Monthly Archives: February 2016

Thương hiệu “thay thế”

Thay vì ở dưới cùng của bảng lựa chọn khi đối đầu với những đối thủ lớn, một thương hiệu nào đó của Việt Nam có thể trở thành một sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn mới.

Đây không chỉ là cách chơi của những thương hiệu startup nhỏ, mà có thể trở thành chiến lược khôn ngoan của cả những doanh nghiệp lớn.

Đều nói về sự thay thế nhưng trong tiếng Anh có hai từ là “substitute”và “alternative”. Nội hàm giống nhau nhưng tình huống sử dụng khác nhau. Substitute là lựa chọn dự bị cho một lựa chọn khác. Lựa chọn dự bị này chỉ được chọn khi lựa chọn chính thức có vấn đề hoặc lựa chọn dự bị trở nên tốt hơn.

Còn alternative là lựa chọn thay thế. Lựa chọn thay thế này không tốt hơn, nhưng phù hợp hơn lựa chọn chính thức trước đó. Đối với nhiều người Mỹ, Coca-Cola là lựa chọn chính thức, Pepsi là lựa chọn thứ hai. Pepsi dự bị cho Coca. Khi Sprite xuất hiện, thức uống có gas nhưng không có chất cocain này là một sự thay thế cho cả Coca lẫn Pepsi.

Sprite không phải dự bị vì đây là loại thức uống hoàn toàn mới. Sprite được lựa chọn không phải tốt hơn Coke hay Pepsi mà vì đơn giản nó là một loại thức uống mới. Sprite có định vị là Uncola là vì vậy. Trong tham chiếu với anh số 1 Coke, Pepsi phải nỗ lực cạnh tranh tốt hơn. Còn Sprite không cần.

Trong bóng đá có các cầu thủ dự bị. Tầm quan trọng của các cầu thủ dự bị rất khác nhau. Có cầu thủ dự bị bình thường. Có cầu thủ dự bị chiến lược. Cầu thủ dự bị bình thường giống cầu thủ chính thức về lối chơi nhưng trình độ kém hơn. Họ chỉ được vào sân khi cầu thủ chính thức chơi kém.

Cầu thủ dự bị chiến lược khác cầu thủ chính thức về phong cách. Là sự thay thế cần thiết khi huấn luyện viên có ý định thay đổi chiến thuật. Cầu thủ dự bị chiến lược được tung vào sân thay cầu thủ chính thức kể cả khi cầu thủ chính thức chơi hay. Cầu thủ dự bị chiến lược vì vậy quan trọng hơn cầu thủ dự bị bình thường.

Xin được lấy ví dụ khác về thương hiệu thay thế trong lĩnh vực Coworking space (tạm dịch: Không gian làm việc chung). Ở Việt Nam, Coworking place là mô hình lai ghép giữa Shared office (văn phòng ảo cho thuê) và working cafe (quán cà phê thiết kế kiểu mới hiện đại vừa giải trí vừa làm việc).

Nhược điểm của Shared office là không có không gian đẹp để truyền cảm hứng làm việc và networking. Thiết kế của Shared office chủ yếu vẫn là để làm việc biệt lập. Nhược điểm của working cafe là khắc phục nhược điểm của Shared office nhưng không đảm bảo tính riêng tư. Thiết kế của working cafe vẫn là giải trí bằng cách uống cà phê.

Coworking place là mô hình mới khắc phục cả hai nhược điểm này của Shared office và working cafe. Nếu một người muốn chỉ hướng tới môi trường làm việc vừa yên tĩnh khép kín vừa có thiết kế mở và có thể giải trí, không thể tìm một địa chỉ như vậy trong sân chơi là shared office lẫn sân chơi là quán cà phê.

Như vậy, một địa chỉ theo mô hình coworking không phải là một better subsitute (thay thế tốt hơn) đối với một địa chỉ shared office hay Working office. Đơn giản, coworking place là một alternative – địa chỉ phù hợp hơn về nhu cầu mới kết hợp được cả nhu cầu làm việc và giải trí.

Tiên phong trong mô hình này là thương hiệu Toong tại Hà Nội. Dù mới ra mắt, Toong đã nhận được sự chào đón từ những người am hiểu về mô hình này. Theo ông Stefan Van de Bijl, Giám đốc phụ trách phát triển nhân tài Công ty Stickie, Coworking sẽ phát triển trong thời gian tới: “Coworking hiện rất phổ biến ở các thành phố lớn trên khắp thế giới.

