Điểm tin chính trong Báo cáo tháng 9:
Các chỉ số chính
Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong Q3, với chỉ số tăng trưởng GDP ở mức 6.8%, cao hơn so với Q2. Bên cạnh đó, Chỉ số giá tiêu dùng không tăng trong tháng 9.
Xu hướng thị trường FMCG
Trong dài hạn, thị trường FMCG tăng trưởng khiêm tốn ở khu vực thành thị trong khi vẫn tăng gần 9% giá trị tiêu dùng ở nông thôn.
Xét về ngắn hạn, thị trường thành thị và nông thôn tăng trưởng cả về doanh thu lẫn sản lượng tiêu thụ. Thành thị đạt mức tăng trưởng tốt hơn với mức 5.4% trong Q3, so với mức 1.9% trong Q2 – đây là mức tăng cao nhất kể từ Q1 năm 2014.
Ngành hàng tiêu biểu
Nhờ việc thu hút được nhiều người mua mới, các mặt hàng Thức uống tăng trưởng ấn tượng ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn.
Hệ thống các kênh mua sắm
Doanh thu của kênh mua sắm hiện đại đạt mức tăng trưởng 6% nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc gia tăng thêm thị phần ở thành thị.
Tại thị trường nông thôn, tạp hóa tăng thêm thị phần từ kênh chợ truyền thống.
Tiêu điểm nổi bật
Thương hiệu Việt Nam và các nước Châu Á giành thị phần từ các đối thủ ngoại. Đặc biệt chiếm ưu thế trong lĩnh vực Thực phẩm và Đồ uống với 5 “Đòn bẩy quyền lực”:
- Sẵn sàng thay đổi đồng thời nhanh chóng thích nghi
- Đa dạng sản phẩm
- Đổi mới dựa trên sự am hiểu bản sắc địa phương
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và tương tác với người tiêu dùng
- Đầu tư hoạt động Nghiên cứu và Phát triển
Ông David Anjoubault, Tổng Giám Đốc công ty Kantar Worldpanel Việt Nam, nhận định: “Nhờ vào thế mạnh là sự am hiểu sâu sắc người tiêu dùng địa phương, các doanh nghiệp nội nhanh chóng chuyển mình nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ ngoại tại thị trường Việt Nam. Hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng các thương hiệu Việt dần được người tiêu dùng Việt ưu tiên lựa chọn nhiều hơn.”