Monthly Archives: October 2015

Tố chất cần thiết của nhà quản lý nhân sự giỏi

Quản trị nhân sự trở thàng ngành hot hiện nay bởi tính ứng dụng cao trong hầu hết tất cả các ngành nghề. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể trở thành chuyên viên nhân sự chuyên nghiệp thành công. Không phải ai cũng có thể là một nhà quản lí nhân sự giỏi.

Vậy những tố chất cần thiết của nghề quản trị nhân sự là gì?

person

Quản lí nhân sự là khó hay dễ?

Cái gì cũng có bảy phần cố gắng, ba phần duyên. Nhưng chỉ cần bạn rèn được cho mình những đức tính sau cùng kĩ năng chuyên nghiệp thì bạn có thể trở thành một nhà quản lí nhân sự giỏi đây!

Luôn luôn tận tụy, hết lòng với công việc

Tận tâm được xem là tố chất đầu tiên mà người làm quản lý, đặc biệt là những nhà quản lý nhân sự. Người làm bên nhân sự không chuyên về một mảng chuyên môn nào cả mà ở đó, người ta phải quan tâm đến tất cả các yếu tố tác động đến năng suất làm việc của nhân viên để từ đó đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời để không ảnh hưởng đến chất lượng công việc hiện tại. Vậy nên công việc này đòi hỏi nhà quản trị phải có tâm. Hết lòng hết sức, không quản ngại khó khăn để đưa ra nhiều ý tưởng, chính sách có lợi cho người lao động.

Ví dụ: Cần nắm được ngày sinh và sở thích đặc trưng của mỗi người để có thể thay mặt ban giám đốc tặng quà phù hợp vào ngày sinh nhật. Hoặc cũng có thể là quan tâm đến việc vợ nhân viên A nào đó đang mang thai, mẹ nhân viên B đang ốm nặng phải nằm viện để có những lời hỏi thăm kịp thời.

 

Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu

Không chỉ đối với quản lý nhân sự mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng cần có kỹ năng lắng nghe. Phải lắng nghe làm sao để nhân viên, cấp dưới nhận ra sự tập trung chú ý, đánh giá cao ý kiến của họ từ bạn mới là điều khó. Bạn phải lắng nghe người khác, đặc biết là cấp dưới, phải tiếp thhu tâm tư nguyện vọng của họ để có những chính sách đáp ứng nhu cầu của nhân viên

Biết đánh giá đúng và định hướng phát triển khả năng của nhân viên

Người làm nhân sự là làm việc với con người, phát triển nguồn nhân lực của công ty. Mỗi người đều có thế mạnh riêng, điểm yếu riêng do đó phát triển đúng nhân lực, phát huy được nhân tài của doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển chung của doanh nghiệp là điểm mấu chốt đánh giá năng lực quản lý nhân sự .

Đánh giá năng lực mỗi người

Mỗi người là một thế giới, một tài năng nổi trội. Là nhà quản lí nhân sự, bạn phải nhìn ra được điều ấy. Làm chi nào? Để có thể phát huy tối đa thế mạnh của nhân viên, tạo ra được nguồn lực cho sự phát triển của công ty

Kế toán trưởng và bệnh nghề nghiệp

Đối với mỗi ngành nghề làm lâu năm bệnh nghề nghiệp là điều không tránh khỏi bệnh nghề nghiệp. Câu chuyện kể lại của viên kế toán trưởng khiến cho chính chúng ta cũng phải giật mình vì chính những đặc điểm công việc có thể ngấm vào máu.

ghi_chep_so_sach

Đến bây giờ, thi thoảng, mọi người trong phòng vẫn nhớ mãi cái lần sếp Tùng cho Hoài vay tiền. Gọi là sếp bởi Tùng là kế toán trưởng ở công ty và cũng là trưởng phòng của Hoài. Hoài mới lập gia đình, cô đang làm kế toán kiểm toán tại Hà Nội hai vợ chồng đều là người ở xa về Hà Nội bươn chải kiếm sống nên cũng khá vất vả.

Chán cảnh đi thuê nhà, vừa chật chội lại tốn kém, hai vợ chồng Hoài tích cóp mãi và vay thêm để mua miếng đất ngoại thành Hà Nội, đợi một thời gian có tiền thì xây lên. Chạy vạy khắp nơi vẫn chưa đủ, Hoài hỏi vay cả đồng nghiệp trong phòng. Chẳng hiểu ai nói hay Tùng nghe thông tin ở đâu mà tự nhiên gọi Hoài vào và trực tiếp đề nghị cho Hoài vay tiền: “Em đang định mua đất hả, hai vợ chồng cố gắng mua mà xây nhà riêng. Còn thiếu nhiều không, nếu cần thì anh cho vay 8 triệu, bao giờ có thì trả anh. Mai anh đưa cho nhé”. Đang lúc túng thiếu, chưa biết xoay xở ở đâu nên Hoài cảm ơn rối rít dù lúc đầu cũng hơi bối rối vì dù sao Tùng cũng là sếp của cô.

