Có bao giờ trên đường đời tấp nập, bạn vô tình …thắc mắc sự khác nhau giữa nghề nghiệp và công việc chưa ? Tôi thường hay nghe anh chị em, những người đã đi làm nhiều năm nói rằng, “nghề nó chọn người” và rằng làm nghề gì, nó phụ thuộc vào cái “nghiệp” của riêng người ấy.
Xin phép được giấu tên. Tôi từng gặp, những người yêu lắm thích lắm những công việc về ô tô như phụ kiện ô tô, sửa chữa ô tô, buôn bán ô tô… người đó có thể bắt đầu sự nghiệp bằng “nghề ô tô” nhưng loanh quanh thế nào, sau vài năm người thì đứng lớp làm thầy giáo, người lại loanh quanh ở tiệm bán vàng (kinh doanh vàng). Có người làm kinh doanh cũng khá tốt, làm giáo viên cũng “vang bóng một thời” thế mà sau mười năm gặp lại, tôi lại thấy anh đang làm trụ trì một chùa ở ngoại thành thành phố. Ngay cả tôi cũng vậy, cũng từng đi thi Sư Phạm thật, cũng nhiều người gặp tôi đứng lớp hơn một năm, rồi đi trông thi, công tác tại một trường có tên rất “Ha-oai” tại Hà Nội… mọi người gặp tôi trong bối cảnh lớp và trường nhiều đến mức ai cũng nghĩ chắc tôi là giáo viên, nhưng thế quái nào tôi lại làm… nghề khác, tôi là một marketer.
Là một marketer được 5 năm thì có đến 3 năm tôi kiêm nhiệm cả công việc của chuyên viên tuyển dụng – đào tạo, tuyển từ cộng tác viên, đại diện thương hiệu đến cấp độ trưởng phòng, giám đốc kinh doanh. Tuy 3 năm chưa phải là nhiều, nhưng cũng có lúc sếp cũ tôi bảo “hay em chuyển hẳn sang làm nhân sự vị trí tuyển dụng đào tạo đi, chị thấy em hợp với nghề đó..” Nghề nhân sự, nghe cũng có vẻ hay, thời còn đi học, điểm quản trị nhân lực của tôi cũng thuộc hạng không tồi (đến giờ này tôi vẫn còn tự hào vì môn đó là một trong những môn điểm cuối kỳ của tôi cao nhất, tất nhiên là sau môn chuyên ngành) Tôi cũng tham dự một vài module về quản lý nhân sự như ứng dụng luật trong quản lý nhân sự – một nội dung quan trọng đối với hoạt động quản lý nhân viên tại mọi doanh nghiệp. Tôi quay clip nhập vai phỏng vấn của khá nhiều học viên lớp Tuyển dụng nhân sự cơ bản, xem đi xem lại nhiều lần vì tôi phải cắt và biên tập lại hầu hết các video đó. Cũng có lúc, tôi có ý định đi học hẳn một khóa Nghề nhân sự chuyên nghiệp để đổi nghề, biết đâu marketing chỉ là công việc, còn nghiệp của tôi gắn liền với nghề nhân sự, với tuyển dụng – đào tạo thì sao. Sự bộn bề của cuộc sống, sự bận rộn của nghề nghiệp, sự nể nang bạn bè trong các phi vụ ăn chơi, rồi thì gia đình, sự nghiệp mà tôi vẫn nghĩ đó là sự nghiệp níu kéo nên đến tận giờ này tôi vẫn chưa học trọn vẹn một khóa Nghề nhân sự nào cả, cho đến ngày hôm nay, khi mà tôi đọc được câu chuyện dưới đây:
Đó là sự khác nhau giữa nghề nghiệp và công việc.
“Con có thấy sự khác nhau giữa nghề nghiệp và công việc không?” Ngày nọ người cha giàu hỏi.
Tôi hơi bối rối và hỏi lại, “Không phải hai thứ là một sao cha? Không phải nghề nghiệp giống công việc sao?”
