Monthly Archives: October 2015

FMCG Monitor 09/2015: Thị trường FMCG phục hồi ở thành thị và nhiều tiềm năng phát triển ở nông thôn

Điểm tin chính trong Báo cáo tháng 9:

Các chỉ số chính

Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong Q3, với chỉ số tăng trưởng GDP ở mức 6.8%, cao hơn so với Q2. Bên cạnh đó, Chỉ số giá tiêu dùng không tăng trong tháng 9.

Xu hướng thị trường FMCG

Trong dài hạn, thị trường FMCG tăng trưởng khiêm tốn ở khu vực thành thị trong khi vẫn tăng gần 9% giá trị tiêu dùng ở nông thôn.

Xét về ngắn hạn, thị trường thành thị và nông thôn tăng trưởng cả về doanh thu lẫn sản lượng tiêu thụ. Thành thị đạt mức tăng trưởng tốt hơn với mức 5.4% trong Q3, so với mức 1.9% trong Q2 – đây là mức tăng cao nhất kể từ Q1 năm 2014.

Ngành hàng tiêu biểu

Nhờ việc thu hút được nhiều người mua mới, các mặt hàng Thức uống tăng trưởng ấn tượng ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn.

Hệ thống các kênh mua sắm

Doanh thu của kênh mua sắm hiện đại đạt mức tăng trưởng 6% nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc gia tăng thêm thị phần ở thành thị.

Tại thị trường nông thôn, tạp hóa tăng thêm thị phần từ kênh chợ truyền thống.

Tiêu điểm nổi bật

Thương hiệu Việt Nam và các nước Châu Á giành thị phần từ các đối thủ ngoại. Đặc biệt chiếm ưu thế trong lĩnh vực Thực phẩm và Đồ uống với 5 “Đòn bẩy quyền lực”:

  • Sẵn sàng thay đổi đồng thời nhanh chóng thích nghi
  • Đa dạng sản phẩm
  • Đổi mới dựa trên sự am hiểu bản sắc địa phương
  • Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và tương tác với người tiêu dùng
  • Đầu tư hoạt động Nghiên cứu và Phát triển

Ông David Anjoubault, Tổng Giám Đốc công ty Kantar Worldpanel Việt Nam, nhận định: “Nhờ vào thế mạnh là sự am hiểu sâu sắc người tiêu dùng địa phương, các doanh nghiệp nội nhanh chóng chuyển mình nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ ngoại tại thị trường Việt Nam. Hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng các thương hiệu Việt dần được người tiêu dùng Việt ưu tiên lựa chọn nhiều hơn.”

>> Xem thêm: Báo cáo FMCG tháng 7

Nếu bạn là kế toán kho, bạn cần làm tốt những công việc gì?

Kế toán kho là công việc nghe rất quen thuộc những để hiểu rõ nghề cần điều gì? Cần phát triển những kỹ năng gì? Qua bài viết này, bạn sẽ phần nào hiểu rõ hơn nữa vấn đề.

Hiện nay, có rất nhiều loại hình kế toán như kế toán thuế, kế toán quản trị, kế toán công nợ,… Và mỗi loại kế toán sẽ có những công việc cụ thể khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn những việc mà một người kế toán kho phải thực hiện:

Công việc của kế toán Kho

– Kiểm tra tính hợp lệ của các hóa đơn, chứng từ liên quan trước khi thực hiện Nhập/ xuất kho
– Hạch toán việc nhập xuất kho, vật tư, đảm bảo sự chính xác và phù hợp của các khoản mục chi phí và vụ việc công trình.
– Phối hợp với kế toán công nợ đối chiếu số liệu phát sinh hàng ngày.
-Xác nhận kết quả kiểm, đếm, giao nhận hóa đơn, chứng từ và ghi chép sổ sách theo quy định.
– Lập chứng từ nhập xuất, hóa đơn bán hàng.
– Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn.
– Kiểm soát nhập xuất tồn kho.

