thành công cho nữ doanh nhân

Một trong những chiến lược quan trọng nhất cho nữ doanh nhân là “Hãy nghĩ lớn hơn!”.

8 chiến lược thành công cho nữ doanh nhân

Đó cũng là tựa đề cuốn sách vừa được phát hành hồi tháng 8/2017 của tác giả Michael W. Sonnenfeldt – doanh nhân người Mỹ, nhà hoạt động chính trị, nhà sáng lập và Chủ tịch Tiger 21 (một cộng đồng với hơn 500 doanh nhân và nhà đầu tư, đang quản lý khối tài sản cá nhân lên đến 50 tỷ USD).

Cuốn Think Bigger: And 39 Other Winning Strategies from Successful Entrepreneurs (tạm dịch: Nghĩ lớn hơn: Và 39 chiến lược chiến thắng khác từ các doanh nhân thành công) của Sonnenfeldt đặc biệt hữu ích cho bất kỳ người nào mong muốn khởi sự kinh doanh.

Một trong những doanh nhân được mô tả trong cuốn sách này là Linda Abraham, 55 tuổi, người trở thành nhà đồng sáng lập 2 doanh nghiệp sau khi bắt đầu sự nghiệp tại Procter & Gamble. Hiện bà là nhà đầu tư thiên thần và thành viên hội đồng của nhiều startup, chẳng hạn như giữ vai trò Phó chủ tịch của Công ty phần mềm Upskill.

Có thể nói, Think Bigger cực kỳ hữu ích cho phụ nữ vì theo Sonnenfeldt, doanh nhân nữ thường gặp những trở ngại mà các doanh nhân nam không gặp. “Bất kỳ ai cũng gặp khó khăn khi gầy dựng nên một công ty từ con số 0 khi chỉ có mỗi ý tưởng, nhưng các nữ doanh nhân tôi biết thường xuyên bị đánh giá thấp một cách định kiến. Chỉ có duy nhất một cách lý giải cho tình trạng này, đó là sự phân biệt giới tính”, ông viết.

Mặc dù vậy, Sonnenfeldt cũng cho rằng các nữ doanh nhân có những lợi thế mà các đồng nghiệp nam của họ không có. “Nhiều sự thành công trong kinh doanh phụ thuộc vào sự tinh tế, thấu hiểu con người và kỹ năng lãnh đạo tập thể. Đây là những điểm mạnh của nữ giới”, ông nói với Forbes.

Michael W. Sonnenfeldt và cuốn sách Think Bigger của ông

Michael W. Sonnenfeldt và cuốn sách Think Bigger của ông

Sau đây là những chiến lược thành công cho nữ doanh nhân, được đúc rút từ cuốn Think Bigger và từ cuộc phỏng vấn của Forbes với tác giả Sonnenfeldt và Linda Abraham:

1. Tìm kiếm các cố vấn

“Điều đã cứu giúp tôi hết lần này đến lần khác không phải là kiến thức của tôi, mà là sự thông thái của người khác – những người đã trải qua thứ tương tự với thứ tôi đang phải lần đầu tiên vật lộn, đặc biệt là với những góc nhìn, những kinh nghiệm mà họ đã tích cóp được sau nhiều năm chinh chiến”, Sonnenfeldt viết.

2. Đôi khi nên nhìn đời qua lăng kính màu hồng

“Những doanh nhân thành công có nhiều điểm chung: tính kỷ luật, lòng can đảm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro… Nhưng tôi dám cược rằng những người thành công nhất trong số chúng ta có xu hướng thể hiện những tính cách đó với mức độ cao hơn thậm chí đến 8 lần. Họ có một tinh thần lạc quan mà có thể bị các nhà tâm lý học cho là “hoang tưởng”, Sonnenfeldt viết, “Để vượt qua những nỗi hoài nghi và chướng ngại, hầu hết doanh nhân đều cần sự can đảm và một mức độ lạc quan gần như hoang tưởng”.

