Monthly Archives: October 2015

Đàm phán lương: 10 câu nói bạn nên tránh

Trong buổi phỏng vấn, một dấu hiệu chứng tỏ bạn đã đến gần hơn với vị trí ứng tuyển là khi nhà tuyển dụng hỏi bạn về mức lương. Tuy nhiên, đây cũng là phần khó khăn nhất đối với không ít người. Nếu không khéo léo, bạn sẽ hoặc không cơ được mức lương kỳ vọng hoặc mất điểm với nhà tuyển dụng.

Nên và không nên nói những gì để cả hai bên nhanh chóng đạt được thỏa thuận? Dưới đây là 12 câu nói bạn nên tránh trong đàm phán lương với nhà tuyển dụng.

1. “Tôi đồng ý [mức lương đầu tiên nhà tuyển dụng đề nghị]”
Cũng như bất kỳ cuộc đàm phán nào, bạn hoàn toàn có thể đạt được mức lương cao hơn kỳ vọng nếu khéo léo. Vì vậy, chẳng có lý do gì để kết thúc trước khi nó có cơ hội bắt đầu.

2. “Tôi muốn mức lương X”
Đừng vội vàng đưa ra con số. Hãy để nhà tuyển dụng là người đầu tiên đề nghị mức lương cho bạn. Nhờ đó bạn có thể xem xét khoảng ngân sách tối thiểu cho vị trí ứng tuyển và có cơ hội để nâng dần mức lương từ đó.

3. “Đó là ngân sách tối đa mà anh/chị dành cho vị trí này?”
Ngay cả khi con số được đề nghị quá thấp so với kỳ vọng của bạn, tuyệt đối đừng nên phản ứng thái quá hoặc tỏ vẻ khó chịu. Điều này không mang lại bất kỳ lợi ích gì cho bạn trong cuộc đàm phán.

4. “Tôi không đồng ý/Tôi không nghĩ rằng…”
Một trong những kỹ năng đàm phán, bạn cần có sự linh hoạt và luôn sẵn sàng đưa ra những phương án bổ sung trong trường hợp không đạt được mong muốn ban đầu. Thể hiện sự từ chối bằng cách nói “Không” ngay lập tức có thể làm bạn nhanh chóng mất đi cơ hội có được công việc mơ ước ngay khi nó đã gần trong tầm tay.

5. “Có một công ty khác đang đề nghị mức lương tốt hơn cho tôi.”
Ngay cả khi đó là sự thật, đừng nên lật “lá bài” này để tạo áp lực với nhà tuyển dụng.

6. “Mức lương cuối cùng mà tôi chấp nhận là….”
Nghe như một lời thách thức thường dùng để kết thúc cuộc đàm phán. Nếu bạn đưa ra mức lương cuối cùng và nhà tuyển dụng không đồng ý, điều này có nghĩa là cuộc đàm phán sẽ chấm dứt và bạn không còn cơ hội để nhận việc làm này.

7. “Tôi cần mức lương X để…..”
Bạn không nên nói rằng bạn cần mức tiền lương X để trả chi phí A, B,C,… hoặc trả nợ. Đừng mang những vấn đề cá nhân trong đàm phán lương vì năng lực, kinh nghiệm và sự phù hợp với vị trí ứng tuyển mới thực sự là cơ sở có giá trị để bạn thuyết phục nhà tuyển dụng.

8. “Mức lương tối thiểu tôi có thể nhận là X”
Nếu nhà tuyển dụng biết mức lương thấp nhất bạn sẵn lòng chấp nhận, đó có thể là tất cả những gì bạn sẽ nhận được.

9. “Mức lương này quá rẻ/tệ.”
Thẳng thắn nhưng đồng thời cần có sự khéo léo. Nếu bạn cảm thấy mức lương nhà tuyển dụng đề nghị quá bất hợp lý. Đừng tỏ thái độ khó chịu với cách nói này, nhà tuyển dụng không muốn tuyển dụng một người thiếu tôn trọng người khác.

