Thảm họa interview – Ví dụ thực tế về việc chống nói dối trong tuyển dụng

Sáng nay, trong lúc loay hoay làm một số việc thì trời mưa ào ào. Mưa ào ào xong lại tạnh đột ngột như thể trời chưa mưa bao giờ. Thời tiết mùa này thật hay và lạ. Thời tiết không chỉ lạ mà ngay cả đến con chuột máy tính cũng thế. Tự nhiên con xoay ở giữa bị làm sao. Kéo lên thì nó đi xuống, kéo xuống thì nó lại đi lên.

Lạ một điểm nữa là thời gian này mọi người hay hỏi về KPI. Hôm qua, tôi đến họp ở 1 đối tác hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Lan man thế nào mọi người lại nói sang cả KPI từ triển khai cho đến đánh giá. Đơn vị ý đã triển khai được KPI 2 tháng. Và đang dừng lại ở việc đánh giá khối back.

Làm việc được 1 lúc, ngước lên đã hơn 12h rồi, tôi nghỉ ngơi 1 lúc và lướt face xem hôm nay có tin tức gì mới không ? Và tôi đọc được stt này:

Stt được viết từ hôm qua mà đến tận hôm nay nó mới hiện lên tường nhà tôi. Đọc thấy vui vui, và nhiều kinh nghiệm rút ra ở đây. Kinh nghiệm đối với người được phỏng vấn có nhiều và cả với người phỏng vấn.

Điều đầu tiên tôi thấy ở đây là kỹ thuật chống nói dối của người tuyển dụng. Như tôi đã từng viết ở bài các công cụ thường được dùng trong phỏng vấn, kỹ thuật chống nói dối là 1 trong những kỹ thuật cần thiết và người tuyển dụng hay dùng. Có nhiều biến thể sử dụng như: 3Q (sử dụng cùng 1 câu hỏi cho 1 ứng viên ở 3 nơi, 3 người phỏng vấn và 3 thời điểm khác nhau); hỏi đuổi (cùng 1 vấn đề nhưng đi sâu vào chi tiết để đo lường đúng sai), hỏi lái hỏi lại (cùng một vấn đề nhưng hỏi với những cách hỏi khác nhau).

Kinh nghiệm thứ 2 mà nhà tuyển dụng nên rút ra : khi tuyển dụng các ứng viên mới vào nghề thì hẳn sẽ gặp các ứng viên có cái nhìn ảo tưởng, thiếu thực tế. Ví dụ tương tự ở đây:
Ví dụ ở dưới chắc là sinh viên khối hoa học xã hội.

Sau khi xin phép và được sự đồng ý của chủ nhân stt, xin mời cả nhà cùng đọc:

ẢO TƯỞNG SỨC MẠNH CỦA TÂN CỬ NHÂN – CHUYỆN THẬT NHƯ ĐÙA
(Nguồn: HR Tuyển dụng)

[ Thảm họa In – tơ – viu ]
? Em có thể giới thiệu về bản thân
– Em tên là Đ, em tốt nghiệp trường…
? Trong tập danh sách phỏng vấn của tôi có 11 người tên giống em, tôi không biết em là ai?
– (Lúng túng) Em xin lỗi, em tên là Nguyễn Thu Đ, em học…> sau đó tua lại màn giới thiệu từ đầu
? Em mô tả 1 công việc mà em từng làm?
Em từng làm sinh viên tình nguyện, thi đạt giải A,B, C, em từng là thực tập sinh bla bla…–>
? Xin lỗi em, tôi đang hỏi em hãy mô tả 1 công việc mà em đã từng có kinh nghiệm đi làm chứ không phải list công việc?
– Dạ, em từng làm gia sư cho 1 nhóm học sinh…bla bla ==>
? Vì sao em nghỉ việc ở đơn vị cũ?
– Hồi đó (nghe rất xa xưa, trong thực tế thì thời điểm đó đến nay khoảng 9 tháng) em có việc đột xuất cá nhân nên em nghỉ

? hơi choáng > vì việc đột xuất cá nhân mà em nghỉ ngang xương công việc sao?
(Lúng túng) Lúc đó em mới ra trường, em chưa ý thức được cần phải có trách nhiệm với công việc, nên thấy chỗ làm việc có điều gì không ưng ý là em nghỉ.
? Đột xuất có việc cá nhân như vậy, em báo trước cho cơ quan bao lâu?
– Em về quê có việc nên em gọi điện lên xin nghỉ
? Thế các lớp đang dạy em giao cho ai, học sinh của em bàn giao bằng cách nào?
– Thì em gọi điện cho chị giám đốc nói là bận nên em nghỉ và nhờ chị ấy sắp xếp giúp em
? OMG
? Tôi xem trong mục tiêu công việc em viết, em muốn trở thành giáo viên văn giỏi, tại sao lại xin vào Viện tôi làm giáo viên dạy kỹ năng?
– Thì bây giờ xin việc ở đâu cũng khó nên em cứ thử sức
? Em tốt nghiệp loại giỏi chắc tự tin lắm?
– Vâng, em rất tự tin vào khả năng văn của mình
? Em đã từng thi công chức môn văn chưa?
– Em thi rồi, nhưng vì ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN, chứ không chỉ bằng cấp, nên em không đỗ

