Monthly Archives: August 2015

Giá dầu thô lao dốc không phanh: Nhà nước hụt thu, doanh nghiệp hưởng lợi

Những ngày qua, giá dầu thế giới tiếp tục xu hướng giảm mạnh. Là nước thu ngân sách phụ thuộc lớn vào xuất khẩu dầu thô, giá dầu giảm sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Nhưng theo các chuyên gia kinh tế, diễn biến trên của giá dầu vừa tác động tiêu cực, nhưng cũng có những tác động tích cực.

Giá dầu xuống dưới 40 USD/thùng

Phiên giao dịch ngày 24-8 chứng kiến sự trồi sụt không liên tục của giá dầu xoay quanh mốc 39 USD/thùng. Đầu giờ chiều 24-8, giá dầu WTI (West Texas Intermediate – dầu thô được dùng làm dầu chuẩn để tính giá các loại dầu thô khác trên thế giới) ở mức hơn 39 USD/thùng, giảm so với giá đóng cửa ngày 23-8 (40,22 USD/thùng). Tuy nhiên, đến hơn 15h cùng ngày, giá dầu đã xuống mức 38,98 USD/thùng. Và chỉ nửa giờ sau, khoảng 16h, giá dầu lại lên 39,03 USD/thùng, giảm 1,19 USD/thùng so với mức giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 23-8. Mức giá 39,03 USD/thùng so với 1 tuần trước đã giảm 6,7% và giảm 18,5% so với 1 tháng trước. Cùng thời điểm này năm 2014, giá dầu đang ở mức 93,34 USD/thùng, so với giá dầu hiện nay đã giảm đến 58,3%.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là nguồn cung rất dồi dào từ Mỹ. Nước này đã gia tăng sản lượng khai thác hàng ngày, khiến giá dầu thô tại thị trường này và thế giới tiếp tục đà trượt giá xuống mức thấp nhất trong 6 năm gần đây.

Là nước xuất khẩu dầu thô, khoảng 20% nguồn thu ngân sách phụ thuộc vào mặt hàng này nên với diễn biến giá cả trên, kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2015, do đơn giá bình quân giảm tới 47,8% nên trị giá xuất khẩu dầu thô của cả nước chỉ đạt 2,46 tỷ USD; giảm 47,1% so với cùng kỳ năm ngoái (tương ứng giảm 2,18 tỷ USD).

Hồi đầu năm 2015, trước xu hướng giảm của giá dầu thế giới, nhiều ý kiến cho rằng giá dầu năm nay sẽ dao động ở mức 100 USD/thùng. Các kịch bản về diễn biến giá dầu cũng được đặt ra, trong đó thấp nhất là 40 USD/thùng. Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh từng cho biết, giá dầu cứ giảm 1 USD/thùng thì Việt Nam mất gần 1.000 tỷ đồng. Nếu chạm ngưỡng 40 USD/thùng, Việt Nam sẽ giảm thu gần 70.000 tỷ đồng. Nếu tính đến tác động từ tăng trưởng kinh tế, thu thuế… thì phần hụt thu sẽ còn 11.500 tỷ đồng. Như vậy, với diễn biến giá dầu trong những ngày gần đây, ngân sách nước ta đã hụt thu đáng kể.

Vẫn có lợi

Tại cuộc hội thảo liên quan đến giá dầu, TS Lương Văn Khôi – Trưởng ban Kinh tế thế giới (Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia – Bộ KH-ĐT) đã đưa ra nhiều kịch bản tác động khi giá dầu giảm. Theo đó, khi giá dầu ở mức 40 USD/thùng, GDP cả năm vẫn tăng 0,61 điểm %, xuất khẩu tăng 3,44 điểm %, nhập khẩu tăng 2,15 điểm %. Bên cạnh đó, lạm phát năm 2015 cũng giảm 1,1 điểm%. Tuy nhiên, với kịch bản này, thu thuế và dự trữ ngoại hối sẽ giảm mạnh.

Ở khía cạnh khác, giá dầu giảm sẽ mang lại lợi ích cho các nước mới nổi, đang phát triển ở châu Á. Việt Nam đang phải nhập khẩu xăng dầu thành phẩm, khoảng 7-8 triệu tấn/năm nên giá bán lẻ dầu có cơ hội giảm, kích thích sản xuất trong nước tăng trưởng, góp phần tăng GDP và giảm gánh nặng cho người dân.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Phạm Minh Thụy (Viện Kinh tế – Tài chính, Bộ Tài chính) cho hay, trong dài hạn, giá dầu giảm, giá đầu vào cho nhiều ngành sản xuất giảm, thúc đẩy năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhìn rộng hơn nữa, giá dầu giảm sẽ kích thích sản xuất trong nước, từ đó thu thuế tăng lên. Nhiều nền kinh tế khác trên thế giới như: Mỹ, EU, Nhật Bản… cũng được cải thiện, sẽ tạo điều kiện cho hàng Việt Nam tăng cường xuất khẩu.

