Monthly Archives: October 2015

Văn hóa doanh nghiệp – bí quyết vàng để thành công

Chris Cancialosi – nhà sáng lập Công ty tư vấn lãnh đạo và xây dựng văn hóa doanh nghiệp gothamCulture – cho rằng, những thông điệp, khẩu hiệu mà các nhà quản lý đưa ra cho nhân viên áp dụng trong quá trình làm việc thường mang tính chất sáo rỗng và không phát huy được hiệu quả như mong đợi.

group_

Văn hóa của công ty/tổ chức có tác động lớn đến năng suất làm việc của nhân viên, niềm tin của khách hàng cũng như những hoạt động có liên quan khác.

Vậy làm thế nào để tạo ra những giá trị thực sự tác động đến nhân viên, định hình nên văn hóa doanh nghiệp và nâng cao năng suất làm việc?

Bí quyết thiết lập thành công hệ giá trị cho doanh nghiệp

Trong một bài viết trên Forbes, Chris Cancialosi đưa ra sự đồng tình đối với quan điểm quản trị của Levi Nieminen – Giám đốc nghiên cứu và phát triển Công ty tư vấn lãnh đạo và xây dựng văn hóa doanh nghiệp Denison Consulting.

Levi Nieminen đã chỉ ra 2 bí quyết giúp các nhà lãnh đạo tạo dựng thành công các giá trị riêng cho doanh nghiệp mình:

1. Tránh dựa vào những nhận định cảm tính

Việc tạo nên hệ giá trị riêng cần được căn cứ vào những tình huống khó khăn mà công ty thường xuyên phải đối mặt.

Hãy nhớ lại 3 trường hợp được xem là thách thức lớn nhất mà công ty/tổ chức của bạn đã gặp phải trong những năm gần đây và cách mà mọi người đã ứng phó với những tình huống đó.

Sau đó, hãy trả lời một cách trung thực câu hỏi: “Các giá trị hiện tại có góp phần giải quyết những khó khăn đó không?”. Nếu câu trả lời là “Không”, hãy xem xét lại những giá trị hiện tại của doanh nghiệp mình.

Bằng cách thiết lập một hệ giá trị dựa vào thực tiễn và biến nó thành cơ sở để vận hành doanh nghiệp, nhà lãnh đạo sẽ giúp nhân viên của mình hiểu được cách mà những quyết định quan trọng nhất được tạo ra.

2. Nhìn vào khía cạnh “phi dữ liệu”

Những quyết định mang tính chiến lược của nhiều công ty hiện nay có xu hướng dựa vào cơ sở dữ liệu có sẵn (chẳng hạn như Google Analytics). Tuy nhiên, trong trường hợp những dữ liệu đó không khả dụng hoặc khi không có đủ tất cả những phân tích dữ liệu cần thiết, doanh nghiệp chỉ còn một cách duy nhất để đưa ra quyết định đúng đắn, đó là dựa vào những giá trị đã được thiết lập từ trước.

Hãy nhớ lại 3 lần gần nhất mà bạn và nhóm của bạn phải ra quyết định thật gấp để giải quyết một vấn đề nào đó của công ty mà không hề có đủ các cơ sở dữ liệu cần thiết. Sau đó, hãy trả lời câu hỏi: “Những giá trị hiện tại có giúp bạn lý giải hay ‘biện minh’ cho những quyết định đó hay không?”.

Có rất nhiều phương pháp phân tích, định lượng dữ liệu đã, đang và sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho doanh nghiệp, điều này có nghĩa là, cả bạn và tất cả những công ty đối thủ đều có thể dựa vào đây để cho ra những quyết định và chiến lược vận hành phù hợp.

Giữa một sân chơi “phẳng” về mặt thông tin như vậy, những quyết định dựa trên khía cạnh “phi dữ liệu”, hay nói cách khác là khía cạnh con người, sẽ tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp bạn so với đối thủ.

Văn hóa doanh nghiệp không phải là… tấm poster dán tường

“Đừng mong đợi nhân viên sẽ thực hiện tốt những nguyên tắc mang tính ‘khẩu hiệu’, không phù hợp với thực tế và đặc biệt là không được duy trì bởi những quản lý cấp trên”, Chris Cancialosi nói.

