Category Archives: Bussiness

Những mảng màu sáng tối trên bức tranh công nghệ 2016

Đầu năm 2017, chúng ta hãy cùng nhìn lại những nét chấm phá nổi bật nhất của làng công nghệ thế giới năm 2016.

Siêu cường công nghệ “nuốt chửng” cả thế giới

Lần đầu tiên trong lịch sử, các công ty công nghệ chiếm lĩnh 5 vị trí đầu bảng trên danh sách các doanh nghiệp đại chúng giá trị nhất thế giới. Giá trị thị trường của 5 siêu cường công nghệ gộp lại – Apple, Alphabet, Microsoft, Amazon và Facebook – là 2,4 nghìn tỷ USD vào ngày 27/12, chiếm hơn 11% giá trị các công ty trong danh sách S&P 500. Điều đó đồng nghĩa họ đang tiến dần đến mốc kỷ lục 16% vào thời kỳ đỉnh cao của bong bóng công nghệ tháng 3/2000. Tuy nhiên, tin xấu là họ đang trở thành mục tiêu của chính trị gia trên toàn cầu.

Quảng cáo trở thành cuộc đua song mã

Google của Alphabet và Facebook đều có hàng tỷ người dùng, công nghệ của họ giúp các công ty định vị tốt hơn khách hàng của mình để quảng bá sản phẩm trúng đích. Như một hệ quả, hai thế lực này cùng nhau chiếm 58% tất cả quảng cáo trực tuyến hoặc trên di động tại Mỹ. Do Google và Facebook là hai cái tên duy nhất mang đến doanh thu quảng cáo kỹ thuật số đáng kể, mọi công ty khác phụ thuộc vào quảng cáo – từ mạng lưới truyền hình đến hãng tin – đều phải tư duy lại cách tiếp cận kinh doanh của mình.

Ảnh minh họa: Institutional Investor.

Tham vọng không giới hạn của Amazon

Năm 2016, bất kỳ đối thủ nào trong ngành công nghệ cũng biết rằng họ không thể một ngày yên ổn với Amazon. Họ đang là “gã khổng lồ” về thương mại điện tử, giải trí và rất có thể là vận tải khi muốn kiểm soát cả đất liền, hàng không, đường biển cũng như các mảnh đất mới. Để chứng minh tham vọng của Amazon, mảng đám mây Amazon Web Service (AWS) – một loại điện toán Amazon tạo ra từ số 0 10 năm trước – đã đóng góp hơn 100% lợi nhuận hoạt động cho Amazon (sau khi tính toán các khoản lỗ quốc tế). Không ngoa khi nói AWS đã thay đổi hướng đi của Amazon lẫn ngành công nghệ.

Trung Quốc vươn dài tay ra quốc tế

Trong khi các “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc như Baidu, Alibaba và Tencent tiếp tục bành trướng và phát triển vượt tưởng tượng, cạnh tranh khốc liệt đã mài dũa các ngôi sao mới như Didi Chuxing, công ty đánh bại Uber và nhiều ý tưởng công nghệ chỉ có trong tiểu thuyết ra đời tại Trung Quốc đã được sao chép khắp thế giới. Sức mạnh công nghệ Trung Quốc không chỉ mở rộng lợi thế trên sân nhà mà còn vươn dài ra các thị trường khác, dù không nhiều cái tên xâm nhập thị trường Mỹ thành công.

Một Apple bế tắc

Kỷ nguyên tăng trưởng ấn tượng của Apple dường như đã kết thúc. Năm nay, lần đầu tiên doanh thu Apple sụt giảm kể từ năm 2001. Công ty không thể thoát khỏi cục diện chung của toàn ngành smartphone và tiếp tục xung đột với chính phủ khắp thế giới trên nhiều phương diện: trốn thuế, sản xuất, hành pháp.

Startup vào giai đoạn khổ hạnh

Sau 2 năm gọi vốn không giới hạn cho các công ty công nghệ mới, dường như năm nay đã sụt giảm đáng kể. Tiền đầu tư vào startup vẫn duy trì ở mức cao nhưng đang có xu hướng giảm kể từ năm 2015. Một cách thông minh, nhiều công ty tư nhân bắt đầu quản trị lợi nhuận thay vì tìm mọi giá để tăng trưởng. Dù sao đi nữa, nếu bị rơi khỏi danh sách đầu tư, mọi chuyện còn tồi tệ hơn nhiều.

Ảnh minh họa: The Next Web.

