Monthly Archives: July 2016

“EM CHỌN TƯỚNG ĐỂ ĐẦU QUÂN CHỨ KHÔNG CHỌN LƯƠNG CAO

Mức lương cao với những chế độ đãi ngộ tốt là niềm ao ước của bao nhân viên đi làm.
Thế nhưng anh X lại không chọn vậy. Anh nói: “Đi làm điều quan trọng nhất là bạn làm cho ai chứ không phải lương bạn được bao nhiêu? Ai là sếp xứng đáng để bạn cống hiến hết tài năng chứ đừng hoang phí tài năng của mình cho những vị sếp trả lương cao để giữ nhân tài.

Nếu một doanh nghiệp chỉ lấy mức lương cao, đãi ngộ tốt để giữ nhân tài thì không sớm thì muộn cũng đóng cửa, xóa tên.

Tăng cho 1-2 nhân viên xong thì các nhân viên khác cũng đòi tăng. Lợi nhuận thì thấp mà chi phí thì cứ đội lốt thì lấy đâu ra để tăng lương với thưởng.

Giữ chân nhân viên chỉ bằng cách trở thành vị Sếp đáng để họ đầu quân kể cả trong thời kỳ khủng hoảng, khó khăn nhất của doanh nghiệp.

1. Hãy nhìn vào HỆ THỐNG doanh nghiệp của bạn đã chuyên nghiệp, bài bản, tự động hóa chưa?
Hệ thống báo cáo tài chính, nhân sự, kế toán, quản lý, biểu mẫu… Anh X chia sẻ, một công ty trả anh với mức lương cao để về làm trưởng phòng nhân sự nhằm thiết lập lại hệ thống, nhưng anh đã từ chối vì nhân sự là cốt cán của công ty mà sếp cũng không giữ chân được thì anh về đấy được bao lâu thì cũng xách cặp ra đi.
Hệ thống lỏng lẻo thì chẳng khác gì con người có hệ thống Xương không hoàn hảo vững chắc, đi đứng thì liêu xiêu, gặp gió thì đổ. Doanh nghiệp như vậy thì cũng sớm sụp đổ mà thôi.

2. Các SẾP đa số đi lên từ nghề, kiến thức chuyên môn cao nhưng các kỹ năng quản lí, giao việc, giải quyết vấn đề không cao.
Anh X chia sẻ anh không rời bỏ công ty cũ cũng chỉ vì quy trình, hệ thống ở đó bài bản, vận hành tự động. Các phòng ban thường xuyên hỗ trợ cho nhau, cùng giúp đỡ nhau hoàn thành chỉ tiêu nhằm đạt được sứ mệnh tầm nhìn của công ty.
Và cái chính là ở đó không có cái tôi, ai ai cũng có quyền được nói được bày tỏ ý kiến và mọi vấn đề đều được các nhà quản lý, công nhân viên cùng nhau chia sẻ và giải quyết.

3. Quy trình đào tạo bài bản chuyên nghiệp.
Chế độ lương, thưởng chứng tỏ được khả năng của một nhân viên đến đâu. Các công ty hay bị xáo trộn khi mà các nhân sự cấp cao, chủ chốt đi đầu quân cho doanh nghiệp khác. Sếp lại phải đi tuyển nhân sự mới, chi phí cho nhân sự cấp cao thì không hề rẻ. Vậy doanh nghiệp phải làm gì với nhân sự thời hội nhập bây giờ khi mà có quá nhiều sự cạnh tranh từ doanh nghiệp nước ngoài muốn sở hữu những nhân sự cấp cao của doanh nghiệp Việt?

Còn chế độ lương ở các doanh nghiệp thì sao, trả lương theo kiểu định tính hay đinh lượng, đã đánh giá được đúng khả năng, năng lực của nhân viên hay chưa?

Rất buồn là rất nhiều doanh nghiệp Việt chưa áp dụng được cách tính lương theo KPI- tính lương theo hiệu quả thực hiện công việc của từng cá nhân mà tất cả đều áp dụng theo định tính, ước chừng.

Nguồn từ Hội Cuồng Kinh Doanh

Tại sao các ngân hàng đều rất “ngán” những ứng dụng như Money Lover?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các ngân hàng và Aggregator như Mint, Money Lover không thể “đội” trời chung.

Tại sao các ngân hàng đều rất "ngán" những ứng dụng như Money Lover?