? Có phải em xin nghỉ việc ở đơn vị cũ để thi công chức không?
– Dạ…(lúng túng)… không hẳn là như vậy, em có ý định học tiếp ở trường em môn Tin, Ngoại ngữ vào tháng 11 nên em xin nghỉ sớm => quanh co
? Không thi đỗ công chức nên em mới xin làm ở đây phải không?
– Vâng ah, không đỗ công chức nên em quyết tâm đi xin việc để trụ lại Hà Nội
? OMG > loanh quanh một hồi lý do nghỉ việc vẫn là: DO VIỆC ĐỘT XUẤT CÁ NHÂN, DO ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN, DO KHÔNG ĐỖ CÔNG CHỨC…
? Em đã từng đi làm ở đâu rồi?
Em làm 3 nơi…
? Đã có đơn vị nào trả lương em chưa?
– Em làm ở công ty của Trung Quốc về HCVP được 2 ngày thì nghỉ nên không có lương. Làm ở FPT gần 1 tháng em cũng xin nghỉ vì thấy môi trường làm việc không phù hợp (em ấy làm chăm sóc khách hàng). Em có 1 lần được trả lương với vai trò thực tập sinh dịch tài liệu ở ngân hàng Z > mặc dù em thực tập không lương.
? Vì sao em nghỉ làm HCVP ở công ty Trung Quốc?
Ban đầu em nghĩ làm HCVP là làm giấy tờ, nhưng khi vào em phải làm…bla bla… , máy móc công ty đó toàn bằng tiếng Trung, khó quá nên được 2 ngày em xin nghỉ
? Trong CV của em ghi có học tiếng Trung mà?
– Em học 2 năm lâu không dùng nên quên mất
? Chán lắm rồi đấy, k muốn hỏi nữa, nhưng gắng hỏi để VỚT VÁT xem được gì k?
? Vậy tại sao em xin vào đây làm giáo viên tiếng Anh?
– Em thích dạy tiếng Anh

? Thích dạy tiếng Anh sao trước đây không thấy em đi dạy tiếng Anh bao giờ
– Nhưng em cho các bạn ở lớp và các bạn khoa khác => thái độ trình bày rất không khéo léo
? Em dạy tiếng Anh cho các bạn, vậy theo em khả năng tiếng Anh của mình được mấy điểm so với chứng chỉ quốc tế (liệt kê 1 loạt các chứng chỉ quốc tế)?
– Em chưa thi bao giờ nên không biết
? Nếu thi em nghĩ mình được bao nhiêu điểm?
– Thi thì chẳng ai muốn mình được 4 chấm hay 5 chấm. Em muốn thi mình phải được 7 chấm mới thi
? Ý em là em chưa đạt 4 hay 5 chấm nên em không thi?
– Em thi chắc chắn được 5 hoặc 6 chấm nhưng em không muốn
? Em thi được các chứng chỉ đó, người khác sẽ đánh giá khả năng của em dễ hơn
– Em biết thế, nhưng muốn thi phải học ôn thêm. Mà em thì chư có điều kiện ôn thi, đi học thêm. Vì ôn thi cũng mất mấy triệu, thi mất mấy triệu nữa
OMG => vậy tại sao em k nói là EM CHƯA TỰ TIN ĐỂ ĐI THI cho nhanh, vòng vo tam quốc –> cuối cùng cũng lộ cái ĐUÔI CHUỘT
? Trong yêu cầu của Viện, khi đến phỏng vấn phải mang theo hồ sơ có dấu, em đã chuẩn bị chưa?
– Em có chuẩn bị đây rồi ạ (rồi sột soạt lôi CV to bằng 1 tờ giấy A4 đựng trong 1 túi Bic C cỡ lớn ra, làm mình suýt ngất)

? Em đã đọc yêu cầu hồ sơ của Viện chưa?
– Em có đọc rồi ạ
? Tại sao em không chuẩn bị đủ mà chỉ có 1 tờ giấy thế?
– Dạ, vì em….
? [Hỏi ứng viên khác] Trong yêu cầu của Viện, khi đến phỏng vấn phải mang theo hồ sơ có dấu, em đã chuẩn bị chưa?
– Dạ, em nghĩ là chị không cần (Loay hoay quay ra rút CV gập 4 đựng trong 1 cái túi ra đưa)
? Cảm ơn em, phỏng vấn xong rồi và chúng tôi không cần CV của em nữa. Kết quả phỏng vấn Phòng HCNS sẽ gửi cho bạn qua email.
– Gửi luôn ngày hôm nay hả chị? (giọng rất xấc)
? Với khả năng và kinh nghiệm 2 tháng đã đi làm, em thấy mình xứng đáng được hưởng mức lương bao nhiêu nếu được nhận vào Viện?
– Em nghĩ là phải trên 4,5 triệu em mới làm
? Thấp hơn em có làm không?
– Để em suy nghĩ và xem xét các chế độ phụ cấp khác của Viện, rồi em trả lời sau
OMG, đúng là THẢM HỌA

Lời nhắn: Hỡi các ông cử, bà cử, chớ nghĩ rằng có tấm bằng Đại học ra trường là cho rằng ta ngạo nghễ bước vào đời được. Cuộc đời này, công việc bạn phải dấn thân sắp tới mới là TRƯỜNG ĐẠI HỌC LỚN NHẤT mà bạn phải vượt qua. CV của bạn, bằng ĐH của bạn chỉ là 1 tờ giấy vô nghĩa nếu bạn không trang bị các kỹ năng sống khác.

Lâu lắm mới phải phỏng vấn ứng viên từ vòng 1, sốc toàn tập (dù đã chuẩn bị tâm lý trước).

Nguồn: blognhansu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.