Đầu giờ chiều hôm sau, trước khi đưa phong bì đủ 8 triệu cho Hoài, Tùng không quên kèm theo tờ giấy vay nợ, ghi đầy đủ họ tên bên vay, bên cho vay, ngày tháng, địa điểm… và cuối cùng là chữ ký của hai bên. Sau một lúc ngớ người, Hoài cũng cầm bút ký tên mình vào. “Chẳng lẽ lại bảo là không vay nữa, với lại mình cũng đang cần tiền thật. Có lẽ tại sếp quen với kiểu xuất tiền là phải có giấy tờ, đề nghị đầy đủ, chỉ có điều làm thế khiến mình không thoải mái lắm”.

Khi mọi người trong phòng biết chuyện, ai cũng buồn cười vì không ai nghĩ kế toán trưởng lại làm sẵn cái giấy cho vay như thế. Người xuề xòa thì bảo rằng, đó là do sếp làm kế toán nhiều năm nên mắc bệnh nghề nghiệp thôi. Kẻ khó tính hơn thì kết luận một câu xanh rờn “ông này bị dở hơi”. Thực sự, Tùng cũng là một vị sếp biết quan tâm đến nhân viên. Dù đôi khi Tùng có nóng nảy, quát mắng nhưng về bản chất, Tùng không đến nỗi nào. Nghĩ vậy, chị Hoài cũng không mấy đắn đo về cái giấy vay nợ nhưng vợ chồng chị vẫn bảo với nhau rằng, cố gắng trả khoản tiền đó sớm cho sếp. Cũng chỉ hai tháng sau, Hoài trả lại khoản tiền đó cho Tùng. Hơi bất ngờ khi thấy Hoài trả tiền sớm thế nhưng có lẽ Tùng cũng chẳng hiểu lý do thực sự cũng chỉ vì cái giấy vay nợ có chữ ký và ghi rõ họ tên của Hoài mà anh đang giữ.

Không được xởi lởi như sếp của Hoài, Sơn – trưởng phòng của Thu khá cầu kỳ và khó tính. Làm quản lý xuất nhập khẩu nhiều năm, chịu trách nhiệm liên hệ, tìm kiếm đối tác, khách hàng trong và ngoài nước và công việc chủ yếu là thường xuyên viết mail, tiếng Anh, tiếng Việt đủ cả. Không biết có phải vì mỗi ngày viết hàng chục cái mail nên lúc nào có bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ, Sơn cũng không chịu ngồi nghe mọi người nói trực tiếp. Nguyên tắc của Sơn là “có vấn đề gì thì gửi mail trình bày”.

Đúng là nhiều khi, làm việc qua email cũng vô số điều tiện lợi nhưng lắm lúc, nguyên tắc của Sơn khiến nhân viên dở khóc dở cười. Bởi lẽ, nhiều khi chỉ cần báo cáo một vài câu để xin ý kiến sếp về một khách hàng nào đó, đang cần gấp nên cũng muốn trao đổi dăm ba câu với sếp cho nhanh để reply khách hàng.

Đằng này, thời gian gửi mail, thưa gửi rồi đợi thư trả lời cũng mất kha khá thời gian, đó là chưa kể trường hợp sếp bận quá nhiều việc mà chưa trả lời kịp. Đó là chưa kể yêu cầu của Sơn, dù gửi mail cho ai cũng phải có đầu có đũa, trình bày rõ ràng, mạch lạc vì theo Sơn “phải tập thói quen như thế để khi gửi mail cho khách hàng thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty mình”. Mà viết mail vì những việc nho nhỏ, riêng cái khoản thưa gửi, Thu thấy cũng lằng nhằng lắm rồi.

Bao nhiêu lần Thu mắc trường hợp đó. Không phải lỗi của Thu nhưng khi công việc bị đình trệ, cô lại bị sếp nhắc nhở, “sao không nói với anh sớm hơn” nhưng thực tế, mỗi lần Thu định nói điều gì, bao giờ cũng nhận được câu cửa miệng của sếp “Mail đi em”. Có lần Thu “bật” lại: “em nói thì anh có nghe đâu, lúc nào cũng bảo em gửi mail còn gì”. Chẳng hiểu có nhận ra một phần lỗi của mình hay không nhưng Sơn vẫn thêm “lần sau, em phải chú ý. Nếu có vấn đề gì phải báo cáo sớm, nếu anh bận thì phải nhắc anh, anh không đến công ty thì có thể email, gọi điện”.

