Monthly Archives: October 2015

Bạn đã sẵn sàng làm… “sếp”?

CEO Danny Meyer của Tập đoàn Union Square Hospitality – người sở hữu 25 nhà hàng nổi tiếng – thường nói với những nhân viên quản lý khi họ mới được đề bạt rằng họ vừa được tặng “món quà của lửa”.

Là sếp, họ có thêm quyền lực mới và có uy hơn, nhưng Meyer muốn biết chắc họ học cách sử dụng đúng – và không đúng – món quà này.

Lửa có thể dùng để sưởi ấm và mang lại sự ấm áp cũng như xua đi bóng tối. Lửa làm tăng chất dinh dưỡng và làm thức ăn đẹp mắt hơn. Khi được dùng để đốt lửa trại, lửa tạo ra không gian để con người tụ họp. Nhưng đôi khi lửa có thể gây bỏng – khi người lãnh đạo phải nói ra sự thật mất lòng.

Không ít quản lý, lãnh đạo mới được thăng cấp – những người quản lý mới, các CEO lần đầu, và kể cả những thủ lĩnh đảng mới nhậm chức – sau khi nhanh chóng nhận lời đảm nhiệm cương vị mới mới bắt đầu tự hỏi mình đã nhận công việc gì.

Trong bài viết trên trang hbr.com, Danny Meyer nêu một vài điểm mà bạn cần cân nhắc trước khi quyết định “nhảy” lên một vị trí mới.

lam-lanh-dao

Đong đếm chi phí

Làm sếp đồng nghĩa với việc được tham gia vào sân chơi thú vị hơn. Lương thưởng cũng cao hơn. Công việc phức tạp hơn cũng tăng sự hài lòng trong công việc. Và học cách lãnh đạo người khác cũng là cơ hội mới để phát triển bản thân.

Nhưng những trách nhiệm mới cũng đòi hỏi phải từ bỏ những thú vui quen thuộc. Hãy nghĩ đến tương lai trước khi từ bỏ hiện tại. Chi phí lớn nhất là bạn sẽ mất đi bộ tộc và sự giản đơn.

“Bộ tộc” là gì?

Khi bạn làm sếp thì nhóm đồng nghiệp bằng vai phải lứa – “bộ tộc” của bạn sẽ không còn ngang vai với bạn nữa. Điều này có thể làm tan vỡ tình bạn quý báu bấy lâu. Hơn nữa, có khả năng bạn sẽ không thích những người đồng cấp mới. Hãy quan sát họ thật kỹ trước khi trèo lên ngang hàng với họ.

Tương tự, khi bạn được trao nhiều quyền hơn cũng là lúc bạn ngầm đồng ý rằng kể từ thời điểm đó trở đi, lòng trung thành của bạn sẽ dành cho công ty nhiều hơn cho đồng nghiệp. Điều này sẽ làm mất lòng nhóm bạn cũ của bạn. Bằng lời nói hay thái độ, họ sẽ tỏ rõ sự căm ghét trước sự ra vẻ ta đây của bạn để mong biến bạn lại thành một người “đồng đẳng” với họ như trước. Nhưng bạn đang và sẽ không bao giờ là một người bằng vai phải lứa với họ. Bạn có chấp nhận được điều này không?

Một trường hợp hãn hữu trong việc mất đi bộ tộc của mình là việc phải sa thải một trong những người trước đây là bạn mình. Bạn có thể làm được điều này không? Bạn có dám làm điều đó không? Khi cần, bạn có sẵn lòng mắng nhiếc người đó để đảm bảo duy trì lợi ích của công ty không? Bạn có dám giao cho người đó một công việc khó nhằn nếu đấy là điều cần làm không? Hãy thử mặc “chiếc áo” này xem. Hãy tưởng tượng những thời điểm cốt yếu bạn sẽ phải đối mặt và đòi hỏi bạn phải đặt ra những kỳ vọng và quy ước mới với những người từng ngang hàng với mình. Bạn có sẵn sàng đương đầu với tất cả những yêu cầu đi kèm với quyền uy mới này không?

Sự giản đơn là như thế nào?