10. “Tôi xứng đáng mức lương cao hơn.”
Hẳn là bạn muốn thể hiện giá trị của mình. Tuy nhiên, hãy cư xử thật khéo léo thay vì tỏ vẻ kiêu căng vì chẳng ai thích một người luôn cho rằng mình là người xuất sắc nhất.

DN trong nước ngày càng chú trọng thu hút nhân tài

Sự chênh lệch mức lương là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp (DN) nước ngoài thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhưng điều này sẽ dần được giải quyết khi các DN trong nước ngày càng quan tâm hơn đến các vấn đề lương, thưởng, phúc lợi cho nhân viên.

Khảo sát lương năm 2015 do Talentnet thực hiện, thu hút sự tham gia của 211.816 nhân viên đến từ 520 công ty, cho thấy, hóa chất, dược và công nghệ sinh học là 3 ngành có tỷ lệ tăng lương cao nhất với mức tăng khoảng 10%. Ngược lại, ngành tài chính (không bao gồm ngân hàng), du lịch, khách sạn và nhà hàng, dầu khí có tỷ lệ tăng lương thấp nhất, lần lượt ở mức 7,9%, 6,7% và 6,2%.

Theo bà Hoa Nguyễn – Trưởng Bộ phận Khảo sát lương và Tư vấn nhân sự Talentnet, năm nay, với tỷ lệ lạm phát thấp, các DN điều chỉnh mức tăng lương thấp hơn năm ngoái. Tuy nhiên, sang năm 2016, khi điều kiện kinh tế được đánh giá sẽ khả quan hơn thì mức lương cũng được tăng khá hơn.

Theo kết quả khảo sát, sự chênh lệch mức lương giữa DN trong nước và nước ngoài hiện đang ở mức 40%. Sự khác biệt tập trung ở cấp quản lý và giám đốc do các vị trí này đóng góp lớn vào sự phát triển của DN.

Tuy trả lương cơ bản thấp hơn các công ty nước ngoài, nhưng các DN Việt Nam vẫn sẵn sàng trả lương vượt ngoài khung lương cho các vị trí quan trọng và áp dụng các chính sách thưởng, ưu đãi hấp dẫn như thưởng cổ phiếu… để thu hút nhân tài.

Với dự báo kinh tế sẽ dần hồi phục vào năm 2016, các DN dự kiến sẽ có mức thưởng thực tế cao hơn năm ngoái. Điều đáng nói là tỷ lệ thưởng của DN trong nước cao hơn so với DN nước ngoài (năm 2014, mức chênh lệch này là 3,8%).

Xét về ngành nghề, ngân hàng, dược, bảo hiểm là 3 ngành nằm trong top có mức thưởng cao hơn năm ngoái so với các ngành khác, với tỷ lệ lần lượt là 22,1%, 17,7% và 17,2%.

Ngành vận tải, bán lẻ và khách sạn, nhà hàng và dịch vụ vẫn chưa xem chính sách lương, thưởng là công cụ để giữ chân nhân tài khi mức thưởng của họ chỉ khoảng 8 – 10%.

Khảo sát cũng cho thấy, trưởng phòng kinh doanh, chuyên viên kinh doanh cao cấp và trưởng phòng tiếp thị là những vị trí “hot” trong năm 2014. Đây cũng là những công việc khó tuyển dụng và khó giữ chân nhân tài trong nhiều năm qua.

Sự gia tăng vượt trội số lượng các công ty Việt Nam tham gia khảo sát lương năm nay (tăng hơn 50% so với năm ngoái) đã phần nào chỉ ra các công ty lớn trong nước bắt đầu có nhận định nghiêm túc hơn đối với hệ thống lương, thưởng, phúc lợi cho nhân viên.