Do đó, để tạo ra hệ giá trị trở thành kim chỉ nam, giúp định hướng hành vi cho tất cả mọi người trong công ty, nhà lãnh đạo phải bắt đầu suy nghĩ về cách mà những giá trị này sẽ thực hiện việc truyền đạt văn hóa đặc thù của công ty và giúp đưa ra những quyết định quan trọng một cách dễ dàng và đồng nhất trong mọi hoàn cảnh.

“Bạn phải nghĩ đến mối tương quan giữa những giá trị này với các chính sách có sẵn của công ty, sao cho những chính sách hiện tại phải mang ý nghĩa hỗ trợ việc duy trì và phát huy những giá trị mới. Đồng thời, phải đảm bảo rằng những nhà quản lý của từng bộ phận truyền đạt tốt và là tấm gương điển hình cho nhân viên cấp dưới trong việc thực hành theo những nguyên tắc đã được đặt ra”, Chris Cancialosi cho biết thêm.

Bài học cuộc sống mà 99 tuổi bạn mới nhận ra

1. Nếu bạn xuất sắc hơn người khác 1 chút, người khác sẽ ghen tị với bạn. Còn nếu bạn xuất sắc hơn rất nhiều, người khác sẽ hâm mộ. Đây chính là điểm khác biệt.

 

2. Đã chấp nhận làm thì đừng than vãn, hãy làm tốt điều mình đang có. Còn nếu muốn than vãn thì bỏ đi, đừng làm nữa.

3. Đôi khi có ngu ngốc một chút cũng chẳng sao, chẳng ai phải thông minh suốt cả đời. Nhưng 2 lần phạm một lỗi lại là chuyện khác.

4. Con cái bạn chỉ có một tuổi thơ. Bạn muốn chúng nhớ lại gì khi đã lớn?

5. Nếu không yêu cầu, bạn sẽ chẳng bao giờ nhận được.

6. Niềm tin cũng giống như sóng Wi-fi. Bạn không thể nhìn thấy nó, nhưng nó có sức mạnh để kết nối bạn với những gì bạn cần.

7. Học cách lắng nghe. Cơ hội trong đời nhiều khi đến gõ cửa nhà bạn rất khẽ.

8. Đừng mất thì giờ học các mánh khoé gian thương. Hãy học làm doanh nhân chân chính.

9. Cẩn thận với những suy nghĩ của bạn khi ở một mình, và cẩn thận với ngôn từ của bạn khi ở chốn đông người.

10. Cuộc sống không chỉ có những bữa tiệc. Hãy cho mình sống bận rộn với công việc hoặc một niềm đam mê, sở thích nào đó.

Nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc

Động lực làm việc thúc đẩy hành vi ở hai góc độ trái ngược nhau đó là tích cực và tiêu cực. Người lao động có động lực tích cực thì sẽ có tâm lý làm việc tốt, lành mạnh đồng thời góp phần làm cho doanh nghiệp ngày càng trở nên phát triển, bền vững hơn.

tao_dong_luc_lam_viec

Về phía người lao động

Nhân tố này xuất hiện trong chính bản thân con người và sự xuất hiện của nó đã thúc đẩy con người làm việc. Nó bao gồm:

– Lợi ích của con người: lợi ích là mức độ thỏa mãn của nhu cầu. Nếu không có nhu cầu thì cũng sẽ không có những hành động để thỏa mãn nhu cầu đó và cũng không có lợi ích được tạo ra. Khi đứng trước một nhu cầu về vật chất hay tinh thần, con người sẽ nỗ lực làm việc, nhu cầu càng cao động lực tạo ra càng lớn tức là lợi ích đạt được càng nhiều.

– Mục tiêu cá nhân: là những điều mà mỗi cá nhân mong đợi. Mục tiêu này là khác nhau ở mỗi cá nhân và mỗi người có những cách thức khác nhau để đạt được nó. Sức mạnh thực tế của hệ thống mục tiêu từ trên xuống này là sự phù hợp với các mục đích cao nhất của tổ chức. Mọi nhân viên cần hiểu được mục tiêu cho phép của mình cũng như hiểu được mục tiêu đó sẽ hỗ trợ mục tiêu chiến lược của tổ chức. Vì vậy, sự phù hợp mục tiêu cho phép tập trung mọi sức mạnh của tổ chức vào những điều có ý nghĩa quan trọng nhất. Đôi khi, việc phân bố mục tiêu từ trên xuống sẽ không thực tế, vì khó có thể bao quát toàn bộ mối quan tâm và đóng góp tiềm tàng của nhân viên. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo động lực phù hợp cho từng nhân viên trong tổ chức.

