10 Bí Quyết để Tồn Tại Nơi Công Sở với Sự Tự Tin !

Lời khuyên số 1: Mỗi ngày một khẳng định tích cực. 

Hãy bắt đầu ngày mới bằng một câu khẳng định. Lời khẳng định là một tuyên bố tích cực được viết ở ngôi thứ nhất và thì hiện tại, ví dụ như: “Tôi có thể xử lý được những thách thức có thể xảy ra, với sự tự tin và dễ dàng ” hoặc” Tôi đạt được những điều tuyệt vời, tôi thoải mái khi là chính tôi “. Đọc to lời khẳng định của bạn thành tiếng, hoặc đọc thầm nó trong tâm trí nếu bạn thấy không thoải mái. Cố gắng tập trung khi lặp lại lời khẳng định của bạn. Hãy dành 15 phút mỗi buổi sáng cho việc này.

 

Lời khuyên số 2: Bắt đầu ngày mới với một nụ cười tươi.

Việc thức dậy vào mỗi buổi sáng với một nụ cười thật tươi có vẻ như hơi kì lạ, nhưng khoa học đã chứng minh rằng việc mỉm cười có ảnh hưởng tích cực đến cả tâm lý cũng như  thể chất của bạn và làm tăng sức chịu đựng đối với sự thất vọng hoặc nỗi đau tinh thần. Ngay cả khi bạn không thấy muốn mỉm cười thì cũng hãy giả bộ cười! Các cơ miệng chuyển động sẽ kích thích tăng endorphins  giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và tự tin hơn về bản thân. Vì vậy, hãy tập thói quen bắt đầu ngày của bạn với một nụ cười tươi bằng cách cười trước gương. Ngoài ra, cố gắng mỉm cười như vậy càng nhiều lần càng tốt trong ngày và trong khi thực hiện công việc hàng ngày của bạn.

 

Lời khuyên số 3: Bắt đầu làm việc sớm

Một trong những điều làm hỏng cả ngày làm việc  của là sự chậm trễ. Một khi bạn rời khỏi nhà trễ thì tất cả mọi thứ sẽ không còn theo kế hoạch! Ách tắc giao thông, thời gian trôi qua quá nhanh chóng, bạn làm đổ cà phê vào quần áo. Điều này làm bạn thấy bất an và mất bình tĩnh. Hậu quả là, vấn đề này dẫn đến nhiều vấn đề khác. Hãy tránh những điều này bằng cách tạo thói quen bắt đầu mọi thứ sớm mười phút mỗi ngày. Như vậy, bạn sẽ có thể duy trì tâm trạng tốt và thấy tự tin rằng mọi thứ đều trong tầm kiểm soát.

 

Lời khuyên số 4: Giữ cho tâm trạng luôn tốt

Tâm trạng của đồng nghiệp bạn như thế nào đều không quan trọng, hãy duy trì tâm trạng tích cực cho riêng bạn. Hãy tự làm cho mình một tách trà hoặc cà phê và nhìn lại những công việc cần làm. Khi bạn đã có cái nhìn tổng quát về khối lượng công việc trong ngày, hãy lên kế hoạch hoàn thành tất cả các nhiệm vụ, bắt đầu từ các email nhận được. Nhưng trước khi làm như vậy, hãy nhớ nói chào buổi sáng với những người xung quanh và có thể trò chuyện nhanh với những người mà bạn biết là có thái độ tích cực. Điều này sẽ tăng cường cảm giác tích cực của bạn về công việc và những người bạn làm việc cùng.

 

Lời khuyên số 5 : Quản lí thời gian hiệu quả và lập thứ tưu tiên cho công việc .

Tại sao một số người có thể xoay xở để hoàn tất mọi thứ trong khoảng thời gian 24-giờ trong khi những người khác thì không thể? Tất cả mọi người đều có 24 giờ mỗi ngày, dù bạn sống một cuộc sống bận rộn hay không. Câu trả lời chính là một từ đơn giản: SỰ TẬP TRUNG!

Nếu bạn cần phải thực hiện một công việc, hãy tập trung và tránh bị phân tâm bởi bất cứ điều gì khác, dù bạn đang thực hiện loại công việc nào đi nữa. Một nhiệm vụ cần phải được lựa chọn, việc mà bạn cần phải thực hiện nhất, hoặc ưu tiên nhất. Ngay sau khi đạt được kết quả mong muốn, bạn có thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tiếp theo.

