Category Archives: Career Advice

Học cách người thông minh đối phó với những kẻ khó ưa

Dưới đây là cách cách cư xử phù hợp với những kẻ khó ưa mà người thông minh làm.

Học cách người thông minh đối phó với những kẻ khó ưa

Chúng ta không sống trong một thế giới hoàn hảo. Có những người khiến chúng ta điên lên, và ngược lại chính chúng ta cũng khiến một số kẻ điên lên.

Có lúc bạn tự hỏi mình có nên học cách yêu quý tất cả mọi người mà bạn gặp hay không. Theo ông Robert Sutton – giáo sư khoa học quản lý của ĐH Stanford, thì việc xây dựng một nhóm toàn là những cạ cứng là điều không thể.

Đó cũng là lý do tại sao người thông minh phải tìm cách cư xử phù hợp với những người mà họ không thích. Dưới đây là cách mà họ đã làm.

1. Họ chấp nhận chuyện mình không yêu quý được tất cả mọi người

Đôi khi chúng ta cứ nghĩ rằng chúng ta sẽ yêu quý tất cả những người mà mình gặp, nhưng việc gặp phải những người mà bạn không ưa là điều không thể tránh khỏi. Người thông minh luôn biết điều này. Họ cũng hiểu rằng những xung đột hay bất đồng là do sự khác biệt về các giá trị.

Người mà bạn không thích bản chất không phải là người xấu. Lý do mà bạn không thể hòa hợp với họ là do các bạn có những giá trị khác biệt, và sự khác biệt đó tạo ra sự phán xét.

Một khi bạn chấp nhận sự thật rằng không phải ai cũng yêu quý mình và bạn cũng sẽ không yêu quý được tất cả mọi người do sự khác biệt về giá trị thì những cảm xúc tiêu cực cũng sẽ không còn nữa.

2. Họ chịu đựng (hoặc lờ đi) những người mà họ không thích

“Bạn cần những người có quan điểm khác biệt và không ngại tranh luận” – giáo sư Suttons nói. “Họ là những người ngăn cả nhóm làm những điều ngu ngốc”.

Có thể sẽ không dễ dàng nhưng hãy chịu đựng họ. Họ thường là những người thách thức chúng ta, nhắc nhở chúng ta về những tầm nhìn mới và giúp đưa cả nhóm tới thành công.

Hãy nhớ rằng, bạn cũng không hoàn hảo và mọi người cũng đang chịu đựng bạn.

3. Họ xử sự với những người họ không ưa một cách văn minh

Bất kể cảm xúc của bạn như thế nào thì khi bạn ứng xử hòa nhã với họ, họ cũng sẽ đáp lại như thế với bạn. Nếu bạn thô lỗ với họ, họ cũng sẽ không ngại ngần mà vứt bỏ mọi sự lịch thiệp và thô lỗ lại với bạn.

“Tập luyện một khuôn mặt ngoại giao là rất quan trọng. Bạn cần phải thể hiện một cách chuyên nghiệp và tích cực” – Ben Dattner, nhà tâm lý học, tác giả cuốn “The Blame Game” nhận định.

4. Họ xem lại kỳ vọng của mình

Việc có những kỳ vọng không thực tế về người khác không phải chuyện hiếm. Chúng ta có thể mong đợi người khác hành động giống như mình, hoặc nói những điều mà chính chúng ta sẽ nói trong trường hợp đó.

Tuy nhiên, điều đó là không thực tế. “Ai cũng có những đặc điểm tính cách đã được ăn sâu – yếu tố quyết định phần lớn phản ứng của họ” – Alan A. Cavaiola, giáo sư tâm lý học ĐH Monmouth, Mỹ cho hay. “Kỳ vọng người khác hành xử giống mình sẽ khiến bạn thất vọng nhiều hơn”.

