Monthly Archives: October 2015

12 kỹ năng cơ bản để thành công trong công việc

Theo Yukio Okubo – người đứng đầu Viện nghiên cứu Recruit Works (trung tâm nghiên cứu về tổ chức và con người) – để đạt được thành công trong sự nghiệp, bạn phải phát triển các năng lực của bản thân một cách có hệ thống và nhuần nhuyễn đến mức trở thành kỹ năng.

Dựa trên những trải nghiệm và các nghiên cứu riêng về con người, Yukio Okubo đã viết cuốn Phát triển năng lực và thăng tiến trong doanh nghiệp Nhật Bản.

Đây là cuốn sách không chỉ hướng đến học sinh, sinh viên mà cả giới trung niên – những người muốn phát triển sự nghiệp thứ hai của mình.

phat-trien-nang-luc-va-thang-tien-trong-doanh-nghiep-nhat-ban-doanhnhansaigon-1
Sau đây là nội dung về 12 kỹ năng cơ bản dẫn đến thành công trong công việc, giúp chúng ta vừa làm việc hiệu quả vừa có thể hưởng thụ cuộc sống, được trích nguyên văn từ cuốn Phát triển năng lực và thăng tiến trong doanh nghiệp Nhật Bản của Yukio Okubo:

1. Khả năng phản ứng – năng lực phản ứng và truyền đạt điều mình muốn nói cho đối phương. Đây chính là nền tảng của giao tiếp. Nếu không có kỹ năng này, bạn sẽ không thể hiểu được người khác nghĩ gì và không có kỹ năng tổng hợp thông tin.

2. Khả năng lôi cuốn – năng lực lôi cuốn người khác bằng biểu cảm hòa nhã. Nếu không có kỹ năng này, lượng người ủng hộ và giúp đỡ bạn sẽ giảm đi nhiều.

3. Khả năng lạc quan – năng lực khống chế và giải quyết stress trong công việc một cách hợp lý. Không có kỹ năng này, bạn sẽ không thể suy nghĩ tích cực về bất cứ điều gì, đôi khi vì điều đó mà có thể… đổ bệnh.

4. Khả năng phát hiện mục tiêu – năng lực phát hiện và nhắm tới việc mình cần làm. Đầu tiên là phát hiện ra vấn đề, sau đó là chú tâm tìm cách giải quyết vấn đề đó. Nếu không có kỹ năng này, bạn sẽ chỉ ngồi chờ chỉ định của cấp trên và chỉ có thể nhìn nhận vấn đề một cách hời hợt.

5. Khả năng học hỏi không ngừng. Nếu không có thói quen học hỏi những điều cần thiết, bạn sẽ không sử dụng được những kiến thức trước mắt, không thể bắt kịp xu hướng mới cũng như không thể mở mang kiến thức.

6. Khả năng nắm bắt ngữ cảnh – năng lực điều chỉnh ý kiến với người khác tùy thuộc vào từng bối cảnh hay ngữ cảnh. Bạn không thể trở thành lãnh đạo dự án nếu không có kỹ năng này.

7. Khả năng xây dựng chuyên môn – năng lực lập kế hoạch để nâng cao điểm mạnh của cá nhân. Không có kỹ năng này, bạn dễ rơi vào tình trạng đến 40 tuổi vẫn không thể tự tin làm bất cứ điều gì.

8. Khả năng phát triển mạng lưới – năng lực khám phá và duy trì mối quan hệ với các đối tác kinh doanh và nguồn thông tin. Bạn sẽ chỉ có được chức danh mà không làm được gì nếu không có kỹ năng này.

9. Khả năng ủy nhiệm – năng lực tin tưởng, ủy nhiệm công việc cho người khác, chứ không ôm khư khư hết công việc về mình để rồi không thể làm được việc lớn.

10. Khả năng tư vấn – năng lực nghe câu chuyện của đối phương và cùng họ nghĩ cách giải quyết vấn đề. Người không có kỹ năng này sẽ không để ý đến giá trị quan trọng của người khác, cố ép họ theo cách nghĩ của mình, để rồi dần trở thành một kẻ “triết lý rởm”.

11. Khả năng hướng dẫn – năng lực chỉ dạy, hướng dẫn người khác những kiến thức, kỹ năng của bản thân. Nếu không có kỹ năng này, bạn sẽ chẳng thể nào truyền đạt tri thức của mình cho cấp dưới.