– Thường xuyên: kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, hàng hóa vật tư trong kho được sắp xếp hợp lý chưa, kiểm tra thủ kho có tuân thủ các qui định của công ty. Đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán.
– Trực tiếp tham gia kiểm kê đếm số lượng hàng nhập xuất kho cùng thủ kho, bên giao, bên nhận.
– Tham gia công tác kiểm kê định kỳ ( hoặc đột xuất).
– Chịu trách nhiệm biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế.
– Nộp chứng từ và báo cáo kế toán theo quy định
+ Hàng háng :
– Lập báo cáo xuất nhập tồn kho
– Tham gia kiểm kho cùng thủ kho
– Thực hiện các công việc phát sinh khác theo sự phân công của cấp trên

Ngoài ra công việc của thủ kho
Nhiệm vụ cụ thể

+ Kiểm tra các yêu cầu nhập/ xuất các tài sản, công cụ, dụng cụ, hàng thực phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu theo đúng quy định.
Lập thẻ kho theo dõi hàng tồn kho
– Thực hiện việc nhập, xuất các tài sản, công cụ dụng cụ, hàng thực phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệ cho các bộ phận liên quan.
– Có trách nhiệm báo cáo với Trưởng phòng kế toán, quản lý các bộ phận lượng hàng tồn kho khi có yêu cầu.
– Sắp xếp kho hàng hóa gọn gàng, ngăn nắp đúng chủng loại, đúng quy cách, đúng dòng hàng . Đảm bảo nguyên tắc ” Dễ lấy, dễ thấy, dễ tìm”
– Với những dòng hàng mau hỏng phải quản lý theo nguyên tắc ” Nhập trước xuất trước,….”
– Lập sơ đồ kho và quản lý theo sơ đồ
– Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc phòng cháy chữa cháy
– Trực tiếp kiểm, đếm, giao nhận hàng hóa trong quá trình Nhập/Xuất kho
– Phát hiện chênh lệch, báo cáo và tìm nguyên nhân, đề xuất các biện pháp xử lý.
– Bố trí, bảo quản, vệ sinh khu vực trong và xung quanh kho

Hàng tháng:
– Thực hiện kiểm kê( phối hợp với phòng kho, phòng vật tư) tham gia kiểm kho hàng hóa
– Báo cáo nhập xuất tồn vật tư, công cụ
– Báo cáo kiểm kê để đối chiếu trình hình tồn kho vật tư, công cụ dụng cụ trên thực tế và sổ sách kế toán.

Kế toán là công việc đòi hỏi sự tập trung và sự cẩn thận cao độ. Những phẩm chất này không phải ai cũng có nếu không được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp.

KPIs – công cụ then chốt để quản trị nhân tài KPIs – công cụ then chốt để quản trị nhân tài

Khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), doanh nghiệp các nước trong khu vực sẽ tự do trao đổi nguồn nhân lực. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ phải giải bài toán “giữ chân nhân tài”.

Quản lý nhân lực bằng KPIs

Tại buổi hội thảo “Phát triển nguồn vốn nhân lực trong cuộc chiến nhân tài” do BCC Group tổ chức, tiến sĩ Trần Hữu Đức cho biết việc tự do hóa trao đổi nhân sự này có thể khiến các doanh nghiệp (DN) đánh mất nhân tài hoặc khi đã sở hữu những người tài vẫn không thể khai thác hết tài năng của họ.

Karling Lee (Hệ thống Đại học Quốc tế Laureate) doanhnhansaigon
Giáo sư Karling Lee (Hệ thống Đại học Quốc tế Laureate)

Vì thế, các DN phải biết cách quản trị tài năng để tìm kiếm và trọng dụng người tài. Trong đó, việc sử dụng công cụ chỉ số đánh giá hiệu quả thực hiện công việc (KPIs) là cách để đo lường tài năng của nhân viên. “KPIs như một vũ khí hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhân lực, đóng góp cho phát triển kinh tế”, tiến sĩ Trần Hữu Đức phát biểu.

Ông cũng nhận định, kỹ năng sử dụng KPIs trong việc đánh giá năng lực nhân viên tại Việt Nam vẫn còn yếu, chưa đạt hiệu quả thực sự.

Trong buổi hội thảo, giáo sư Karling Lee (Hệ thống Đại học Quốc tế Laureate) cho biết bài toán quản lý nhân sự thời đại mới chính là thiết lập những mục tiêu đánh giá phù hợp với từng ứng viên để phát huy hết tài năng của họ.