Nếu một người trong tình huống nào cũng luôn mang lại cho bạn một cảm giác giống nhau thì bạn hãy điều chỉnh kỳ vọng của mình về người đó. Cách này giúp bạn chuẩn bị tâm lý và hành vi của họ sẽ không khiến bạn ngạc nhiên. Người thông minh luôn làm điều này, nên không phải lúc nào họ cũng bị ngạc nhiên về hành động của người mà họ không thích.

5. Họ giấu cảm xúc vào trong và chỉ tập trung vào bản thân

Quan trọng là bạn học cách xử lý với sự thất vọng của mình khi bạn tiếp xúc với người mà bạn không ưa. Thay vì nghĩ về việc người đó khó chịu đến mức nào, hãy tập trung vào việc tại sao bạn lại phản ứng như vậy.

Đôi khi cái mà chúng ta không thích ở người khác lại là cái mà chúng ta không thích ở bản thân mình. Hãy xác định những nguyên nhân có thể làm cảm xúc của bạn thêm phức tạp.

Sau đó, bạn có thể dự đoán, kìm nén, thậm chí thay đổi phản ứng của mình. Nên nhớ rằng, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của bản thân bao giờ cũng dễ hơn là yêu cầu người khác thay đổi.

6. Họ dừng lại và thở sâu

Theo Kathleen Bartle – một nhà tư vấn xung đột, việc dừng lại và hít thở sâu sẽ giúp bạn bình tĩnh và bỏ qua sự phán xét. “Hít thở sâu ngăn bạn phản ứng thái quá, cho phép bạn có một tâm trí và trái tim cởi mở hơn”.

7. Họ nói lên nhu cầu của mình

Nếu ai đó khiến bạn khó chịu, hãy bình tĩnh cho họ biết rằng cách nói chuyện hay cách hành xử của họ là vấn đề với bạn. Hãy tránh trách móc, thay vào đó hãy nói rằng “khi bạn… thì tôi cảm thấy…”.

Ví dụ như hãy thử nói: “Khi bạn cắt lời tôi trong cuộc họp, tôi cảm thấy giống như bạn không coi trọng sự đóng góp của tôi”.

Sau đó, hãy đợi một lúc để nhận phản hồi của họ. Biết đâu họ không nhận ra rằng bạn chưa nói xong, hoặc họ thấy quá phấn khích với ý tưởng của bạn đến mức nhảy ngay vào giữa cuộc hội thoại của bạn.

8. Họ tạo khoảng cách với người mình không thích

Người thông minh sẽ tạo khoảng cách giữa mình và người mà họ không thích. Nếu ở công sở, hãy đi sang một phòng khác hoặc ngồi ở cuối bàn họp.

Khi có khoảng cách và sự đồng cảm, bạn có thể sẽ tương tác với cả những người mà bạn thích và không thích một cách tự nhiên. Tất nhiên, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nếu những kẻ mà chúng ta không ưa khuất khỏi tầm mắt mình, nhưng tiếc là cuộc sống không đơn giản như thế.

Cửa hàng tiện lợi vào cuộc đua mới

Mô hình cửa hàng tiện lợi cạnh tranh khốc liệt khi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đua nhau mở chuỗi, đầu tư công nghệ, tăng cường dịch vụ để tìm chỗ đứng vững chắc tại thị trường bán lẻ Việt Nam.

Cửa hàng tiện lợi vào cuộc đua mới

Với tốc độ tăng trưởng gần 12%/ năm và quy mô có thể lên tới gần 180 tỷ USD vào năm 2020, ngành bán lẻ Việt Nam sôi động hơn bao giờ hết. Đặc biệt, mô hình cửa hàng tiện lợi cạnh tranh khốc liệt khi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đua nhau mở chuỗi, đầu tư công nghệ, tăng cường dịch vụ để tìm chỗ đứng vững chắc tại thị trường bán lẻ được xếp thứ 6 toàn cầu về chỉ số phát triển này.