Để quản lý thời gian một cách hiệu quả, hãy thực hiện theo 3 bước sau:

  • Chọn ra nhiệm vụ ưu tiên nhất và tiếp tục đặt thứ tự ưu tiên cho những nhiệm vụ còn lại ngay khi bạn đã hoàn thành nhiệm vụ này.
  • Gác lại tất cả những  việc còn lại. Những việc đó sẽ phải chờ cho đến khi bạn hoàn thành công việc đã được lựa chọn.
  • Đặt tất cả nỗ lực vào nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu với tất cả kỹ năng và hiệu suất làm việc của bạn, như vậy bạn sẽ không phải quay lại sửa chữa nó sau khi bạn đã kết thúc.

 

Lời khuyên số 6: Chuẩn bị trước các cuộc họp

Cuộc họp chính là thời điểm trong ngày để bạn bày tỏ ý kiến​​, báo cáo và phân tích số liệu hay trình bày một ý tưởng bạn đang ấp ủ để cải thiện một quy trình làm việc hoặc thay đổi một thói quen nhằm giảm bớt chi phí cho công ty.

Tuy nhiên, bên cạnh việc dùng cơ hội này để thể hiện năng lực, chia sẻ kiến ​​thức và kinh nghiệm với  đồng nghiệp thì các cuộc họp cũng có thể là một sự tra tấn. Trong hầu hết các trường hợp, điều này là do thiếu sự chuẩn bị hoặc thiếu tự tin khi nói chuyện trước một nhóm người. Vì vậy, hãy tự hỏi bản thân: Điều gì làm cho ta có những cảm xúc tiêu cực về cuộc họp ? Sau khi tìm ra gốc rễ của sự lo lắng và sợ hãi, hãy dành thời gian của bạn để chuẩn bị đúng cách. Hãy thu thập càng nhiều số liệu càng tốt, nắm trong tay tất cả các thông tin cần thiết và chuẩn bị câu trả lời cho mọi câu hỏi có thể được đặt ra. Hơn nữa, hãy chuẩn bị trước bài thuyết trình cho ý tưởng hoặc kiến nghị của bạn và thăm dò trước một cách cẩn thận cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái khi trình bày nó trong cuộc họp.

 

Lời khuyên số 7: Tránh xung đột

Làm việc với những người “khó tính” là một phần của công việc và bạn biết điều đó. Đây không phải là điều bạn có thể né tránh. Nhưng bạn vẫn CÓ THỂ tránh gây ra xung đột với những người như vậy . Luôn duy trì thái độ tích cực và sự bình tĩnh sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và tránh những sai lầm gây ra bởi cảm xúc tiêu cực.

Nhưng làm thế nào để bạn có thể phản ứng với tình huống tiêu cực một cách chuyên nghiệp và không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tự phát hoặc đáp trả lại một cách hung hăng? Bạn sẽ phản ứng như thế nào ? Hãy lấy một tờ giấy và vẽ một đường thẳng ở giữa. Bên trái mô tả cách bạn thường phản ứng.  Bạn cảm thấy thế nào ? Bạn thường nói những gì? Cơ thể của bạn phản ứng như thế nào ? Và bạn cảm thấy thế nào sau khi phản ứng theo cách này? Bạn thấy hài lòng hay là hối hận?

Ở bên phải, hãy mô tả cách mà bạn muốn phản ứng. Mô tả bạn muốn cảm thấy như thế nào (bình tĩnh, tự tin, vv) và bạn muốn cơ thể mình phản ứng thế nào (thở chậm, nhịp tim bình thường, mỉm cười, vv). Bây giờ thì bạn đã biết mình thường làm gì và bạn cũng biết những gì bạn THỰC SỰ muốn làm. Vậy hãy bắt đầu thực hiện nó! Mỗi lần bạn áp dụng cách phản ứng đúng đắn hơn vào thực tế, bạn sẽ nhận được kết quả  tốt hơn và nhận thấy cuộc sống nơi công sở được cải thiện.
Lời khuyên số 8 : Dành thời gian nghỉ ngơi

Dù bạn đang làm gì và ngày của bạn bận rộn đến thế nào, hãy đảm bảo rằng bạn dành thời gian nghỉ ngơi thường xuyên để khôi phục lại tinh thần minh mẫn và thư giãn trong vài phút.