GS. Lee cho biết, có 4 khuynh hướng then chốt trong quản trị nguồn nhân lực:

– Managing talents: Quản trị nhân tài.

– Leadership – TE: Phát triển nhân lực cho vị trí lãnh đạo và nhân viên chuyên môn. Bà Lee cho biết các công ty Việt Nam hiện giờ thường tập trung quá nhiều vào phát triển đội ngũ lãnh đạo mà không có nhân viên làm chuyên môn giỏi. Đây là sự mất cân bằng khiến công việc bị trì trệ, không hiệu quả.

– Emloyee Engagement: Sự dấn thân của người lao động. Theo bà Lee cho biết việc động viên nhân viên, xây dựng tinh thần đồng đội chỉ mang đến kết quả trong ngắn hạn. Vấn đề hiện nay của DN là phải “chiếm lấy trái tim” của nhân viên. “Chính sự dấn thân cho công việc sẽ khiến nhân viên làm việc có hiệu quả, trách nhiệm hơn”, bà Lee nói.

– Strategic Human: Có chiến lược phát triển nguồn nhân lực để vừa không tuyển thừa nhân sự, vừa chuẩn bị được nhân sự kế thừa.

Chiến lược thiết lập chỉ tiêu

Bà Karling Lee chia sẻ, việc thiết lập các chỉ tiêu cho nhân viên cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, có chiến lược rõ ràng. Bà gọi những nhân viên thế hệ trẻ là “gen Z” có nhiều hành vi, tâm lý khó đoán. Vì thế, DN cần hiểu rõ những nhân viên của mình, thiết lập chỉ tiêu công việc phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

“KPIs là chỉ tiêu then chốt được thiết kế ứng với một người cụ thể. Không nên áp dụng một hệ thống KPIs cho nhiều người khác nhau vì mỗi nhân viên có trách nhiệm, khả năng… khác nhau”, bà Karling Lee giải thích.

Theo đó, khi một nhân viên nhận những công việc quá khó sẽ cố gắng hoàn thành theo yêu cầu nhưng sẽ đánh mất chất lượng. Ngược lại, khi họ có một mục tiêu công việc quá dễ dàng, họ sẽ hài lòng và không có động lực phát triển.

Bên cạnh đó, DN cũng cần làm cho nhân viên muốn dấn thân, cam kết để chuyên tâm vào công việc, đạt thành tích cao hơn, nhất là đối với thế hệ trẻ.

KPIs quản trị nhân tài doanhnhansaigon
Đặt KPIs hợp lý sẽ giúp nhân viên có động lực hoàn thành công việc

Muốn hiểu được nhân viên của mình, DN cần biết quan sát hành vi, lối sống của họ, nhất là thế hệ trẻ. Đồng thời, khi tuyển dụng, DN cũng cần áp dụng phương pháp phỏng vấn tạo ra sự kiện để phát hiện hành vi (Behaviour Event Interview). Phương pháp này không dùng những câu hỏi truyền thống mà đặt ứng viên vào những bối cảnh cụ thể để ứng viên đưa ra phương pháp giải quyết, từ đó bộc lộ hành vi, năng lực. Phương pháp này có 3 cấp độ câu hỏi:

– Đặt câu hỏi liên quan đến năng lực. Ví dụ: “Bạn đã dùng những kỹ năng nào để xây dựng sản phẩm?”. Nếu ứng viên không trả lời được nghĩa là không có kiến thức, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu công việc.

– Đặt câu hỏi tình huống giúp bộc lộ giá trị nội tại. Bạn tạo tình huống như thật hoặc câu hỏi tình huống để đánh giá giá trị sống. Ví dụ: “Khi người nhà phải nhập viện trong khi bạn đang làm công việc quan trọng, bạn xử lý như thế nào?”.

