Vào lúc 16:00 ngày 2/5/2019 vừa qua. Bộ công thương chính thức công bố tăng giá xăng dầu bán lẻ áp dụng trên toàn quốc. Tất cả diễn ra chỉ sau 10 ngày khi thông cáo về việc EVN tăng giá điện khiến người tiêu dùng chao đảo.
Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô vậy tại sao lại có chuyện giá điện và xăng tăng? Tôi sẽ không đề cập đến những vấn đề chính trị trong nước ở bài này. Ta hãy cũng nhìn một chút ra thị trường thế giới và vĩ mô.
Tại sao giá xăng/ dầu/ điện liên quan đến nhau?
Đơn giản vì muốn chế tạo ra xăng hay sản xuất ra điện ta cần đến dầu thô. Dầu thô được hình thành khi số lượng lớn sinh vật chết, thường là động vật phù du và tảo, được chôn dưới đá trầm tích và chịu nhiệt độ lẫn áp suất cao.
Dầu thô là nguyên liệu không thể tái tạo và có trữ lượng giới hạn. Ước tính trữ lượng dầu thô thế giới trong khoảng tầm 1.148 tỉ thùng (barrel) đến 1.260 tỉ thùng.
Iran muốn đẩy giá dầu lên $150/ barrel – một lần nữa?
Nếu ai có theo dõi giá dầu thế giới sẽ thấy. Chỉ trong vòng quý I năm tài chính 2019 giá dầu thô đã tăng từ hơn $40/ barrel lên hơn $70/ barrel. Tỉ suất tăng hơn 75%.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng trên là do biện pháp thắt chặt trừng phạt của Mỹ đối với Iran và Venezuela. Cùng lúc đó là thỏa thuận giảm lượng khai thác dầu thô của OPEC bất chấp sự phản đối của tổng thống Donald Trump.
Hai nguyên nhân trên trực tiếp đẩy lượng cung dầu thô của thế giới giảm mạnh. Đi kèm đó là lượng cầu của thị trường không hề giảm so với những dự báo kinh tế đầu năm. Tất cả mọi người bước vào năm 2019 với một tinh thần ảm đạm vì chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Các nhà phân tích tin rằng kinh tế thế giới sẽ đi xuống và nhu cầu sử dụng dầu cho sản xuất sẽ giảm. Sự thật đã chứng minh ngược lại, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung dầu thô.
Lệnh cấm đối với Iran
Nói về lệnh cấm vận đối với Iran, điều này liên quan đến cá nhân tổng thống Trump và tư tưởng của Đảng Cộng Hòa. Ngay từ trước cả cuộc bầu cử của mình, Trump đã bày tỏ thái độ không “hợp cạ” với Iran giống như người tiền nhiệm của ông (Bush) đối với Iraq vậy.
Và ngay sau khi lên nắm quyền, Trump xóa bỏ tầm nhìn của Obama về một Iran phi hạt nhân. Theo chính quyền mới, Mỹ rút khỏi thỏa thuận phi hạt nhân với Iran và áp dụng lệnh trừng phạt với quốc gia này năm 2015.
Với việc rút lại thỏa thuận và cấm vận dầu của Iran, mọi thứ có vẻ tương tự 2008 – thời điểm mà Iran đẩy giá dầu lên $160/ barrel. Điều này dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao gây đóng cửa một loạt nhà máy. Cùng với bong bóng nhà đất, cặp đôi này tạo nên cuộc đại suy thoái 2008 như chúng ta đã biết. Vòng lặp của định mệnh nhỉ.
Ảnh hưởng từ chính trị
Như những người tiền nhiệm Cộng Hòa của mình, Trump rất gần gũi với Ả Rập Saudi – kẻ thù truyền kiếp của Iran. Cho những bạn không biết, hai quốc gia này xung đột đã hơn 1000 năm vì tôn giáo. Ả Rập Saudi “đứng đầu” người hồi giáo dòng Sunni và Iran là “thủ lĩnh” của người hồi giáo dòng Shia.