Mới đây trong thông báo chính thức của mình, Vietcombank đã đưa ra lời cảnh báo về nguy cơ bảo mật tài khoảng ngân hàng điện tử nếu khách hàng đăng nhập tài khoản bằng một ứng dụng khác ví dụ như Money Lover.

Money Lover là một phần mềm quản lý tài chính cá nhân do người Việt phát triển. Năm 2015 Money Lover lọt top ứng dụng được tải nhiều nhất trên App Store, cán mốc 1 triệu người dùng.

Tuy nhiên Mony Lover hay các Aggregator (Những trang web hoặc phần mềm quản lý tài chính, ngân hàng) khác trong đó nổi tiếng nhất là Mint của Mỹ thường không được các ngân hàng vừa mắt. Vì sao vậy?

Thực tế có hàng triệu người chia sẻ mật khẩu tài khoản ngân hàng của họ với trang web của bên thứ ba hay các ứng dụng giúp họ theo dõi chi tiêu. Tuy nhiên các tổ chức tài chính lớn nhất luôn cố gắng cảnh báo người dùng không nên sử dụng các phần mềm hoặc trang web này.

Đơn cử như hai ngân hàng lớn nhứ JPMorgan Chase & Co và Capital One Financial Corp, đưa ra lời cảnh báo trên trang web của họ rằng khách hàng có thể phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ gian lận nào trong tài khoản của họ.

Trên trang web chính thức của mình, Capital One đưa ra lời cảnh báo cho người sử dụng: “Nếu bạn chọn việc chia sẻ thông tin truy cập tài khoản với một bên thứ ba, Capital One không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thiệt hại hoặc tổn thất nào”.

Còn Chase Co thì ra thông cáo: “Nếu bạn tiết lộ ID và mật khẩu của bạn ở chase.com cho bên thứ 3, bạn đang đặt tiền của bạn vào nhiều nguy cơ tiềm ẩn”.

Những lời cảnh báo này đủ mạnh khiến Morris Armstrong, một công ty cố vấn đầu tư đăng ký và có văn phòng tại Danbury, Connecticut, gần đây đã khóa tài khoản của mình ở Mint.com, – một trang web tập hợp thông tin và chi nhánh của Intuit Inc.

“Nguy cơ bị hack tài khoản rất nhiều. Bạn cũng không muốn tiếp tay cho nó”, Armstrong nói.

Tuy nhiên với nhiều người, những cảnh báo này không đáng lưu tâm. Mark Ranta – giám đốc bộ phận thanh toán kĩ thuật số tại ACI Worldwide Inc cho biết các ngân hàng đang lo xa về vấn đề cạnh tranh trong bảo mật và an toàn điện tử với các trang web như Mint.com.

“Nhờ Mint mà tôi không cần phải truy cập vào từng trang web của các ngân hàng. Những lời đó của ngân hàng không lay chuyển được tôi”, Ranta cho hay.

Tuy nhiên, việc các ngân hàng đưa ra cảnh báo đều có cơ sở.

Quy tắc ngân hàng liên bang được gọi là Regulation E giới hạn trách nhiệm của khách hàng về giao dịch điện tử trái phép trên tài khoản của họ, miễn là họ báo cáo gian lận kịp thời.

Các quy tắc nói rằng sơ suất của khách hàng – như viết một mã PIN trên thẻ ghi nợ – không làm tăng trách nhiệm của họ.

Bởi theo luật thì khách hàng phải chịu trách nhiệm cho các giao dịch trái phép nếu họ cho mượng thẻ hoặc các thông tin của mình ủy quyền để chuyển tiền cho một người (như một thành viên trong gia đình hoặc đồng nghiệp). Khách hàng hoàn toàn chịu trách nhiệm với các giao dịch cho đến khi họ thông báo cho các tổ chức tài chính là người đó không còn được phép sử dụng tài khoản.

Đó là đoạn văn mà Chase và các ngân hàng khác trích dẫn lại khi cảnh báo khách hàng.

Nhưng Lauren Saunders, phó giám đốc và quản lý luật sư của Trung tâm Luật National Consumer, gọi hành động của các ngân hàng “vô lý”. Các trang web như Mint thu thập dữ liệu về các giao dịch, nhưng thường không được uỷ quyền thực hiện giao dịch, Saunders cho biết.

“Khi bạn đưa Mint mật khẩu ngân hàng của bạn, bạn không cho phép thực hiện các giao dịch chuyển khoản”, Saunders cho biết. “Bạn không cần phải là một luật sư để hiểu rằng bạn không phải là người cấp quyền để thực hiện giao dịch chuyển”.