Điều này cho phép mọi người có thể làm việc bất cứ nơi nào họ thích. Cá nhân tôi rất bận công việc và không gian coworking giúp tôi kết nối với mọi người để thảo luận cũng như đi tới các quyết định công việc. Những ý tưởng mới mẻ và đầy sáng tạo cũng dễ xuất hiện trong không gian làm việc như vậy”, ông cho biết.

Trịnh Anh Đức, Giám đốc của nhóm Startup Grind Hà Nội cho rằng, coworking là một xu hướng làm việc mới, không chỉ phổ biến ở các nước phương Tây mà gần đây rất thịnh hành ở các nước châu Á, đặc biệt ở các nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam Á: “Coworking space giải quyết một vấn đề nhức nhối về chỗ làm việc của freelancer (những người làm việc tự do) và những người trẻ mới khởi nghiệp như mình. Mình không thích ngồi văn phòng 8 tiếng mỗi ngày mà cần một “văn phòng” linh hoạt, chuyên nghiệp để làm việc và phát triển những ý tưởng khởi nghiệp”.

Đối với một cầu thủ “thay thế”, nhiệm vụ của anh ta là không phải chơi tốt hơn cầu thủ “chính thức”. Anh ta phải chơi khác đi. Về ví dụ của Manchester United, Teddy Sheringham hay OleSolskjaer khó mà chạy êm, lừa bóng, vuốt bóng khéo hơn Dwight Yorke.

Nhưng họ có phong cách và kỹ năng khác đủ hay để “định nghĩa” tiền đạo theo một cách khác. Đối với thương hiệu coworking mới như Toong, nhiệm vụ của họ không chỉ trau chuốt sản phẩm và dịch vụ của riêng mình. Cái họ cần phải làm, quan trọng hơn nhiều, là giúp khách hàng phân biệt họ có nhiều điểm rất khác với Working cafe và Shared office.

Phần thưởng lớn nhất của một thương hiệu “thay thế” là tạo dựng ra một sân chơi mới mà ở đó họ là những kẻ dẫn đầu mới. Khách hàng không so đo thương hiệu “thay thế” với những kẻ dẫn đầu sừng sỏ đang thống trị trên thị trường nữa. Khách hàng lựa chọn thương hiệu “thay thế” đơn giản vì đó là lựa chọn mới họ chưa từng được trải nghiệm.

Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Giá dầu giảm phiên thứ hai liên tiếp

Giá dầu giao sau trên thị trường quốc tế có phiên giảm thứ hai liên tiếp khi thị trường nghi ngờ về kết quả đàm phán về đóng băng sản lượng giữa các nước sản xuất dầu mỏ lớn.

Chốt phiên giao dịch ngày 19-2 vào sáng nay 20-2 giờ Việt Nam, giá dầu Tây Texas (WTI) tại thị trường New York giảm 1,13 đô la Mỹ xuống còn 29,64 đô la Mỹ/thùng, trong khi giá dầu Brent tại thị trường London giảm 1,27 đô la Mỹ xuống còn 33,01 đô la Mỹ/thùng.

Trước đó vào ngày 17-2, giá dầu đã bật tăng mạnh mẽ trước thông tin Ả rập Saudi, Nga, Qatar và Venezuela nhất trí đề xuất giữ nguyên sản lượng khai thác ở mỗi nước ở mức của tháng 1-2016 nếu như các thành viên khác trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng đồng ý tham gia thỏa thuận này.

Iran đã phản ứng với lời lẽ tích cực nhưng lại không khẳng định sẽ giữ nguyên sản lượng. Trước đó, các quan chức Iran cho biết nước này sẽ tiếp tục tăng sản lượng cho đến khi giành lại thị phần đã mất trong bốn năm qua vì các lệnh trừng phạt quốc tế.

Chuyên gia Andy Lipow ở Công ty tư vấn năng lượng Lipow Oil Associates nói: “Chúng tôi đang chờ đợi xem liệu OPEC và Nga có thực sự đóng băng sản lượng hay vẫn chỉ là vẫn đàm phán như tuần qua”.