3. Đừng đi một mình

Sonnenfeldt tin chắc rằng những doanh nhân giỏi nhất đều phải nhận sự giúp đỡ từ người khác. “Những “điểm mù” của bạn là gì?”, ông đặt câu hỏi. “Nếu không tìm được câu trả lời (hoặc tin rằng mình không có “điểm mù”), bạn cần phải tập hợp các thành viên ban điều hành lại để giúp đánh giá xem bạn đang quản lý doanh nghiệp, tiền bạc và cuộc sống cá nhân đã tốt hay chưa”.

4. Tò mò

“Vâng, các doanh  nhân cần ý tưởng, cần đam mê, và họ cần sự tự tin, lòng can đảm để duy trì sự hoạt động của công ty”, Sonnenfeldt viết. “Nhưng để công ty phát triển và mạnh hơn các đối thủ cạnh tranh, để giữ chân người mua hàng, và dĩ nhiên là để gầy dựng tiếp một doanh nghiệp thứ hai hoặc thứ ba, thứ tư… như các thành viên trong Tiger 21, bạn phải tưởng tượng xem làm thế nào có thể phục vụ khách hàng tốt hơn nữa, có thêm những khách hàng mới, sản phẩm mới và thậm chí là những danh mục sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới”.

Sonnenfeldt gợi ý bắt đầu bằng việc “tự hỏi chính mình một số câu hỏi khó về công ty, tương lai của nó và tương lai những khách hàng của bạn. Họ có cần điều gì mà bạn chưa cung cấp? Làm thế nào thúc đẩy công ty bạn lên một tầm cao mới? Bạn có cần thay đổi mô hình kinh doanh? Bạn có cần sự giúp đỡ của ai đó?”.

Abraham cho biết, khi đang cân nhắc về việc hậu thuẫn cho một startup, bà thường tìm kiếm ở họ một sự thấu hiểu thị trường sâu sắc về sản phẩm/dịch vụ của mình. “Nhiều người thường có cái nhìn ngây thơ về nhu cầu của thị trường cho ý tưởng của họ, Abraham nói, “Bạn phải có một tầm nhìn toàn cảnh về một “bức tranh lớn”, nhưng bạn cũng phải biết hiện tại cần làm thế nào để đạt được mục tiêu”.

5. Chi tiêu dưới mức nhu cầu

“Nhiều doanh nhân tôi biết nhận xét rằng sự tiết kiệm đóng vai trò lớn trong thành công của họ không kém gì những ý tưởng và kỹ năng kinh doanh, giúp họ có được số vốn cần thiết vào đúng thời điểm cần mở rộng kinh doanh và đầu tư vào các ý tưởng khác”, Sonnenfeldt viết, “Phần lớn đều nói rằng trong suốt những năm xây dựng cơ đồ (khoảng độ tuổi 20, 30, và thường trong suốt những năm ở độ tuổi 40, 50), họ chi tiêu ít hơn 50% thu nhập, và dùng số tiền còn lại để tiết kiệm hoặc tái đầu tư”.

6. Khi cần huy động tiền, đừng nhờ vả gia đình và bạn bè

Abraham nhận định, rào cản lớn nhất cho các nữ doanh nhân là huy động vốn. Và nói về vấn đề này, bí quyết của Sonnenfeldt là: “Những người trong độ tuổi 50 – 60 nên cố gắng huy động vốn một cách chuyên nghiệp, vì nếu bạn có một ý tưởng hay và khả thi, những nhà đầu tư, chuyên gia giỏi sẽ giúp xác nhận nó và đưa ra một mức giá hợp lý”.

“Khi tìm nguồn tài chính để bắt đầu một doanh nghiệp, đừng sử dụng nguồn vốn nhỏ lẻ từ gia đình và bạn bè, mà hãy sử dụng nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Có thể bạn không huy động được quá nhiều vốn, nhưng đó chính là sự công nhận ban đầu về tiềm năng của ý tưởng, là sự phản hồi đầu tiên bạn nhận được trước khi quá muộn để quay đầu”, ông nói thêm.