– Thái độ cá nhân: là cách nhìn nhận của từng cá nhân về công việc cụ thể của họ. Từ đó, chúng ta có thể biết được thấy được người đó yêu thích hay ghét, bằng lòng hay không bằng lòng với công việc của họ. Tùy từng trạng thái tâm lý này mà động lực tạo ra cho người lao động là nhiều hay ít. Đơn giản là người lao động luôn cố gắng với những gì mà họ yêu thích và điều này ngược lại ở những việc mà họ có thái độ tiêu cực.

= Năng lực của cá nhân: là kiến thức chuyên môn của người lao động về công việc của họ. Năng lực có thể tạo ra động lực giúp họ hoành thành công việc nhanh chóng và kết quả tốt hơn. Tuy nhiên nếu người lao động không có năng lực thì điều tất yếu xảy ra là người đó dễ dẫn đến chán nản, không muốn làm. Như vậy nâng cao năng lực cá nhân cũng là cách thức để tạo ra động lực để thực thi công việc.

– Thâm niên – kinh nghiệm: khi người lao động đã công tác lâu năm lẽ dĩ nhiên là người đó mong muốn nhận được mức lương và những cơ chế khuyến khích phù hợp. Chủ yếu nhân tố này sử dụng trong việc tính lương, thưởng cho nhân viên. Chính vì vậy, nó cũng góp phần quan trọng trong việc tạo ra động lực thúc đẩy người lao động gắn bó làm việc trong tổ chức.

Môi trường làm việc

– Văn hóa doanh nghiệp: Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp góp phần tạo không khí làm việc cho nhân viên. Chính vì vậy, một nền văn hóa tốt, có sự cởi mở trao đổi giữa người lao động và cấp trên sẽ thúc đẩy họ làm việc năng suất hơn và hiệu quả hơn. Ngược lại, nó cũng có thể khiến họ có xu hướng trì trệ, chán nản nếu như văn hóa doanh nghiệp quá khắc nghiệt và khép kín.

– Các chính sách về nhân sự: Hầu hết các chủ lao động đều có những chính sách trong đó nêu rõ các quy định và thủ tục mà người lao động cần biết. Các chính sách – ví dụ về sức khoẻ và an toàn – giúp người lao động hiểu được chủ lao động cần gì ở họ và họ phải làm như thế nào. Những chính sách này cũng cho người lao động biết về các quy định và chế độ thưởng.

Các chính sách rõ ràng sẽ giúp công ty xác định được và ngăn chặn những rủi ro xảy đến đối với người lao động và đảm bảo rằng công ty đang tuân theo đúng luật pháp. Chúng cũng sẽ giúp tạo lập văn hoá công ty: khi mà tất cả mọi vấn đề được giải quyết công bằng và nhất quán. Có được một chính sách lao động phù hợp đem lại rất nhiều lợi ích. Thiết lập được các tiêu chuẩn là chìa khoá cho mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ lao động và người lao động. Nó có thể giảm được những vụ kỷ luật hay kiện cáo. Nó cũng có thể nâng cao năng suất và đạo đức cũng như giúp giữ được người lao động.

Lập một chính sách rõ ràng có thể cũng đem lại hình ảnh tích cực cho công ty trong mắt khách hàng và chính quyền địa phương. Bên cạnh việc nâng cao uy tín công ty, nó cũng có thể giúp công ty thu hút thêm nhiều lao động mới.