12. Khả năng điều phối – năng lực điều tiết mọi việc, làm trung gian phối hợp và thúc đẩy mọi người. Bạn không thể hoàn thành các công việc lớn nếu không có kỹ năng này.

Lộ diện 10 nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam

Tạp chí bán lẻ châu Á (Retail Asia Publishing) và Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor vừa công bố danh sách Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2015.

Danh sách trên có 10 doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam với những cái tên quen thuộc như Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Coop), CTCP bán lẻ Kỹ thuật số FPT – FPT Shop, CTCP Thương mại Nguyễn Kim, CTCP Pico, BigC… Cụ thể:

Xét về thứ hạng quốc tế, Saigon Coop vươn lên vị trí 190, vượt hơn 27 hạng so với năm trước. Các doanh nghiệp còn lại gồm Thế giới Di động (hạng 274), Nguyễn Kim (331), Big C (339) …

Một số nét đáng chú ý:

– Theo công bố trên, xét về doanh thu bán hàng, Saigon Coop đứng số 1 với doanh số năm 2014 đạt gần 29.000 tỷ đồng, tương đương 1,375 tỷ USD. Theo sau là Thế giới Di động (721 triệu USD), Nguyễn Kim (603 triệu USD), BigC (546 triệu USD), Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn – SJC (421 triệu USD), PNJ (267 triệu USD)…

– Nhưng xét về doanh thu bán hàng/m2 cửa hàng, Saigon Coop đang bị các nhà bán lẻ trang sức và điện máy bỏ xa.

Về tiêu chí này, SJC đứng vị trí số 1 với doanh thu 31.525 USD/m2. Đứng thứ 2 là điện máy Nguyễn Kim, doanh thu 13.434 USD/m2. Thế giới Di động đứng thứ 3 với 12.545 USD/m2. Cùng ngành hàng trang sức, nhưng doanh thu bán hàng/m2 của PNJ chỉ đứng thứ 4 với doanh thu 9.245 USD/m2 không bằng 1/3 của SJC.

Một số doanh nghiệp bán lẻ có doanh thu sụt giảm so với năm ngoái. Doanh thu bán hàng của SJC năm 2014 đạt 421 triệu USD, sụt 60 triệu USD so với doanh thu năm 2013. Điều này cũng dễ hiểu với cuộc lao dốc thảm hại của giá vàng. Cùng với đó, kết quả kinh doanh cũng bị tác động một phần do số lượng cửa hàng giảm từ 158 xuống 132, theo số liệu của Euromonitor.

Giá vàng lao dốc kể từ năm 2013. Nguồn: Gold Price.

Đơn vị thứ 2 có doanh thu sụt giảm là hệ thống chuỗi siêu thị điện máy Pico, giảm từ mức 155 triệu USD năm 2013 xuống còn 127 triệu USD năm 2014. Pico cũng là cái tên “lạ” khi giảm số lượng cửa hàng năm 2014 xuống còn 4 so với 5 cửa hàng hồi năm 2013 (số lượng cửa hàng của Pico ở thời điểm hiện tại là 6, tập trung ở Hà Nội và 2 tỉnh vùng ven là Phú Thọ và Vĩnh Phúc).

Tốc độ “bành trướng” kinh khủng trong ngành bán lẻ điện máy. Thế giới Di động tăng thêm 90 cửa hàng, nâng số lượng siêu thị lên 319 năm 2014 (con số hiện tại là 470 siêu thị).

Viễn thông A tăng từ 92 lên 126.

FPT Shop tăng hơn 200%, từ 60 cửa hàng lên tới 129 cửa hàng. Tuy nhiên, FPT Shop là cái tên duy nhất trong ngành bán lẻ điện máy có doanh thu bán hàng/m2 sụt giảm, từ 5.162 USD/m2 năm 2013 xuống còn 4.975 USD/m2.

Đây là năm thứ 12 danh sách Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương được công bố.

Xếp hạng này dựa trên nghiên cứu, khảo sát kết quả kinh doanh hàng năm của các doanh nghiệp đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ (Úc, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam) do Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International thực hiện.

