Đơn thuốc kháng sinh liều cao cho ngân hàng

Điều chỉnh giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn của hệ thống ngân hàng từ mức 60% hiện hành về 40%; đồng thời quy định tỷ lệ cấp tín dụng trên tổng vốn huy động áp dụng cho ngân hàng quốc doanh và nửa quốc doanh 90%, của ngân hàng cổ phần 80% là những điểm nhấn đang thu hút sự chú ý của doanh nghiệp cũng như các tổ chức tín dụng về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36 về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Nhằm hạn chế những biến động thanh khoản trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng năm nay được dự báo ở mức 18-20%, cơ quan quản lý đã đi trước với việc hạ tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn chảy vào tín dụng trung, dài hạn.

Nhằm hạn chế những biến động thanh khoản trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng năm nay được dự báo ở mức 18-20%, cơ quan quản lý đã đi trước với việc hạ tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn chảy vào tín dụng trung, dài hạn.

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối tháng 12-2015 tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn chung của toàn hệ thống ở mức 31%, cụ thể của ngân hàng quốc doanh nơi Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối là 33,36%; của ngân hàng cổ phần 36,9%; của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính 73,14%; của ngân hàng hợp tác xã 77,93%. Căn cứ vào những số liệu này, việc vượt quá tỷ lệ quy định nằm ở hai đối tượng sau. Thời gian vừa qua, doanh số cho vay của các công ty tài chính tăng rất mạnh, trong đó chủ yếu cho vay tiêu dùng, bao gồm cả cho vay sửa chữa, xây mới nhà cửa. Doanh số của một số công ty tài chính tăng chóng mặt, gấp 1-2 lần so với cùng kỳ năm trước, mở theo chiều rộng hơn chiều sâu để chiếm lĩnh thị phần.

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của các công ty tài chính thường nhỏ, khoảng vài trăm tỉ đồng và họ không có chức năng huy động vốn từ dân cư hoặc doanh nghiệp. Để có vốn cho vay, họ vay ngân hàng kỳ hạn trên một năm. Họ có thể phát hành tín phiếu hoặc trái phiếu và các tổ chức tín dụng là bên mua. Các ngân hàng không những không gây khó dễ cho các công ty tài chính, ngược lại còn hỗ trợ vì công ty tài chính là công ty con của ngân hàng, phần lớn được ngân hàng góp vốn từ 50% trở lên, có ngân hàng sở hữu 100%. Cung ứng vốn cho công ty tài chính trên một năm, tất nhiên các ngân hàng phải hạch toán đây là tín dụng trung, dài hạn.

Với công ty cho thuê tài chính cũng không khác mấy. Việc đầu tư và cho doanh nghiệp thuê các thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất thông thường có kỳ hạn hàng năm. Công ty cho thuê tài chính không thể vay vốn ngắn hạn ngân hàng, họ phải tìm cách vay trung, dài hạn.

Đến cuối tháng 12-2015, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn chung của toàn hệ thống ở mức 31%, thậm chí còn cách khá xa mức 60% theo quy định hiện hành, vậy tại sao dự thảo sửa đổi bổ sung Thông tư 36 lại phải điều chỉnh xuống 40%? Một trong những lý do chính được nhà điều hành nêu ra là tín dụng bất động sản đang tăng nhanh hơn tín dụng chung.Box phải

Cho dù thế, tỷ lệ 31% chung của toàn hệ thống chưa đến mức báo động, thậm chí còn cách khá xa mức 60%, vậy tại sao dự thảo sửa đổi bổ sung Thông tư 36 lại phải điều chỉnh xuống 40%? Phải chăng số liệu công bố của NHNN được tập hợp từ báo cáo của các ngân hàng và báo cáo chưa chính xác? NHNN chắc hẳn phải có lý do và một trong những lý do chính được nhà điều hành nêu ra là tín dụng bất động sản đang tăng nhanh hơn tín dụng chung.