Đây cũng là lý do Ả Rập Saudi tấn công Yemen với Mỹ hậu thuẫn và Iran đứng sau Yemen. Sau khi nhận được hợp đồng 100 tỉ Đô La vũ khí từ Ả Rập Saudi, chính quyền Trump ngay lập tức cáo buộc Iran đầu tư cho khủng bố. Bất chấp 15 trên 19 tên không tặc vụ khủng bố ngày 11/9 là người Ả Rập Saudi.
Át chủ bài của Iran
Dù bị cấm vận bởi Mỹ và các đồng minh phương Tây, Iran vẫn có con át chủ bài của mình – eo biển Hormuz.
Eo biển Hormuz nằm giữa Iran và Oman, là tuyến vận tải chính và duy nhất từ Vịnh Ba Tư ra biển lớn. Tuyến giao thông huyết mạch vận chuyển hơn 90% lượng dầu từ các nước Ả Rập Saudi, Oman, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Iran, Kuiwait, Qatar ra thế giới. Nói cách khác, một nữa lượng dầu cung cấp cho thế giới đi qua eo biển này mỗi ngày.
Nếu Iran đóng cửa eo biển trong 1 tháng, giá dầu leo thang vượt mức $150/ barrel là điều chắc chắn.
Lịch sử lặp lại
Những gì chúng ta đang thấy là sự lặp lại của bức tranh 2008. Vào lúc đó, kinh tế đang phát triễn tốt với sự tăng trưởng của thị trường nhà đất. Nước Mỹ có một tổng thống Cộng Hòa thân với Ả Rập Saudi. OPEC cắt giảm sản lượng dầu thô của mình. Đi cùng với đó là sự leo thang cẳng thẳng với Iran.
Việc kinh tế toàn cầu sụp đổ được xác định do sự quản lý yếu kém của ngân hàng. Nhưng sự thật nó được kích hoạt bởi việc hàng loạt công ty đóng cửa do giá dầu tăng cao kỉ lục dẫn đến chi phí sản xuất quá cao.
Vào lúc này, hơn ai hết, tổng thống Trump muốn tay đổi chế độ của Iran. Thực tế nếu có một cuộc đảo chính ở Iran, giá dầu sẽ thậm chí còn tăng cao hơn do giới đầu cơ đẩy giá. Và ai mà biết được cuộc đảo chính sẽ kéo dài bao lâu và có thành công hay không?
Những trường hợp nào có thể xảy ra?
Mặc dù nắm giữ con bài chiến lược eo biển Hormuz. Tuy nhiên nếu Iran “thật sự” đóng cửa eo biển. Mỹ và các đồng minh có thể xiết chặt cấm vận và lúc này, không chỉ dầu mà tất cả các nguồn cung khác vào Iran sẽ bị cắt đứt. Nghe có vẻ Iran sẽ bị cô lập như Triều Tiên và chẵng thể trụ được lâu nhỉ.
Trên thực tế, Mỹ và các nước Châu Âu không phải là những quốc gia duy nhất cần dầu. Trung Quốc và Ấn Độ là một trong hai quốc gia nhập khẩu dầu số lượng lớn nhất từ Iran. Và hai quốc gia này cũng là hai nước xuất khẩu hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới nên việc cung hàng hóa có vẻ không đáng lo ngại với Iran. Gió lúc này lại thổi chiều bất lợi cho Trump và những người bạn rồi.
Vậy tình huống xấu nhất nào có thể xảy ra nếu cả hai bên đều không chịu nhượng bộ?
Mỹ và các đồng minh sẽ vây hãm Hormuz và buộc Iran mở cửa bằng vũ lực sau đó thay đổi chính quyền Iran. Iran chắc chắn không phải miếng bánh mềm để mọi người tranh nhau xâu xé nên sẽ đáp trả mạnh mẽ.