Dạng câu hỏi hành vi giúp DN đánh giá khả năng thành công của ứng viên trong tương lai. Nếu ứng viên không đặt công việc lên hàng đầu, nhà tuyển dụng sẽ hiểu được mức độ dấn thân và sức bật trong công việc gặp hạn chế. Những người phụ nữ không sẵn sàng bỏ gia đình để lo cho công việc, họ vẫn là những nhân viên tài năng nhưng không phải ứng viên sáng giá cho vị trí CEO. Vì thế, DN cần phải thiết kế câu hỏi phù hợp với văn hóa DN và tuyển chọn được nhân tài phù hợp với vị trí công việc cần tuyển dụng.

Ông Trần Hữu Đức chia sẻ: “Phát triển nguồn nhân lực như là tìm ngọc trong đá. Vì thế các DN phải trang bị kiến thức, kỹ năng, công cụ để sẵn sàng tìm ra những viên ngọc đó”.

8 Cách giúp bạn mau chóng trở thành tỷ phú

Trong cuộc đời này ai ai cũng cần có tiền để sinh sống, tuy nhiên để biết những nghệ thuật để kiếm ra tiền là cả một vấn đề. Trong bài viết này, chúng ra sẽ cùng nghe tỷ phú tiết lộ một số bí mật giúp họ giàu có.

1. Tiết kiệm: Càng khó khăn mới kiếm được đồng tiền khiến bạn càng chi tiêu cẩn thận hơn và biết sử dụng đồng tiền hiệu quả hơn.

2. Tích lũy kinh nghiệm, làm giàu vốn sống: Những gì bạn học được trong lúc làm việc, đặc biệt là những sai lầm cũng giúp cho bạn rút kinh nghiệm để tránh được những thất bại lớn trong tương lai. Kinh nghiệm là một thứ tài sản quý báu mà bạn có thể bán đi bằng cách đào tạo, tư vấn, viết sách truyền lại cho người khác, hoặc tiếp tục sử dụng nó để kiếm được nhiều tiền hơn (các nhà tuyển dụng sẵn sàng trả giá cao để mời bạn về làm việc). Cuộc sống của bạn cũng trở nên phong phú và thú vị hơn với nhiều hiểu biết, sự trải nghiệm, thành công cũng như thất bại.

3. Mở rộng mối quan hệ: Công việc giúp bạn có nhiều cơ hội giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ xã hội rộng rãi với nhiều đối tượng mà nếu thông thường không vì mục đích công việc bạn khó lòng tiếp cận được. Xây dựng được những mối quan hệ tốt giúp mọi việc bạn làm trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn rất nhiều. Nhờ có công việc mà bạn có thêm rất nhiều những người bạn, cộng sự, đối tác, khách hàng tiềm năng. Đặc biệt trong kinh doanh, mối quan hệ trở nên vô cùng quan trọng, nó là một tài sản vô giá mang đến cho bạn nhiều cơ hội để làm giàu nếu bạn biết cách đầu tư và khai thác nó một cách hiệu quả.

4. Rèn luyện và phát triển bản thân: Để thích ứng tốt với yêu cầu công việc và giữ vững phong độ làm việc, đòi hỏi bạn phải nỗ lực nhiều hơn để chăm sóc bản thân, biết cách làm đẹp, rèn luyện lối sống điều độ, cân bằng tâm lý, giữ gìn sức khỏe. Đồng thời, qua kết quả công việc bạn có thể tự đánh giá được năng lực bản thân cả thế mạnh và mặt hạn chế, mức độ phù hợp với công việc. Qua làm việc nhóm, bạn cũng biết được năng lực của đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới từ đó biết được những đối tượng nào sẽ hỗ trợ và hợp tác tốt với mình, môi trường nào phù hợp hơn với mình…điều đó giúp bạn có thể chọn lựa cho mình một chiến lược phát triển bản thân và nghề nghiệp phù hợp nhất trong dài hạn. Ngoài ra, công việc còn giúp bạn tránh được những thói hư tật xấu do “nhàn cư vi bất thiện” như: la cà buông chuyện, cờ bạc, rượu chè, lười biếng ù lì, suy nghĩ nhiều – stress…

5. Nâng cao giá trị thương hiệu cá nhân: Trong quá trình làm việc bạn có thể tạo được uy tín với đối tác, xây dựng thương hiệu cá nhân với cộng đồng. Đặc biệt khi bạn làm việc cho một tổ chức có tên tuổi hoặc ở những vị trí cao cấp, uy tín của bạn cũng được nâng cao rất nhiều nhờ gắn liền với uy tín của tổ chức đó. Ngay cả khi bạn làm việc thầm lặng ở những vị trí khiêm tốn, khi làm được việc bạn cảm thấy mình có ích cho công ty, năng lực của bạn được công nhận bởi khách hàng, sếp và đồng nghiệp…. Bạn đươc thỏa mãn nhu cầu tự thể hiện và được công nhận khiến bạn cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.