Theo vị chuyên gia này, giá thành khai thác dầu thô tại một số mỏ ở Việt Nam trung bình là 20 USD/thùng, mức cao nhất là 35-40 USD/thùng. Vì vậy, với mức giá 40 USD/thùng thì dầu thô bán ra vẫn có lãi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, đặc biệt là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cần có phương án sản xuất hợp lý khi giá dầu giảm để không bị lỗ.

Nhà tuyển dụng cũng cần học cách… trả lời email

Ngày nay, việc gửi và nhận CV xin việc giữa người tìm việc và nhà tuyển dụng đã trở nên phổ biến và chứa đựng nhiều yếu tố tích cực.

Các ứng viên không mất nhiều thời gian, chi phí để gửi hoặc mang bộ hồ sơ đến tận công ty có nhu cầu tuyển dụng. Nhà tuyển dụng cũng có thể nhận CV vào mọi thời điểm, dễ dàng kiểm tra thông tin về ứng viên trước khi tổ chức buổi phỏng vấn. Bên cạnh điện thoại, email trở thành công cụ quan trọng và cần thiết để hai bên trao đổi trước khi thực sự gặp gỡ và thương lượng trực tiếp.

Đã có nhiều bài viết đề cập đến cách viết email, cách trả lời thư mời phỏng vấn… dành cho các ứng viên, và chỉ với ứng viên mà thôi. Vậy với nhà tuyển dụng thì sao?

Cách trả lời email của nhà tuyển dụng cũng tạo nên những ấn tượng ban đầu về doanh nghiệp trong mắt ứng viên

Có những email, người xin việc viết rất cẩn thận, thưa gửi lịch sự, trình bày cụ thể yêu cầu và nguyện vọng của mình đối với công việc, nhưng nhà tuyển dụng lại trả lời cụt ngủn, điều này có thể khiến ứng viên cảm thấy bị thiếu tôn trọng.

 

Nếu công ty có quyền lựa chọn giữa hàng chục, hàng trăm ứng viên cho một vị trí thì người lao động cũng có vô vàn sự lựa chọn công việc cho mình. Đôi khi họ chọn công việc, nhưng đôi khi họ lại chọn người chủ, môi trường làm việc.

Cách trả lời email của nhà tuyển dụng cũng tạo nên những ấn tượng ban đầu về doanh nghiệp trong mắt ứng viên. Suy rộng ra, dưới nhận định chủ quan, cả văn hóa doanh nghiệp cũng có thể được đánh giá thông qua đó. Qua email trả lời, thái độ của người ứng tuyển với công việc cũng dễ thay đổi, hoặc hy vọng và tiếp tục cố gắng để nắm lấy, hoặc thiếu tin tưởng và muốn từ bỏ.

Lấy lý do có quá nhiều email được gửi tới để bao biện việc không thể trả lời sớm, trả lời tất cả thật khó được chấp nhận. Trong rất nhiều hồ sơ ứng tuyển, có thể nhà tuyển dụng chỉ tìm ra một số CV thực sự phù hợp và chỉ trao đổi cụ thể hơn với chủ nhân của chúng, nhưng việc thiết lập một email trả lời tự động dành cho tất cả các thư khác là cách mang lại sự an tâm cho mọi người gửi, rằng thư của họ đã đến được đúng nơi. Không nên để ứng viên cứ mãi phải băn khoăn khi thông tin tuyển dụng của công ty cứ đều đều được làm mới trên các phương tiện truyền thông, trong khi CV họ gửi đi vẫn “bặt vô âm tín”.

Không hiếm trường hợp, ứng viên xin ứng tuyển vào một công việc nào đó, nhưng vị trí này đã đủ nhân sự, vì thấy lý lịch và kinh nghiệm làm việc của ứng viên rất tốt, phù hợp với một công việc khác mà doanh nghiệp đang thiếu người, nhà tuyển dụng bèn gợi ý ứng viên tới tham dự phỏng vấn cho vị trí thay thế kia. Trong tình huống này, ứng viên rất có thể sẽ yêu cầu nhà tuyển dụng cho biết trước qua email đôi chút thông tin về công việc ấy. Nhưng vì một lý do nào đó, công ty từ chối, nói rằng chỉ có thể trao đổi cụ thể khi phỏng vấn. Điều này dễ làm ứng viên thiếu hứng thú, bởi họ không biết công việc mà mình ứng tuyển là gì, cần phải chuẩn bị như thế nào cho buổi phỏng vấn. Chắc hẳn phía doanh nghiệp cũng không muốn phỏng vấn một ứng viên hoàn toàn mơ hồ về công việc mà họ ứng tuyển.

