Khi chúng ta chào đón một năm mới, có thể bạn đang mong chờ một sự thay đổi hoặc thực hiện một lời hứa bạn đã đưa ra khi đồng hồ điểm giữa đêm.
Cũng như nhiều người, bạn mong ước có thể là tìm được một công việc trong năm mới, nhưng kèm theo sự thay đổi là một nỗi lo sợ. Nếu bạn đang có suy nghĩ: “Tôi không đủ tốt để làm việc ở chỗ nào khác”, “Tôi thực sự cảm thấy thoải mái với công việc hiện tại” hoặc thậm chí “Tôi không biết nên bắt đầu từ đâu”, thì bài viết này là dành cho bạn.
Vượt qua nổi sợ và thăng tiến trong sự nghiệp
Đầu tiên, hãy xác định các nỗi lo sợ của bạn
Dù bạn muốn thay đổi như thế nào thì cũng có nhiều lý do bạn có thể ngăn cản bạn tìm kiếm cơ hội việc làm mới, đó là:
• Bị từ chối khi phỏng vấn – khi mà các kết quả phỏng vấn không thành công.
• Thất bại trong công việc mới – bạn không đủ khả năng để đảm nhiệm các vai trò này?
• Tiếc nuối công việc hiện tại – sẽ ra sao nếu công việc mới không thử thách, dễ gần gủi hay thoải mái như công việc hiện tại?
• Các thay đổi khác liên quan đến công việc mới – một địa điểm mới, thời gian đi lại nhiều hơn, phải đi công tác hoặc người sếp mới.
Nếu bạn đã làm đủ công việc hiện tại của mình rồi thì hãy suy nghĩ sâu về điều khiến bạn không tìm kiếm các cơ hội. Khi bạn đã xác định được các trở ngại đó, bạn sẽ có thể đối mặt với chúng.
Đối mặt với các nỗi sợ hãi
Những người đã làm một điều gì đó quan trọng hay khác biệt cũng đã từng lo sợ. Để giúp vượt qua những lo lắng, hãy viết ra những nỗi sợ hãi của bạn trên giấy để bạn nắm được chúng theo một hình thức khách quan. Điều này thường có thể giúp bạn ngăn chặn việc suy nghĩ quá nhiều về chúng. Sau đó xem kỹ lại từng cái và cân nhắc xem bạn cần làm gì nếu những gì bạn lo sợ trở thành hiện thực. Kế hoạch “dự phòng” của bạn cho thấy không có gì thật sự thảm họa thật sự và thoải mái rằng bạn đã có giải pháp.
Hành động
Hành động khiến cho sự lo sợ biến mất vì thế hãy lên kế hoạch hành động và thực hiện nó. Bắt đầu bằng việc xác định hướng đi mà bạn muốn thực hiện. Bạn muốn đi đâu và bạn muốn làm gì?
Hãy tạo lập một danh sách các việc làm để đạt được các câu trả lời cho các câu hỏi đó. Danh sách của bạn có thể gồm:
• Tìm hiểu về các công ty mà bạn muốn làm việc
• Chỉnh sửa lại hồ sơ ứng tuyển
• Tạo mối liên kết với nhóm bạn đang liên lạc hiện tại
• Ứng tuyển những việc làm yêu thích.
Chỉ tập trung vào điều bạn có thể kiểm soát
Bây giờ có thể bạn đã vượt qua được những rào cản “lo lắng” và đang trong quá trình gửi hồ sơ xin việc mới. Đừng nản lòng bởi khi nhà tuyển dụng không phản hồi hay từ chối. Đôi khi bạn chỉ cần nói, “Tôi đã làm tất cả những gì có thể với cơ hội đặc biệt này.” Khi bạn đã làm một việc và bạn không nhận được phản hồi sau nhiều nỗ lực, thay đổi hướng tập trung của bạn vào việc tạo ra nhiều cơ hội hơn. Hãy tự hỏi mình:
– Tôi có thể làm gì để thực hiện điều này tốt hơn?
– Tôi có thể kiểm soát những gì ở đây?
– Nếu nó không thuộc tầm kiểm soát của bạn, bỏ qua nó và đi tiếp.