6. Được đào tạo miễn phí: Nếu bạn có tinh thần học hỏi thì môi trường làm việc là nơi bạn có thể quan sát, học hỏi được rất nhiều mà không phải trả học phí. Nếu chịu khó để ý bạn sẽ học được cách điều hành doanh nghiệp, bí quyết công nghệ, học từ thành công lẫn thất bại của bản thân và cả người quản lý, đối tác, đồng nghiệp…Bạn còn được công ty tài trợ cho đi công tác hoặc đào tạo trong và ngoài nước, có cơ hội mở rộng tầm mắt, trau dồi kỹ năng chuyên môn, được đọc những tài liệu có giá trị chuyên môn đặc biệt có nhiều cơ hội được học hỏi giao lưu với những “bậc tiền bối” trong ngành… Những điều kiện học tập này không trường lớp nào có thể cung cấp được.

7. Tích lũy và vận hành đồng tiền hiệu quả: Lưu ý rằng, giàu có không phải chỉ là kiếm thật nhiều tiền mà quan trọng là biết quản lý một cách hiệu quả các tài sản mà mình đang có. Từ việc làm việc trong một tổ chức, bạn đã quen với cách họ quản lý chi tiêu chặt chẽ, hợp lý và minh bạch như thế nào, họ vận hành tài sản như thế nào cho hiệu quả nhất, cách họ khiến tiền đẻ ra tiền, cách họ nắm bắt cơ hội, dùng sáng kiến để kiếm tiền. Nhờ áp lực công việc “cái khó ló cái khôn”, khiến bạn phải biết cách thu vén cuộc sống, lên kế hoạch trước cho mọi việc, sắp xếp để tối ưu hóa các nguồn lực hiện có như: thời gian, sức lực, tài lực, vật lực…Đặc biệt là với một công việc thu nhập ổn định, bạn cũng dễ dàng được ngân hàng cấp cho những khoản tín dụng tương xứng khi cần thiết để mua nhà, mua xe trả góp, đầu tư vào những cơ hội kinh doanh tốt. Tất cả điều đó giúp bạn rất nhiều trong việc hoạch định tài chính cá nhân để tích lũy và phòng chống rủi ro cho một cuộc sống sung túc và bình an.

8. Thêm nhiều cơ hội: Khi làm việc cho các công ty có nhiều cơ hội giao tiếp, đi nhiều, hiểu biết nhiều, tiếp cận được nhiều nền văn hóa, kỹ thuật công nghệ tiên tiến, khi tầm nhìn được mở rộng tự khắc bạn sẽ thấy được nhiều cơ hội tiềm ẩn có thể khai thác. Ngay cả trong quá trình làm việc, cọ sát với thị trường, tiếp xúc khách hàng nếu bạn nhạy bén sẽ nảy sinh nhiều ý tưởng kinh doanh, thấy được nhiều cơ hội hợp tác, tìm được các cộng sự đắc lực, khách hàng,… tiềm năng trong lĩnh vực mà mình thông thạo, khiến bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn để nắm bắt. Về mặt tinh thần, khi bạn đã có một công việc chuyên môn chính thu nhập ổn định, bạn có thể an tâm và tự tin hơn để đầu tư vào những cơ hội sinh lợi khác.

Với 8 lợi ích rất rõ ràng cụ thể mà công việc mang lại cho bạn, mong rằng các bạn đang may mắn có một công việc làm phù hợp luôn cảm nhận được sự “giàu có” của mình về vật chất lẫn tinh thần. Những tài sản chân chính được tích lũy và sinh sôi nảy nở theo thời gian luôn mang lại cho bạn một cuộc sống sung túc và an lành.