Mọi chuyện sẽ không còn đơn giản chỉ là ý kiến của bạn nữa – giờ đây tất cả đều xoay quanh của chúng ta. Bạn sẽ đối mặt với một loạt những cân nhắc đánh đổi mới. Bạn không còn được đóng vai thường dân và đổ lỗi cho “lãnh đạo” được nữa – vì giờ đây bạn đã nằm trong nhóm “lãnh đạo” rồi. Bạn không thể chọn những quan điểm đơn giản như “khách hàng là ưu tiên số 1” vì bạn phải cân đối chi phí, chất lượng, thời gian, và các yếu tố khác.

Khi bạn nhận vị trí quản lý là khi bạn rời bỏ thế giới của những điều giản đơn và bước vào thế giới của những điều phức tạp. Bạn sẽ phải bảo vệ những quan điểm mà chưa chắc bạn đã hoàn toàn đồng ý bởi vì giờ bạn đã là một thành viên trong ban lãnh đạo. Bạn đã sẵn sàng cho điều này chưa?

Tham vấn chính nỗi sợ của mình

Sợ hãi là điều hết sức bình thường. Nếu bạn không biết sợ thì bạn không nên được giao cầm lửa. Bạn có 2 lựa chọn khi đối mặt với những bồn chồn lo lắng – hoặc bạn che đậy hoặc bạn kết nối với chúng.

Giả vờ tự tin hoàn toàn không phải là phương cách có hiệu quả. Nếu bạn lo lắng về thất bại hay bị chỉ trích thì đó là điều bình thường. Sự chân thật – trước hết là với chính bản thân mình và sau đó là với mọi người xung quanh – là cách đưa bạn đến sự thanh thản.

Ví dụ khi bạn được giao dẫn dắt một đội các kỹ sư phần lớn đều giỏi hơn bạn thì điều tệ hại nhất bạn có thể làm là che giấu nỗi sợ bằng việc tỏ vẻ thông thái. Biểu hiện rõ nhất của sự tự tin là thoải mái với sự thật. Hãy thừa nhận nhưng không đào sâu khiếm khuyết của bản thân. Sau đó hãy tập trung vào những điểm mạnh của mình.

Xem lại động cơ của bạn

Nếu bạn đồng ý nhận làm quản lý, hãy nghĩ thật kỹ vì sao bạn lại đồng ý. Động cơ chính của bạn là tham vọng quyền lực hay muốn được đóng góp? Bạn muốn được ra oai hay là muốn làm việc tốt?

Nếu bạn muốn có quyền lực để thoả mãn tham vọng của mình, sự lãnh đạo của bạn sẽ chỉ xoay quanh cái tôi cá nhân của bạn. Bạn sẽ không lấy được lòng tin thực sự của nhóm do bạn quản lý. Bạn khư khư giữ gìn quyền lực thay vì hào phóng sử dụng quyền lực đó. Bạn sẽ ám ảnh với việc mọi người tôn trọng bạn thay vì quan tâm đến làm điều đúng đắn. Và tất cả các yếu tố này sẽ kìm hãm sự bạo dạn và quyết đoán của bạn.

Danny Meyer nói rằng món quà của lửa không phải là “quyền lực đối với ai đó” mà là “quyền lực để làm điều gì đó”. Công ty sẽ sẵn lòng giao quyền lực cho bạn nếu bạn muốn làm một người quản gia đắc lực thay vì làm một vị vua.

Làm người lãnh đạo mang đến niềm vui sâu sắc trong công việc – nhưng chỉ khi sự lãnh đạo đó được nắm bắt một cách trọn vẹn, tự nguyện, và vì những lý do đúng đắn.

Theo DoanhNhanSaiGon

Say these 3 simple words if you want your boss to trust you

“Trust is the glue of life. It’s the most essential ingredient in effective communication. It’s the foundational principle that holds all relationships.” —Stephen Covey

Being able to rely on a person — to depend upon them to do what they say they will do — is called trust, says Darlene Price, president of Well Said, Inc., and author of “Well Said! Presentations and Conversations That Get Results.”

“From doctors, mechanics, and babysitters, to spouses, friends, and coworkers, we seek and select trustworthy people to handle important matters — at home and at work.”

