Dưới đây là 10 điều hướng dẫn cách và cũng là kinh nghiệm tôi khuyên các bạn đang đi tìm việc nên làm để công việc tìm kiếm của mình hiệu quả và nhanh nhất.
1. Đừng để mất việc trước khi có việc.
Những bạn rơi vào trạng thái tìm việc có 2 nhóm:
– Nhóm đang có việc và muốn tìm công việc tốt hơn.
– Nhóm chưa hoặc đã mất việc.
Những người ở nhóm đang có việc sẽ dễ dàng tìm được việc hơn là nhóm mất việc. Đây là thực tế. Vì thế bạn đừng để mình rơi vào nhóm 2. Hãy cố gắng giữ cho mình một công việc nào đó. Chớ vì tức giận mà bỏ đi khi chưa có sự thay thế hoàn hảo phù hợp.
2. Kiên nhẫn và lạc quan.
Với những người ở nhóm đã mất hoặc chưa có việc thì tìm lại một công việc là điều khó khăn và gây cho bản thân những sốt ruột không tốt. Để tìm được việc, chúng ta sẽ phải trải qua một quãng thời gian thử thách. Cho nên bạn cố gắng giữ cho mình tinh thần lạc quan, kiên nhẫn. Điều này sẽ rất khó khi mà tiền đã hết, tình đã tan. Khi ở tận cùng, bạn có thể kiếm cho mình 1 công việc gì đó tạm. Một số người sẽ phó mặc cho số phận đưa đẩy từ đó. Tôi khuyên bạn đừng thả lỏng bản thân. Tiếp tục tìm kiếm và kiên nhẫn là điều tốt.
Bạn đang tìm kiếm một công việc, bạn thất vọng khi bạn mất quá nhiều thời gian để làm việc đó. Bạn hãy có một danh sách các công ty bạn muốn hướng tới. Hãy kiên trì theo đuổi mục tiêu bởi vì nếu lỡ mất một cơ hội bạn vẫn còn một số công ty khác để tiếp tục. Một chiến lược khác là phải kiên trì trong việc làm cho các nhà quản lý tuyển dụng theo dõi bạn, sau khi bạn đã gửi hồ sơ hoặc đã đến tham gia một cuộc phỏng vấn, hãy cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn quan tâm thực sự đến công ty của họ nhưng không được thể hiện sự thiếu kiên nhẫn hay thô lỗ. Gọi điện cho họ một hoặc hai lần mỗi ngày sẽ không giúp bạn có được bất kỳ ưu đãi nào. Hãy nhớ rằng quá trình tuyển dụng thường lâu dài , và các công ty rất cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định của mình. Hãy tìm hiểu kỹ những công ty tiềm năng của bạn và luôn luôn phấn đấu hết mình, giữ tinh thần lạc quan.
3. Xây dựng thương hiệu bản thân
Trong thời gian chờ tìm việc, ngoài tìm kiếm công việc, tôi nghĩ bạn nên tự tạo thêm việc cho mình bằng cách xây dựng thương hiệu bản thân. Làm cho mình được mọi người nhớ tới. Cách làm rất đơn giản: đóng góp các ý kiến chuyên môn của mình trên các diễn đàn, group mail, group facebook, viết blog và tình nguyện tham gia hỗ trợ các hoạt động cộng đồng.
Bạn chính là thương hiệu của bạn. Bạn có phương pháp bán hàng độc đáo thì hãy nuôi dưỡng nó. Điểm mạnh của bạn là lợi thế tiếp thị tốt nhất, và bạn áp dụng vào vị trí của mình như một chuyên gia ở tất cả các thời gian. Hãy bắt đầu thương hiệu của mình bằng cách viết bài, thuyết trình, phát biểu tại sự kiện, hoặc thậm chí dạy một lớp học. Được hoạt động trong cộng đồng của bạn và giành chiến thắng với những ý tưởng của mình.