Ngày 19-2, Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexey Texler cho biết thị trường dầu toàn cầu đang dư thừa 1,8 triệu thùng dầu/ngày nhưng nếu các nước sản xuất dầu mỏ lớn đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng, mức dư thừa này sẽ giảm một nửa. Ông cho rằng Iran sẽ được lợi khi tham gia thỏa thuận vì điều này sẽ giúp Tehran bán dầu với mức giá tốt hơn. Ông nhận định thị trường dầu đang dần ổn định và các cảm nhận về thị trường đã tốt hơn. Ông lưu ý rằng các chuyên gia đã giảm đưa ra cảnh báo giá dầu xuống còn 15-20 đô la Mỹ/thùng.

Tuyển dụng ngành dầu khí/ oil & gas jobs

 

10 Easy Steps That Will Make You a Master Networker

Here’s how to make the connections that can accelerate your career.

Are you looking for a new job, new customers, new investors, or new opportunities? You likely know that networking is one of the best ways to find them. Unfortunately, if you’re like most people, networking doesn’t come that naturally. How do some people go off to cocktail parties or workshops and come home with a list of new acquaintances who are ready, willing, and able to help with their success?

Here is her step-by-step guide:

1. Join lots of groups.

The first step toward networking is finding events to attend where you can meet people who might be useful for you to know. “Join college, grad school and even high school alumni groups and follow them on LinkedIn and Facebook (in some cases) to learn about events,” she says. And if there are groups, such as Greek Life groups, that you belonged to right after college but have let lapse, consider re-joining.

2. Become a do-gooder.

Charitable and non-profit groups give you a chance to help make the world a better place, and they often give you contacts you would otherwise never have with powerful or accomplished people. So Gelbard suggests seeking out fundraising events for causes or charities that appeal to you, as these can be excellent opportunities to meet new people. Volunteering also gives you the chance to expand your network, she says.

3. Seek out events within your industry–and your organization.

Industry conferences, trade association meetings, educational sessions and meet-ups are a great way to meet people who may be able to help you in many different ways. But don’t forget to also network within your own organization by attending work meetings and volunteering for new projects. Even if you’re the boss, you never know what contacts, family members, or other resources people in your company may have.

4. Dress the part.

Make sure to dress appropriately for any event you attend. That means not that you should wear your best or most formal clothes, but clothes that fit in with the other attendees and the occasion. (Being the only person in a business suit at a sporting event where everyone else is wearing jeans and team jerseys is almost as bad as being the only person in jeans at a formal cocktail party.) If you’re not sure what others will be wearing, ask someone else who’s going, or one of the event organizers.

Whether the event is casual or formal, spend a little time on your appearance. Fair or not, people who don’t know you will attempt to glean information about you from your appearance, even if they’re not consciously aware of doing so. “The care you put into your appearance translates to the level of attention to detail that you bring to your work and how you represent your organization and yourself,” Gelbard says.

5. Give anyone speaking to you your full attention.

“Don’t appear distracted or uninterested, especially while others are speaking,” Gelbard warns. “You may be creating a lasting negative impression on new contacts, colleagues, clients and business partners. This is key when networking externally, but is just as important when networking within your organization.”

6. Put away your phone.

“Avoid standing by yourself and focusing your attention on your phone–it’s one of the biggest networking mistakes people make,” Gelbard says. “If you’re shy, feel insecure or don’t know how to network, attend an event with a colleague or friend but don’t spend the whole time talking to that person.” If you absolutely need to look at your phone because you’re waiting for an important message or need to check up on your kids, then step into a restroom, a hallway away from the event, or another reasonably private place. Gelbard warns, “If you attend a networking event, it’s not the time to text or check email, Facebook, stocks or the score of the game.”

7. Pay attention to your own conversation style.

“For example, consider how you introduce yourself and others,” Gelbard says. “Also, be sure to ask engaging questions about others, such as their job, company or interests. You can also ask about topics relating to the event you’re attending or industry trends.”

It’s important to be an active listener, she adds. “It’s hard to make lasting connections if every conversation is all about you. Don’t be afraid to ask thought-provoking questions; however, try to avoid controversial topics when first meeting people.”

8. If you’re stuck for a conversational opener, talk about the event itself.

“Use the commonality of the event itself as a starting point (e.g. attendees are all alumni of a specific college, are all attorneys or are all volunteers/supporters of a youth education program),” Gelbard says. Or, try one of these conversation starters.