Người ứng tuyển cần việc làm, doanh nghiệp cũng cần nhân lực. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ứng viên cũng là cách nhà tuyển dụng tạo điều kiện tốt cho mình, để có những buổi phỏng vấn thành công, những nhân viên mới hội đủ các yếu tố cần cho công việc.

Source: doanhnhansaigon.vn

Giá dầu giảm sâu dồn Venezuela tới đường cùng

_84646103_f65c0f56-d67b-4af7-9180-46131adbc1d0Chi phí bảo hiểm cho trái phiếu Chính phủ Venezuela đã lên cao kỷ lục, dẫn tới những lo ngại về khả năng đất nước Nam Mỹ phụ thuộc nhiều vào dầu lửa này có thể sẽ trở thành quốc gia đầu tiên vỡ nợ vì giá dầu giảm sâu.

Hãng tin CNBC cho biết, phí hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng (CDS) – một loại chứng khoán phái sinh được sử dụng để phòng ngừa rủi ro vỡ nợ của một quốc gia hay doanh nghiệp – của Venezuela đang tăng chóng mặt . Điều này cho thấy giới đầu tư đang ngày càng tin rằng Venezuela sẽ mất khả năng trả nợ.

Nguy cơ vỡ nợ của Venezuela xuất hiện khi nước này cùng lúc trầy trật đương đầu với lệnh trừng phạt của Mỹ, suy thoái kinh tế và siêu lạm phát. Trong bối cảnh như vậy, những sai lầm trong quản lý kinh tế và giá dầu sụt giảm 50% đang “chung sức” dồn Venezuela vào bước đường cùng.

Nhà phân tích trái phiếu Neil Mehta thuộc công ty Market cảnh báo rằng “sắp xảy ra vụ vỡ nợ cấp quốc gia đầu tiên vì giá dầu giảm sâu”. Theo ông Mehta, giá CDS của Venezuela hiện nay cho thấy khả năng vỡ nợ của nước này lên tới 96% trong 5 năm tới và 69% trong vòng 12 tháng tới.

“Triển vọng của Venezuela không được tốt. Chắc chắn là thị trường đang nghĩ đến khả năng vỡ nợ của nước này”, ông Mehta cho biết.

Năm 2014, nền kinh tế Venezuela suy giảm 4% trong khi lạm phát ở ngưỡng trung bình 62%. “Giá dầu giảm sâu càng khiến tình hình kinh tế của Venezuela thêm bi đát. Nhiều khả năng nước này sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ”, ông David Rees đến từ công ty nghiên cứu Capital Economics nhận xét.

Venezuela sắp bước vào giai đoạn trả nợ bận rộn nhất trong năm giữa lúc dự trữ ngoại hối cạn dần. Trong tháng 10-11 năm nay, nước này sẽ phải trả 4 tỷ USD nợ đáo hạn, bao gồm cả nợ của Chính phủ và nợ của công ty dầu lửa quốc doanh Petróleos de Venezuela (PDVSA).

Không chỉ riêng Venezuela mà nhiều nước xuất khẩu dầu lửa khác cũng đang phải đối mặt với áp lực tài chính. Tuy vậy, nền kinh tế không được đa dạng hóa của Venezuela và bất ổn chính trị ở nước này khiến Venezuela trở thành quốc gia dễ tổn thương nhất. Doanh thu từ dầu chiếm khoảng 95% kim ngạch xuất khẩu và ngành dầu khí chiếm khoảng GDP của Venezuela.

Ông Nicholas Watson, Phó chủ tịch công ty nghiên cứu Teneo Intelligence, nói rằng nhiều khả năng Venezuela sẽ trả được nợ đáo hạn trong năm nay, nhưng năm tới sẽ là một câu chuyện khác.

“Chính phủ Venezuela không muốn rơi vào cảnh vỡ nợ. Đó sẽ là một thảm họa đối với họ”, ông Watson nói.

Cuộc bầu cử vào cuối năm nay là lý do khiến Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro đặc biệt không muốn xảy ra vỡ nợ, bởi họ muốn bảo vệ quyền lực của mình trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ của cử tri xuống thấp. Tuy vậy, việc đẩy mạnh chi tiêu công trước thềm bầu cử có thể khiến tình hình tài chính của Venezuela xấu đi trong năm tới.

“Năm 2016 sẽ là một vấn đề khác. Xét tới tình trạng bi đát hiện nay của nền kinh tế Venezuela, rất khó để đưa ra bất kỳ dự báo dài hạn nào. Chính phủ nước này luôn chỉ nghĩ trước mắt”, ông Watson nhận định.