Earning your boss’s trust is critically important for your career success and advancement, she explains. “Regardless of how you may feel about your manager, their endorsement and recommendation will usually be requested by higher-ups before you’re promoted or handed a plum project.”

Luckily, there are a few things you can say to make them see you as a more trustworthy person — but Price says there’s one phrase in particular that, more than any other, will garner your boss’s trust. It is: “Yes, I will.”

“If you’re asked to do something by your boss, it’s likely an issue that matters to them,” she says. And those three words, “Yes, I will,” convey confidence and dependability and make them feel like they can rely on you to get it done.

“This phrase grows your boss’s trust, increases the chances of advancement, and cultivates your reputation as a trustworthy, dependable person,” Price explains.

interview-women-men

Say those three words, then follow through.

Say those three words, then follow through.

Even if your boss’s request is not in your official job description, saying so displays a career-limiting bad attitude.

“For instance, don’t say, ‘No, that’s not my job,’ or ‘No, I don’t get paid enough for this.’ Instead, say ‘Yes, I will,’ and include parameters,” says Price. “For example, if your boss lays an unreasonable request on you, reply by saying, ‘Yes, I will be glad to help you accomplish that. Given my current tasks of A, B, and C, which one of these would you like to place on the back-burner while I work on this new assignment?’ This response is proactive and supportive, yet clearly communicates your current workload and realistic expectations.”

Whatever the request (given it’s within your legal and ethical boundaries), be positive about it, she adds. “Make your boss feel confident that you will accept and complete the task.”

Of course, you can’t just say those three words and not follow through (that’s probably the fastest way to lose their trust) — you’ll need to complete the task with excellence to prove to your boss that you’re a valuable, reliable resource who helps them do their job better.

“That will truly cement your boss’s trust knowing they can always rely on you,” Price says. “Because, ultimately, the phrase any boss loves to hear most of all from an employee is, ‘Yes, I did.'”

Quý 4/2015, TP.HCM cần 100.000 lao động

Dự báo quý 4/2015, thị trường lao động TP.HCM cần 100.000 lao động, trong đó có khoảng 70.000 chỗ làm việc ổn định (tháng 10 là 17.000, tháng 11 là 20.000 và tháng 12 là 33.000) và 30.000 nhu cầu lao động thời vụ.

Kinh tế thành phố tiếp tục phát triển, các ngành công nghiệp trọng yếu ngày càng chiếm tỷ trọng cao và có tốc độ tăng bình quân cao hơn tốc độ tăng chung cũng cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế tốt hơn, theo hướng chuyển dần sang các ngành có hàm lượng công nghệ và chất xám cao. Do vậy, thị trường lao động thành phố tiếp tục phát triển theo hướng tăng yêu cầu chất lượng, trình độ và hạn chế về số lượng.

hoi_cho_viec_lam

Về trình độ chuyên môn, nhu cầu lao động ở bậc Cao đẳng – Đại học – Trên đại học là 30%, Trung cấp 20%, CNKT – Sơ cấp nghề 15%, Lao động phổ thông 35%.

Nhu cầu tuyển dụng tiếp tục xu hướng tập trung vào nguồn lao động có trình độ, tay nghề. Tuy nhiên, những tháng cuối năm nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng cao về nhu cầu lao động phổ thông để phục vụ nhu cầu sản xuất và các hoạt động dịch vụ cuối năm.

Những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao là Kinh doanh, Dịch vụ – Phục vụ, Công nghệ thông tin, Dệt may – Giày da, Du lịch, Tư vấn – Bảo hiểm, Cơ khí, Điện tử, Điện – Điện công nghiệp – Điện lạnh, Kinh doanh Bất động sản, Xây dựng – Kiến trúc…

Còn nhu cầu lao động thời vụ thì tập trung ở các nhóm ngành như: Kinh doanh – Bán hàng, Dệt may, Dịch vụ du lịch – Nhà hàng khách sạn, Dịch vụ phục vụ (bảo vệ, giúp việc gia đình…).