Ngay cả khi người ta sử dụng một ứng dụng thanh toán hóa đơn mà cần chuyển tiền, họ sẽ cho phép truy cập vào các ứng dụng – tin tặc đã đánh cắp thông tin của họ.

Vậy nếu mất thông tin ai sẽ chịu trách nhiệm?

Đây là một câu hỏi chưa được giải quyết và là mối quan tâm lớn cho các ngân hàng. The Wall Street Journal đưa ra báo cáo hồi tuần trước rằng Giám đốc điều hành JPMorgan Jamie Dimon đã thảo luận với giám đốc Cục Bảo vệ tài chính tiêu dùng Richard Cordray về những rủi ro an ninh do các aggregator gây ra.

Intuit từ chối bình luận về cảnh báo của ngân hàng mà chỉ phát biểu rằng: “Cung cấp kết nối an toàn và liên tục là một ưu tiên chia sẻ trên Mint và hàng ngàn các đối tác tổ chức tài chính của chúng tôi”.

Theo chuyên gia Bob Sullivan thì việc Mint và các trang web và ứng dụng tương tự có thể giúp mọi người phát hiện giao dịch trái phép mà nếu không có thể sẽ bị bỏ qua. Thay vì sợ mất người dùng, các trang web tài chính và ngân hàng sẽ làm việc với nhau để tạo ra một tiêu chuẩn an toàn chung cho việc chia sẻ thông tin – một trong đó có thể bao gồm mật khẩu ứng dụng cụ thể, Sullivan nói.

Chấp nhận 6 sự thật mất lòng sau và bạn sẽ trở thành một doanh nhân trưởng thành hơn

Đằng sau những hào quang và thành công của một doanh nhân là những điều mà ít ai để ý – biết bao những khó khăn chồng chất và hàng năm trời làm việc quá giờ, những quyết định trọng đại cần phải đưa ra trong những quãng thời gian ngắn ngủi.

Chấp nhận 6 sự thật mất lòng sau và bạn sẽ trở thành một doanh nhân trưởng thành hơn

Không dễ dàng gì để có thể đưa ra những phản hồi thẳng thắn đối với những đồng nghiệp mà chúng ta thực sự quan tâm. Sự ra đi của nhân viên hay đối tác còn khó khăn hơn nữa, bất kể hoàn cảnh như thế nào.

Sự thật là dù các lãnh đạo có thể trải nghiệm những thời khắc huy hoàng, những giờ phút thất vọng cũng sẽ luôn xuất hiện xen kẽ và là điều không thể tránh khỏi.

Tất cả đều là một phần của quá trình học tập liên tục trên con đường sự nghiệp của bất kỳ ai khao khát làm doanh nhân phải biết vượt qua và để cho những gian nan mài giũa họ trưởng thành hơn. Dưới đây là một số những bài học khó khăn mà mỗi nhà cầm quân vĩ đại sẽ trải qua:

1. Lòng tin không phải là thứ dễ kiếm

Sự tin tưởng không đi liền với chức danh. Chớ mà nhầm tưởng rằng lòng tin sẽ xuất hiện một cách tự nhiên theo thời gian, hoặc khi ai đó quý bạn tức là họ tin bạn. Bạn sẽ phải dành thời gian và năng lượng của mình để những người khác quý mến bạn hoặc bạn có thể đầu tư công sức chứng tỏ cho họ bạn là một nhà lãnh đạo hiệu quả và đáng tin cậy. Những bạn sẽ không làm được cả hai.

2. Lòng tốt bị đánh giá thấp

Bạn có thể cho rằng chức danh lãnh đạo mà bạn có cho bạn quyền nói hay làm bất cứ thứ gì bạn muốn. Bởi sau tất cả thì bạn ở đó để lãnh đạo chứ không phải để kết bạn phải không? Nhưng rồi bạn sẽ nhận ra bao nhiêu rắc rối bạn tạo nên chỉ với một bình luận bất cẩn dành cho đồng nghiệp hay đối tác của mình.

Thể hiện lòng tốt có vẻ như là một giá trị đang bị đánh giá thấp, nhưng nó rất cần thiết và quan trọng. Những cử chỉ tốt đẹp có thể làm thay đổi cách mọi người nhìn nhận về bạn từ đó thể hiện được thông điệp rõ ràng về cách họ ứng xử với nhau. Dù sao tất cả chúng ta cũng đều là con người.