Venezuela vỡ nợ lần gần đây nhất vào tháng 7/1998 đối với một khoản nợ trái phiếu nội địa trị giá 270 triệu USD. Trước đó, vào năm 1997, giá dầu thế giới giảm mạnh đã khiến lĩnh vực xuất khẩu của Venezuela thất thu. Tương tự, giá dầu sụt giảm cũng khiến Nga lâm cảnh vỡ nợ vào năm 1998.

Theo ông Watson, lần này, Venezuela có khả năng vỡ nợ cao hơn bất kỳ quốc gia Nam Mỹ nào xét trong ngắn và trung hạn, thậm chí so với quốc gia “liên tục vỡ nợ” Ecuador hay Argentina. Ecuador, một nước phụ thuộc vào dầu lửa khác, đã vỡ nợ vào năm 1998 và 2008. Argentina thì vỡ nợ lần gần đây nhất vào đầu năm 2014.

Tuy vậy, ông Watson cho rằng, một vụ vỡ nợ của Venezuela sẽ không có ảnh hưởng rộng lớn tới thị trường toàn cầu, bởi “đây sẽ là một cú đâm xe từ từ, không gây bất ngờ khi xảy ra”.

FMCG Monitor July 2015

Continued Positive Momentum in FMCG Market

Some highlights in the July issues:

Key economic indicators
The Vietnam’s economic growth continuously showed positive signals. And the CPI rate was still well-controlled at 0.9%.

FMCG Trends
Overall market growth follows a “new normal” trend – moving at sluggish pace. Yet in short term, Urban market growth is getting its momentum back in both value and volume whilst Rural holds its growth stable at a single-digit rate.

Value Growth (%)

Hot Categories
The hot FMCG categories that enjoy big increase in 12 weeks period ending 12 July: Canned Fish in urban and Floor Cleaner in rural. They achieved incremental growth in volume, mainly driven by reaching more new buyers.

Retail Landscape
Street Shops and Modern Trade have struggled while Specialty and Mini stores are emerging in Urban. In the meantime, in Rural, Street Shops preserves its dominance in market share and keeps growing.

Spotlight on Vietnam
• Purchasing Konfidence Quarter 2 2015
This indicator continues to drop to 6.4 points (compared to 8.3 points in previous quarter), the lowest point over the past two years, urban consumers are now conservative, more cost-conscious in grocery and heading more toward savings, especially in Hanoi.

Purchasing Konfidence

• The difference in consumer trend between Ho Chi Minh and Hanoi
Downtrend is more in Hanoi. The report also shows that Hanoi people react later than Ho Chi Minh as the market slow-down started in Ho Chi Minh end of 2013 while this happened in Hanoi from mid-2014. Hanoi consumers even seem to be more price-sensitive and more cost-conscious now, which also happened earlier in Ho Chi Minh in 2013.

YoY Value Growth (%)

David Anjoubault – General Manager of Kantar Worldpanel Vietnam comments: “Although the financial capability has been more improved, the Purchasing Konfidence of Quarter 2 finds that urban consumers are now more cautious and even reduce in spending on FMCG market. They especially cut more on nice-to-have categories. This means there is a fact that the current market has not completely met the consumers’ demands and expectations yet. Therefore, we can see no lack of opportunities for growth but also forced manufacturers and retailers need to quickly adapt to consumer changes, moving fast toward consumer trends and actively stimulate consumer needs in the near future.”

*Follow links on the right side of this page to download full reports and press releases in both English and Vietnamese.

[source:kantarworldpanel]

Climate change: Obama unveils Clean Power Plan

US President Barack Obama has unveiled what he called “the biggest, most important step we have ever taken” in tackling climate change.

The aim of the revised Clean Power Plan is to cut greenhouse gas emissions from US power stations by nearly a third within 15 years.

The measures will place significant emphasis on wind and solar power and other renewable energy sources.

However, opponents in the energy industry have vowed to fight the plan.

“I’m convinced no challenge provides a greater threat to the future of the planet,” Mr Obama said. “There is such a thing as being too late.”

Those opponents say Mr Obama has declared “a war on coal”. Power plants fired by coal provide more than a third of the US electricity supply.

The revised plan will aim to cut carbon emissions from the power sector by 32% by 2030, compared with 2005 levels.

“We are the first generation to feel the impacts of climate change, and the last generation to be able to do something about it,” Mr Obama said. He likened the plan to taking 166 million cars off the road in terms of environmental impact. He called taking a stand against climate change a “moral obligation”.

Mr Obama brushed off the notion that the plan is a “War on Coal” that will kill jobs and said he is reinvesting in areas of the US known as “coal country”.

“Scaremonging” tactics will not work to stop the proposal, he said.

“If we don’t do it nobody will. America leads the way forward… that’s what this plan is about. This is our moment to get something right and get something right for our kids,” he said.