4. Xây dựng một mạng lưới quan hệ đáng tin cậy
Song song với việc xây dựng thương hiệu bản thân là việc xây dựng mối quan hệ, có nhiều bạn không biết làm điều này. Như tôi viết ở trên, xây dựng thương hiệu bản thân có một việc đó là tình nguyện hỗ trợ các hoạt động cộng đồng. Thực ra việc này không chỉ xây dựng thương hiệu mà còn giúp bạn xây dựng các mỗi quan hệ với những đồng nghiệp khác. Điều này có nghĩa là bạn kết nối với những người, với các tổ chức và các ngành công nghiệp trong mục tiêu của bạn. Giữ liên lạc và gặp gỡ thường xuyên, làm quen với họ trong tư cách cá nhân . Tránh cho cuộc trò chuyện của bạn liên quan đến kinh doanh – hãy hỏi về sở thích hay gia đình họ. Thảo luận về những ý tưởng cuộc sống một cách chân thành trong việc xây dựng mối quan hệ với họ. Không ngại giúp đỡ họ khi cần thiết ngay cả khi bạn không nhận được bất cứ điều gì trong tương lai.
Tôi hay tổ chức offline. Có những bạn sinh viên năm 3 đã biết làm điều này. Bạn sẵn sàng bỏ ra 1 khoản tiền để đi uống cafe với các anh chị lâu năm trong nghề. Tình nguyện với những công việc vặt. Đóng góp ý kiến khi được hỏi. Khi các bạn tốt nghiệp, các bạn đều được nhận ngay.
5. Không ngừng học hỏi
Việc tiếp theo, trong khoảng thời gian rảnh đó là đừng để tự tụt hậu về kiến thức. Bạn ở nhà tức là bạn đang mai một dần kiến thức của mình. Do vậy nên luôn luôn phát triển khả năng của bạn bằng cách theo đuổi những điều mới lạ . Tham gia các lớp học, hội thảo, hội nghị về ngành nghề bạn quan tâm, không nhất thiết là nó liên quan đến công việc bạn đang tìm kiếm . Tăng cường kiến thức của bản thân bằng học thêm để có giấy chứng nhận chuyên môn mới.
Thực ra 3 việc : xây dựng thương hiệu bản thân, mối quan hệ, học hỏi là 3 việc song song và bổ trợ cho nhau. Bạn đi offline thì vừa được học vừa có mối quan hệ, vừa xây dựng được thương hiệu bản thân. Cho nên khi tham gia hoạt động cộng đồng nào bạn nên luôn phải nhớ làm 3 việc này. Đừng bỏ lỡ cái gì.
6. Sử dụng thành thạo Internet làm lợi thế của bạn
Mỗi năm tôi có mấy đợt tuyển các bạn thực tập vào công ty để hỗ trợ công việc. Thỉnh thoảng tôi lại thấy có bạn không biết cả gõ máy tính lẫn sử dụng công cụ tìm kiếm. Tôi gặp nhiều đến độ phát sốt và tạo ra khóa học: Khóa đào tạo dành riêng cho các Fresher – sinh viên thực tập . Khóa học giúp các bạn khắc phục các lỗi làm việc thiếu chuyên nghiệp.
Và trong thời buổi công nghệ, hầu hết các công ty đã có trang web của riêng mình và muốn nhận hồ sơ qua các ứng dụng trực tuyến . Một số nhà tuyển dụng sử dụng LinkedIn hay Facebook Fan Pages để tìm ứng viên và sử dụng chứng thực về ứng viên của mình . Sử dụng các trang web hay các tổ chức cũ để tìm hiểu thêm về bạn. Do đó, bạn cũng có thể tạo một trang web cho chính mình, và hiển thị CV và danh mục đầu tư của bạn ở đó. Hơn nữa, bạn có thể tạo một blog, nơi thảo luận về chủ đề cũng như trình bày kỹ năng và kinh nghiệm của bạn .Thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội ( LinkedIn , Facebook, Twitter, Google Hangouts) là một vài ví dụ để thêm vào uy tín cũng như thể hiện khả năng của bạn . Và một số ứng viên có thể quay lại video giới thiệu của riêng mình tải lên YouTube. Để hỗ trợ các hoạt động kết nối của bạn , bạn cũng có thể sử dụng e -mail để giữ liên lạc với các đồng nghiệp của bạn và các địa chỉ liên lạc khác
7. Tham gia các cuôc phỏng vấn thử
Nếu bạn chịu khó thực hiện 5 điều trên thì tôi tin bạn sẽ không còn thời gian để làm điều này. Và bạn không cần làm vì sẽ có người gọi bạn đi làm ngay khi họ thấy hợp. Ở trên tôi viết về việc tham gia các hoạt động cộng đồng, và việc tham gia này, ẩn trong đó chính là việc phỏng vấn bạn một cách không trực tiếp. Các đồng nghiệp tương lai của bạn sẽ phỏng vấn bạn với những câu hỏi vu vơ về công việc ngay khi ngồi cùng bàn bạc công việc. Và bạn trả lời thế nào sẽ được họ ghi nhớ.