3. Nói thôi là không đủ

Ai cũng có thể nói lớn và sẻ chia những kế hoạch to tát. Nhưng nó sẽ không có ý nghĩa gì nếu bạn không thể hiện được điều bạn nói qua hành động. Vậy hãy cố gắng hoàn thiện những mục tiêu và cam kết mình đã đưa ra.

Một khi bạn chứng tỏ với họ tôi có thể làm được những thứ tôi nói, bạn sẽ truyền cảm hứng được cho đồng nghiệp cũng như những người dưới trướng đi theo hướng của bạn từ đó tạo nên thành công cho doanh nghiệp.

4. Mọi người thích sự an toàn

Sự thật này được thể hiện rõ nhất khi một nhà lãnh đạo tham gia vào một tổ chức mới, ‘hừng hực’ với biết bao nhiêu những ý tưởng, khát khao đưa doanh nghiệp bay lên thật cao, để rồi nhận ra là những người khác chỉ muốn giữ nguyên mọi thứ thay vì đón nhận những thử thách sắp tới.

Bạn sẽ phải đánh giá từng người trong team của bạn để xem ai là người sẵn sàng thay đổi và dần dần truyền cảm hứng cho những con người còn lại.

5. Sẽ có những lúc ‘cái tôi’ dành phần thắng

Có phải cái tôi của bạn luôn được kiểm soát? Nhưng bạn sẽ phải cảnh giác nếu không muốn mọi thứ đi chệch hướng. Hãy ghi nhớ luôn luôn đặt lợi ích của cả đội lên trước lợi ích cá nhân. Đầu tư nỗ lực hằng ngày để trở nên khiêm tốn hơn và trân trọng mọi cố gắng của từng người đang cống hiến cho tập thể, dành càng ít thời gian nghĩ cho bản thân càng tốt.

6. Không phải ai cũng sẽ ở lại

Bạn cố gắng hết sức để có được lòng tin, làm hết mình để chứng tỏ những điều đã nói và đối xử thật tốt với người khác. Kể cả vậy cũng không đủ để chắc chắn rằng tất cả sẽ đi cùng bạn đến cuối con đường. Điều này đúng cả khi bạn mới tham gia vào mội tập thể đã có sẵn hay tự tạo nên một công ty. Sẽ có người bỏ đi, có thể vì lí do cá nhân hay họ không chấp nhận được những thay đổi hoặc thử thách. Bạn phải biết chấp nhận, đảm bảo là những sự kiện đó không ảnh hưởng đến những thành viên vẫn đang sát cánh và cùng họ tiến lên phía trước.

Không có cách nào tránh khỏi những khó khăn trong việc dẫn dắt những người khác. Nhưng khó khăn sẽ đem lại chuyển biến. Cho đến khi bạn trải nghiệm được những điều trên, bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo trưởng thành và tự tin hơn.

Dẫn dắt một đội có thể trở thành một trong những trải nghiệm đáng giá nhất cuộc đời bạn. Nếu bạn có thể giúp người khác nhận ra tiềm năng của họ, bạn sẽ tự nhận ra tiềm năng của chính mình.

Bị đuổi việc chàng trai 28 tuổi này đã xây dựng doanh nghiệp triệu đô chỉ trong 1 tháng

John Crestani ngồi trên một bờ biển ở Thái Lan, những mất mát và nghèo túng trong cuộc đời anh đã giúp xoay chuyển anh từ một kẻ lang bạt trở thành một nhà kinh doanh internet thành công.

Vào năm 2009, Crestani mới 21 tuổi đã bỏ sang Thái Lan sau khi bị đuổi học khỏi trường đại học. Anh đi lang thang nay đây mai đó dọc cả đất nước bằng khoản tiền ít ỏi từ gia đình và cố gắng tìm lại chính mình.

Cho đến cuối cùng, anh đã mang theo mình những tác phẩm tôn giáo như sách Kinh thánh và Bhagavad Gita (một văn bản tiếng Hindu). Tuy vậy, miếng ghép hoàn hảo nhất hóa ra lại là một cuốn sách về kinh doanh: “Tuần làm việc 4 giờ” của Tim Ferriss, cuốn sách chỉ dẫn căn bản cho việc chia nhỏ thời gian bằng cách xây dựng một công ty kinh doanh online.

(John Crestani)
(John Crestani)

Nguyên lý then chốt của Ferriss trong cuốn sách này là cần phải chấm dứt việc quy đổi thời gian làm việc ra tiền lương và xây dựng các doanh nghiệp mà đến cuối cùng có thể vận hành hầu như hoàn toàn tự túc sau khi được thiết lập: tạo ra thu nhập thụ động.