9. Send a follow-up message soon after the event.

“Follow up with an email after you meet new people at networking events and request to set up meetings and phone calls soon after (if appropriate) while you are still top-of-mind,” Gelbared advises.

She also recommends connecting with your new contacts on LinkedIn, making sure you send a personalized connection request. You can remind them of where you met, and your head shot will remind them of who you are, which Gelbard says, may be important if they met a lot of people at the event. Sending a LinkedIn invite means they’ll have the chance to learn more about you from your profile and postings as well. And you may discover that you have contacts in common you didn’t know about.

10. Focus on giving rather than receiving.

“Relationships are two-way streets, so share resources and make introductions to contacts whom you think may be beneficial for your new connections to meet,” Gelbard advises.

Send along articles they may find useful, and offer your expertise or assistance whenever it might be appropriate. A new contact who offers information or help without asking for anything in return will be considered a very valuable contact indeed. “People will see you as a resource and may recommend you to others,” Gelbard says.

Tập đoàn Dầu khí có tân Chủ tịch

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Khánh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) kiêm thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN. Quyết định có hiệu lực từ ngày 12-1.

Ông Nguyễn Quốc Khánh sinh năm 1960, quê quán Hà Tĩnh; tốt nghiệp kỹ sư địa vật lý chuyên ngành thăm dò địa chất dầu khí tại Đại học Dầu khí Baku (Liên Xô cũ).

Ông Nguyễn Quốc Khánh đã có nhiều năm công tác tại PVN, từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Tổng Giám đốc Công ty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP); Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Dầu khí Mê Kông; Tổng Giám đốc Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm Dầu mỏ (PDC); Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL); Phó Tổng Giám đốc PVN từ tháng 7-2009. Từ tháng 11-2014, ông được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc PVN.

Năm 2015, dù sản lượng dầu khí khai thác của PVN dự kiến tăng 3,6% nhưng tập đoàn này dự báo tổng doanh thu chỉ đạt 555.000 tỉ đồng, giảm gần 23% so với kế hoạch doanh thu gần 719.000 tỉ đồng do giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm mạnh. Doanh thu giảm mạnh khiến nộp ngân sách của PVN cho cả năm 2015 cũng chỉ ước đạt 115.000 tỉ đồng, giảm mạnh so với kế hoạch nộp ngân sách 159.000 tỉ đồng của năm 2015.

Trước đó, năm 2014, PVN đạt tổng doanh thu 745.500 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước đạt 178.100 tỉ đồng, tổng lợi nhuận sau thuế đạt 46.000 tỉ đồng.

Tìm việc ngành dầu khí / Oil & Gas Jobs in Vietnam

Cặp song sinh ngân hàng và bất động sản

Ngân hàng và bất động sản được ví như một cặp “song sinh” do mối quan hệ mật thiết và chặt chẽ với nhau. Doanh nghiệp bất động sản xem ngân hàng là “túi oxy”, là giá đỡ trong quá trình phát triển dự án, trong khi đó ngân hàng coi doanh nghiệp bất động sản như một khách hàng tiềm năng. Do đó, rất nhiều trường hợp đằng sau mỗi “đại gia” bất động sản là một ngân hàng và ngược lại. Điều này dẫn đến hệ quả là, khi thị trường bất động sản đóng băng nợ xấu bất động sản tăng vọt.

Năm 2015 ghi nhận kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 8 năm trở lại đây. Đây cũng là năm các chỉ số kinh tế vĩ mô khá tốt với lãi suất trên thị trường ở mức thấp và nợ xấu giảm mạnh. Thị trường bất động sản có sự phục hồi ấn tượng với hàng loạt dự án được khởi công mới hoặc khởi động lại. Giá cả và giao dịch hầu hết phân khúc bất động sản đề tăng mạnh.

Bên cạnh những nhận định lạc quan về thị trường, không ít người cho rằng nền kinh tế, thị trường tài chính và bất động sản vẫn chưa có những bước phục hồi vững chắc. Thậm chí có người cho rằng bất động sản đang phát triển nóng và có thể tạo ra bong bóng bất động sản trong tương lai. Xung quanh mối quan hệ giữa thị trường bất động sản và ngân hàng, CafeLand có cuộc trao đổi trực tiếp với tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Ông đánh giá thế nào về việc tái cấu trúc và xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua?