Tăng tốc về quy mô để chiếm thị trường, các doanh nghiệp bán lẻ liên tục mở cửa hàng mới. Mô hình cửa hàng tiện lợi được dự báo sẽ cạnh tranh không khoan nhượng khi thị trường bán lẻ Việt Nam là hấp lực đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Cuối tháng 3/2018, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) đưa vào hoạt động cửa hàng tiện lợi Satrafood thứ 170 tại quận 2, TP.HCM. Trong 3 tháng đầu năm 2018, Satra đã khai trương 13 cửa hàng Satrafood, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động thêm 60 cửa hàng trong năm nay.

Phong phú về loại hình cửa hàng tiện lợi là Saigon Co.op. Hiện đơn vị này có 210 cửa hàng Co.op Food, 76 cửa hàng Co.op Smile và phát triển thêm mô hình cửa hàng Cheers. Năm 2018, Saigon Co.op đặt mục tiêu mở thêm 170 Co.op Food, 150 cửa hàng Co.opSmile, 50 cửa hàng tiện lợi Cheers đồng thời với việc kết nối đa phương tiện với các hình thức mua sắm khác.

Theo lãnh đạo Saigon Co.op, năm nay người tiêu dùng sẽ được chứng kiến tốc độ phát triển mạnh mẽ của các mô hình bán lẻ hiện đại quy mô vừa và nhỏ của Saigon Co.op là Co.op Food, Co.op Smile và Cheer. Mô hình cửa hàng tiện lợi được dự báo sẽ cạnh tranh không khoan nhượng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Nhưng, tăng tốc nhanh nhất về số lượng là hệ thống cửa hàng tiện lợi Vinmart+ của Vingroup. Chỉ sau 3 năm gia nhập thị trường, đến nay Vinmart+ đã có hơn 1.000 cửa hàng và số lượng cửa hàng đang ngày càng tăng. Việc phủ rộng hệ thống nhanh chóng đã giúp Vinmart+ có được những vị trí đẹp khi nằm ở mặt tiền hoặc tầng dưới các chung cư, tiện lợi cho việc mua sắm của khách hàng.

cua-hang-tien-loi-5-1636-1524545811.jpg

Ra đời sau nhưng Bách hóa Xanh của Thế Giới Di Động cũng liên tục mở rộng chuỗi cửa hàng. Tính đến giữa tháng 4/2018, đã có 361 cửa hàng Bách hóa Xanh tại TP.HCM. Công ty đặt mục tiêu đạt 1.000 cửa hàng đến hết năm 2018, chiếm 10% thị phần bán lẻ trong vòng vài năm tới.

Trong khi doanh nghiệp trong nước gia tăng số lượng điểm bán thì doanh nghiệp ngoại cũng tăng cường sự hiện diện trên thị trường. Trong đó, FamilyMart có hơn 130 cửa hàng, và dự kiến sẽ mở thêm 50 cửa hàng trong năm nay. 7-Eleven Nhật Bản vào Việt Nam giữa năm 2017 đang nuôi tham vọng sẽ mở 300 cửa hàng trong vòng 3 năm và phát triển 1.000 cửa hàng sau 10 năm. Trước đó, hàng loạt thương hiệu bán lẻ lớn như FamilyMart, Bsmart, Circle K đã phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi với số lượng đáng kể.

Mới ra mắt cách nay chưa lâu, “tân binh” GS25 đến từ Hàn Quốc đặt mục tiêu mở 2.500 cửa hàng GS25 tại thị trường Việt Nam trong 10 năm tới. Theo bà Nguyễn Hồng Trang – CEO Công ty TNHH GS25 Việt Nam (liên doanh giữa Tập đoàn GS Retail – Hàn Quốc và Sơn Kim Land), muốn bán lẻ thành công bắt buộc phải mở rộng chuỗi.

Việc phát triển chuỗi cửa hàng là xu thế tất yếu nhằm gia tăng sự nhận biết thương hiệu và khả năng cạnh tranh trên thị trường, cũng là cách để tiết giảm chi phí quản lý, từ đó gia tăng doanh số và lợi nhuận. Chuỗi cửa hàng được xây dựng rộng khắp với mật độ cao tại những vị trí đông dân cư sẽ là cách tốt nhất để chiếm lĩnh thị phần.