“Tôi đã từng ở vào thời điểm mà dường như mất hết phương hướng, chẳng biết mình sẽ đi đâu và rồi đột nhiên bắt gặp ý tưởng này.”, Cretani nói. “Tôi nghĩ, điều đó nghe thật tuyệt, và tôi chỉ muốn thực hiện nó ngay.”

Và anh làm thật. Crestani sử dụng những suy nghĩ của riêng mình cũng như những lời khuyên của Ferris để xây dựng nên một mạng lưới quảng cáo trên web hiện đang thu về lợi nhuận 250.000 – 500.000 USD mỗi tháng, giúp anh có thể đi du lịch khắp thế giới và kiếm tiền dựa theo nhu cầu của khách hàng.

Trong khi rất nhiều người cũng khao khát theo đuổi phương pháp xây dựng lối sống của Tim Ferriss, Crestani thực sự là một người khởi xướng thành công. Nhưng anh cũng không hề đạt được điều đó một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Những năm tháng thất bại trước khi có được “tuần làm việc 4 giờ”

Crestani đã trải qua nhiều năm với những khởi đầu và thử nghiệm sai lầm trước khi anh chạm tay đến thành công của một doanh nghiệp có lợi nhuận.

Bước đi đầu tiên trên hành trình khởi nghiệp là khi anh quyết định bán sản phẩm trên eBay. Cuộc đầu tư này mang về cho anh 1000 – 2000 USD mỗi tháng và cả một cuộc gọi từ đội ngũ bảo mật của PayPal.

Có một vấn đề trong mô hình kinh doanh này: Crestani đang bán những sản phẩm mà PayPal không chấp nhận. Tài khoản Paypal của anh đã bị cắt và doanh nghiệp của anh cũng đi tong.

Sau đó, anh quay trở lại nhập học một lần nữa. Hiểu rõ về hệ thống máy tính, Crestani sử dụng bí quyết kỹ thuật của mình để vượt qua được mọi khóa học online của tất cả các chuyên ngành tại trường đại học.

“Tôi có tất cả câu trả lời, và tôi bán những kiến thức đó.”, anh giải thích. “Đó là một cảm giác rất kỳ lạ. Tôi chưa bao giờ nhận ra một file PDF lại có giá trị đến thế. Đó là trải nghiệm đầu tiên của tôi về việc đổi kiến thức lấy tiền bạc.”, Crestani nói.

Kết quả của công việc đó là khoản thu 1000 USD mỗi ngày. Nhưng sự vui mừng này (và cả dòng tiền) lại không kéo dài được lâu. Crestani bị đình chỉ học khi nhà trường nghi ngờ anh gian lận khi thực hiện các bài kiểm tra.

Bất chấp những thất bại đó, Crestani chưa bao giờ đánh mất mục tiêu cuối cùng của mình. “Tuần làm việc 4 giờ vẫn liên tục vang vọng trong tâm trí tôi. Nó đã gieo những hạt giống, những ý tưởng rằng bạn không cần phải đánh đổi thời gian ra tiền bạc.”

Thật đáng buồn, anh vẫn chỉ loanh quanh với những thành công mà cuốn sách thuyết giảng. Tất cả những gì Crestani có được lại là việc anh bị sa thải khỏi công việc hàng ngày đó.

(Crestani và đội ngũ của mình khi quay về Morocco)
(Crestani và đội ngũ của mình khi quay về Morocco)

Từ nhân viên xuất sắc đến kẻ bị sa thải

Vào năm 22 tuổi, Crestani đã có một công việc thật sự khi anh làm việc cho một công ty marketing ở Los Angeles. Công ty này chuyên về quảng cáo Payperclick (quảng cáo trả tiền tính theo lượt click chuột) trên các phương tiện tìm kiếm.

Crestani đã tự học về thương mại và nhanh chóng vận hành hơn 20 tài khoản khách hàng, phác thảo những quảng cáo bắt buộc và những chiến lược dự thầu thông minh để thúc đẩy doanh số bán hàng.

Anh đã làm tốt công việc quảng cáo đến mức có thể nhân doanh số của một khách hàng lên tới 40 lần. Mang về hơn 110.000 USD doanh thu mỗi tháng, Crestani lúc đó đã trở thành một “ngôi sao” quảng cáo online trong công ty của mình.