Các tiêu chí bình chọn dựa trên doanh thu bán lẻ, mức tăng trưởng, diện tích dành cho kinh doanh bán lẻ và số lượng cửa hàng. Từ đó, ban tổ chức chọn ra 500 doanh nghiệp xuất sắc nhất vào bảng xếp hạng và danh sách 10 nhà bán lẻ hàng đầu của mỗi quốc gia.

KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN

Phỏng vấn tuyển dụng thật sự là một việc không đơn giản. Bạn phải gặp người mới, “thể hiện” năng lực và những kỹ năng của mình, và thường gặp những vấn đề nan giải, hóc búa diễn ra trong buổi phỏng vấn. Nếu chuẩn bị tốt, bạn không những sẽ cảm thấy bớt hồi hộp căng thẳng mà còn có một buổi phỏng vấn thành công. Sau đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt:
Trước buổi phỏng vấn

  • Tìm hiểu trước càng nhiều thông tin về công ty bạn đang ứng tuyển càng tốt: sản phẩm/dịch vụ, văn hóa công ty, môi trường làm việc cũng như bất cứ thông tin nào bạn thấy cần thiết.
  • Xem xét lại hồ sơ của mình để gợi nhớ lại kinh nghiệm của bạn trong công việc, học tập và các hoạt động có thể liên quan tới vị trí đang ứng tuyển.
  • Có mặt đúng giờ tại buổi phỏng vấn, thường từ 5 – 10 phút trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu. Nếu cần, bạn có thể tìm hiểu trước vị trí công ty, đoạn đường tới công ty ứng tuyển bao xa, cần bao nhiêu thời gian để đến địa điểm đó.
  • Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn với trang phục gọn gàng, sạch sẽ.

Trong buổi phỏng vấn

  • Bình tĩnh trong suốt buổi phỏng vấn, cố gắng thể hiện sự thoải mái và bình tĩnh, dành ít phút để lấy lại sự tự tin.
  • Thường xuyên giao tiếp bằng mắt với người phỏng vấn, tập trung và lắng nghe kỹ câu hỏi trước khi trả lời.
  • Nói chậm rãi, rõ ràng và đừng e ngại việc dừng lại đôi chút để suy nghĩ những điều cần nói.
  • Trung thực: Đừng cố gắng che giấu sai sót mà hãy cố gắng học hỏi từ chúng.
  • Quyết đoán: Phải nhớ rằng buổi phỏng vấn là cách để bạn học hỏi nếu công việc đó đúng là dành cho bạn.
  • Đưa ra các câu hỏi cho người phỏng vấn ngay khi bạn được yêu cầu, bạn có thể đặt câu hỏi về các vấn đề liên quan tới công ty cũng như vị trí bạn đang ứng tuyển (thường vào cuối buổi phỏng vấn).

Sau buổi phỏng vấn

  • Gửi e-mail cảm ơn đến người phỏng vấn sau buổi phỏng vấn.

Đừng quá chú trọng bằng cấp trong tuyển dụng

Mới đây, các văn phòng tại Anh của Công ty kiểm toán và tư vấn Ernst & Young (EY) cho biết sẽ không tuyển dụng dựa trên bằng cấp của ứng viên nữa. Thay vào đó, công ty này sẽ yêu cầu ứng viên làm các bài kiểm tra trực tuyến và chủ động tìm kiếm các cá nhân có tài năng.

 

EY cho rằng những thành tích từ trường đại học chẳng liên quan gì đến thành công của một ứng viên trong con đường phát triển nghề nghiệp của ứng viên ấy sau này.

“Các bằng cấp đào tạo cũng sẽ được chúng tôi xem xét và vẫn là một yếu tố quan trọng khi đánh giá ứng viên một cách tổng thể, nhưng sẽ không còn là một rào cản chính để các ứng viên có được một cơ hội làm việc cùng chúng tôi. Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu nội bộ với hơn 400 ứng viên tốt nghiệp đại học và nhận ra rằng sẽ thiếu sáng suốt nếu chỉ chọn ứng viên dựa trên thành tích học tập của họ”, Maggie Stilwell – Giám đốc phụ trách nhân tài của EY chia sẻ với tờ The Huffington Post.

Suzanne Lucas – một chuyên gia quản trị nhân sự doanh nghiệp với hơn 10 năm kinh nghiệm, cộng tác thường xuyên của tạp chí Inc., cho biết cô rất tán đồng với quan điểm và cách làm nói trên của EY.