Với nhiều người nhất là các sếp, thói quen nghề nghiệp trở thành bệnh, thành thói quen trong cách ứng xử hằng ngày với mọi người xung quanh. Nhưng đôi khi, bệnh nghề nghiệp đó lại trở thành “chướng ngại vật” khiến nhân viên ái ngại.

Vào TPP, lương của người lao động có tăng?

Để cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI trong việc thu hút nguồn lao động chất lượng cao trong thời gian tới, một bước đi tất yếu cho doanh nghiệp nội là cải thiện lương thưởng và chế độ đãi ngộ cho người lao động.

cong_nhan_han_mach_dien_tu

Tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở ra cánh cửa lớn cho các doanh nghiệp Việt có thể thâm nhập vào các thị trường lớn của thế giới như Mỹ, Nhật Bản, New Zealand, Australia,…

Tuy nhiên, hiệp định cũng sẽ mang lại những thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp, trong đó có tình trạng cạnh tranh gay gắt về nguồn lao động, một khi các doanh nghiệp FDI ồ ạt tràn vào Việt Nam.

Đây vốn lại là những doanh nghiệp vốn có lợi thế rất lớn về chế độ đãi ngộ và lương thưởng.

Một ví dụ điển hình là trưởng hợp của Samsung. Tại Việt Nam, tập đoàn này hiện đang trả lương cho người lao động trung bình khoảng 11 triệu đồng/tháng, công nhân là 6 triệu đồng/tháng.

Mức lương này cao hơn rất nhiều so với con số khoảng 4 triệu đồng/tháng – mức lương bình quân của người lao động Việt Nam theo báo cáo thống kê từ CNN đưa ra hồi đầu năm 2015.

Bên cạnh đó, Samsung còn đưa ra rất nhiều chế độ đãi ngộ khác cho người lao động, mà không phải doanh nghiệp Việt nào cũng có khả năng, như cung cấp hai bữa miễn phí/ngày, ở trong những căn hộ đầy đủ tiện nghi…

Đây là một trong những lý do quan trọng giải thích vì sao doanh nghiệp này luôn được đánh giá là một trong những nơi làm việc lý tưởng tại Việt Nam.

Mặc dù trả lương lao động cao hơn so với mặt bằng, nhưng lợi nhuận hàng năm của Samsung vẫn ở mức “khủng”.

Lãnh đạo Samsung cho biết, năng suất lao động của người Việt Nam bằng 80% năng suất lao động của người Hàn Quốc. Dù họ trả lương cao hơn doanh nghiệp nội nhưng họ vẫn thu đươc nhiều lợi nhuận hơn, vì lương trả cho lao động người Việt chỉ bằng 1/4 của người Hàn Quốc trong khi năng suất chỉ kém hơn có 20%.

Không chỉ Samsung, mà rất nhiều các doanh nghiệp FDI khác cũng đang được hưởng lợi rất lớn từ nguồn lao động giá rẻ tại Việt Nam. Do vậy, để có thể thu hút được nguồn lao động chất lượng cao, doanh nghiệp Viêt, không còn cách nào khác là cần nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Trao đổi với phóng viên, GS. TSKH Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam nên nghiên cứu khả năng của doanh nghiệp FDI về việc trả lương cao hơn để tạo ra năng suất lao động cao hơn.

“Đây là con đường tất yếu phải đi. Nếu chủ doanh nghiệp “cò kè” về tiền lương, về điều kiện lao động và sinh hoạt của công nhân thì làm sao thu hút được người lao động tự nguyện cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho doanh nghiệp”, ông Mại nhấn mạnh.

Theo đó, người đứng đầu VAFIE cho rằng, tiền lương sẽ được nâng lên nhanh, đời sống của người lao động sẽ được cải thiện nhanh với tiền đề là năng suất lao động phải tăng cao hơn tốc độ tiền lương để vừa có lợi cho người lao động và doanh nghiệp.

Tuy vậy, ông Mại cũng lưu ý, “Tôi không bao giờ nhấn mạnh tiếp tục giữ ưu thế về lao động giá rẻ mà nhấn mạnh ưu thế về tiềm năng của người lao động trong tiếp thu công nghệ và dịch vụ hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao. Điều đó phụ thuộc vào cả một nền giáo dục của đất nước, trong đó có giáo dục nghề nghiệp và đại học cũng như về tư duy của các chủ doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động”.