Sau đó, anh đã làm điều mà mọi chuyên gia có lòng tự tôn khác sẽ làm, anh đề nghị một cách lịch sự về việc tăng lương. “Sếp của tôi nhìn tôi từ đầu đến chân khi tôi đề nghị tăng lương và nói: ‘Nếu không thì sao?'” Crestani nhớ lại.

Thay vì trân trọng những giá trị Crestani mang lại cho công ty, cấp trên đã chửi bới anh và bắt anh quay trở lại làm việc. Crestani hoàn toàn kinh ngạc.

Anh đã thực sự muốn rời khỏi công ty từ thời khắc đó và cuối cùng anh thực sự bị sa thải. Nhưng anh đã nhanh chóng giữ lại những khách hàng cho riêng mình để có thể tồn tại trong khi theo đuổi giấc mơ thực sự của đời mình: xây dựng một doanh nghệp triệu đô nơi mà sẽ không có một “cấp trên” nào nữa.

Hành trình “đúc ra tiền”

Crestani đã cho thấy anh thực sự là một thiên tài trong quảng cáo online. Anh biết mình muốn đi du lịch vòng quanh thế giới. Và anh khao khát được độc lập từ những trói buộc truyền thông của cuộc sống doanh nghiệp.

Anh nảy ra ý tưởng về việc phát triển sản phẩm của những công ty khác, thay vì tiêu tốn một khối lượng khổng lồ thời gian và tiền bạc để tự sản xuất ra chúng. Anh cũng hiểu được rằng những sản phẩm vi lượng đồng căn được chọn lọc ra từ các nhà cung cấp có thể đem về cho mình khoản lãi lớn nhất, bởi vậy anh đã triển khai những kiến thức quảng cáo của mình để tạo doanh số cho những món hàng này.

Mỗi khách hàng mà Crestani thuyết phục mua hàng tạo ra một khoản lợi nhuận đáng kể cho công ty. Ví dụ, anh nói rằng mình nhận được 40 USD cho mỗi đơn hàng 90 USD. Công ty của Crestani – Nutryst còn tuyển dụng và đào tạo những cộng tác viên khác để bán sản phẩm cho họ, tạo ra một mạng lưới hiệu quả đem về một khoản lợi nhuận khổng lồ lên đến 6 con số mỗi tháng.

Thế nhưng “gia vị bí mật” của Crestani chính là việc thu lại và sao chép chính mình. Anh ghi lại các chiến dịch quảng cáo do chính anh tạo ra – từng bước một (hiện nay anh đang tập trung vào quảng cáo trên Facebook) trên máy tính cá nhân và gửi nó cho đội ngũ riêng để họ có thể lặp lại kết quả đó.

Đó thực sự là bí kíp tuyệt vời cho thành công của Crestani. “Mỗi chiến dịch quảng cáo triệu đô mà tôi thực hiện, tôi đều ghi lại bản thân một cách kỹ lưỡng trên máy tính trong quá trình sáng tạo. Tôi chuyển những thứ đó cho nhóm của mình và đảm bảo rằng họ cũng có thể làm việc tốt như tôi.”

Kết quả là một doanh nghiệp mà có thể thu lời bất kỳ khi nào anh cần. Tất cả những gì Crestani và đội ngũ của mình gồm 10 người cần làm là đăng tải những quảng cáo ở đúng nơi và theo dõi lợi nhuận gia tăng từ đó.

Niềm đam mê và lợi nhuận đem lại cho phép anh có thể chu du khắp thế giới tùy ý thích. Crestani đã làm việc vô cùng chăm chỉ để phát triển một lối sống mà không bị bó buộc bởi cấp trên hoặc cần thể hiện rất nhiều ở văn phòng. Và phần thưởng, cùng với lợi nhuận, còn có những thứ hơn cả tiền bạc.

Crestani nói rằng anh từng lớn lên một cách đơn độc, nghiện các trò chơi máy tính và thờ ơ với những thứ mà du lịch thế giới có thể mang lại. Bây giờ, nhà triệu phú 28 tuổi vừa kết hôn đang lập kế hoạch cho chuyến thám hiểm toàn cầu tiếp theo trong khi đẩy công ty của mình đến một tầm cao mới.

“Tôi muốn mở lòng mình để đón nhận những trải nghiệm mới.”, anh nói về bước chuyển của mình sang kinh doanh.

“Ngồi trong phòng chơi Diabo II có vẻ không phải là một tương lai thú vị cho lắm. Nên tôi đã thay đổi điều đó.”