Các DN trong nước bắt đầu cải thiện và quản lý ngân sách lương, thưởng hiệu quả hơn, có nhu cầu về những thông tin chính xác của các mức lương, thưởng, phụ cấp trên thị trường nhằm có đầy đủ thông tin và cơ sở trong việc quyết định lương, thưởng.

Khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hoạt động thì việc trao đổi nhân tài không còn giới hạn trong phạm vi một quốc gia, vì thế, các DN cần cân nhắc lại gói lương, thưởng, bởi đây vẫn là một trong những yếu tố then chốt để giữ chân người tài.

Tuy nhiên, quyết định tận dụng yếu tố nào trong gói ngân sách lương, thưởng (chỉ sử dụng lương cơ bản hay mức thưởng, phụ cấp cùng với các yếu tố khác) sẽ dựa vào bối cảnh và tình trạng kinh doanh của từng DN. Điều cần lưu ý là chính sách lương, thưởng phải có sự cộng hưởng với chính sách phát triển con người để đảm bảo tối đa hiệu quả kinh doanh của DN.

Cách marketing bản thân trong 300 từ hoặc ít hơn

Bạn đã bao giờ chuẩn bị kế hoạch “marketing bài bản” mà các ý tưởng bạn cần trình bày đủ hấp dẫn để đạt được kết quả trong vòng 30 giây?

Thế giới trực tuyến đã nhanh chóng trở thành “công cụ marketing” hiện nay, ở đó chúng ta có thể thu hút nhà tuyển dụng tiềm năng chỉ bằng vài dòng giới thiệu. Khi quỹ thời gian ngày càng hạn hẹp, sẽ rất tốt cho nhà tuyển dụng hiểu rõ kinh nghiệm, năng lực, hoài bão và thế mạnh đặc biệt của ứng viên chỉ trong 300 từ hoặc ít hơn. Tạo 1 hồ sơ của bạn trực tuyến cho phép nhà tuyển dụng tiềm năng tìm đến bạn nhanh hơn cũng như nắm bắt được thông tin kinh nghiệm của bạn thông qua marketing bản thân trong ô “Tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng” (Pitch) khi các bạn ứng tuyển việc làm.

Để viết đoạn Pitch “Tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng”, làm theo những mẹo sau đây sẽ giúp bạn nổi bật hơn những ứng viên khác

  • Marketing những đặc điểm nổi bật của bạn: Việc tóm tắt ngắn gọn lịch sử công việc trong 25 từ hoặc ít hơn là 1 thử thách – đó đơn thuần là 1 hoặc 2 câu ngắn gọn, vậy chắc chắn trong câu phải có đúng thông tin để thu hút người đọc. Mục đích của câu bao gồm những đặc điểm nổi bật nhất, để người đọc hiểu hơn và kích thích trí tò mò về bạn

Một ví dụ tốt

Tôi là 1 copywriter năng động. sáng tạo với 5 năm kinh nghiệm quảng cáo và marketing, chuyên về nội dung kỹ thuật số với niềm đam mê lớn về lĩnh vực truyền thông xã hội

Một ví dụ nên tránh

Tôi là 1 người viết quảng cáo giàu kinh nghiệm với 5 năm viết lách trong lĩnh vực quảng cáo và marketing, chuyên môn về truyền thông kỹ thuật số trong 1 năm

  • Đảm bảo đúng chính tả và ngữ pháp. Cố gắng nhồi nhét quá nhiều thông tin về bản thân trong 1 hoặc 2 câu cũng đồng nghĩa việc từ ngữ chồng chất lên nhau dẫn đến lỗi ngữ pháp. Bản tóm tắt 300 từ phải dễ đọc và dễ hiểu. Để ý đến thì và đảm bảo tính nhất quán. Sau khi bạn đã tự kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp, bạn sẽ muốn nhờ bạn bè chọn ra đáp án dễ nhìn nhất.