6 cách từ chối của người thành công

Người thành công là người có thể hoàn toàn làm chủ cuộc đời mình, đặc biệt là trong cách xử lý công việc. Không khó để thấy những cá nhân dù đang có một lịch làm việc bận rộn, nhiều nhiệm vụ cần phải hoàn thành, họ vẫn cảm thấy rất khó khăn để từ chối những lời đề nghị giúp đỡ. Lý do của sự lưỡng lự này là vì họ lo sợ việc từ chối sẽ làm xấu đi hình ảnh một nhân viên siêng năng, nhiệt tình; bên cạnh đó sự lo lắng sẽ vuột mất các cơ hội thăng tiến nếu không chấp nhận giúp đỡ cũng góp phần tạo nên tâm lý trên.

Trên thực tế, trái với những suy nghĩ thường gặp, nếu đưa ra lời từ chối phù hợp, tầm ảnh hưởng của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt mọi người. Ngoài ra, đảm đương thêm công việc không nằm trong nhiệm vụ khiến bản thân cảm thấy căng thẳng và hiệu suất làm việc có thể bị giảm đi. Biết cách từ chối cũng giúp loại bỏ những xao nhãng tác động đến mục tiêu tiên quyết của bản thân. Dù vậy, việc đưa ra lời từ chối thật sự không dễ dàng bắt nguồn từ tâm lý muốn chiều lòng tất cả mọi người.

Cách thức đối mặt vấn đề

Phải hành xử thế nào cho phù hợp và giữ được hòa khí lâu dài?

1. Thay đổi cách nghĩ

girl_question

Suy nghĩ phổ biến mọi người thường mang là họ sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội thăng tiến khi đưa ra lời từ chối nhiệm vụ được giao. Hãy thay đổi suy nghĩ trong chính bản thân mình! Thật ra “từ chối” không đồng nghĩa với việc bạn không thể hiện hết mình trong công việc. Nghĩ theo một hướng khác, từ bỏ những công việc không liên quan là một cách tiết kiệm thời gian giúp bạn thật sự tập trung vào những mục tiêu quan trọng. Hiểu rõ bản thân để quyết định việc gì cần ưu tiên thực hiện sẽ là một yếu tố dẫn lối đến thành công rực rỡ về sau.

2. Mạnh dạn nói lời từ chối

Rất nhiều nhân viên cảm thấy ngại ngùng khi phải từ chối đồng nghiệp/cấp trên khi được yêu cầu hỗ trợ. Trên thực tế, việc nói lên quan điểm, ý kiến cá nhân về công việc được giao và từ chối khi thấy không phù hợp sẽ tạo một ấn tượng ngược lại. Cụ thể như cách bạn đưa ra ý kiến sẽ chứng tỏ bạn là một người có tầm nhìn, kế hoạch và chính kiến của cá nhân, bạn có thể làm chủ được tình thế và đạt hiệu quả cao hơn trong công việc.

3. Hãy thẳng thắn

no_

Một trong những lý do của việc không thể từ chối những lời đề nghị không phù hợp đó là bạn sợ sẽ làm tổn thương người khác. Hãy nhìn nhận vấn đề này thật rõ ràng, mối quan hệ đồng nghiệp sẽ không thể cải thiện nếu một phía cảm thấy không hài lòng, bạn không làm tổn thương họ – chỉ đơn giản là từ chối một lời đề nghị. Vậy nên hãy thật thẳng thắn và giải thích rõ ràng lý do bạn cảm thấy không thích hợp, đối phương sẽ tôn trọng và hiểu được vấn đề.

4. Loại bỏ cảm giác có lỗi

girl_t

Hãy ghi nhớ rằng bạn luôn được lựa chọn giữa việc “giúp đỡ” hay “không giúp đỡ”. Đừng cảm thấy có lỗi khi từ chối. Đặt trường hợp bạn chấp nhận lời đề nghị công việc nhưng trên thực tế bản thân lại không có đủ thời gian, khả năng, nguồn lực để đảm bảo nhiệm vụ được thực hiện hiệu quả. Điều này xảy ra sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến người đã tin tưởng khả năng và cần đến sự trợ giúp của bạn.