Một số chính sách lao động:

Chế độ thai sản, nghỉ ốm, nuôi con
Cơ hội bình đẳng
Giờ làm việc và làm thêm giờ
Sức khoẻ và an toàn
Chính sách lương
Chế độ thưởng, phúc lợi và các khoản đóng góp
Điều hành và xử lý vi phạm
Sử dụng các thiết bị của công ty như email, internet và điện thoại
Đào tạo
Bản quyền và quyền sở hữu
Thông tin bảo mật
Rượu bia và ma tuý
Bản thân công việc:

– Tính ổn định của công việc: nếu công việc có mức độ ổn định cao thì nó sẽ tạo ra sự yên tâm cho người lao động. Từ đó, động lực của người lao động cũng lớn hơn và họ có thể hoàn thành công việc tốt hơn

– Sự phức tạp của công việc: công việc càng phức tạp càng khiến người lao động hao tổn nhiều sức lực và trí lực. Tuy nhiên những việc này thường có thu nhập cao, nó cũng tác động khá lớn tới động lực cho người lao động.

– Sự hấp dẫn của công việc: trong quá trình làm việc nếu như người lao động cảm thấy công việc có sự hấp dẫn thì nó sẽ làm cho người lao động cảm thấy hứng khởi và năng suất lao động cũng tăng theo.

7 kỹ năng lãnh đạo tạo dấu ấn khác biệt

Người có kỹ năng lãnh đạo giỏi là người có tầm nhìn xa, có khả năng chiến lược, dự đoán trước được những thay đổi, cơ hội lớn trong tương lai. Lãnh đạo tạo được dấu ấn trong lòng nhân viên có nhiều kỹ năng mà một người bình thường không thể có được. Vậy đó là những kỹ năng gì và những nhà lãnh đạo tài ba đã áp dụng kỹ năng đó như thế nào để đạt được mục tiêu của mình?

metting

Kỹ năng ra quyết định

Ra quyết định là khâu mấu chốt trong cách quản lý, kỹ năng lãnh đạo, đó là lúc họ phải lựa chọn giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề hoặc quyết định một kế hoạch gì đó. Việc ra quyết định nhanh hay chậm, đúng hay sai sẽ quyết định kết quả của kế hoạch đó. Vì vậy, khi ra quyết định người lãnh đạo luôn phải cân nhắc đến tất cả những lợi thế và rủi ro phải đối đầu, việc ra quyết định thể hiện năng lực, trình độ của nhà lãnh đạo. Do đó, để có được kỹ năng này, người lãnh đạo phải có kiến thức sâu rộng, lý luận sắc bén và những kinh nghiệm, trải nghiệm trong cuộc sống và công việc.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Là người lãnh đạo giỏi bạn cũng cần phải có kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh và chính xác. Người lãnh đạo không thể làm ngơ hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác khi có những vấn đề hóc búa hoặc những vấn đề phát sinh trong tập thể của mình. Để làm được này, người lãnh đạo cần phải là người thật sự công bằng và nhanh nhạy nắm bắt thời cơ thuận lợi để vấn đề được giải quyết tốt nhất. Không chậm chạp nhưng cũng đừng quá vội vàng, nếu không chính bạn sẽ đẩy sự việc thêm phức tập và có thể khiến nhân viên hiểu nhầm bạn là người thiếu năng lực, không xứng đáng với vị trí lãnh đạo mà mọi người tin tưởng giao cho.

Có tư duy chiến lược

Tư duy chiến lược là điều vô cùng quan trọng đối với người lãnh đạo, nó thể hiện được tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo và của cả công ty. Tư duy chiến lược chính là nghệ thuật vượt qua đối thủ, đề ra được những chiến lược cụ thể để cạnh tranh. Nếu chiến lược đúng đắn sẽ giúp cho công ty có những bước phát triển tốt, ngược lại bạn sẽ đẩy công ty rơi vào khó khăn.

Tự tin và quyết đoán

Tự tin và quyết đoán là hai điều mà kỹ năng lãnh đạo cần trau dồi thường xuyên. Khi đứng trước khó khăn, thử thách của công ty người lãnh đạo chính là thuyền trưởng chèo lái con thuyền, con thuyền có cập bến an toàn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào người thuyền trưởng đó. Do vậy, nếu không tự tin và quyết đoán trước những cơ hội có thể con thuyền sẽ bị nhấn chìm hay đúng hơn là công ty sẽ bị đẩy xuống vực thẳm.