7. Tham gia sâu sát tất cả quá trình startup của mình

“Hãy chú ý đến tất cả mọi khía cạnh, mọi phần việc trong quá trình khởi sự kinh doanh. Đừng ủy thác cho đến khi bạn thực sự biết cách làm thế nào để tự làm một phần việc nào đó”, Linda Abraham chia sẻ.

8. Đừng bỏ phí những kỹ năng mềm của mình

“Nếu bạn là một phụ nữ khởi sự một doanh nghiệp trong độ tuổi 50 hoặc hơn, và bạn còn là một người mẹ, rất nhiều kỹ năng làm cha mẹ có thể được “chuyển hóa” thành kỹ năng quản lý nhân viên để giúp họ thành công. Mỗi nhân viên đều có những thách thức riêng và điều bạn cần làm là giúp họ thể hiện tốt nhất khả năng của mình”, theo Abraham.

Bài học thành công từ tỷ phú tự thân Oprah Winfrey: Nói ít làm nhiều

Để đánh giá một con người, về cơ bản không phụ thuộc vào việc người đó là ai, mà phải xem họ hành động và cư xử như thế nào đối với bạn và với những người khác.

Bài học thành công từ tỷ phú tự thân Oprah Winfrey: Nói ít làm nhiều

Tỷ phú tự thân Oprah Winfrey, cho biết “bài học lớn nhất, có ý nghĩa nhất” mà bà học được và áp dụng trong suốt quãng đường sự nghiệp của mình đến từ nhà thơ Mỹ nổi tiếng đồng thời là nhà hoạt động dân quyền Maya Angelou.

Winfrey từng nói trong một cuộc họp báo sau khi nhận được giải Quả Cầu Vàng vào Chủ nhật rằng: “Một trong những lời dạy khôn ngoan nhất mà tôi từng biết là phải biết đánh giá từ hành động và cách cư xử của người khác – không chỉ xem họ đối với tôi như thế nào, mà còn phải xem họ đối với những người khác như thế nào – xem họ là ai và họ hành xử ra sao”.

Winfrey được nhận giải Cecil B. DeMille cho thành tích trong suốt cả cuộc đời và đã đưa ra một bài phát biểu mà sau đó bị gợi lên tin đồn rằng bà đang cân nhắc đến việc chạy đua cho chiếc ghế Tổng thống Mỹ vào năm 2020.

Winfrey đã biết Angelou từ khi bắt đầu sự nghiệp của mình ở tuổi 20 và thường nhắc đến nhà thơ như một người mẹ, người chị gái, người bạn của cô và là “một trong những có ảnh hưởng lớn nhất” trong cuộc đời cô. Trong một cuốn tạp chí đã phát hành vào tháng 5 năm 2013 “O, The Oprah Magazine”, Winfrey cho biết mình từng là fan hâm mộ của Angelou trước khi gặp mặt bà lần đầu tiên vào những năm 1970. Sau khi đọc cuốn sách đoạt giải của Angelou, “I Know Why the Caged Bird Sings”, Winfrey đã kết nối đến câu chuyện cuộc đời của tác giả.

“Khi lần đầu tiên gặp Maya vào những năm 70, tôi không thể đoán được điều gì sẽ xảy ra trong vài thập kỷ tới – rằng bà ấy sẽ luôn ở bên tôi trong mỗi bước đi quan trọng của cuộc đời, bà xuất hiện với vẻ mặt yêu thương và thông thái, là người cố vấn tuyệt vời nhất, vĩ đại nhất mà tôi từng biết” – Winfrey nói.

Winfrey nhớ lại, từ khi hai người bắt đầu biết nhau, Angelou đã đưa ra cho Winfrey một lời khuyên để xây dựng mối quan hệ vững chắc với mọi người: Điều bạn làm quan trọng hơn lời bạn nói.