5. Lựa chọn cách nói lời từ chối

Một nghiên cứu được thực hiên bởi Chicago Journal cho thấy rằng việc bạn lựa chọn từ ngữ để từ chối sẽ tạo ra cảm giác tích cực hoặc tiêu cực. Sử dụng câu “Tôi sẽ không làm việc này” sẽ tạo hiệu ứng tốt hơn so với câu “Tôi không có khả năng làm việc này”. Giám Đốc Trung Tâm Motivation Science Heidi Grant Halvorson cho biết: “Khi sử dụng câu nói – “Tôi sẽ không làm việc này”, câu nói này thể hiện phương án bạn lựa chọn, tạo hiệu ứng sức mạnh khiến đối tác tôn trọng quyết định của bạn. Trong khi đó – “Tôi không thể làm việc này” lại là một câu nói làm giảm đi giá trị, quyền lực trong mắt người còn lại”

6. Quyết định nhận lời giúp đỡ

Sau khi xem xét tất cả các khía cạnh của vấn đề được đề nghị, hãy chỉ chấp nhận những yêu cầu cần hỗ trợ nếu bạn cảm thấy bản thân thật sự hào hứng. Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp – Lindsay Olson cho biết: “Trước khi đồng ý bắt tay thực hiện việc gì, hãy cân nhắc liệu bạn có thật sự muốn làm hay cảm thấy lời đề nghị đó như một gánh nặng bắt buộc phải thực hiện.”

(Nguồn ảnh: Internet)

Thảm họa interview – Ví dụ thực tế về việc chống nói dối trong tuyển dụng

Sáng nay, trong lúc loay hoay làm một số việc thì trời mưa ào ào. Mưa ào ào xong lại tạnh đột ngột như thể trời chưa mưa bao giờ. Thời tiết mùa này thật hay và lạ. Thời tiết không chỉ lạ mà ngay cả đến con chuột máy tính cũng thế. Tự nhiên con xoay ở giữa bị làm sao. Kéo lên thì nó đi xuống, kéo xuống thì nó lại đi lên.

Lạ một điểm nữa là thời gian này mọi người hay hỏi về KPI. Hôm qua, tôi đến họp ở 1 đối tác hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Lan man thế nào mọi người lại nói sang cả KPI từ triển khai cho đến đánh giá. Đơn vị ý đã triển khai được KPI 2 tháng. Và đang dừng lại ở việc đánh giá khối back.

Làm việc được 1 lúc, ngước lên đã hơn 12h rồi, tôi nghỉ ngơi 1 lúc và lướt face xem hôm nay có tin tức gì mới không ? Và tôi đọc được stt này:

Stt được viết từ hôm qua mà đến tận hôm nay nó mới hiện lên tường nhà tôi. Đọc thấy vui vui, và nhiều kinh nghiệm rút ra ở đây. Kinh nghiệm đối với người được phỏng vấn có nhiều và cả với người phỏng vấn.

Điều đầu tiên tôi thấy ở đây là kỹ thuật chống nói dối của người tuyển dụng. Như tôi đã từng viết ở bài các công cụ thường được dùng trong phỏng vấn, kỹ thuật chống nói dối là 1 trong những kỹ thuật cần thiết và người tuyển dụng hay dùng. Có nhiều biến thể sử dụng như: 3Q (sử dụng cùng 1 câu hỏi cho 1 ứng viên ở 3 nơi, 3 người phỏng vấn và 3 thời điểm khác nhau); hỏi đuổi (cùng 1 vấn đề nhưng đi sâu vào chi tiết để đo lường đúng sai), hỏi lái hỏi lại (cùng một vấn đề nhưng hỏi với những cách hỏi khác nhau).

Kinh nghiệm thứ 2 mà nhà tuyển dụng nên rút ra : khi tuyển dụng các ứng viên mới vào nghề thì hẳn sẽ gặp các ứng viên có cái nhìn ảo tưởng, thiếu thực tế. Ví dụ tương tự ở đây:
Ví dụ ở dưới chắc là sinh viên khối hoa học xã hội.