Thấu hiểu chính mình và thấu hiểu đối tác

Thấu hiểu chính mình sẽ giúp cho người lãnh đạo làm chủ được bản thân, biết được mục tiêu của mình từ đó sẽ có kế hoạch, chiến lược cụ thể để đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu được bản thân mà không hiểu được đối tác thì người lãnh đạo sẽ không thể làm được những điều mình muốn. Vì vậy việc thấu hiểu đối tác cũng là nghệ thuật của những nhà lãnh đạo giỏi. Một nhà lãnh đạo hiểu được mình, hiểu được người thì làm việc gì cũng dễ dàng và thành công.

Kỹ năng giao việc

Người lãnh đạo nghĩa là bạn phải có kỹ năng quản lý và giao việc cho nhân viên. Nếu bạn để mặc cấp dưới muốn làm gì thì làm hay ngồi chơi cho hết giờ nghĩa là bạn không có năng lực của một nhà lãnh đạo. Nhưng làm thế nào để giao đúng người, đúng việc không phải dễ, điều đó đòi hỏi bạn phải có kỹ năng, đó là kỹ năng giao việc.

Để làm được điều này bạn phải thật sự là một lãnh đạo luôn sâu sát với nhân viên của mình, biết được năng lực, sở trường của họ. Khi đó bạn sẽ dễ dàng giao việc mà không lo sợ họ không làm được hoặc quá sức của họ.

Kỹ năng tạo động lực

Không ai có thể tránh được tình trạng chán nản, uể oải với công việc, nhất là khi kế hoạch thất bại, kết quả công việc không như ý muốn, không được tăng lương hay cất nhắc thăng chức… Những lúc thế này bạn phải biết cách tạo động lực cho họ, có khen thưởng rõ ràng. Tuy nhiên, là một người lãnh đạo bạn không nên trách mắng nhân viên của mình trước người khác, hãy gặp riêng và nhắc nhở họ, bên cạnh đó hãy có những lời động viên để họ thoát khỏi tình trạng không tốt lúc đó. Có như vậy bạn mới thật sự là lãnh đạo tốt và hiểu tâm lý nhân viên.

Kỹ năng lãnh đạo không phải tự nhiên có mà cần phải được liên tục học tập, trau dồi kiến thức và rèn. Đừng nghĩ những người làm lãnh đạo là những người đã có tố chất sẵn và họ may mắn, tất cả đều nhờ vào sự cố gắng. Nếu bạn thật sự muốn trở thành lãnh đạo, nhất là khắc ghi được dấu ấn trong lòng nhân viên hay khách hàng, hãy luyện cho mình những kỹ năng trên nhé, thành công sớm sẽ mỉm cười với bạn.

Leveraging multiple recruitment channels

In today’s corporate environment, the discerning manager who wants to streamline the recruitment process for his team is spoilt for choice. You have online job boards, job fairs, college recruitment drives, employee referrals, and of course, executive search firms.

find_candidates

We recently discussed with the national sales head of a large multinational company who was trying to figure out which source would get him the best candidates, and realised that the best bet for hiring managers and recruitment teams was to use a combination of channels in order to establish and streamline a healthy recruitment pipeline.

Online recruitment

Including job boards and social networks, this channel has become one of the most used recruitment tools for internal recruitment teams as well as third party search agencies. The biggest advantage of using this channel is that it is cost effective and exponentially increases the size of the candidate pool.

Job fairs and college recruitment drives

A job fair is a convenient common platform for employers and recruiters to meet prospective candidates. Employers book booths or tables where organisation culture and benefits are showcased and resumes are collected. The biggest advantage of this recruitment channel is the convenience and direct interface between potential employers and candidates.

Employee referrals

This scheme uses the professional and personal networks of current employees as the source of suitable candidates. This channel is widely acknowledged as being the most cost effective, and organisations across the world are trying to increase the volume of recruits through this. Studies indicate numerous benefits, ranging from lower recruitment costs, improved employee suitability, quality and retention.

Executive search firms

An executive search firm or a headhunter is a third party recruiter who is contracted by organisations to source candidates on the basis of the requirements released to them. These agencies are usually very specialised and are used for critical mid-level and senior vacancies. Executive search is usually the best channel to fill urgent or critical positions, since they are known to be aggressive in their search. They are also a good source to use while targeting passive candidates who might not be actively looking for a job change, but might be a perfect fit for a role.