Lucas cho rằng mặc dù vẫn ủng hộ việc học hành bài bản của ứng viên nhưng cô đánh giá cao hơn những ứng viên có khả năng viết lách và phân tích vì đây chính là những kỹ năng giúp họ thành công trong môi trường làm việc thực tế sau này.

Theo Lucas, vẫn có một sự liên hệ giữa thành tích học tập và thành công trong môi trường làm việc thực tế của một ứng viên nhưng đó không phải là một “mối quan hệ hoàn hảo”.

bang-cap

Vì vậy, Lucas khuyên, trong quá trình tuyển dụng, các doanh nghiệp nên tự hỏi liệu một công việc hay vị trí nào đó có thật sự cần bằng cấp không, hay chỉ cần một người thông minh và có một số kỹ năng làm việc nhất định là đủ.

Doanh nghiệp cũng nên rà soát lại xem có những trường hợp từ chối ứng viên chỉ vì lý do họ không có bằng cấp hay không.

Lucas cho rằng, ở một góc độ nào đó bằng cấp giúp một ứng viên chứng minh mình là người có năng lực. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để kết luận rằng ứng viên ấy có thể trở thành một nhân viên giỏi sau này.

Lucas khuyên, trừ khi tuyển dụng bác sĩ, y tá, luật sư hay một số công việc khác đòi hỏi phải có bằng cấp, doanh nghiệp không nên vội vàng loại các ứng viên không có bằng cấp ngay từ đầu mà nên chú ý đến những điều sau đây:

Xem xét những thành tích, kinh nghiệm trong công việc của ứng viên

Theo Lucas, nếu một ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc 20 năm thì những thành tích, bằng cấp trong học tập khi ứng viên ấy ở độ tuổi 18 – 22 sẽ không còn quá quan trọng. Thay vào đó, Lucas khuyên nhà tuyển dụng nên để ý đến thành tích trong công việc của ứng viên.

Đừng quá đặt nặng đánh giá của những người khác

Lý do mà các nhà tuyển dụng thường quan tâm nhiều đến bằng cấp của ứng viên vì chúng là một minh chứng cho năng lực của họ. Một người có tấm bằng Harvard trong tay thường được hiểu là một người thông minh. Nhưng liệu người ấy có phù hợp với công việc và môi trường văn hóa của doanh nghiệp hay không sẽ là một điều chưa chắc chắn.

Thêm nữa, một ứng viên không có bằng cấp thì chưa chắc ứng viên ấy là một người không thông minh. Vì vậy, Lucas khuyên doanh nghiệp không nên nhìn vào bằng cấp, nhận xét hay đánh giá của các tổ chức khác về một ứng viên để ra quyết định có tuyển dụng ứng viên ấy hay không.

Tham khảo các nhận xét đáng tin cậy về quá trình làm việc của ứng viên (references)

Lucas khuyên nhà tuyển dụng nên dành thời gian để kiểm tra lại các giai đoạn làm việc và chức danh được khai trong lý lịch của ứng viên với các nhà tuyển dụng trước đó (tuy nhiên, đừng nên làm việc này với tổ chức mà ứng viên đang làm việc vì đa số các ứng viên đều đi tìm việc một cách bí mật).

Lucas cũng khuyến cáo nhà tuyển dụng không nên đặt câu hỏi “Anh/chị có tuyển dụng lại người này hay không?”. Thay vào đó, nên đặt câu hỏi: “Tôi đang cân nhắc tuyển dụng cô Jane vào vị trí quản lý dịch vụ khách hàng. Cô ấy sẽ có 6 nhân viên trực tiếp. Những nhân viên này sẽ phụ trách các công việc X, Y và Z. Anh/chị nghĩ thế nào nếu cô Jane làm việc ở vị trí như thế?”. Cách hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng có câu trả lời rõ ràng và chính xác hơn về mức độ phù hợp của ứng viên.

Theo DNSG

How a caffeine freak went a week coffee free

The benefits – and drawbacks – of giving up my much-needed morning coffee for a full workweek.

Editor’s note: Could simply adding an enriching or challenging activity – or giving up a bad habit or dependency – really make an impact on your workday? The CareerBuilder writers decided to find out – we each picked one thing to add on or give up for one workweek to see how it affected our workplace productivity, mood and success. We’ll be blogging about our experiences throughout the next several weeks (that is, if we make it through the challenge in one piece).