Yahoo và Twitter không thể dung thứ

Các công ty Internet chỉ có hai con đường: hoặc tiến bộ, hoặc chết. Yahoo và Twitter đã trải qua một năm 2016 tồi tệ: Yahoo tìm ra được người muốn mua mình nhưng lại vướng phải hai vụ bê bối rò rỉ dữ liệu lớn nhất lịch sử, trong khi Twitter bán chẳng ai mua và còn bị mất hàng loạt nhân sự cao cấp. Cả hai đều hứng chịu sự trừng phạt khi không tăng trưởng cả về doanh thu lẫn người dùng.

Pin có một năm tồi tệ hơn bao giờ hết

Samsung buộc phải dừng sản xuất Galaxy Note 7 sau các báo cáo cháy nổ. Mỹ cũng ra lệnh thu hồi xe trượt điện vì pin quá nóng, còn Apple phải xử lý sự cố pin trên MacBook Pro 2016. Những thất bại đáng chú ý của pin trong thiết bị điện tử năm 2016 cho thấy sự yếu đuối của một trong những linh kiện điện toán thiết yếu nhất có mặt trong mọi thứ, từ smartphone đến xe tự lái.

Công nghệ cũ thu hẹp

Giới công nghệ vô cùng tàn nhẫn với những kẻ tụt hậu (như Yahoo và Twitter). Điều đó cũng đồng nghĩa với hàng loạt vụ sa thải nhân sự năm 2016 tại các công ty công nghệ cũ. Intel, Cisco, HP và các hãng khác tiếp tục cắt giảm lao động – trong vài trường hợp còn giảm mạnh – nhằm bù đắp doanh thu sụt giảm hoặc chuyển nguồn lực ra khỏi các mảng kinh doanh kém hiệu quả.

Nhìn rộng. Nghĩ lớn.

Cách đây một tháng, tôi có tham dự buổi tốp nghiệp của lớp Strategic Planning tại trường AIM. Đề bài của các học viên là về Lazada. Chúng ta bắt đầu công việc của một planner sẽ là: “Vấn đề của Lazada là gì?” và từ đó dùng quảng cáo để giải quyết nó.

Dựa vào báo cáo về ngành mua sắm online của một trang web có uy tín, vấn đề được đặt ra là niềm tin.

“Tôi không tin là sản phẩm được quảng cáo trên trang web bán hàng online đúng với sản phẩm mà tôi nhận được”. Và các học viên của lớp học phải giải quyết vấn đề này.

Tuy nhiên, tôi không tin đây là vấn đề của Lazada. Đó là vấn đề của toàn ngành.

Có thể câu hỏi đó được hỏi từ những người buôn bán lẻ. Họ mua hàng và sau đó bán hàng trên Facebook của mình. Còn với Lazada thì không.

Lazada không phải là nhà sản xuất. Lazada bán hàng của nhà sản xuất. Và do đó, chất lượng hàng hóa là của nhà sản xuất không phải của Lazada.

Ảnh minh họa: VIR.

Số liệu không bao giờ phản ánh đúng thực tế.

Do đó, nếu bạn tiếp tục chọn vấn đề này để giải quyết, bạn không thể giúp Lazada phát triển.

Có 2 nhóm học viên đã làm tôi ngạc nhiên và thán phục vì họ mang đến những ý tưởng chiến lượt thật sự.

Nhóm thứ nhất cho rằng Lazada không phải là trang web bán hàng mà là trang web giúp bạn mua hàng dễ dàng, an toàn và tiện lợi.

Trong khi Lazada đang bị khách hàng cho rằng mình đang bị Lazada lừa bán những món hàng không đúng như cam kết thì với tầm nhìn này, Lazada đang đứng về phía khách hàng.

Lazada có quy trình kiểm soát hàng hóa, có đội giải quyết khiếu nại, có chế độ bảo vệ người mua. Và nhóm còn cho thêm nhiều ý tưởng khác để giúp Lazada hoàn thiện định vị “Giúp bạn mua sắm” của mình.

Nhóm thứ hai táo bạo hơn khi họ không giải quyết vấn đề niềm tin mà lại chọn bài toán tăng trưởng.

Định vị là định ra vai trò của thương hiệu và mô hình kinh doanh đề thể hiện vai trò đó chứ không phải là tìm ra điểm khác biệt và slogan.

Họ chọn nhóm khách hàng sống ở những thành phố nhỏ, nơi họ có đủ tiền, khá đơn giản nhưng không có nhiều cơ hội mua hàng hiệu như dân ở thành phố lớn.

Khi đó, định vị của Lazada như là một công ty vận chuyển nhằm “đem hàng hiệu về tỉnh” và giúp dân tỉnh bắt kịp dân thành phố.