Việc xử lý nợ xấu trong thời gian qua đã được tiến hành rất mạnh mẽ. VAMC đã đẩy mạnh việc mua lại nợ xấu của các ngân hàng và bản thân các ngân hàng cũng chủ động xử lý nợ xấu bằng cách thu hồi tài sản bảo đảm và sử dụng quỹ dự phòng nợ xấu. Tuy nhiên, dù có những cố gắng nhưng tổng thể nợ xấu vẫn chưa được xử lý một cách hiệu quả.

Theo thông tin công bố chính thức, tổng nợ xấu của ngành ngân hàng hiện nay dưới 3%, thế nhưng đây chỉ là con số trên sổ sách. Số nợ xấu trên chưa bao gồm hơn 200.000 tỷ đồng đã được VAMC mua lại, mà thực ra VAMC chỉ tạm giữ, còn thực tế nó vẫn thuộc về ngân hàng. Do đó, khi cộng món nợ này vào tỷ lệ nợ xấu không phải là 3% mà con số nợ xấu trên thực tế cao hơn rất nhiều.

Năm 2015 là năm cuối thực hiện đề án tái cấu trúc ngân hàng và thực tế đã thu được một số thành công. Trước kia Việt Nam có trên 40 ngân hàng thì hiện nay chỉ còn 34 do một số ngân hàng đã được sáp nhập, trong đó ba ngân hàng là Ngân hàng Xây dựng (VNCB, nay là CBBank), Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) và Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu (GP.Bank) được mua lại với giá 0 đồng.

NHNN đã giải quyết những ngân hàng yếu kém và sáp nhập họ. Đến nay hệ thống ngân hàng đã tương đối lành mạnh hơn lúc trước. Thế nhưng, nội tại cũng còn rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Đặc biệt là các ngân hàng trước kia được xem là top đầu trong cổ phần như Eximbank, DongAbank, Sacombank… hiện đang nằm trong giai đoạn tái tổ chức và chuyển đổi chứ thật chưa thực sự ổn định.

Trong đó, đáng chú ý là DongAbank vẫn trong vòng kiểm soát đặc biệt, và Eximbank có quá nhiều vấn đề cần xử lý trong kỳ đại hội cổ đông vừa qua. Bên cạnh đó, cũng còn có nhiều ngân hàng hoạt động thiếu hiệu quả. Nói chung về tái cơ cấu, mặc dù nỗ lực rất lớn nhưng ngành ngân hàng vẫn chưa đi vào một quỹ đạo thực sự ổn định và lành mạnh, còn cần phải nhiều điều chỉnh mạnh mẽ hơn nữa.

Sự phục hồi của thị trường bất động sản có giúp giảm nợ xấu và làm cho hệ thống ngân hàng tích cực hơn không, thưa ông?

Nợ xấu giảm do có trường hợp các ngân hàng đã thu hồi nợ, thu hồi các tài sản thế chấp bằng bất động sản. Ngân hàng xử lý nợ xấu bằng cách bán bất động sản thế chấp. Tuy nhiên, nợ xấu thực tế vẫn còn tồn đọng rất nhiều.

Nhiều người vui mừng khi thấy thị trường bất động sản đi lên, tính thanh khoản cao và cho rằng, bây giờ là lúc xử lý nợ xấu rất tốt. Tuy nhiên, theo quan sát của tôi trong nghành ngân hàng qua nhiều chu kỳ phát triển của thị trường bất động sản thì thực tế không chứng minh điều đó. Thị trường bất động sản càng tốt thì xử lý nợ xấu càng khó vì vào thời kỳ sốt nóng người vay tiền thế chấp bằng bất động sản hi vọng bán được nhà giá cao nên họ không để cho ngân hàng đến siết nợ và kỳ vọng sẽ bán không những trả hết nợ mà còn thu thêm tiền.

Theo kinh nghiệm của tôi, thị trường bất động sản xuống dốc là chỗ xử lý nợ xấu nhanh nhất. Tại vì, lúc đó giá trị của tài sản xuống, người ta “bỏ của chạy lấy người” nên dễ dàng thu hồi; còn lúc bất động sản lên, ngân hàng vui nhưng người sở hữu bất động sản sẽ không chịu nhả ra. Do đó, không hẳn thị trường bất động sản tốt lên là nợ xấu sẽ được giảm xuống.