Sau khi xin phép và được sự đồng ý của chủ nhân stt, xin mời cả nhà cùng đọc:

ẢO TƯỞNG SỨC MẠNH CỦA TÂN CỬ NHÂN – CHUYỆN THẬT NHƯ ĐÙA
(Nguồn: HR Tuyển dụng)

[ Thảm họa In – tơ – viu ]
? Em có thể giới thiệu về bản thân
– Em tên là Đ, em tốt nghiệp trường…
? Trong tập danh sách phỏng vấn của tôi có 11 người tên giống em, tôi không biết em là ai?
– (Lúng túng) Em xin lỗi, em tên là Nguyễn Thu Đ, em học…> sau đó tua lại màn giới thiệu từ đầu
? Em mô tả 1 công việc mà em từng làm?
Em từng làm sinh viên tình nguyện, thi đạt giải A,B, C, em từng là thực tập sinh bla bla…–>
? Xin lỗi em, tôi đang hỏi em hãy mô tả 1 công việc mà em đã từng có kinh nghiệm đi làm chứ không phải list công việc?
– Dạ, em từng làm gia sư cho 1 nhóm học sinh…bla bla ==>
? Vì sao em nghỉ việc ở đơn vị cũ?
– Hồi đó (nghe rất xa xưa, trong thực tế thì thời điểm đó đến nay khoảng 9 tháng) em có việc đột xuất cá nhân nên em nghỉ

? hơi choáng > vì việc đột xuất cá nhân mà em nghỉ ngang xương công việc sao?
(Lúng túng) Lúc đó em mới ra trường, em chưa ý thức được cần phải có trách nhiệm với công việc, nên thấy chỗ làm việc có điều gì không ưng ý là em nghỉ.
? Đột xuất có việc cá nhân như vậy, em báo trước cho cơ quan bao lâu?
– Em về quê có việc nên em gọi điện lên xin nghỉ
? Thế các lớp đang dạy em giao cho ai, học sinh của em bàn giao bằng cách nào?
– Thì em gọi điện cho chị giám đốc nói là bận nên em nghỉ và nhờ chị ấy sắp xếp giúp em
? OMG
? Tôi xem trong mục tiêu công việc em viết, em muốn trở thành giáo viên văn giỏi, tại sao lại xin vào Viện tôi làm giáo viên dạy kỹ năng?
– Thì bây giờ xin việc ở đâu cũng khó nên em cứ thử sức
? Em tốt nghiệp loại giỏi chắc tự tin lắm?
– Vâng, em rất tự tin vào khả năng văn của mình
? Em đã từng thi công chức môn văn chưa?
– Em thi rồi, nhưng vì ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN, chứ không chỉ bằng cấp, nên em không đỗ

? Có phải em xin nghỉ việc ở đơn vị cũ để thi công chức không?
– Dạ…(lúng túng)… không hẳn là như vậy, em có ý định học tiếp ở trường em môn Tin, Ngoại ngữ vào tháng 11 nên em xin nghỉ sớm => quanh co
? Không thi đỗ công chức nên em mới xin làm ở đây phải không?
– Vâng ah, không đỗ công chức nên em quyết tâm đi xin việc để trụ lại Hà Nội
? OMG > loanh quanh một hồi lý do nghỉ việc vẫn là: DO VIỆC ĐỘT XUẤT CÁ NHÂN, DO ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN, DO KHÔNG ĐỖ CÔNG CHỨC…
? Em đã từng đi làm ở đâu rồi?
Em làm 3 nơi…
? Đã có đơn vị nào trả lương em chưa?
– Em làm ở công ty của Trung Quốc về HCVP được 2 ngày thì nghỉ nên không có lương. Làm ở FPT gần 1 tháng em cũng xin nghỉ vì thấy môi trường làm việc không phù hợp (em ấy làm chăm sóc khách hàng). Em có 1 lần được trả lương với vai trò thực tập sinh dịch tài liệu ở ngân hàng Z > mặc dù em thực tập không lương.
? Vì sao em nghỉ làm HCVP ở công ty Trung Quốc?
Ban đầu em nghĩ làm HCVP là làm giấy tờ, nhưng khi vào em phải làm…bla bla… , máy móc công ty đó toàn bằng tiếng Trung, khó quá nên được 2 ngày em xin nghỉ
? Trong CV của em ghi có học tiếng Trung mà?
– Em học 2 năm lâu không dùng nên quên mất
? Chán lắm rồi đấy, k muốn hỏi nữa, nhưng gắng hỏi để VỚT VÁT xem được gì k?
? Vậy tại sao em xin vào đây làm giáo viên tiếng Anh?
– Em thích dạy tiếng Anh

