13 Mẹo Đề Nghị Tăng Lương
Đề nghị tăng lương có thể là chuyện ‘dựng tóc gáy’. Luôn luôn không dễ dàng gì để lấy đủ dũng khí làm điều đó, và có thể bạn đã thấy mình nghĩ quá nhiều. Nhưng đừng sợ! Luôn ghi nhớ 13 mẹo nhỏ này và lần tăng lương kế tiếp sẽ đến sớm hơn bạn nghĩ.
1. Đừng hoãn lại.
Có một sự khác biệt lớn giữa việc nghĩ tới chuyện đề nghị tăng lương và thực sự hành động. Rề rà có thể làm cho bạn nghĩ quá nhiều mà điều này thực sự tác động tới mức độ thuyết phục của bạn hoặc thậm chí tác động tới việc bạn có dám đề nghị hay không. Một khi bạn bắt đầu trì hoãn, nó sẽ trở nên đáng sợ hơn rất nhiều.
2. Chuẩn bị sẵn sàng.
Bạn cần bước vào cuộc đối thoại với sự tự tin, vì thế hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị tất cả những thứ bạn cần để đưa ra những lý lẽ thuyết phục. Không có gì tệ hơn là xuất hiện mà không chuẩn bị gì. Nó không chỉ làm cho bạn lo lắng hơn và dễ quên những điều bạn muốn nói, mà nó còn chứng minh cho ông chủ của bạn thấy bạn không xứng đáng được tăng lương. Ai lại muốn ban thưởng cho một người mà thậm chí không thể đề nghị tăng lương một cách hoàn chỉnh? Biên soạn một danh sách ngắn những thứ bạn muốn nói và bảo đảm rằng bạn đã diễn thử cuộc đối thoại trong đầu. Bằng cách này, bạn sẽ bước vào và có thể nói được những điều cần nói.
3. Bám chặt vào ý chính của bạn.
Nếu lý do chính bạn muốn tăng lương là dựa vào sự thể hiện của bạn trong một dự án nào đó, hãy bám chặt vào nó. Thêm vào những lý do không liên quan hoặc không cần thiết chỉ làm cho lý lẽ của bạn yếu đi.
4. Đặt trước một lịch hẹn.
Đừng bước vào văn phòng của sếp mà không báo trước và bắt đầu luyên thuyên. Hãy đặt lịch cho một buổi gặp mặt. Điều này nhiều khả năng sẽ làm cho bạn thu hút được hoàn toàn sự chú ý của sếp và bạn có đủ thời gian để thảo luận một cách trọn vẹn.
5.Đừng nói dối.
Có thể bạn sẽ có giá hơn khi kể ra những mức lương hấp dẫn mà bạn được đề nghị, nhưng nếu chúng không tồn tại, đừng khoác lác. Lời nói dối thì luôn có thể bị truy ra và có thể sẽ quay lại và hủy hoại lý lẽ của bạn.
6. Hãy thực tế.
Nếu bạn thấy bạn xứng đáng được tăng lương thì thật tuyệt, nhưng đừng kỳ vọng tăng 200%. Hãy đảm bảo rằng bạn đã nghiên cứu trước và đề nghị một mức lương hợp lý.
7. Tập trung vào bạn chứ không phải ai khác.
Tăng lương chỉ là việc của bạn và sự thể hiện của bạn trong công việc. Đó không phải là chuyện bạn làm tốt hơn những người khác như thế nào, vì thế đừng so sánh bạn với những đồng nghiệp.
8. Đừng đưa ra những lý lẽ trái ngược.
Từ ‘nhưng’ không nên có trong từ điển của bạn trong suốt cuộc đối thoại. Đừng hạ thấp bản thân bằng cách liệt kê ra những lý do tại sao bạn có thể hiểu nếu như lời đề nghị tăng lương bị từ chối. Chỉ tập trung vào những giá trị bạn mang lại cho công ty và tại sao bạn hoàn toàn xứng đáng được khen thưởng.
9. Kìm nén cảm xúc của bạn.
Mặc dù việc đề nghị tăng lương là một việc làm nhiều xúc cảm, hãy cố gắng chế ngự nó và thể hiện sự chuyên nghiệp. Trình bày trường hợp của bạn một cách bình tĩnh là tốt nhất.
10. Đừng nhắc đến tài chính của công ty.
Nếu công ty của bạn đã có một năm kỷ lục và bạn muốn một miếng bánh to hơn hay trong trường hợp ngược lại họ đang làm ăn không được thuận lợi, đừng nhắc tới nó trong cuộc đối thoại. Đó là việc của sếp chứ không phải của bạn.
11. Ăn mặc phù hợp.
Rõ ràng bạn không nên mặc quá lố, nhưng bạn nên ăn mặc sao cho chuyên nghiệp hơn chút xíu vào ngày mà bạn định đề nghị tăng lương. Vẻ bề ngoài có thể giúp định đoạt lời đề nghị, và ông chủ có thể có ấn tượng rằng bạn có đầu tư kỹ lưỡng.
12. Đừng bị ám ảnh.
Chuẩn bị kỹ càng là một chuyện, nhưng đừng dùng quá nhiều thời gian để lo âu về kết quả. Điều đó chỉ làm bạn thêm lo lắng hơn mà thôi.
13. Sẵn sàng thỏa hiệp.
Có thể sếp của bạn sẵn sàng tăng lương cho bạn với điều kiện bạn đáp ứng một số tiêu chí nào đó. Đừng quá cứng nhắc. Sự thỏa hiệp có thể là cách tốt nhất để các bên đều vui vẻ với kết quả sau cùng.
Nguồn: tindich.com