Theo kinh nghiệm của ông thì cách xử lý nợ xấu ngân hàng trên thế giới được tiến hành như thế nào?

Ở Mỹ, một ngân hàng có thể xử lý nợ xấu hay những tài sản bảo đảm qua hai cách. Cách thứ nhất, không qua phương tiện tư pháp (được gọi là “non-judicial”) tức luật pháp cho phép các ngân hàng có thể xử lý tài sản bảo đảm không cần phải qua bất cứ một tòa án nào. Ngân hàng có quyền bán đấu giá, phát mãi rất nhanh chóng tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

Cách thứ hai là thông qua hệ thống tòa án (được gọi là “judicial”). Với hệ thống tư pháp hiệu quả, việc xử lý tranh chấp giữa ngân hàng và người vay tiền thường diễn ra nhanh và hiệu quả. Điều này giúp việc thu hồi nợ diễn ra dễ dàng, nhanh và chi phí hợp lý.

Ở Việt Nam, luật pháp cũng quy định quyền của ngân hàng xử lý tài sản thế chấp, nhưng không quy định một cách chặt chẽ và nhiều qui định chồng chéo và vô hiệu hóa lẫn nhau. Luật pháp Việt Nam không bảo vệ tốt người cho vay và không cho phép ngân hàng đơn phương xử lý tài sản đảm bảo.

Ở Việt Nam, lúc ra tòa cũng khó khăn hơn khi tòa án lại chia thành hai khâu xử án và thi hành án. Trong đó, thi hành án gặp rất nhiều vướng mắc, không loại trừ khả năng có sự tham nhũng ở trong đó. Do vậy, khâu thi hành án trở nên trì trệ, không hiệu quả dẫn đến việc xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ ở Việt Nam rất khó khăn và kéo dài.

Nguyên nhân khiến việc tái cấu trúc chưa mang lại hiệu quả có phải do NHNN thực hiện chưa đúng biện pháp giám sát hay do đặc thù ngành ngân hàng Việt Nam có quá nhiều bất cập?

Tôi cho rằng kết quả thực trạng đó xuất phát từ cả 2 nguyên nhân trên. Cơ quan quản lý muốn tiến đến một hệ thống ngân hàng ổn định, lành mạnh và theo xu hướng của thông lệ quốc tế, nhưng nhiều ngân hàng của chúng ta đang hoạt động theo mô hình “gia đình trị” nên không dễ dàng. Nhiều lãnh đạo xem ngân hàng là của riêng và tận dụng ngân hàng như là sân sau để tài trợ dự án của mình. Họ không ý thức hoặc cố tình quên rằng ngân hàng không chỉ thuộc về các cổ đông mà còn là tài sản của quốc gia. Do vậy, việc tái cấu trúc ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn do có quá nhiều rào cản.

Nhiều quốc gia trên thế giới luôn xem ngân hàng như bộ tuần hoàn mang máu xuống cho tất cả các thành phần kinh tế nên họ có chính sách hữu hiệu để bảo vệ ngân hàng đồng thời dành nhiều ưu tiên cho ngành ngân hàng. Ở Việt Nam, ngành ngân hàng cũng được Nhà nước và trực tiếp là NHNN “bảo vệ” với khá nhiều quy định thuận lợi mà chỉ ngân hàng mới có được, chẳng hạn chỉ có ngân hàng mới có quyền huy động vốn của dân chúng. Thế nhưng thực tế “ông chủ” một số ngân hàng lại lợi dụng triệt để những đặc quyền này để trục lợi. Những vụ kiện và điều tra gần đây đã chứng tỏ một số ngân hàng huy động vốn của dân chúng để đầu tư vào những dự án bất động sản của các công ty con của các ông chủ ngân hàng.   Vậy muốn cải tổ thì bản thân các “ông chủ” ngân hàng cần chủ động thay đổi quan niệm quản trị và điều hành ngân hàng và việc thực thi các quy định cũng phải được thực hiện một cách nghiêm khắc hơn nữa.