Vấn đề là, theo một số ngân hàng, rất khó để biết chính xác tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn trên tổng vốn huy động của một tổ chức tín dụng. Trước hết, tỷ lệ này biến thiên hàng ngày do khách hàng gửi tiền vào, rút tiền ra liên tục với sự thay đổi kỳ hạn liên tục. Một mặt ngân hàng mong muốn khách hàng gửi tiền không kỳ hạn để có thể trả lãi suất thấp, giảm giá thành đồng vốn huy động. Mặt khác lại kỳ vọng người dân, doanh nghiệp gửi kỳ hạn dài, 12-15-18 tháng trở lên để chủ động được đầu vào, tính toán kỳ hạn cho vay đầu ra.

Tuy nhiên do sự biến động của các kênh đầu tư hiện tại bất ngờ, ẩn chứa rủi ro nhiều, cơ hội lắm, nên khách hàng đa số chủ động gửi tiết kiệm ngắn hạn (dưới 12 tháng). Sự thăng trầm của giá vàng từ đầu năm đến nay là một thí dụ. Từ chỗ giá vàng trong nước cao hơn giá quốc tế khoảng 3 triệu đồng/lượng, nay giá vàng nội – ngoại đã xóa nhòa chênh lệch, gần ngang bằng nhau. Cho dù cầu về vàng của người dân đã giảm, nhưng ai dám đảm bảo sức cầu vàng nội không trỗi dậy nếu giá vàng thế giới cứ lừng lững đi lên?

Thử nhìn vào một trường hợp điển hình Vietcombank. Báo cáo tài chính hợp nhất quí 4-2015 của Vietcombank cho thấy vốn huy động không kỳ hạn của ngân hàng tại ngày 31-12-2015 chiếm 28% tổng vốn huy động. Số vốn huy động từ tổ chức kinh tế chiếm 44,8%, phần còn lại từ cá nhân, dân cư. Trong 72% vốn huy động có kỳ hạn còn lại, các kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng lớn. Như vậy, Vietcombank dù muốn hay không, vẫn phải sử dụng một tỷ lệ nhất định vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn.

Có ý kiến nhận định vốn trung, dài hạn không chỉ tập trung vào một lĩnh vực bất động sản, và do những khó khăn trong việc kiểm soát luồng vốn huy động ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro kỳ hạn, có thể dẫn đến những biến động thanh khoản trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng năm nay được dự báo ở mức 18-20%, cơ quan quản lý đã đi trước với việc hạ tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn chảy vào tín dụng trung, dài hạn.

Ý kiến trên đang được thực tế xác nhận. NHNN công bố tỷ lệ cấp tín dụng bình quân trên tổng vốn huy động của các ngân hàng quốc doanh, nửa quốc doanh vào cuối năm ngoái lên tới 97,22%, cao nhất trong vòng năm năm trở lại đây, trong khi của ngân hàng cổ phần chỉ có 78,49%; của ngân hàng liên doanh, nước ngoài còn thấp nữa 62,27%. Một chuyên gia nhận xét không nên vui mừng vì tỷ lệ cho vay/huy động thấp của tổ chức tín dụng cổ phần bởi những ngân hàng cổ phần là “điểm nóng” về tái cơ cấu đang phải dự trữ thanh khoản cho những khoản phải thu, những khoản lãi và phí phải thu tăng vọt. Không có chuyện ngân hàng để tiền “rong chơi” trong xu hướng lãi suất tiết kiệm đang được đẩy lên ở mọi kỳ hạn.

Giờ đây dự thảo sửa đổi Thông tư 36 yêu cầu các ngân hàng quốc doanh và nửa quốc doanh phải kéo tỷ lệ cho vay/huy động xuống 90%. Có hai phương án: hoặc hạ tín dụng, thu hồi nợ nhiều hơn cho vay mới; hoặc nâng tổng vốn huy động. Còn đối với ngân hàng cổ phần, mức nhúc nhích từ 78,49% lên 80% không đáng là bao. Ngân hàng không thể ngưng cấp tín dụng bởi đây là nghiệp vụ sinh lời cao nhất, cho nên cách thức khả thi sẽ là nâng tổng vốn huy động. Cuộc đua huy động vốn mới chỉ bắt đầu!

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.