Người cha giàu lắc đầu nói, “Nếu con muốn thành công trong đời, con cần biết sự khác nhau đó.”
“Có gì là quan trọng?” Mike hỏi và cả hai đứa nhún vai, chờ bài học của cha vì biết nó sẽ đến cho dù chúng tôi có muốn nghe hay không.
“Cha ruột của con thường nói gì về chuyện tìm việc làm?”
Nghĩ một chút tôi trả lời, “Cha con vẫn nói là đi học và học cho giỏi vào để tìm được việc làm tốt.”
“Thế cha con có nói Làm bài tập đi để có việc làm tốt không?”
“Vâng có,” tôi trả lời “Cha con có nói những điều như thế”
“vậy cái khác nhau giữa nghề nghiệp và công việc là gì?” Người cha giàu hỏi lại.
“Con không biết”, Với con thì cái nào cũng là công việc thôi.”
“A, con hiểu cha muốn nói gì rồi,” Mike thốt lên. “Nghề nghiệp là việc con làm được trả lương. Còn công việc thì con không được trả lương, ví dụ bài tập về nhà. Công việc là những gì con làm để chuẩn bị cho nghề nghiệp của mình.”
Người cha giàu gật đầu, “Đúng vậy. Đó là sự khác nhau giữa công việc và nghề nghiệp. Con ăn lương từ nghề của mình nhưng con chẳng được trả lương cho việc của mình.” Nhìn tôi, ông hỏi, “Thế con có được trả tiền để dọn cỏ, hay mẹ con có được trả tiền để làm việc nhà không?”
“Dạ không,” tôi trả lời. “Trong nhà con không có chuyện đó. Con còn chẳng được cho tiền tiêu vặt nữa là.”
“Vậy con có được trả tiền để làm bài tập không?”Người cha giàu hỏi. “Cha con có cho con tiền để con đọc sách không?”
“Dạ không,” tôi trả lời giọng nghi ngờ. “Ý cha là bài tập về nhà cũng là bước chuẩn bị cho nghề nghiệp của con?”
“Đúng vậy đấy,” người cha giàu mỉm cười .” Về chuyện tiền bạc , càng làm nhiều bài tập, con càng kiếm được nhiều tiền trong nghề nghiệp. Nhưng ai không làm bài tập sẽ kiếm được ít tiền hơn, cho dù là làm công hay làm chủ.”
Nghĩ ngợi một lúc, cuối cùng tôi nói, “ Vậy có thực là nếu con không làm bài tập về nhà khi đi học, con sẽ không có nghề lương cao?”
“Phải, ý cha là thế,” Người cha giàu nói. “Ít nhất, nếu con không làm bài tập thì con sẽ không thể trở thành bác sĩ, kế toán hay luật sư. Nếu con đi làm công, con sẽ gặp khó khăn trên đường thăng tiến và ít lương bổng nếu con không có kỹ năng được đào tạo đàng hoàng hay bằng cấp đại học.”
“Và nếu muốn trở thành chủ doanh nghiệp, chúng con cần làm nhiều loại bài tập khác nữa”
Người cha giàu gật đầu nói, “ Và nhiều chủ doanh nghiệp thôi việ mà không làm bài tập. Vì thế mà rất nhiều doanh nghiệp nhỏ thất bại hoặc rất vất vả chuyện tài chính.”
“Vì thế mà cha đang ép chúng con làm bài tập để trở thành chủ doanh nghiệp.”
“Chính xác,” người cha giàu nói. “ Và vì thế mà cha không trả tiền cho các con. Làm việc không lương cho họ chính là các con đang làm bài tập. Nhiều chủ doanh nghiệp không hiểu chuyện làm việc không lương. Họ cho rằng cái gì họ làm cũng phải được trả tiền chứ. Vì thế mà họ thất bại. Họ tiếp tục suy nghĩ theo cách của người làm công. Họ muốn được hưởng lương đều đặn.”
” Trích dạy con làm giàu – Robert T.Kiyosaki & Sharon L. Lechter”