“Bộ mặt thật” của Terry Gou, ông trùm đế chế Foxconn

Có thể miêu tả Terry Gou, “ông vua” của đế chế Foxconn bằng vài cách, song có hai từ trong tiếng Trung Quốc thực sự lột tả rất chính xác cá tính của nhân vật này. Một là “baqi” nghĩa là “khao khát”, hai là “qinglian” hay “trong sạch”.

"Bộ mặt thật" của Terry Gou, ông trùm đế chế Foxconn

Tính cách của Gou là thành quả của giáo dục từ cha mẹ. Hai cụ thân sinh ông là người nhập cư từ Trung Quốc đại lục. Cha của ông chưa bao giờ chuyển khỏi ngôi nhà nhỏ bé của mình ngay cả khi con cái đã trở thành những người giầu nhất Đài Loan.

Cha mẹ của Gou và chị gái rời tỉnh Sơn Đông đến Đài Loan năm 1949 sau nội chiến Trung Quốc và ông sinh ra một năm sau đó. Cha ông là cảnh sát nhưng không có nhà, cả gia đình phải đến sống tại một góc của ngôi đền cạnh nhà ga. Lớn lên, ông bị các đồng nghiệp bản xứ cô lập nên đã tự đứng lên tranh đấu cho bản thân.

Châm ngôn của Gou là “Nỗ lực, nỗ lực và nỗ lực nhiều hơn”. Còn rất nhiều điều về nhà sáng lập kiêm CEO Hồng Hải (hay Foxconn) vượt quá sự tưởng tượng của nhiều người.

Chính điện của ngôi đền tại thành phố Đài Bắc, nơi Terry Gou sống cho đến khi học xong trung học.

Làm bạn với địch

Nhiều người hiếu kỳ tìm hiểu Foxconn mở rộng dây chuyền sản xuất như thế nào. Câu trả lời đơn giản: sự khát khao của Gou. Khi còn trẻ, Gou tìm được một việc tại công ty vận tải sau khi học quản trị kinh doanh tàu tại trường dạy nghề. Khi mở Foxconn năm 1974, ông không giới hạn hoạt động trong chuyên môn của mình mà thâm nhập vào các mảng mà ông tin là sẽ thành công, bắt đầu từ công tắc nhựa và nút bấm trên tivi, máy chơi game.

Khủng hoảng dầu hỏa những năm 1970 và suy thoái đã đánh gục công ty. Trong thời điểm khó khăn nhất, vợ của Gou thậm chí còn không có đủ tiền mua gạo nuôi con. Cha mẹ của bà phải cho Gou vay tiền để sinh sống qua ngày. Khi ấy, ông nhận thức sâu sắc rằng công nghệ đúc kim loại chính là con đường dẫn đến khác biệt hóa sản phẩm và tìm kiếm những sản phẩm có thể giúp mình cải tiến công nghệ trong khi vẫn thu được lợi nhuận.

Sau đó, Gou bắt đầu sản xuất giắc nối linh kiện và các thiết bị đầu vào/đầu ra trên máy tính cá nhân. Khi gia nhập thị trường vào khoảng năm 1983, ban đầu ông vẫn gặp khó khăn khi kiểm soát tỉ lệ sản phẩm hư hỏng. Nhằm phát hiện và xử lý tốt hơn, ông chuyển bàn làm việc đến gần bộ phận điều khiển tự động của nhà máy. Khi nhà sản xuất dây nối Toyo Tanshi – nay là Sumiko Tec – của Nhật Bản gặp rắc rối về tài chính, Gou đã nhanh chân đưa một số thành viên người Đài Loan về công ty mình.

Bỏ qua lòng tự trọng, ông thường xuyên tiếp cận tất cả người lạ như nhân viên của đối thủ và nhà cung ứng, để hỏi xin lời khuyên, theo một nguồn tin nội bộ Foxconn. “Làm bạn với địch” là một nét tính cách rất tự nhiên của Gou nhưng không mang tính hình thức. “Ông ấy biết rằng sẽ chẳng thể được ai giúp đỡ nếu chỉ tìm cách lợi dụng họ. Ông làm những việc nhỏ nhất từ mang trà khi họ bận, nói với họ về những gì ông ấy muốn và nhận thông tin cần thiết như ai là người quan trọng và khi nào họ xuất hiện”.