Thị trường có nhiều cơ hội để phát triển nên một thương hiệu chuyên về mô hình đại siêu thị là Lotte Mart cũng đã hướng đến phân khúc này bằng sự ra mắt cửa hàng tiện lợi Speed L tại tòa nhà Pico Plaza trên đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP.HCM.

Đánh giá về xu hướng phát triển mô hình cửa hàng tiện lợi, ông Nguyễn Anh Đức – Phó tổng giám đốc Saigon Co.op cho rằng đây là xu hướng tất yếu, đáp ứng nhu cầu mua nhanh, sử dụng nhanh và thời gian mở cửa nhiều hơn cửa hàng truyền thống. Đó cũng là phân khúc Saigon Co.op đang tập trung nguồn lực để hướng đến nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu này của người tiêu dùng và cũng là cách để Saigon Co.op đa dạng hóa phân khúc bán lẻ.

Theo nghiên của hãng tư vấn A.T.Kearney (Mỹ), Việt Nam hiện đứng thứ 6 toàn cầu về chỉ số phát triển thị trường bán lẻ, trong đó cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini đang rất “nóng”. Còn theo Nielsen Việt Nam, kênh thương mại hiện đại đang có sự dịch chuyển tích cực, đặc biệt là các cửa hàng nhỏ trong hệ thống cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng trong vài năm qua.

Theo báo cáo phân tích tình hình phát triển thị trường bán lẻ tại Việt Nam giai đoạn 2018 – 2021 của Công ty bất động sản Savills Việt Nam, năm 2017, doanh số bán lẻ tại Việt Nam đạt gần 129 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2016, khá cao so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Việc ngày càng nhiều người tiêu dùng Việt Nam sử dụng internet cũng như xu hướng thanh toán bằng thẻ tín dụng, cùng sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu sẽ là những thành tố quan trọng thúc đẩy thị trường bán lẻ phát triển.

Lời khuyên giúp nhân viên làm việc hiệu quả của tỷ phú Jeff Bezos

Những nhân viên mới không nên cố gắng tìm sự “cân bằng” giữa công việc chuyên môn và cuộc sống cá nhân. Thay vào đó, họ nên hình dung một mối quan hệ toàn diện giữa công việc và cuộc sống ngoài công sở.

Lời khuyên giúp nhân viên làm việc hiệu quả của tỷ phú Jeff Bezos

CEO Jeff Bezos của Amazon không phải là một doanh nhân ưa thích cụm từ “cân bằng cuộc sống và công việc”. Trong một sự kiện mới diễn ra với sự chủ trì của biên tập viên Alyson Shontel, Business Insider, Bezos đã tiết lộ lời khuyên trực quan mà ông thường nói với các nhân viên của Amazon.

Bezos tin rằng, những nhân viên mới không nên cố gắng tìm sự “cân bằng” giữa công việc chuyên môn và cuộc sống cá nhân. Thay vào đó, họ nên hình dung một mối quan hệ toàn diện giữa công việc và cuộc sống ngoài công sở.

Là một người vô cùng bận rộn, người đàn ông giàu nhất thế giới từng nổi tiếng với cách sắp xếp thời gian khác lạ: Không đặt chuông báo thức, dành thời gian buổi sáng để dùng bữa với gia đình, lên lịch cho vài cuộc gặp gỡ thú vị và dành vài phút mỗi ngày để rửa chén bát cho vợ. Lối sống đó duy trì một sự đối xứng lành mạnh giữa cuộc sống cá nhân và việc theo đuổi sự nghiệp của Bezos.

Đó cũng là một phần trong lời khuyên ông dành cho các nhân viên của Amazon: “Sự hòa hợp giữa công việc và cuộc sống cá nhân là những gì tôi cố gắng truyền đạt với các nhân viên trẻ, những giám đốc cấp cao tại Amazon, đặc biệt là những người mới đến. Tôi được hỏi về sự cân bằng cuộc sống và công việc mọi lúc. Theo tôi, đó là một cụm từ không đủ ấn tượng bởi nó ngụ ý bạn cần một sự cân bằng tuyệt đối giữa công việc và cuộc sống cá nhân”.

