10 Lỗi Thường Gặp Khi Săn Việc Làm Trên Mạng

Các chuyên gia nhận thấy tỷ lệ tăng tưởng gần đây của thị trường lao động Hoa Kỳ dần đình trệ, nhưng tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia này trong tháng qua lại giảm xuống còn 7.2%. Điều này ban đầu được xem là kết quả của sự phục hồi kinh tế rộng khắp. Nó cũng phản ánh xu hướng đang diễn ra ở các quốc gia phát triển trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh hoàn cảnh đang cải thiện dần, vẫn có nhiều yếu tố giúp người tìm việc kết nối với thị trường tuyển dụng. Một trong những yếu tố nổi bật đó là kỹ thuật tuyển dụng trực tuyến và qua điện thoại tăng cao và được sử dụng rộng rãi, phổ biến với hơn 86% người tìm việc. Hidden Field
Với thực tế rằng tuyển dụng trực tuyến đang là cách tương đối mới, người tìm việc tiếp tục sai lầm khi tìm kiếm và ứng tuyển vào các vị trí. Những sai lầm này có thể gây bất lợi cho bạn khi tìm việc, hãy cân nhắc những điều dưới đây trước khi bắt đầu tìm đến các trang mạng tuyển dụng trực tuyến:
job_news

1. Dùng đi dùng lại một kiểu đơn xin việc

Lĩnh vực trực tuyến là không gian dễ gây nhầm lẫn, là nơi các chuyên gia tương tác dựa trên nền tảng hàng ngày. Với suy nghĩ đó, việc các công ty tuyển dụng chia sẻ thông tin về ứng cử viên tiềm năng là rất dễ xảy ra và điều đó sẽ làm nổi bật sự không nhất quán trong sơ yếu lý lịch của bạn hoặc việc nộp đơn xin việc mẫu cho nhiều vị trí. Việc nộp đơn mẫu cho nhiều vị trí sẽ gây bất lợi cho bạn khi kiếm việc vì nó chỉ ra rằng bạn không phân biệt giữa vai trò của các nhà tuyển dụng trước khi liên hệ.

2. Không tìm hiểu nhà tuyển dụng cá nhân và doanh nghiệp

Có một sự hiển nhiên khi săn việc trực tuyến đó là công việc được quảng cáo với mô tả, hướng dẫn và thông tin về lương hàng năm khá chi tiết. Điều này giúp bạn đưa ra quyết định có cơ sở khi nộp đơn ứng tuyển, nhưng bạn cần biết rằng mình không nên tự mãn mà quên đi việc tìm hiểu về nhà tuyển dụng tiềm năng. Nghiên cứu kỹ công việc và xem xét văn hóa doanh nghiệp mà bản thân còn thắc mắc sẽ giúp bạn xác định chính xác liệu doanh nghiệp đó có phải là lựa chọn phù hợp không.

3. Để lòng tham ảnh hưởng đến lựa chọn công việc

Bạn sẽ dễ đánh mất động lực làm việc khi thấy có quá nhiều cơ hội tiềm năng. Ví dụ như quá tham lam trong cách tiếp cận và liệt kê công việc theo mức lương, bạn sẽ khiến bản thân bị lòng tham điều khiển và không xem xét những yếu tố quan trọng khác như bảo hiểm công việc, tầm nhìn dài hạn và khả năng thăng tiến. Trước khi bỏ qua một công việc nào đó, bạn cần dành thời gian nhớ lại điều tiên quyết và cân nhắc liệu công việc có tạo điều kiện cho mình đạt mục tiêu chuyên môn và mục tiêu cá nhân không.

4. Không nộp đơn vì không nghĩ bản thân phù hợp với công việc

Thỉnh thoảng bạn kiếm được một công việc hấp dẫn nhưng không ứng tuyển vì nghĩ mình thiếu tiêu chuẩn hay kinh nghiệm liên quan. Đó là một sai lầm lớn vì bạn có thể có những thứ để bù lại, giúp bạn trở thành một ứng cử viên nổi bật cho công việc đó. Tốt hơn hết bạn nên để nhà tuyển dụng làm công việc của họ và đưa ra quyết định có cơ sở.

5. Ứng tuyển nhưng không thực sự hiểu công việc

Việc hiểu về công việc tiềm năng trước khi ứng tuyển cũng rất quan trọng. Nếu bạn thiếu những tiêu chuẩn mà công việc yêu cầu hoặc không thể thể hiện kinh nghiệm liên quan như nhà tuyển dụng mong muốn thì bạn cần có cách nhìn khác và tìm công việc phù hợp hơn. Nếu không bạn sẽ gây lãng phí thời gian của người khác cũng như làm ảnh hưởng đến hình ảnh ứng viên đáng tin của mình.

6. Bày tỏ sự thất vọng lên mạng

Dù không được tuyển dụng trong một ngày hay cả năm dài thi săn việc trực tuyến cũng có thể khiến bạn thất vọng. Công ty tuyển dụng không phải lúc nào cũng chủ động cung cấp thông tin về ứng viên nhưng nhà tuyển dụng tiềm năng thì lại có nhiều thời gian đưa ra quyết định cuối cùng. Bạn không thể đưa suy nghĩ tiêu cực lên mạng vì điều này sẽ cản trở cơ hội gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và khiến nhà tuyển dụng không muốn làm việc với bạn nữa.

7. Để lòng tự tôn ảnh hưởng đến công việc

Thị trường tuyển dụng gần đây tăng đáng kể những vẫn có những ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng bởi kinh tế suy thoái trước đó và sự phát triển của công nghệ. Nếu bạn thất nghiệp do sự suy yếu của ngành công nghiệp bạn chọn thì hãy sẵn lòng bắt đầu lại và tiếp cận lại thị trường tuyển dụng chấp nhận mức lương thấp, công việc tạm thời nếu cần. Nếu để lòng tự tôn quá lớn thì chắc bạn sẽ còn thất nghiệp trong thời gian dài nữa đấy.

8. Không biết cách giới thiệu bản thân và kỹ năng mình có

Nhờ có các công cụ mạng xã hội việc làm, việc dùng phương tiện truyền thông để tiếp cận nhà tuyển dụng tiềm năng là điều dễ hơn bao giờ hết. Các công cụ này cung cấp một môi trường để bạn ‘tiếp thị’ bản thân và những kỹ năng đặc trưng, thành tựu đạt được hay tính cách giúp bạn nổi bật giữa đám đông. Nếu bạn không chủ động thể hiện và tiếp thị những kỹ năng này, bạn sẽ thua kém các ứng cử viên mạnh khác – những người luôn sẵn sàng tiếp thị bản thân họ.

9. Tạo một CV nhạt nhẽo, thiếu chi tiết

Có nhiều mẫu CV bạn có thể tham khảo nhưng nội dung bên trong cần ngắn gọn, đủ thông tin và chi tiết về những điều bạn có thể đem lại cho nhà tuyển dụng. Nếu không làm được như vậy, bản CV của bạn sẽ trở nên nhạt nhẽo, vô nghĩa và khó thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Tránh viết những thông tin không liên quan và cũng không nên viết quá 4-5 trang.

10. Không biết cách kiểm soát phương tiện truyền thông

Mặc dù phương tiện truyền thông và mạng xã hội việc làm có thể dùng để thể hiện sự đáng tin của bạn, vẫn có nguy hiểm không ngờ tới khi dùng phương tiện truyền đạt trực tuyến. Twitter là một ví dụ. Bạn nên kiểm soát những gì đưa lên mạng và cũng không để bạn bè mời xem những thông tin không phù hợp.

Nguồn: tindich.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.