Đối với các cơ quan quản lý, bộ phận thanh tra giám sát ngân hàng cần tăng cường năng lực thanh tra và nhân sự. Hệ thống thanh tra ngân hàng nên chuyển từ thanh tra tập trung vào tuân thủ sang thanh tra rủi ro và xếp hạng các ngân hàng theo một hệ thống tính điểm minh bạch và dễ hiểu, rồi trên cơ sở hệ thống xếp hạng đó mà các ngân hàng có thể bị áp những mức phí khác nhau cho bảo hiểm tiền gửi. Hiện nay, một hệ thống tính điểm và xếp hạng như thế và từ đó có những mức phí khác nhau cho bảo hiểm tiền gửi chưa được thiết lập ở Việt Nam. Công tác đào tạo cán bộ thanh tra cũng là một khâu rất quan trọng, để loại trừ những hiện tượng tiêu cực của các cán bộ thanh tra.

Ngân hàng được xem là có mối liên hệ mật thiết với bất động sản, điều này thể hiện qua cơ chế nào?

Nói chung, ngân hàng và bất động sản luôn luôn đi cùng với nhau, không chỉ ở Việt Nam mà tại nhiều nước trên thế giới. Thực tế, bất động sản là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn cho ngân hàng vì cho vay bất động sản, ngân hàng quản lý và kiểm soát được tài sản đảm bảo, kiểm định được giá trị những tài sản đảm bảo và doanh nghiệp bất động sản lại sẵn sàng trả lãi suất cao. Khi cho vay bất động sản ngân hàng nắm đằng chuôi nên cảm thấy rất an tâm, nhất là với những khách hàng quen biết và có mối quan hệ với ngân hàng nhiều năm. Tuy nhiên, cho vay bất động sản sẽ trở nên rủi ro khi thị trường lao dốc, lúc đó giá trị tài sản sẽ xuống rất thấp và việc thu hồi vốn vay gặp nhiều khó khăn.

Một thực tế là các công ty bất động sản thường không có đủ nguồn lực để tự mình làm dự án. Họ phải vay vốn ngân hàng hoặc huy động từ người mua để thực hiện dự án. Nếu không có vốn từ ngân hàng thì hầu như các dự án bất động sản đều không thể triển khai. Do phụ thuộc lớn vào vốn vay nên nếu thị trường tài chính có biến động như lãi suất cao, chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc tín dụng cho bất động sản bị hạn chế thì bất động sản lập tức gặp khó khăn.

Bên cạnh cơ chế ở trên thì quan hệ giữa bất động sản và ngân hàng còn có mối quan hệ rất đặc biệt. Tức là nhiều “ông chủ” ngân hàng có công ty bất động sản và ngược lại. Theo quy định của NHNN thì ngân hàng không được trực tiếp đầu tư vào bất động sản, việc vay vốn của cổ đông ngân hàng cũng có nhiều ràng buộc nhưng thực tế vẫn có nhiều ngân hàng bỏ tiền vào đầu tư bất động sản và sử dụng vốn ngân hàng cho vay các dự án bất động sản của mình. Mối quan hệ “gia đình” này làm cho việc cho vay vốn và đầu tư trong lĩnh vực bất động sản kém minh bạch, thiếu kiểm soát và rất rủi ro, đặc biệt khi thị trường suy thoái. Hệ lụy là “cặp song sinh này” có mối quan hệ rất chặt chẽ đồng thời cũng gây ra rủi ro không những đối với ngân hàng bị lôi cuốn vào mối quan hệ này mà đối với nền kinh tế và hệ thống tài chính có thể gây nên rủi ro hệ thống và khủng hoảng.

Nợ xấu trong vài năm tới liệu có xử lý được không và điều này ảnh hưởng thế nào đến triển vọng ngành ngân hàng và bất động sản trong tương lai?

Với tình hình hiện nay nếu Việt Nam không có những quy định pháp luật đồng bộ hơn, thông thoáng hơn và bảo vệ quyền lợi của người cho vay thì tình trạng nợ xấu sẽ khó giải quyết được trong vòng 5-10 năm tới. Dù cho phần lớn nợ xấu liên quan tới bất động sản và thị trường bất động sản phục hồi nhưng việc giảm nợ xấu vẫn không dễ dàng. Thành ra các quy định về pháp lý phải thay đổi.