Một ví dụ tốt

Tôi là đại diện pháp luật của công ty với hơn 8 năm kinh nghiệm, chuyên các thủ tục pháp lý về mua và sát nhập công ty tại các nước Đông Nam Á

Một ví dụ nên tránh

Gloria là đại diện pháp luật của công ty với hơn 8 năm kinh nghiệm. Tôi có chuyên môn sát nhập và mua lại ở các nước Đông Nam Á

  • Hướng đến những tiêu chí liên quan nhất. Khi bạn có nhiều năm kinh nghiệm ở nhiều vị trí khác nhau, bạn chỉ cần truyền đạt những gì liên quan đến công việc đang tìm kiếm. Sẽ là vô nghĩa nếu bạn đề cập đến 6 năm kinhg nghiệm lĩnh vực nhà hàng – khách sạn tại ô Pitch “Gây ấn tượng với nhà tuyển dụng” khi bạn đang ứng tuyển 1 vị trí trong lĩnh vực quản lý xây dựng. Suy nghĩ về những điểm mấu chốt cần thiết cho vị trí ứng tuyển và điều chỉnh ô Pitch sao cho đáp ứng được những yêu cầu đó.

Một ví dụ tốt

Tôi là thực tập sinh quản lý dự án có tổ chức tại công ty xây dựng hàng đầu Việt Nam. Tôi có bằng Đại học ngành quản lý xây dựng và kỹ năng phân tích sắc bén.

Một ví dụ nên tránh

Tôi là bồi bàn bán thời gian và thực tập sinh quản lý dự án có tổ chức với bằng Đại học ngành quản lý xây dựng. Sở thích của tôi là thể thao và lướt sóng

Mẹo: có công mài sắt có ngày nên kim vì vậy hãy tập marketing và viết bản Pitch “gây ấn tượng với nhà tuyển dụng” cho đến khi bạn thực sự hài lòng trước khi gửi đi.

5 từ nên nhắc đến trong buổi phỏng vấn

Thoát khỏi thị trường việc làm nhộn nhịp và tìm việc làm cho riêng bạn. Ứng viên thế kỷ 21 có thể quảng bá thương hiệu bản thân tốt hơn những ứng viên khác bằng cách thận trọng sử dụng 5 từ trong buổi phỏng vấn. Đó là: Trung thành, đam mê, tự chủ, siêng năng và thích nghi

meo-phong-van

Nếu bạn có thể đưa những từ quyền lực này 1 cách tự nhiên vào cuộc hội thoại với nhà tuyển dụng hoặc người phỏng vấn thì bạn đã gieo vào tâm trí họ bạn thật sự là 1 món hời. Bạn thực sự được chú ý. Những gì bạn cần biết về 5 nhà vô địch bé nhỏ này là:

  1. Trung thành: Bạn có thể tưởng tượng cảnh mình sẽ xăm tên nhà tuyển dụng lên cánh tay hoặc bắp đùi? Đó là những gì ít nhất 40 nhân viên ở Mỹ làm để được tăng 15% lương. Có những cách khác ít cực đoan hơn để thể hiện tính chính trực và tận tâm – điều làm nên sự trung thành. Một nhân viên trung thành bày tỏ sự ủng hộ với ông chủ
    Ví dụ: Ông chủ cũ của tôi nhận xét rằng tôi trung thành. Một ví dụ là tôi vẫn giữ liên lạc và bảo đảm việc kinh doanh cho công ty XYZ dù tôi không giữ vị trí bán hàng nữa
  2. Đam mê:Nhà tuyển dụng thích 1 nhân viên nhiệt huyết sẵn sàng gạt bỏ mọi thứ khi tập trung làm việc và trân trọng từng phút giây đó. Bạn có thể thu hút sự chú ý nhà tuyển dụng bằng cách nói cho họ biết bạn yêu vị trí, công ty hay sản phẩm đó nhường nào. Hãy bày tỏ sự phấn khích đó.
    Ví dụ: Điều khiến tôi yêu công việc hiện tại là được giao dịch với khách hàng. Tôi đam mê làm việc với khách hàng
  3. Tự chủ: Những nhân viên giỏi tự chủ và có trách nhiệm với bất cứ thứ gì họ làm mà không cần ai can thiệp. Không ai nghe họ nói câu “ Đó không phải việc của tôi” hay “ đó không phải trách nhiệm của tôi”. Họ biết bản thân phải tham gia để hoàn thành công việc. Nếu bạn làm chủ, bạn phải chịu trách nhiệm trước sếp, công ty, đồng nghiệp hoặc khách hàng của mình.
    Ví dụ: “Dự án số hóa bị đình trệ và những người khác muốn xóa sổ nó. Tôi quyết định phải có trách nhiệm và lãnh đạo nhóm bằng cách hoàn thành phần việc của mình, làm động lực cho thành viên khác trong nhóm”
  4. Siêng năng: Một nhân viên siêng năng luôn bền bỉ và kiên định trong công việc. Họ luôn hoàn thành các bước cần thiết, họ chu đáo và cẩn thận. Một người siêng năng hoàn thành trọn vẹn 1 ngày làm việc, chứ không phải nỗ lực nửa vời những gì họ làm. Nhà tuyển dụng thích nhân viên giải quyết khối lượng công việc khó khăn và không bao giờ lùi bước trước thử thách
    Ví dụ: Tôi không phải người dễ bỏ cuộc và mọi người bảo tôi siêng năng. Ví dụ như tôi đã không từ bỏ 1 thành viên không biết điều hành hệ thống IT mới. Tôi ngồi với cô ấy 10 phút mỗi ngày cho đến lúc cô ấy nắm vững được hệ thống
  5. Thích nghi: Rất có thể yêu cầu công việc có thêm những nhiệm vụ mới. Nếu bạn là người chấp nhận nhiệm vụ mới và đối mặt với thử thách, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn rất cao. Người biết thích nghi có thể đối phó với bất ngờ và họ cảm thấy vui khi ủng hộ đề xuất khác cho riêng mình.
    Ví dụ: Có thể nói 1 trong những phẩm chất tốt nhất của tôi là thích nghi. Chúng tôi có 1 nhân viên khó thích nghi và không phản ứng lại với hướng tiếp cận ban đầu của tôi. Sau thất bại, tôi đến phòng nhân sự đề xuất chiến lược mới và đã thành công như mong đợi

Bạn không cần dùng tất cả từ này cùng 1 lần. Tình cờ thốt ra thật tự nhiên. Để làm được điều này, chắc chắn bạn đã tập nói từ trước

Quy định về tiền thưởng tết Âm lịch 2016

(TVPL) – Tiền thưởng tết Âm lịch là vấn đề hết sức quan trọng đối với người lao động. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nó được pháp luật quy định như thế nào. Bởi vậy, bài viết này sẽ nêu rõ quy định về thưởng tết hiện hành đối với người lao động.

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2012, tiền thưởng tết âm lịch sẽ dựa trên cơ sở thỏa thuận của người sử dụng lao động với người lao động thông qua hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.

Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Do đó, việc trả tiền thưởng tết âm lịch không phải là quy định bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện mà chỉ là khuyến khích người sử dụng lao động nên có chế độ đãi ngộ tốt nhất cho người lao động để họ tăng gia sản xuất.

Trên tinh thần đó, thời gian để được tính thưởng tết cũng tùy thuộc vào quy định của từng doanh nghiệp, có thể căn cứ vào hợp đồng lao động hoặc có cộng dồn thời gian học việc, thử việc…

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Đồng thời, theo Điều 103, tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Như vậy, việc doanh nghiệp thua lỗ hoặc người lao động không hoàn thành công việc của năm có thể không được nhận tiền thưởng tết.

Điều 103. Tiền thưởng

1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.