Theo kết quả nghiên cứu mới đây từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), nếu gia nhập TPP, Việt Nam sẽ là quốc gia có mức thay đổi GDP lớn nhất tính theo phần trăm; đồng thời cũng là nước đạt mức tăng phúc lợi kinh tế lớn nhất tính theo tỷ lệ thay đổi.

Nhân viên ngân hàng: Được cái tiếng nhưng ‘khổ’ không biết kêu ai

Ai khi nghe thấy nhân viên ngân hàng là thấy ngưỡng mỗ, ao ước với ngành ngân hàng vì chúng ta đều nghĩ trong đầu là làm ngân hàng là ngành chỉ có đếm tiền mà lương cao. Nhưng thực tế không phải như thế, có trong ngành mới biết ngành ngân hàng khổ đến mức nào.

the_tin_dung

Nguyễn Văn Hải, nhân viên thời vụ một ngân hàng tại Hồ Chí Minh, cho biết để trụ được ở vị trí này suốt 7 tháng qua, mỗi tháng anh phải phát hành được 5 thẻ tín dụng mới. Nếu không đủ chỉ tiêu 3 tháng liên tục phải tự viết đơn xin nghỉ.

Riêng tháng 12, chỉ tiêu tăng lên 7 khách hàng mở thẻ tín dụng mới càng khiến Hải chạy “mờ mắt”. Không chỉ vận dụng đủ mối quan hệ từ bạn bè, người thân, anh còn đến các văn phòng cao ốc, trung tâm thương mại chủ động tiếp thị, mời mở thẻ… nhưng không hề dễ. Điều kiện để mở thẻ tín dụng cá nhân với hạn mức từ 20 triệu đồng là khách hàng phải có thu nhập từ 7,2 triệu đồng/tháng trở lên, có hợp đồng lao động, sao kê lương 6 tháng gần nhất, có hộ khẩu TP HCM… “Tìm được khách hàng đã khó, tìm được người đủ điều kiện rồi phải tìm tới tận nơi khách hàng làm, chở họ ra NH nơi nhận lương qua thẻ sao kê, rồi chầu chực lấy thông tin… nói chung là rất khổ” – nhân viên này phân trần.

Chỉ tính riêng bộ phận nhân viên thời vụ như Hải, NH này đã có khoảng 200 người, cộng thêm từ 150 – 200 cộng tác viên phát hành thẻ bên ngoài nên áp lực vô cùng lớn. “Nhiều người nghĩ nhân viên NH lương cao nhưng thực tế làm nhân viên phát hành thẻ như tôi lương tháng chỉ hơn 3 triệu đồng, cộng thêm hoa hồng mỗi thẻ trên 100.000 đồng, tính ra thu nhập chẳng đáng là bao” – Hải tâm sự.

Với nhân viên tín dụng, cuối năm là thời điểm hết sức vất vả vừa phải cho vay, vừa đôn đốc khách hàng trả nợ. Văn Thanh, nhân viên tín dụng tại Hồ Chí Minh một NH quốc doanh, chi nhánh quận Gò Vấp, TP HCM, cho biết từ nay đến hết năm, anh phải giải ngân được 10 tỉ đồng cho vay khách hàng cá nhân, đồng thời phải thu hồi được nợ xấu 5,5 tỉ đồng. “Đây là chỉ tiêu tối thiểu đặt ra cho cán bộ tín dụng cá nhân, còn lương thưởng Tết thì giờ này chưa thấy thông báo gì nhưng cũng chẳng dám nghĩ chi nhánh năm nay làm ăn thua lỗ” – Thanh tâm sự.

Thanh cho rằng chỉ tiêu 10 tỉ đồng với nhân viên tín dụng không lớn nhưng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, khối NH cổ phần liên tục đưa ra các chính sách lãi suất ưu đãi hấp dẫn, đã lôi kéo không ít khách hàng của các NH quốc doanh. Để đạt được chỉ tiêu, Thanh phải nhờ bạn bè đồng nghiệp giới thiệu khách hàng để, riêng phần thu hồi nợ xấu mới là gian nan nhất. Thanh kể có lần, anh được giao thu hồi khoản vay của một khách hàng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang vướng nợ xấu. Thanh phải lặn lội từ TP HCM xuống Vũng Tàu, “ăn dầm nằm dề” ở đó suốt mấy ngày. “Đòi tiền mà phải năn nỉ khách hàng như con nợ. Cũng may ông khách này thu xếp được khoản tiền và trả được nợ” – cán bộ tín dụng này nói.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, do tín dụng của hệ thống NH từ đầu năm đến nay đạt thấp, nhiều NH thương mại buộc chạy hết tốc lực, bằng nhiều cách để đạt con số tăng trưởng 12%. Thậm chí, chi nhánh, phòng giao dịch NH còn phải ký cam kết giải ngân đạt chỉ tiêu và sau đó đến lượt các NH phải gồng mình ra để tìm kiếm khách hàng, đòi nợ khi mà thời điểm cuối năm chỉ còn đếm từng ngày.