“Con gái à, con cần biết rằng khi mọi người cho con thấy được rằng họ là ai, thì con sẽ tin tưởng họ ngay từ lần gặp đầu tiên”, Winfrey nhớ lại lời Angelou nói với bà. “Vấn đề của con là có thể con phải mất 29 lần để hiểu rõ cùng một bài học rằng con sẽ chọn một chiếc váy hay một chiếc quần khác”.

Angelou dạy Winfrey rằng các mối quan hệ, dù là về chuyện công việc hay cá nhân, về cơ bản không phụ thuộc vào việc người nói đó là ai, mà phải xem họ hành động và cư xử như thế nào đối với bạn và với những người khác.

Winfrey nói thêm: “Do vậy, tôi nghĩ trong các mối quan hệ cá nhân và công việc, đó là bài học lớn nhất tôi học được”.

5 “người hùng cứu thế giới” truyền cảm hứng sống cho Bill Gates mỗi ngày

Nhiều người gọi Bill Gates là người hùng, nhưng ông nói rằng công việc của ông rất đơn giản. Ông viết trên Blog của mình: “Trở thành một người nhân từ rất dễ dàng. Mặc dù quỹ của chúng tôi tài trợ rất nhiều với nỗ lực giúp cải thiện thế giới, nhưng công sức tôi đóng góp thực sự nhỏ bé so với những đóng góp, sự làm việc chăm chỉ của tất cả mọi người”

5 “người hùng cứu thế giới” truyền cảm hứng sống cho Bill Gates mỗi ngày

Gates nói rằng có hàng triệu người khác thực sự là người hùng. Ông viết: “Những người hùng đang tạo ra sự khác biệt trong thế giới của chúng ta. Và họ rất khiêm tốn, tôi không thể nghĩ ra từ ngữ tốt hơn để giành tặng những người đó. Cuộc sống của họ truyền cảm hứng cho tôi. Và tôi hy vọng bạn cũng sẽ nhận được nguồn cảm hứng từ họ”. Dưới đây là 5 người đặc biệt hơn cả mà Bill Gates coi là những người hùng đang cứu cả thế giới.

Tiến sĩ Segenet Kelemu

Khi tiến sĩ Segenet Kelemu còn đang sinh sống tại một ngôi làng nông nghiệp ở vùng nông thôn Ethiopia, bà thấy một đám cào cào quét sạch toàn bộ cây trồng trong làng. “Tôi nhìn thấy sự lo lắng trong ánh mắt mọi người, bởi nguồn lương thực chính đã bị phá hoại bởi lũ cào cào. Vì vậy, tôi cần kêu gọi để làm một điều gì đó có ích giúp đỡ họ” – bà nói trong một cuộc phỏng vấn với The East African .

Kelemu trở thành người phụ nữ đầu tiên trong khu vực của mình đi học đại học, và tiếp tục lấy bằng tiến sĩ trong bệnh học phân tử thực vật. Hiện nay, bà là Giám đốc và người điều hành Trung tâm quốc tế về Sinh lý và Sinh học Côn trùng (ICIPE). Thông qua công việc của mình tại ICIPE, Kelemu nghiên cứu khoa học để đảm bảo rằng nông dân có thể bảo vệ cây trồng, tăng năng suất lương thực và kiếm được nhiều tiền hơn.

bill-gates-nhung-nguoi-truyen-1136-7124-

Tiến sĩ Mathew Varghese

Mặc dù bệnh bại liệt đã được loại trừ khỏi Ấn Độ vào năm 2011, nhưng hàng ngàn người vẫn phải vật lộn với các tác động lâu dài của căn bệnh. Tiến sĩ Mathew Varghese quản lí một phòng bại liệt cuối cùng và duy nhất của Ấn Độ, nơi ông và nhóm của ông điều trị cho bệnh nhân bại liệt và giúp họ đi lại.

Varghese nói rằng ông rất yêu công việc của mình. Ông nói: “Có thể giúp đỡ người khác mang lại niềm vui cho tôi. Tôi nhận thấy rằng, ở ngoài kia còn có nhiều mảnh đời bất hạnh hơn mình rất nhiều. Việc tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí trong cộng đồng cũng rất khó khăn, đó là những xã hội chưa làm được. Họ cần giúp đỡ”.