Let me start by saying I’m not completely addicted to coffee. I’m not one of those people who has several cups throughout the day and, if possible, would be permanently hooked up to a caffeine drip.

However, I am addicted to my morning cup of coffee.

Let me paint a picture for you of how much that morning cup means to me. Several years ago I was having these horrible pains in my stomach. I noticed that they often started after I drank coffee. Think that stopped me from sipping away on that iced soy latte? Think again.

When I was pregnant, and they tell you that technically you can have 200 mg of caffeine a day (but what they’re really saying is if you truly cared about your unborn child you’d abstain completely), I just couldn’t find it in my almost-a-mother-but-not-yet-ready-to-be-completely-unselfish soul to give up my a.m. caffeine jolt. Sure, I’d sometimes choose decaf – but I’d do so in a bitter, this-child-is-already-ruining-my-life kind of way.

So, when I decided to challenge myself to a workweek’s worth of coffee-less days, I was proud of myself…for a second, and then immediately regretted my decision. But I’d already told my colleagues, and I didn’t want to seem that void of willpower. And thinking more about it, I figured it could probably do my body good.

Sure, every day there’s a conflicting report about how coffee is/isn’t good for you, but there are definitely benefits to giving it up. Maybe I would avoid that afternoon slump that often happens after a morning coffee? Perhaps I’d sleep better? I might even start eating a little healthier?!

coffee

So, here’s how my week went down:

Monday
Admittedly, I started off the week with a bad attitude. The minute I woke up, all I could think about was how I had a full week ahead of me without my glorious morning beverage. I got on the train to work, and was surrounded by commuters blissfully nuzzling their coffee mugs. I gave them all bad looks, like it was somehow their fault I couldn’t join them in this morning ritual. I got off the train and made my way to the office, and was keenly aware of every Dunkin Donuts and Starbucks I passed. I tried to avoid eye contact.

Once I got to work, it didn’t seem to get any better – in fact, I was pretty grumpy and unfocused most of the day. I figured this may be my body going through withdrawal, and perhaps in the next couple of days I’d start to regain more energy and crave the caffeine less.

Wednesday
Yeah, that didn’t happen. At least not by Wednesday. It probably also didn’t help that my co-workers were all telling me how terrible I looked. However, I did find myself compensating for my coffee loss by eating a bigger, more complete breakfast, which is definitely a positive thing, since my breakfast usually consisted of me eating Cheerios out of a plastic bag.

I was also hoping by midweek that I’d be sleeping better. I’m generally not the best sleeper – I tend to toss and turn. (It also doesn’t help that I have a toddler who likes to randomly scream out in the middle of the night only to go back to sleep, leaving me awake – and pissed – the rest of the night.) However, I still hadn’t noticed a change in my sleeping pattern. I was disappointed, because I thought at least I’d get a better night’s sleep out of this crappy deal.

Friday
I started off Friday feeling better – mainly because I was proud of myself that I’d actually made it this far without caving, and also because I knew that I could have my sweet, glorious cup of coffee in just one day’s time. I was actually planning on kind-of-but-not-really cheating by having a cup once the clock struck 5 p.m. (because technically the workweek was over!)

Yet, as the day went on, I realized that I wasn’t really yearning for it anymore. I had a pretty busy morning getting work done before the long weekend, so that kept my mind off coffee. I don’t know if it was the no caffeine or the desire to get work wrapped up, but I did feel pretty productive that day – and Fridays are usually the hardest days to feel that way.

The lesson?
While it took most of the week for it to happen, I do think by the end of the week I was doing well without the caffeine and could’ve potentially kept going. I liked that I was eating better in the mornings and thought perhaps the Friday productivity burst wasn’t just a fluke, and maybe it would carry on to the next week if I were to continue to abstain.

On the other hand, there is something to be said about having that cup of coffee as part of my morning routine. I enjoy stopping into a coffee shop on my way to work – the familiarity of waiting in line with other workers on the way to their offices, each of us counting on that cup of brew to help us face another day of work. I like getting to my desk and going through my emails as I slowly sip my drink and prepare myself for the day ahead.

So yeah, there may be a lot of benefits to giving up caffeine, but it helps me get my workday going, and it’s something I look forward to every morning. So it can’t be so bad, right?