Lo cho nhân viên, Nhật Bản đổi giờ làm việc

Nhiều công ty Nhật Bản đang bắt đầu yêu cầu người lao động đi làm sớm hơn vì muốn tăng hiệu suất làm việc, giảm bớt tiền lương làm thêm giờ, và khuyến khích lối sống khỏe mạnh hơn cho nhân viên, theo thông tin mới nhất trên Kyodo News.

Bộ Lao động Nhật Bản công bố khoảng 10% trong số hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật tham gia khảo sát của cơ quan này hồi đầu năm nay cho biết đã đưa ra chương trình đi làm sớm, ngoài ra 20% các công ty khác cũng đang cân nhắc áp dụng chế độ tương tự.

Nỗ lực thay đổi môi trường làm việc của Nhật không chỉ đến từ phía doanh nghiệp, bởi từ đầu năm nay, Chính phủ Nhật cũng đã tính đến việc thay đổi chính sách để hỗ trợ giảm căng thẳng và áp lực công việc cho người lao động.

Ngoài ra, Nhật cũng đang xem xét thay đổi hệ thống phúc lợi xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp mở các trung tâm chăm sóc trẻ em để giúp phụ nữ tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động.

Tập đoàn Itochu là một trong số những doanh nghiệp đi đầu trong chương trình làm việc sớm. Nhân viên tập đoàn sẽ phải có mặt ở văn phòng ở trung tâm Tokyo vào lúc 7h30 sáng để nhận đồ ăn sáng do công ty chuẩn bị, sau đó họ sẽ làm việc ngay.

Tập đoàn này thậm chí còn có chính sách trả lương làm thêm giờ nếu nhân viên làm việc từ 5h đến 8h sáng, và ngoài ra cấm làm việc sau 20h tối.

Theo đánh giá của lãnh đạo Itochu, năng suất lao động đã được cải thiện rõ rệt trong khi mức chi phí dành cho lương thưởng giảm 7%.

Thế nhưng cùng lúc với việc áp dụng chương trình này, tập đoàn cũng mở thêm cả một trung tâm chăm sóc trẻ em, trung tâm bắt đầu mở cửa nhận các cháu từ 7h sáng.

Fast Retailing, công ty quản lý chuỗi cửa hàng kinh doanh quần áo của Uniqlo tại Nhật cũng như ở nhiều nước khác, cũng đã thay đổi giờ làm việc. Theo đó trụ sở và các chi nhánh của công ty ở các tỉnh khác của Nhật sẽ bắt đầu làm việc từ 7h sáng.

Lãnh đạo công ty áp dụng quy định cấm nhân viên làm việc quá 8 tiếng rưỡi/ngày và ngoài ra việc bắt đầu ngày làm việc sớm hơn các công ty khác cũng giúp nhân viên có thêm thời gian chuẩn bị.

Ngay cả Chính phủ Nhật cũng đang đưa ra chương trình làm việc sớm. Một số cơ quan Chính phủ ở Tokyo bắt đầu làm việc lúc 7h30 hoặc 8h30 sáng và giờ làm việc kết thúc lúc 17h chiều để giúp nhân viên có thêm thời gian cho gia đình và bản thân.

Chương trình này bước đầu chưa ghi nhận nhiều thành công bởi chỉ khoảng 65% nhân viên các cơ quan này có thể hoàn thành công việc trước 17h chiều, tuy nhiên chính phủ Nhật cho biết sẽ vẫn tiếp tục áp dụng chương trình mới vào những năm tới.

Việc thay đổi giờ giấc làm việc cũng cần đến những thay đổi của xã hội, đặc biệt với nhân viên nữ, đó là quan điểm của ông Toshiyuki Ueki, người chịu trách nhiệm cho chương trình làm việc mới của Fast Retailing.

Theo ông Toshiyuki Ueki, sẽ là rất khó khăn với nhiều nhân viên nữ có con nhỏ bởi không có nhà trẻ nào nhận trẻ trước 7h sáng cả. Vì thế, chương trình làm việc sớm chưa thể ngay lập tức áp dụng rộng rãi với tất cả các doanh nghiệp.