Mức lương cao với những chế độ đãi ngộ tốt là niềm ao ước của bao nhân viên đi làm.
Thế nhưng anh X lại không chọn vậy. Anh nói: “Đi làm điều quan trọng nhất là bạn làm cho ai chứ không phải lương bạn được bao nhiêu? Ai là sếp xứng đáng để bạn cống hiến hết tài năng chứ đừng hoang phí tài năng của mình cho những vị sếp trả lương cao để giữ nhân tài.
Nếu một doanh nghiệp chỉ lấy mức lương cao, đãi ngộ tốt để giữ nhân tài thì không sớm thì muộn cũng đóng cửa, xóa tên.
Tăng cho 1-2 nhân viên xong thì các nhân viên khác cũng đòi tăng. Lợi nhuận thì thấp mà chi phí thì cứ đội lốt thì lấy đâu ra để tăng lương với thưởng.
Giữ chân nhân viên chỉ bằng cách trở thành vị Sếp đáng để họ đầu quân kể cả trong thời kỳ khủng hoảng, khó khăn nhất của doanh nghiệp.
1. Hãy nhìn vào HỆ THỐNG doanh nghiệp của bạn đã chuyên nghiệp, bài bản, tự động hóa chưa?
Hệ thống báo cáo tài chính, nhân sự, kế toán, quản lý, biểu mẫu… Anh X chia sẻ, một công ty trả anh với mức lương cao để về làm trưởng phòng nhân sự nhằm thiết lập lại hệ thống, nhưng anh đã từ chối vì nhân sự là cốt cán của công ty mà sếp cũng không giữ chân được thì anh về đấy được bao lâu thì cũng xách cặp ra đi.
Hệ thống lỏng lẻo thì chẳng khác gì con người có hệ thống Xương không hoàn hảo vững chắc, đi đứng thì liêu xiêu, gặp gió thì đổ. Doanh nghiệp như vậy thì cũng sớm sụp đổ mà thôi.
2. Các SẾP đa số đi lên từ nghề, kiến thức chuyên môn cao nhưng các kỹ năng quản lí, giao việc, giải quyết vấn đề không cao.
Anh X chia sẻ anh không rời bỏ công ty cũ cũng chỉ vì quy trình, hệ thống ở đó bài bản, vận hành tự động. Các phòng ban thường xuyên hỗ trợ cho nhau, cùng giúp đỡ nhau hoàn thành chỉ tiêu nhằm đạt được sứ mệnh tầm nhìn của công ty.
Và cái chính là ở đó không có cái tôi, ai ai cũng có quyền được nói được bày tỏ ý kiến và mọi vấn đề đều được các nhà quản lý, công nhân viên cùng nhau chia sẻ và giải quyết.
3. Quy trình đào tạo bài bản chuyên nghiệp.
Chế độ lương, thưởng chứng tỏ được khả năng của một nhân viên đến đâu. Các công ty hay bị xáo trộn khi mà các nhân sự cấp cao, chủ chốt đi đầu quân cho doanh nghiệp khác. Sếp lại phải đi tuyển nhân sự mới, chi phí cho nhân sự cấp cao thì không hề rẻ. Vậy doanh nghiệp phải làm gì với nhân sự thời hội nhập bây giờ khi mà có quá nhiều sự cạnh tranh từ doanh nghiệp nước ngoài muốn sở hữu những nhân sự cấp cao của doanh nghiệp Việt?
Còn chế độ lương ở các doanh nghiệp thì sao, trả lương theo kiểu định tính hay đinh lượng, đã đánh giá được đúng khả năng, năng lực của nhân viên hay chưa?
Rất buồn là rất nhiều doanh nghiệp Việt chưa áp dụng được cách tính lương theo KPI- tính lương theo hiệu quả thực hiện công việc của từng cá nhân mà tất cả đều áp dụng theo định tính, ước chừng.
Nguồn từ Hội Cuồng Kinh Doanh