Thời gian nghỉ ngơi, không chỉ giúp chúng ta hồi phục và tạo sinh lực, mà còn giúp chúng ta nhìn nhận rõ ràng hơn và lấy lại sự tự tin về năng lực cá nhân để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ còn lại. Bởi vì vào thời điểm chúng ta gặp phải tình huống khó khăn và trở nên căng thẳng, chúng ta có xu hướng cảm thấy bối rối và nghi ngờ khả năng của chính mình khi xử lý các nhiệm vụ khác, khiến cho sự tự tin và năng lực của chúng ta suy giảm.

 

Lời khuyên số 9 : Bình thản trước những chỉ trích

Một trong những điều khó khăn nhất đối với mỗi người là chấp nhận chỉ trích. Bị chỉ trích tại nơi làm việc, chủ yếu là về chất lượng công việc cũng không phải ngoại lệ, và không chỉ có vậy. Tuy nhiên, đó là một phần của công việc và bạn phải học cách sống với điều đó.

Do đó, hãy thay đổi thái độ của bạn đối với việc bị chỉ trích bằng cách thay đổi cách bạn đánh giá cũng như phản ứng với nó. Học cách phân biệt những chỉ trích tiêu cực, ác ý với phê bình mang tính sáng tạo có thể được sử dụng cho sự phát triển của bản thân bạn. Tránh để tâm đến hình thức chỉ trích đầu tiên, hãy chấp nhận thực tế là xung quanh chúng ta luôn có những kẻ lấy việc nói xấu người khác và tổn thương cảm xúc của họ làm niềm vui; và hãy đối mặt với hình thức phê bình thứ hai như là thông tin phản hồi hữu ích về những gì bạn cần phải cải thiện trong cách làm việc. Bị chỉ trích là cơ hội để có được  phản hồi trung lập từ ai đó, người không nói với bạn điều bạn muốn nghe hoặc sợ làm tổn thương cảm xúc của bạn. Vì vậy, ít nhất thì bạn biết rằng có một phần sự thật ở trong đó.

 

Lời khuyên số 10: Ăn mừng những thành công “nhỏ” của bạn

Thông thường, chúng ta hay bỏ qua những thành công và chỉ tập trung vào những gì ta đã không đạt được hoặc những gì còn chưa hoàn thành. Thật không công bằng đúng không nào? Chúng ta thường làm việc rất vất vả và dành rất nhiều thời gian cũng như năng lượng để đạt được mục tiêu. Và chúng ta làm gì khi đã hoàn thành những mục tiêu đó? Chúng ta coi đó là việc hiển nhiên và ngay lập tức tập trung vào thứ khác. Như vậy, không những chúng ta đánh mất cơ hội để tận hưởng niền vui về những thành tựu đã đạt được mà chúng ta còn tự hút cạn năng lượng tích cực từ bản thân, thứ giúp ta duy trì tâm trạng tốt và tiếp thêm động lực để chúng ta tiến đến những mục tiêu to lớn và quan trọng hơn.

Nếu có thói quen ăn mừng thành công, chúng ta cũng sẽ quen với việc đặt ra những mục tiêu mới và xem đó như một phần tự nhiên trong quá trình làm việc hơn là một thủ tục cần thiết, điều gây ra sự căng thẳng, bất an và nỗi sợ thất bại.

 

Lời khuyên đi kèm: Tin tưởng vào bản thân

Đây là lời khuyên giá trị nhất mà bạn luôn phải ghi nhớ và áp dụng trong mọi khía cạnh cuộc sống. Bạn phải tin tưởng vào bản thân và tự hào về những gì đã đạt được. Bất cứ ai cũng có những thành tựu để cảm thấy tự hào. Hãy tìm ra những thành tựu của bạn và viết thành một danh sách. Mỗi khi cảm thấy nghi ngờ năng lực và ưu điểm của bản thân, hãy nhớ đến danh sách này. Hãy dùng sức mạnh nội tại để tạo động lực, hỗ trợ bản thân, và hãy nhớ đừng tự kìm hãm chính mình bằng cách tập trung vào những điểm yếu và nỗi sợ hãi của bạn. Ai cũng có nỗi sợ hãi và điều này là hoàn toàn bình thường. Nhưng quyết định vẫn là của bạn: bạn sẽ phí hoài sức mạnh và năng lượng vào việc sợ hãy hay bạn sẽ vượt qua nỗi sợ và tiến về phía trước? Sẽ không ai tin vào bạn nếu bạn không tin vào chính mình.

Hãy cho cả thế giới thấy sự tự tin của bạn và giành lấy cuộc sống mà bạn xứng đáng có được!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.