Thay vì cố gắng để công việc và cuộc sống ở trạng thái cân bằng, Bezos cho rằng cuộc sống của bạn sẽ “hiệu quả hơn” nếu coi đó là 2 phần tích hợp.

“Cuộc sống cá nhân và công việc của bạn thực sự là một vòng tròn. Đó không phải 2 vế của 1 cái cân thăng bằng”, Bezos nhấn mạnh. Với ông, đó là 2 phần đối ứng và ông không phân chia chúng thành 2 phần tách biệt, ràng buộc nhau bởi thời gian.

“Nếu tôi hạnh phúc với cuộc sống riêng, tôi sẽ làm việc với năng lượng dồi dào, hào hứng. Nếu tôi hạnh phúc tại nơi làm việc, tôi sẽ thoải mái khi trở về nhà. Bạn sẽ không bao giờ muốn trở thành một người tất bật với các cuộc họp, cạn kiệt sức lực với các deadline và mệt nhoài khi trở về nhà sau giờ làm việc. Bạn sẽ muốn trở thành người truyền cảm hứng, năng lượng tích cực cả tại văn phòng và khi trở về nhà”, Bezos nói.

17 thói quen đang rút cạn năng lượng của bạn mỗi ngày

17 thói quen đang rút cạn năng lượng của bạn mỗi ngày

1. Ngủ quá nhiều. Hãy tập ra khỏi giường đúng giờ.

2. Nghĩ quá nhiều. Tâm trí bạn cần được nghỉ ngơi. Hãy cho nó giải lao.

3. Ăn quá nhiều. Thức ăn làm đầu óc bạn mụ mị. Hãy tự kiểm soát bản thân mình.

4. Quan tâm những chuyện tầm phào. Một sự lãng phí năng lượng tinh thần khổng lồ.

5. Đặt ra những mục tiêu “trên trời”. Nó tạo ra cảm giác stress không cần thiết.

6. Nghiện làm nhiều việc một lúc. Nó tạo cho bạn cảm giác bận rộn, nhưng lại không giúp tăng năng suất. Tập trung vào 1 việc 1 lúc thôi.

7. Lo lắng. Nếu bạn có thể thay đổi tình hình, hãy hành động. Còn không, chấp nhận nó đi.

8. Tự dày vò bản thân. Càng hạ thấp bản thân, bạn càng trở nên tệ hại hơn.

9. Lưỡng lự. Nó khiến bạn mắc kẹt. Quyết định và sau đó tùy cơ ứng biến.

10. Bị ám ảnh bởi danh tiếng. Cứ giỏi đi và mọi người sẽ tự chú ý đến bạn. Hữu xạ tự nhiên hương.

11. Miễn cưỡng bản thân. Nếu muốn làm gì đấy, hãy làm đi. Không thì thôi, đừng lăn tăn.

12. Đổ lỗi. Nó khiến bạn nổi nóng vì một lý do không đâu và cũng không giải quyết được việc gì. Mọi người cũng sẽ tránh xa bạn.

13. Cho não ăn rác. Trước khi bạn nhận ra, tâm trí bạn đã bị vắt kiệt năng lượng vì đọc những thứ nhảm nhí rồi.

14. Sống trong quá khứ. Hey, bạn không sống ở vùng đất “Quá khứ” nữa rồi. Tỉnh lại đi.

15. Chống lại sự thay đổi. Nếu bạn kháng cự sự thay đổi, bạn đang chống lại cuộc sống. Đây là cuộc chơi bạn không thể thắng, vì vậy hãy ngừng lại.

16. Cãi nhau với mấy người gàn dở. Nếu bạn có thắng, bạn cũng là một kẻ chả ra sao. Nếu bạn thua, bạn còn chẳng bằng họ.

17. Cố giúp những người không cần sự giúp đỡ. Bạn có thể đánh thức một người đang ngủ, nhưng bạn không thể gọi một kẻ đang giả vờ ngủ tỉnh dậy được.