Top 10 nghề có lương cao nhất ở Mỹ năm 2015

Sau đây là danh sách 10 nghề được trả lương cao nhất ở Mỹ theo xếp hạng của CareerCast. Một lần nữa, những nghề liên quan đến chăm sóc y tế lại dẫn đầu.

1. Bác sĩ phẫu thuật

bac si phau thuat

Lương bình quân hàng năm: 352.220 USD, triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 18%

Nghề bác sĩ phẫu thuật một lần nữa chiếm vị trí quán quân trong bảng xếp hạng những nghề được trả lương cao nhất ở Mỹ. Năm ngoái, mức lương trung bình của nghề này là 230.000 USD, nhưng chỉ sau 1 năm, lương đã tăng vọt qua ngưỡng 350.000 USD.

2. Bác sĩ tâm thần

Lương bình quân hàng năm: 181.880 USD, triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 18%

Lương bình quân của bác sỹ tâm thần ở Mỹ năm nay tăng 3.000 USD so với năm ngoái, đưa nghề này lên vị trí số 2 trong bảng xếp hạng.

3. Bác sĩ nội khoa (đa khoa)

bac si chuan doan

Lương bình quân hàng năm: 180.180 USD, triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 18%

Rớt hạng từ vị trí số 2 so với bảng xếp hạng năm ngoái, mức lương bình quân của bác sĩ nội khoa (đa khoa) đã bị giảm mất 7.000 USD.

4. Điều hành doanh nghiệp cấp cao

Lương bình quân hàng năm: 173.320 USD, triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 11%

Giới điều hành doanh nghiệp cấp cao ở Mỹ là những người được trả lương cao nhất nếu không tính đến những nghề liên quan đến chăm sóc y tế.

5. Nha sĩ

Lương bình quân hàng năm: 146.340 USD, triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 16%

Giảm một bậc so với năm ngoái nhưng lương bình quân của các nha sĩ ở Mỹ trong năm 2015 vẫn tăng đáng kể so với 140.000 USD trong năm 2014.

6. Kỹ sư dầu mỏ

ky_su_dau_tho

Lương bình quân hàng năm: 130.050 USD, triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 26%

Tiếp tục duy trì vị trí thứ 6 năm thứ 2 liên tiếp, nghề kỹ sư dầu mỏ có mức lương bình quân hàng năm 130.000 USD. Không giống nhiều nghề y khoa trong tốp đầu, nghề kỹ sư dầu mỏ chỉ yêu cầu bằng cử nhân để theo đuổi sự nghiệp.

7. Bác sĩ chỉnh hình răng

Lương bình quân hàng năm: 129.110 USD, triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 16%

Tụt hạng từ vị trí số 4 trong bảng xếp hạng năm ngoái, lương bình quân của nghề bác sĩ chỉnh răng giảm hơn 20.000 USD nhưng vẫn xấp xỉ 130.000 USD.

8. Nhà khoa học dữ liệu

Lương bình quân hàng năm: 124.150 USD, triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 15%

Lần đầu lọt vào bảng xếp hạng của CareerCast, nghề khoa học dữ liệu đã đẩy 2 nghề bác sĩ chuyên khoa chân và luật sư khỏi top 10.

9. Kiểm soát không lưu

kiem soat khong luu

Lương bình quân hàng năm: 122.340 USD, triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 1%

Tuy tăng hai bậc so với xếp hạng năm ngoái lên vị trí thứ 9, song mức lương của nghề kiểm soát không lưu lại giảm. Năm 2014, mức lương bình quân của nghề kiểm soát không lưu ở Mỹ là 122.530 USD, cao hơn khoảng 200 USD so với mức lương năm 2015.

10. Dược sĩ

Lương bình quân hàng năm: 120.950 USD, triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 14%

Giảm hai bậc so với xếp hạng những nghề được trả lương cao nhất ở Mỹ năm 2014, nghề dược sĩ năm nay có mức lương bình quân hàng năm đạt 120.000 USD. So với năm ngoái, lương của dược sĩ tăng thêm 4.000 USD.

>> Click để Tìm việc làm lương cao