Nga và Trung Quốc chắc chắn sẽ không để yên cho Trump giành lấy eo biển nắm giữ hơn một nữa lượng dầu thế giới một cách dễ dàng. Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kì là hai khách hàng dầu mỏ lớn nhất của Iran cũng sẽ không từ bỏ nhà cung cấp của mình. Các nước OPEC sẽ tham gia với Mỹ để con đường vận chuyển dầu của mình được mở lại.
Ả Rập Saudi và các nước theo hồi giáo dòng Sunni sẽ rất vui vẻ góp phần để nhổ “cái gai bự” dòng Shia này. Điều sẽ cuốn các nước theo hồi giáo Shia khác tham chiến bảo vệ Iran. Và chúng ta có thể có một cuộc chiến dầu mỏ..một lần nữa.
Tháng 11 này, lệnh cấm vận hoàn toàn Iran sẽ được áp dụng. Và cho dù tính huống nào xảy ra đi chăng nữa, việc này sẽ đẩy giá dầu lên cao vượt trần. Điều có thể dẫn đến khủng hoảng dầu mõ và tạo tiền đề cho suy thoái kinh tế.
Ai sẽ hưởng lợi từ việc giá dầu tăng cao?
Đầu tiên phải kể đến Nga và Ả Rập Saudi, hai nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Với khả năng tăng năng suất khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, các nước OPEC sẽ là những người đầu tiên hưởng lợi.
Kế đến là Iran, hưởng lợi ít hơn vì lệnh cấm vận. Quốc gia này đang là nhà cung cấp dầu mỏ lớn nhất của Trung Quốc và đứng thứ ba trong danh sách nhập khẩu dầu của Ấn Độ. Ngoài ra, tiếp giáp lãnh thổ với Iran là Thổ Nhĩ Kì cũng là một khách hàng lớn của quốc gia này.
Tiếp theo là Mỹ. Mặc dù không đáng kể nhưng gần đây sản lượng dầu mõ của Mỹ tăng trưởng rất tốt. Sự bùng nổ dầu mỏ sẽ trở lại với Texas khi giá dầu chạm nóc.
Và cuối cùng là các nhà sản xuất năng lượng tái tạo (điện mặt trời, thủy điện, phong điện,…). Những năm gần đây chi phí cho năng lượng “sạch” đã giảm đi đáng kể đi kèm với đó là tính hiệu quả tăng cao và thân thiện với môi trường. Đây cũng là giải pháp năng lượng mới khi trữ lượng dầu thô cạn kiệt – điều chắc chắn sẽ xảy ra. Mẫu xe điện Tesla 3s sau khi giới thiệu đã bán chạy vượt mặt BMW series 3 cùng phân khúc. Chẵng trách sao bác Vượng nhà ta đi đầu tư xe điện Vinfast nhỉ!
Nhìn chung, khủng hoảng không phải hoàn toàn là một điều xấu nếu bạn biết nắm bắt nó. Lịch sử thường cho thấy một sự lặp lại chính xác đến đáng kinh ngạc.
Khủng hoảng sẽ tạo ra ý tưởng, làm cho người giàu giàu hơn hoặc chuyển tài sản họ vào tay người khác.
Reference:
https://www.nytimes.com/2019/04/05/us/politics/trump-sanctions-venezuela-cuba.html
https://bnews.vn/-con-bai-dau-mo-cua-donald-trump-trong-cuoc-chien-thuong-mai-my-trung/91907.html
https://infonet.vn/5-cuoc-chien-dau-mo-khoc-liet-nhat-lich-su-post189035.info
https://nationalinterest.org/blog/korea-watch/north-korea-return-fire-and-fury-isnt-worth-risks-56197
http://www.oil-price.net/en/articles/iran-tensions-150-dollar-oil-price.php
https://www.cnbc.com/2018/12/07/opec-meeting-saudi-arabia-and-russia-look-to-impose-production-cuts.html