Học thói quen nào của người thành công mới khiến bạn thành công?

Để thành công, bạn có nên đặt mục tiêu hay không, nên ngủ nhiều ngay ngủ ít, nên đọc sách hay lao vào đời, nên trân trọng ý kiến của người khác hay phớt lờ tất cả? Mỗi chuyên gia lại có một ý kiến đối ngược nhau. Vậy bạn nên học theo thói quen nào?

Học thói quen nào của người thành công mới khiến bạn thành công?

Có quá nhiều lời khuyên thành công, tuy nhiên, chúng mâu thuẫn với nhau. Hãy thử xem nhé:

A: Coi thường cách nhìn của người đời về mình

Nhà sáng lập Walmart, Sam Walton từng lăn lê bò lết trên sàn nhà tại một cửa hàng bán lẻ nhân chuyến đi công tác Brazil chỉ để…đo độ rộng giữa các lối đi trong siêu thị và xem liệu nhân viên ở đây có gì để dạy ông hay không. Ông bị tống tù và sau đó phải bảo lãnh. Seth Godin, một tác giả sách marketing nổi tiếng khác, cũng ngừng đọc những bài đánh giá sách của ông trên trang Amazon.

thanh-cong-doanhnhansaigon-5639-15138152

B: Qụy lụy vào ý kiến của người khác

Ca sĩ, nhạc sĩ Amanda Palmer ăn mặc như một cô dâu đứng giữa quảng trường cả tháng trời, tươi cười trước bất cứ người dân nào bước qua. Google xin ý kiến từng người dùng của mình để có thể hoàn thiện hơn, từ trước đến nay đều vậy. Trang WordPress tung ra các tính năng mới hàng ngày, và nếu gặp sự cố, họ sẽ lắng nghe tâm tư của khách hàng trước khi vá lỗi.

thanh-cong-2-doanhnhansaigon-8347-151381

A: Đặt mục tiêu

Jack Ma tập trung đạt mục tiêu 1 tỷ khách hàng cho Alibaba. Noah Kagan, cựu công thần của Facebook, giám đốc của AppSumo và SumoMe, cho biết để vươn lên doanh nghiệp triệu đô như hiện nay, anh đã phải đặt mục tiêu cực kỳ chi ly: 1 triệu đô doanh thu, 300 đô mỗi đơn hàng, và 3.333 lần bán ra. Anh thậm chí còn chiếu những con số này lên tường để các nhân viên nhìn thấy.

thanh-cong-3-doanhnhansaigon-5893-151381

B: Vứt đống mục tiêu đi

thanh-cong-4-doanhnhansaigon-8595-151381

Cuộc viếng thăm đầu tiên đến đảo Necker của tỷ phú Richard Branson chỉ là một trò đùa để gây ấn tượng với người vợ tương lai của mình. Ông không có ý định mua chúng (thoạt đầu) và bị tống khỏi đảo. Khi chuyến bay khứ hồi của ông bị hủy, bực mình ông lập ra hãng hàng không Virgin Atlantic.

Sản phẩm đầu tiên của HP là một đèn chỉ báo tự động cho sân bowling. Hãng American Express ban đầu vận chuyển thư tay và những nhà sáng lập của Sony tạo ra công ty trước, sau đó mới nghĩ cần phải làm gì.

A: Ngốn ngấu mọi quyển sách

thanh-cong-5-doanhnhansaigon-4143-151381

Bill Gates kể rằng các thư viện có ảnh hưởng lớn đến ông ngay từ khi còn nhỏ. Và trong những năm đầu làm Microsoft, ông hay dành những kì nghỉ chỉ để đọc sách. Elon Musk đọc hai cuốn sách mỗi ngày khi còn bé. Warren Buffet dành 4-6 giờ mỗi ngày để đọc.