Thứ hai nữa là VAMC cần thay đổi toàn bộ cấu trúc của mình. Hiện tại, VAMC không có nhiều quyền lực và chức năng của công ty này chưa đủ để có thể trở thành một công cụ xử lý nợ xấu hữu hiệu. Do đó, muốn xử lý nợ xấu thì những cơ chế quy định cho VAMC phải được thay đổi một cách triệt để. Chỉ có phương thức mua bán nợ xấu bằng cách “mua đứt bán đoạn” bằng “tiền tươi thóc thật” thì nợ xấu mới xử lý nhanh được. Còn với cơ chế mua bán nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt, với nguồn lực vốn và nhân sự như VAMC hiện nay thì không có hi vọng nhiều vào việc xử lý nợ xấu trong tương lai. Khi không xử lý được nợ xấu đồng nghĩa với các thế chấp bất động sản chưa được xử lý, giải tỏa và thị trường bất động sản vẫn còn lượng tồn kho rất lớn và khó có cơ hội phát triển thực sự.

Thị trường đang phục hồi và phát triển thời gian qua có bền vững hay sẽ có bong bóng tạm thời?

Hai năm trở lại đây, bất động sản phục hồi khá mạnh và nhiều khả năng nó sẽ tiếp tục tiến trình phục hồi đó trong thời gian tới. Tôi chưa nhìn thấy bong bóng xuất hiện, mặc dù giá nhà một vài phân khúc tăng khá mạnh. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, 2016 có thể xảy ra bong bóng.

Trong thời gian gần đây phân khúc bất động sản cao cấp phát triển khá nhanh và đang hút nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp. Đây là phân khúc khó bán nhất do giá trị cao không phù hợp với túi tiền của phần lớn người Việt Nam nhưng thời gian gần lại bỗng nhiên nở rộ. Đây là một điều đáng quan tâm vì hơn 90 triệu người Việt Nam bình quân thu nhập chỉ hơn 2.000 USD/năm, lấy đâu tiền để mua những căn hộ 300-500 nghìn USD. Một số những căn hộ cao cấp đang được giới đầu cơ mua đi bán lại và đẩy giá lên. Các nhà đầu tư bất động sản nên cẩn thận để khỏi rơi vào bẫy làm giá của giới đầu cơ.

Tôi cho rằng, đang có hiện tượng “ảo” trong nhu cầu về bất động sản cao cấp và nghỉ dưỡng do đó có thể sắp tới nguồn cung vượt cầu. Để phòng tránh tình trạng này thì cần có sự vào cuộc của nhiều cơ quan và các ngân hàng. Thị trường cần minh bạch và cung cấp những thông tin chính xác nhất cho khách hàng, nhà đầu tư. Tránh hiện tượng cơn nóng sốt này kéo theo hiện tượng không ít doanh nghiệp bất động sản không đủ năng lực nhưng vẫn cố vay tiền làm dự án nghìn tỷ, chiếm giữ các vị trí đất vàng nhưng lại nằm đắp chiếu nhiều năm trời gây lãng phí cho xã hội.

Triển vọng của hệ thống ngân hàng sẽ ra sao trong thời gian tới, thưa ông?

Việc thực hiện tái cấu trúc ngân hàng như trong thời gian qua là chưa đủ mà còn cần sự cải tổ toàn diện. Hiện cách quản trị, minh bạch hóa thông tin của các ngân hàng Việt Nam rất kém. Hầu hết ngân hàng đều không phân định chức năng quản trị của hội đồng quản trị và chức năng quản lý của ban điều hành. Hiện tượng chồng chéo giữa hai chức năng này dẫn đến việc ông chủ ngân hàng, các cổ đông lớn can thiệp trực tiếp vào việc điều hành của ngân hàng gây rủi ro lớn trong hoạt động. Về nguyên tắc hội đồng quản trị chỉ đưa ra các định hướng phát triển chứ không được tham gia trực tiếp vào công việc của ban điều hành. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tình trạng phổ biến của hầu hết ngân hàng là ban quản trị vừa định hướng, vừa thực hiện, vừa giám sát nên xảy ra việc lạm quyền, độc đoán và thiếu minh bạch.

Với những vấn đề tồn tại có tính chất căn bản đó, không có nhiều hi vọng để hệ thống ngân hàng Việt Nam sớm phát triển lành mạnh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tương lai hệ thống tài chính vẫn chưa sáng sủa và do đó bất động sản vẫn còn bấp bênh.

Xem >> Việc làm ngành bất động sản / Real estate jobs