Tuy nghiên nếu bạn vẫn còn thừa thời gian thì tham gia các cuộc phỏng vấn thử là không thừa. Điều này là để cải thiện kỹ năng nói và đàm phán của bạn. Dự đoán các câu hỏi có thể được hỏi trong cuộc phỏng vấn, và chuẩn bị câu trả lời cũng như kỹ năng nắm bắt vấn đề. Viết một đoạn văn bản ngắn giới thiệu về bản thân, nêu rõ mục tiêu công việc , kinh nghiệm của bạn và thế mạnh mà bạn có thể mang đến cho công ty. Tham gia phỏng vấn thử để thêm các kỹ năng,phương pháp đàm phán về tiền lương, bồi thường, lợi ích, và vô số những thứ khác. Để nâng cao kỹ năng , bạn có thể thực hiện một vài điều sau đây: nói chuyện trước gương, trò chuyện với một người bạn và hành động như thể bạn đang ở trong cuộc phỏng vấn thật sự, hoặc ghi âm lại cuộc phỏng vấn chính mình và lắng nghe để đánh giá.
8. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của ấn tượng đầu tiên
Bạn đã có CV, bạn đã phỏng vấn thử, bạn đã gửi CV, xây dựng mối quan hệ, thương hiệu cũng như bằng cấp, kiến thức cần thiết thì lúc này bạn hoàn toàn có thể được gọi đi phỏng vấn. Khi bạn ứng tuyển vào bất kì vi trí nào thì ấn tượng đầu tiên của bạn đối với nhà tuyển dụng cũng rất quan trọng. Cố gắng để lại ấn tượng đầu tiên thật tốt cho dù đó là với thư ký hay nhà tuyển dụng. Nếu bạn muốn mình khác biệt các ứng cử viên khác, bạn phải để lại ấn tượng tốt hơn, thể hiện quyết tâm và sư nghiêm túc muốn có được công việc . Bạn phải cho họ biết sự cố gắng của bạn: ví dụ bạn đến sớm hơn, ăn mặc thông minh, được chuẩn bị kĩ càng hơn.
9. Thể hiện cho nhà tuyển dụng bạn có thể làm những gì?
Trong tất cả các cuộc phỏng vấn việc làm, bạn phải thuyết phục người sử dụng lao động (hoặc người quản lý tuyển dụng) tại sao họ nên tuyển dụng bạn trong số tất cả các ứng viên có cùng trình độ ứng tuyển. Cách tốt nhất để làm điều này là hãy xác định các nhu cầu của công ty và làm thế nào bạn có thể làm tốt chúng bằng việc sử dụng các kỹ năng và chuyên môn của bạn. Bạn phải thể hiện bản thân như là một tài sản, là một lợi ích cho tổ chức với kinh nghiệm của bạn như thế nào. Xác định những thách thức liên quan mà bạn đã vượt qua trong quá khứ, những vấn đề mà bạn tìm thấy giải pháp thực tế và đưa ra được những kết quả hữu hình. Nhà tuyển dụng luôn luôn muốn biết rằng họ đang sử dụng đúng giá trị đồng tiền của họ, và vì vậy bạn phải thuyết phục họ rằng việc thuê bạn là một lợi thế nhất định để đóng góp vào sự phát triển của công ty.
10. Sống khỏe mạnh, và sống tốt
Tìm kiếm công việc đòi hỏi rất nhiều năng lượng và sự nhiệt tình. Có chế độ ăn uống đầy đủ, chăm tập thể dục và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Làm những gì bạn thích, thường xuyên đi chơi với bạn bè, dành thời gian cho gia đình. Không tránh né thói quen và các mối quan hệ để có được những công việc mà bạn muốn. Nếu bạn chăm sóc bản thân tốt, những điều tốt đẹp sẽ đến.