B: Đọc chả có nghĩa lý gì hết

Gary Vaynerchuk, tác giả của cuốn sách Nền kinh tế cảm ơn, cho biết đã viết số sách nhiều hơn số ông từng đọc (ông viết được 4 cuốn). Chúng ta chỉ biết có một cuốn sách duy nhất mà Steve Jobs coi là đã gây ảnh hưởng đến ông: Thế lưỡng nan của nhà tiên phong. Ca sĩ Kanye West không đọc, mặc dù công việc chính của anh này liên quan rất nhiều đến chữ nghĩa (viết lời rap).

thanh-cong-6-doanhnhansaigon-2648-151381

A: Ngủ thật nhiều

Arianna Huffington, LeBron James, Jeff Bezos, tất cả đều ngủ tròn giấc từ 7-9 tiếng mỗi đêm. Ngủ thật nhiều = nghỉ ngơi nhiều = một ngày làm việc hiệu quả

thanh-cong-7-doanhnhansaigon-5706-151381

B: Chẳng ngủ mấy

Jack Dorsey, Martha Stewart, Mozart, Thomas Edison, Nikola Tesla, Voltaire, tất cả đều chỉ ngủ 4-6 giờ mỗi ngày. Ngủ ít thì có thời gian làm việc nhiều hơn. Thêm 1-2 tiếng làm việc mỗi ngày đã cả một lợi thế lớn.

A: Xây dựng quan hệ (Networking)

Kim Kardashian siêu vòng 3 là một tượng đài của kĩ năng xây dựng mối quan hệ. Chúng ta còn có một từ riêng dùng để chỉ những người nổi tiếng vì kỹ năng lân la này: dân quan hệ. Biết đúng người vào đúng thời điểm là một tài sản vô giá.

B: Phớt lờ tất cả mọi người

Picasso đã vẽ khoảng 50.000 tác phẩm nghệ thuật trong suốt cuộc đời. Nhà văn John Grisham đã từng viết mỗi ngày một trang trong vòng 20 năm. Kỹ sư Nick D’Aloiso ngồi nhà vài năm để viết ứng dụng, một trong số đó được Yahoo mua lại với giá 30 triệu đô. Họ học cách bơ xã hội, ngồi xuống làm việc của mình và vươn lên đỉnh thành công.

thanh-cong-8-doanhnhansaigon-3705-151381

A: Không bao giờ bỏ cuộc

J.K. Rowling bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối trước khi Harry Potter được phát hành. Nghệ sĩ Andrea Bocelli từng chơi piano ở khắp các quán bar tới khi ông đã 33 tuổi. Nhà văn J. R. R. Tolkien xuất bản Chúa Nhẫn khi ông đã 63 tuổi.

B: Bỏ cuộc là tốt

Doanh nhân James Altucher khởi nghiệp hơn 20 công ty. 18 phá sản và ông đóng cửa hoàn toàn. Edison vứt bỏ hàng ngàn thí nghiệm không có kết quả. Marylin Monroe bỏ nghề chụp tranh nóng bỏng để làm người mẫu và rồi lại bỏ nghề người mẫu để trở thành diễn viên.

Vậy tôi phải nghe ai mà sống bây giờ?

Tại sao là thế? Tại sao những lời khuyên thành đạt này tuy đối ngược nhau, nhưng chúng lại đều hiệu quả? Có một lý do đơn giản thôi.

Nếu có công thức tuyệt mật nào, thì người thành công luôn chơi đến tận cùng của các cực đối lập – hoặc dung hòa cả hai, tùy thuộc vào hoàn cảnh.

Nói tóm lại là, chỉ có một điểm chung mà người thành đạt đều có:

Họ biết mình là ai

Họ biết mình làm việc như nào, động lực của mình là gì, điểm thiên tài của mình ở đâu, họ thể hiện tốt nhất như nào, và thứ gì có thể khiến họ kiên trì “cày cuốc” để chiến thắng. Và mỗi một người thành công đều cần hiểu rất rõ những câu hỏi này để có thể phát huy tối đa sức mạnh.

Trong đó, bao gồm cả bạn.