Đây là một ý tưởng chiến lược kinh doanh rất táo bạo.

Thực tế công việc chúng ta cũng phải nên như vậy.

Chúng ta đang quá chú trọng vào việc giải quyết vấn đề hơn là tạo giá trị và tầm nhìn cho thương hiệu của khách hàng.

Chúng ta chỉ đang quan tâm đến truyền thông hơn là những mô hình kinh doanh và định vị thương hiệu (Định vị là định ra vai trò của thương hiệu và mô hình kinh doanh đề thể hiện vai trò đó chứ không phải là tìm ra điểm khác biệt và slogan).

Chúng ta chỉ nhìn vào bức tranh nhỏ hơn là những điều lớn lao.

Bách hóa Xanh sẽ cán mốc 350 điểm bán trong năm 2017

Số lượng siêu thị Bách hóa Xanh sẽ tăng lên 350 điểm bán trong năm 2017, doanh thu tăng khoảng 10 lần so với năm 2016, đạt 2500 tỷ đồng. Đây sẽ là bước đà để Bách hóa Xanh tiến đến mở rộng toàn quốc từ đầu hoặc giữa năm 2018.

Theo thông tin được đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động công bố ngày 13/1, tính đến cuối năm 2016, Bách hóa Xanh đang có tổng cộng 50 cửa hàng với doanh thu bán hàng trung bình trên 1 tỷ đồng/cửa hàng, lượng khách trung bình 20.000 lượt mỗi tháng (trung bình có từ 600 – 700 lượt khách mỗi ngày tại các cửa hàng).

“Bách hóa Xanh muốn bán bằng và bán rẻ hơn chợ bên ngoài”, ông Trần Kinh Doanh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động nói.

Bách hóa Xanh hiện có 50 điểm bán tại TP.HCM. Ảnh: Nguyên Đức.

Cũng theo đại diện Thế Giới Di Động, mục tiêu của Bách hóa Xanh trong giai đoạn trước tháng 12/2016 chỉ dừng lại ở mức đạt doanh thu mục tiêu và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

“Như vậy, Bách hóa Xanh đã khép lại giai đoạn 1 với thành công vượt kỳ vọng. Năm 2017, Thế Giới Di Động sẽ đầu tư mạnh để đưa tổng số cửa hàng Bách hóa Xanh tại 2 quận Tân Phú và Bình Tân lên con số 350 cửa hàng, xây dựng 1 trung tâm phân phối, tăng cường kinh doanh hàng tươi sống”, ông Trần Kinh Doanh nói.

Trần Kinh Doanh

Ông Trần Kinh Doanh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Thế giới di động Ảnh: Hải Đăng.

Ngoài ra, Bách hóa Xanh sẽ hoàn thiện hệ thống quản trị cũng như quy trình cung ứng và tăng cường tính hiệu quả của công tác mua hàng, vận hành cửa hàng.

“Với mức đầu tư này, Thế Giới Di Động kỳ vọng từng điểm kinh doanh sẽ mang lại lợi nhuận trực tiếp, doanh thu tăng khoảng 10 lần, đạt 2500 tỷ đồng. Đây sẽ là bước đà để Bách hóa Xanh tiến đến mở rộng toàn quốc từ đầu hoặc giữa năm 2018”, ông Trần Kinh Doanh nhấn mạnh.

Apple sắp trở thành công ty nghìn tỷ đô chỉ nhờ vào iOS

Apple có thể qua mặt Alphabet và Amazon để chạm mốc doanh thu 1.000 tỷ USD trong năm 2017.

Năm 2016, một số nhà phân tích dự báo Alphabet hay Amazon có thể đánh bại Apple để trở thành công ty nghìn tỷ đô đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, nhà phân tích Horace Dediu của Asymco lại không nghĩ như vậy. Ông vừa phát hành báo cáo mới, trong đó tiên đoán nhà sản xuất iPhone sẽ vượt qua mốc 1.000 tỷ USD trong năm nay chỉ dựa vào doanh thu từ iOS.

“Trong 10 năm đầu tiên, iPhone sẽ bán được ít nhất 1,2 tỷ máy, trở thành sản phẩm thành công nhất mọi thời đại. iPhone cũng làm nên đế chế iOS, bao gồm iPod touch, iPad, Apple Watch, Apple TV, tất cả doanh số gộp lại chạm mốc 1,75 tỷ máy trong 10 năm. Con số này có thể đạt 2 tỷ máy vào cuối năm 2018”, chuyên gia viết.