? Thích dạy tiếng Anh sao trước đây không thấy em đi dạy tiếng Anh bao giờ
– Nhưng em cho các bạn ở lớp và các bạn khoa khác => thái độ trình bày rất không khéo léo
? Em dạy tiếng Anh cho các bạn, vậy theo em khả năng tiếng Anh của mình được mấy điểm so với chứng chỉ quốc tế (liệt kê 1 loạt các chứng chỉ quốc tế)?
– Em chưa thi bao giờ nên không biết
? Nếu thi em nghĩ mình được bao nhiêu điểm?
– Thi thì chẳng ai muốn mình được 4 chấm hay 5 chấm. Em muốn thi mình phải được 7 chấm mới thi
? Ý em là em chưa đạt 4 hay 5 chấm nên em không thi?
– Em thi chắc chắn được 5 hoặc 6 chấm nhưng em không muốn
? Em thi được các chứng chỉ đó, người khác sẽ đánh giá khả năng của em dễ hơn
– Em biết thế, nhưng muốn thi phải học ôn thêm. Mà em thì chư có điều kiện ôn thi, đi học thêm. Vì ôn thi cũng mất mấy triệu, thi mất mấy triệu nữa
OMG => vậy tại sao em k nói là EM CHƯA TỰ TIN ĐỂ ĐI THI cho nhanh, vòng vo tam quốc –> cuối cùng cũng lộ cái ĐUÔI CHUỘT
? Trong yêu cầu của Viện, khi đến phỏng vấn phải mang theo hồ sơ có dấu, em đã chuẩn bị chưa?
– Em có chuẩn bị đây rồi ạ (rồi sột soạt lôi CV to bằng 1 tờ giấy A4 đựng trong 1 túi Bic C cỡ lớn ra, làm mình suýt ngất)

? Em đã đọc yêu cầu hồ sơ của Viện chưa?
– Em có đọc rồi ạ
? Tại sao em không chuẩn bị đủ mà chỉ có 1 tờ giấy thế?
– Dạ, vì em….
? [Hỏi ứng viên khác] Trong yêu cầu của Viện, khi đến phỏng vấn phải mang theo hồ sơ có dấu, em đã chuẩn bị chưa?
– Dạ, em nghĩ là chị không cần (Loay hoay quay ra rút CV gập 4 đựng trong 1 cái túi ra đưa)
? Cảm ơn em, phỏng vấn xong rồi và chúng tôi không cần CV của em nữa. Kết quả phỏng vấn Phòng HCNS sẽ gửi cho bạn qua email.
– Gửi luôn ngày hôm nay hả chị? (giọng rất xấc)
? Với khả năng và kinh nghiệm 2 tháng đã đi làm, em thấy mình xứng đáng được hưởng mức lương bao nhiêu nếu được nhận vào Viện?
– Em nghĩ là phải trên 4,5 triệu em mới làm
? Thấp hơn em có làm không?
– Để em suy nghĩ và xem xét các chế độ phụ cấp khác của Viện, rồi em trả lời sau
OMG, đúng là THẢM HỌA

Lời nhắn: Hỡi các ông cử, bà cử, chớ nghĩ rằng có tấm bằng Đại học ra trường là cho rằng ta ngạo nghễ bước vào đời được. Cuộc đời này, công việc bạn phải dấn thân sắp tới mới là TRƯỜNG ĐẠI HỌC LỚN NHẤT mà bạn phải vượt qua. CV của bạn, bằng ĐH của bạn chỉ là 1 tờ giấy vô nghĩa nếu bạn không trang bị các kỹ năng sống khác.

Lâu lắm mới phải phỏng vấn ứng viên từ vòng 1, sốc toàn tập (dù đã chuẩn bị tâm lý trước).

Nguồn: blognhansu