Ông nói thêm: “Vào những năm 80, mỗi ngày có khoảng 500 đến 1.000 trẻ em trên khắp Ấn Độ bị liệt. Những người như tôi vẫn sẽ phải chăm sóc họ, trong một thời gian dài. Nhưng sẽ thật tuyệt vời nếu trong tương lai, chúng ta giải quyết được vấn đề này”.

bill-gates-nhung-nguoi-truyen-5402-2739-

Bác sĩ Ada Okoli

Ada Okoli là một bác sĩ trẻ chăm sóc cho các bệnh nhân ở Lagos, Nigeria khi cô ấy biết rằng cô ấy và 9 người trong số các đồng nghiệp của cô đã mắc bệnh Ebola. Cô nói: “Tôi bị nhiễm Ebola, tôi thực sự lo sợ. Bạn không biết lúc nào cái chết ập tới và bạn lo lắng bạn sẽ lây truyền cho người khác. Nhưng may mắn, tôi đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần”.

Okoli nhận thấy cơ hội thứ hai của cô trong cuộc đời là mang kiến thức tới người khác về các bệnh truyền nhiễm như Ebola. Bác sĩ nói: “Tôi tự nghĩ: Phải trở lại trường học. Và tôi đã đến trường đại học Tulane để nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và dịch tễ học. Hiện nay, tôi đang giảng dạy về dịch bệnh và dịch tễ học và cách để phòng bệnh, cũng như phải làm gì khi bạn hoặc người khác mắc bệnh truyền nhiễm”.

“Sự can đảm và sự lạc quan của cô ấy là nguồn cảm hứng cho tôi” – Gates nói.

bill-gates-nhung-nguoi-truyen-8747-5181-

Anna Rosling Rönnlund

Gates nói rằng doanh nhân xã hội Thụy Điển Anna Rosling Rönnlund cũng là một anh hùng trong mắt ông. Là người đồng sáng lập Gapminder, Rosling Rönnlund sử dụng nghệ thuật và nhiếp ảnh để giúp mọi người hiểu dữ liệu toàn cầu.

Một trong những dự án của cô mang tên Dollar Street , cho thấy mức độ giàu có toàn cầu bằng cách hiển thị hình ảnh của hơn 150 mặt hàng gia dụng ở các quốc gia trên toàn thế giới. Rosling Rönnlund nói: “Mọi người ghét dữ liệu ngay cả khi bạn làm cho chúng trở nên đầy màu sắc và chuyển động. Nhưng nếu bạn sử dụng hình ảnh, đó là cách nhanh gọn để có thể truyền đạt tới não của họ”.

“Nhờ những nỗ lực của cô ấy, chúng ta có thể nhìn thấy bản thân và thế giới của chúng ta rõ ràng hơn” – Gates nói.

bill-gates-nhung-nguoi-truyen-2965-8859-

Camille Jones

Camille Jones, giáo viên tiểu bang Washington năm 2017, đã trở về quê hương Quincy, Washington, để có một chiến dịch lâu dài cho cộng đồng của mình thông qua việc học thực hành. Jones hướng dẫn một phòng thí nghiệm hơi tại Trường Tiểu học Pioneer. Mỗi học sinh sẽ có cơ hội học tập trong lớp học công nghệ cao của Jones. Học sinh dưới 5 tuổi học cách giải quyết các vấn đề toán học khó khăn, hợp tác với các dự án kỹ thuật phức tạp và trả lời các câu hỏi khoa học rắc rối.

Theo Gates, công việc của cô làm cho các học sinh phải làm việc chăm chỉ và tìm được ước mơ lớn cho mình. Một trong những học sinh của cô, Marco Landazuri – lớp 2, chia sẻ: “Miễn là bạn không từ bỏ, luôn có một con đường cho bạn“.

bill-gates-nhung-nguoi-truyen-3176-1599-