Ông ấy nói chuyện như thế nào và nói cái gì vẫn là một bí mật nhưng dường như không thay đổi nhiều kể từ khi bắt đầu. Gou sở hữu thần thái cuốn hút với mọi người. Khi ông trình bày, ông lấy đi sự chú ý của khán giả.

Khung sườn

Khi công ty đạt đến một mức độ nhất định, Gou bắt đầu vươn ra quốc tế. Gọi điện đến 32 bang của Mỹ, ở trọ tại các nhà trọ giá rẻ, ông đã giành được đơn hàng quan trọng từ Compaq Computer, nay là HP. Khách hàng mới của ông cũng đang khảo sát vỏ kim loại cho desktop. Nhân cơ hội này, Gou mua máy móc từ Nhật Bản, song sự thiếu hiểu biết của ông trong lĩnh vực đã bị bộc lộ. Máy móc đắt hơn những gì Compaq sẵn sàng trả và Gou đối mặt với khả năng không được bù đắp cho khoản đầu tư.

Dù vậy, rủi ro đã được loại bỏ với mô hình kinh doanh mới. Bằng cách giảm tổng chi phí linh kiện sản phẩm chứ không riêng gì vỏ, ông đã vượt lên đối thủ. Đặc biệt, ông phát minh ra mô đun khung sườn (“bare bone”) cho desktop và cung cấp cho Compaq. Mô-đun thiếu các linh kiện đắt tiền như chip và ổ cứng nhưng lại có lợi cho Compaq. Thứ nhất, họ có thể trì hoãn mua sắm cho đến phút cuối cùng. Tại thời điểm đó, linh kiện ngày một rẻ hơn theo thời gian cùng với sự phổ biến của máy tính cá nhân, đồng nghĩa với chi phí cho kinh kiện đắt đỏ sẽ rẻ hơn. Thứ hai, sự lãng phí trong việc chỉ giao các vỏ máy tính rỗng được loại trừ nhờ lấp đầy chúng bằng linh kiện cơ bản.

Model đã tạo ra cái gọi là “cú sốc Compaq”, nhanh chóng đẩy giá máy tính cá nhân xuống thấp và xóa bỏ vị thế thống trị mà NEC có được trên thị trường máy tính cá nhân.

Apple đã nhìn ra “cơn khát” của Gou và đặt niềm tin vào ông. Khoảng năm 2002, Apple đang không thể tìm ra một nhà cung cấp vỏ nhôm đáng tin cậy cho Power Mac G5. Không máy móc nào xử lý được hợp kim nhôm phù hợp cho máy tính dạng tháp. Trong khi các nhà sản xuất khác bó tay, Gou buộc nhân viên làm việc gấp đôi để đáp ứng nhu cầu Apple. Ông tham gia vào quá trình phát triển trong 2 tháng, theo nguồn tin Foxconn.

Không scandal

Từ khóa thứ hai miêu tả Gou chính là “trong sạch”. Vài người cho rằng một ông trùm như ông chỉ có thể là người xấu. Song không gì đúng với sự thật. Năm 2005, Gou trải qua nỗi buồn vô hạn khi vợ đầu tiên qua đời, người ông tin tưởng mọi thứ. Khi tái hôn với một biên đạo múa năm 2008, hai vợ chồng quyết định tặng 90% tài sản cá nhân làm từ thiện.

Gou quyên góp không ít trong khoảng 20 năm nay, trong đó có khoản 462 triệu USD cho nghiên cứu ung thư tại Đại học quốc gia Đài Loan. Ông còn hai lần tặng 100 triệu USD Đài Loan cho các nỗ lực cứu hộ động đất và sóng thần tại Nhật Bản tháng 3/2011, một từ Foxconn và một từ tiền riêng.

Nhân viên của Gou được trả lương khá hào phóng nhưng ông lại chi tiêu tiết kiệm. Chẳng hạn, khi ăn tối bên ngoài, ông bỏ qua các nhà hàng đắt tiền để ăn những món ưa thích như cơm thịt bò nướng hay một tô mỳ kiều mạch.

Ông còn nổi tiếng nghiêm khắc với các thành viên trong gia đình. Khi bắt gặp con trai, cũng làm một nhân viên Foxconn, ngủ quên bên máy móc, ông đã tát nhẹ vài cái vào mặt con mình để đánh thức. Không người con nào trong cuộc hôn nhân đầu tiên có hứng thú với Foxconn. Con trai ông làm việc trong lĩnh vực sản xuất phim và kinh doanh bất động sản, còn con gái quản lý tổ chức từ thiện thay cho người mẹ đã mất.