Tìm kiếm thành công trong công việc có thể mang lại rất nhiều áp lực nhưng cuối cùng nó cũng chỉ là công việc. Điều quan trọng là phải nhớ rằng nó không được ưu tiên hơn một cơ thể khỏe mạnh, những người yêu bạn, và một cuộc đời đầy đủ.
Tóm gọn lại 10 điều trên để bạn nắm cơ bản. Thực ra trong mỗi điều trên là vô số những lưu ý còn nhỏ và chi tiết hơn nữa. Để viết ra thì dài và tôi cũng có các bài lẻ về đề tài này. Ví dụ như có bài tôi nói về 20 việc sinh viên phải làm. Rồi bài viết về nội dung mail gửi cho nhà tuyển dụng …. Bạn quan tâm thì tham gia khóa học : Chương trình đào tạo hướng dẫn Ứng tuyển công việc thành công . Hẹn gặp lại bạn. Tôi sẽ gửi nhiệm vụ qua mail cho bạn và bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn, gửi lại kết quả cho tôi kiểm tra là ok.
Bonus cho bạn 1 số tâm sự của các HR phỏng vấn tuyển dụng. Các bạn xem để lấy cho mình kinh nghiệm phỏng vấn ứng tuyển xin việc nhé.
Tháng trước có tuyển kế toán cho cty, vì tính chất công việc nên công ty tuyển SV mới ra trường. Rất ấn tượng với 1 em. Ăn mặc cũng đẹp: váy ngắn trang điểm đậm ( Khuyến khích các em mặc váy đi làm và trang điểm nhẹ nhàng, nhưng rất dị ứng với mốt thời trang lòe loẹt => ko ưng lắm). Hỏi CV của em ấy đâu, e ấy đưa ra 1 file hồ sơ nhàu nhĩ gấp làm đôi (e ấy giải thích do để trong túi), trong đó duy nhất có 1 tờ CV 2 trang, trình bày về cơ bản chả có j nổi bật=> ko ưng tập 2. Phỏng vấn vài câu, e ấy trả lời nhát gừng nhát khế. Cao điểm là lúc hỏi câu “Em nói em đã từng đi làm thế em đã từng làm những mảng nào?” Em ấy hất hàm về phía nhà tuyển dụng nói ” đấy, trong CV của em đấy”. ( chẳng là e ấy có chị làm trong ngành nên trong thời gian đi học cũng đc tiếp xúc qua, nhưng CV viết mỗi câu ” có khả năng làm báo cáo thuế”). Lúc này thì potay toàn tập. Bằng giỏi thật đấy, 4 năm làm lớp trưởng, nhưng tự tin thái quá.
Xin việc cũng là 1 kỹ năng nên các bạn trẻ chú ý nhé.
Anh chị cho e than phiền một chút. E đăng tin tuyển dụng thì nhận hơn cả trăm tin nhắn. Cuối cùng e chọn được 10 bạn đến phỏng vấn thì 5 bạn không tới, trong đó có 1 bạn nhắn tin không tới còn lại im re không nói câu gì. Hẹn 2 bạn tới hôm sau thì 1 bạn chẳng mang 1 bộ hồ sơ nào hết và bạn ấy nói bạn ấy chưa cả làm hồ sơ. Còn 1 bạn chưa gì cứ hỏi chị trả lương bao nhiêu. Còn 1 bạn nhắn tin nói bạn ấy thấy khó quá nói sợ không dám đến mặc dù chưa thấy mặt mũi mình hay cái nài test nó như thế nào.Chua kể là hàng chục tin nhắn cộc lốc của các bạn nữa. E thấy các bạn cứ nói khó xin việc mà các bạn xin việc kiểu như vầy thì chắc là cả đời cũng không xin đươc việc mất. Em làm quản lý đôi khi cầm tay chỉ việc mà nhận mấy hồ sơ như vậy thật sự thấy buồn quá. Không biết các bạn đọc xong bài này có hiểu lý do tại sao các bạn không xin được việc chưa?