Ông Dediu giải thích: nếu các dự báo hiện nay vẫn đúng, doanh thu từ các sản phẩm iOS sẽ đạt 980 tỷ USD vào giữa năm 2017. Tuy nhiên, phần cứng không phải là nguồn thu duy nhất mà còn có hơn 100 tỷ USD doanh thu từ lĩnh vực dịch vụ như ứng dụng, thuê bao, giải trí. Do đó, Apple sẽ vượt mốc 1 tỷ USD trong năm nay.

Apple có thể vượt qua Google để trở thành công ty nghìn tỷ đô trong năm 2017. Ảnh minh họa: CNN.

Một thống kê đáng chú ý khác từ nghiên cứu của ông Dediu là có khoảng 17,5 nghìn tỷ phiên làm việc trên iPhone mỗi năm, tương ứng 48 tỷ phiên/ngày. Giả định có 600 triệu thiết bị đang hoạt động, điều đó đồng nghĩa mỗi máy được mở khóa trung bình 80 lần/ngày.

Tuy vậy, những điều trên không có nghĩa giá trị vốn hóa thị trường của Apple sẽ vượt quá 1.000 tỷ USD. Các nhà đầu tư cho rằng Apple cần một sản phẩm thành công nữa thì điều đó mới xảy ra. Dù sao đi nữa, vượt qua mốc nghìn tỷ USD về doanh thu từ iOS (cả phần cứng và phần mềm) vẫn là chiến công vĩ đại đối với Apple, làm dầy thêm bảng thành tích của công ty. Chẳng hạn, năm 2016, Apple bán được chiếc iPhone thứ 1 tỷ, có 1 tỷ thiết bị được kích hoạt (bao gồm thiết bị iOS, Mac và Apple TV).

Năm 2017 cũng là kỷ niệm 10 năm iPhone ra đời, do đó, gần như chắc chắn Apple sẽ dùng con số 1.000 tỷ USD trong các bài thuyết trình lẫn tiếp thị của mình.

500 tỷ phú giàu nhất thế giới có thêm 1.000 tỷ USD năm 201

Chứng khoán toàn cầu đạt đỉnh đã khiến tài sản của nhóm người giàu nhất hành tinh tăng với giá trị gấp 4 lần năm 2016.

500 tỷ phú giàu nhất thế giới có thêm 1.000 tỷ USD năm 2017

Tổng tài sản của 500 tỷ phú giàu nhất thế giới, theo danh sách Bloomberg Billionaires Index, đã tăng 23% trong năm 2017. Đến cuối phiên giao dịch ngày 26/12, nhóm người này kiểm soát 5.300 tỷ USD, tăng so với 4.400 tỷ USD cùng kỳ năm 2016.

nguoi-giau-doanhnhansaigon-3746-15144176

Tài sản người giàu thế giới tăng dần đều trong năm 2017

Nhà sáng lập Amazon – Jeff Bezos có tài sản tăng mạnh nhất thế giới, với 34,2 tỷ USD. Việc này đã giúp ông vượt đồng sáng lập Microsoft – Bill Gates để trở thành người giàu nhất hành tinh hồi tháng 10/2017. Bezos từng có tài sản chạm mốc 100 tỷ USD cuối tháng 11/2017. Hiện ông có 99,6 tỷ USD, cao hơn 8 tỷ USD so với Gates.

Gates đã giữ vị trí này từ tháng 5/2013. Ông đã hiến tặng hàng chục tỷ USD làm từ thiện, trong đó có 4,6 tỷ USD cam kết góp vào Bill & Melinda Gates Foundation hồi tháng 8.

Trong 49 nước góp mặt trong danh sách, tỷ phú Trung Quốc có tài sản tăng mạnh nhất, với tổng cộng 177 tỷ USD. Theo một báo cáo của UBS Group và PricewaterhouseCoopers, 2017 cũng là năm đầu tiên số tỷ phú châu Á vượt Mỹ.

Chứng khoán thế giới năm  2017 liên tiếp lập kỷ lục. MSCI World Index và S&P 500 đều tăng 20%. Trong khi đó, Dow Jones đã tăng 25% – mạnh nhất từ năm 2013. “Đây là đợt tăng mạnh và dài thứ nhì lịch sử”, Mike Ryan – Giám đốc Đầu tư khu vực châu Mỹ tại UBS Wealth Management cho biết, “Trong tất cả lời khuyên mà chúng tôi cung cấp cho mọi người năm 2017, quan trọng nhất chính là cứ đổ tiền vào”.