Monthly Archives: November 2015

Here’s how to write an email to a potential employer

In a way, writing the perfect email to a potential employer is a balancing act.

On the one hand, you want to make your message and application stand out from the others they’re receiving. But you definitely don’t want to be too gimmicky or unprofessional.

 Read on for seven tips that will get you one step closer to your dream job.

1. Write a clear subject line.

Augustine advised against getting catchy with subject lines. Instead, make it obvious that you’re submitting a job application.

If there are no specific directions in the job posting, something as simple as, “Application for Strategy Reporter (ID #12345): Shana Lebowitz” should work.

However, if you’re cold emailing a potential employer, you should get a bit more creative in your subject line.

Talk about the value you can provide — for example, “would love to share my ideas on increasing sales team productivity.” Consider what the person you’re emailing cares about and why she would want to read your message.

2. Address your message to the appropriate person.

“The worst thing you could do is put, ‘Dear Madam’ or ‘Dear Sir’ as your opening,” Augustine said,” because it shows you didn’t put any effort into researching the right person.”

You can do some sleuth work on LinkedIn and find out the name of the company recruiter or hiring manager who originally posted the job. If that doesn’t work, you can leverage your network — do you know anyone who works there? — and find out who the appropriate addressee is.

In the rare case that the job is anonymously posted, you can say, “Dear HR Professional” or “Dear Hiring Manager.”

3. Talk about what you can provide the employer.

Keep in mind, Augustine said, that the employer is the target audience. So think about what type of value you’re offering them, as opposed to the other way around.

In the body of your email, mention exactly what you can do for the employer and what you’ve learned about that company.

facepalmjazbeck / GettyDon’t embarrass yourself by putting the name of the wrong company in the email.

4. Customize the email to the individual employer.

Augustine said it’s important to tailor your message to each individual job and company.

“The more you talk about their specific needs and how your skill set does make you a really good solution to those needs, the more likely your message is to be read.”

And it might sound obvious, but make sure you include the name of the correct company in your email, especially if you’re emailing multiple employers at once.

“Oftentimes that can put you out of the running,” Augustine said. “Employers are looking for reasons to get rid of those applications.”

5. Don’t copy and paste your resume.

Augustine recommended not cutting and pasting your resume into the body of the email because the formatting ends up “atrocious.”

Instead, you should either attach a document or provide a link to a Google Doc. (You can hyperlink a few words so that you don’t end up with a long string of letters and numbers.) If you choose to submit a Google Doc, make sure you select the “view only” option for the employer.

job seeker, job searchPEO ACWA/flickr Email the hiring manager within 72 hours of the posting going up.

6. Send your email ASAP after the job posting goes up.

“The sooner you get your job application in, the better,” Augustine said.

In general, you’ll want to submit it within 72 hours of the posting going up, because employers start to get inundated with applications after that and might not even open yours.

7. Follow up promptly.

Augustine recommends including a sentence in your email that says, “I will follow up with you on [whatever date] once you’ve had time to review my application.”

She advises planning to follow up one week after you send the application or, if there’s a close date on the job posting, planning to follow up a week after that. Make sure you mark the date on your calendar, so you don’t say you’re going to follow up and then forget.

10 Việc Cần Làm Sau Buổi Phỏng Vấn

Cuộc phỏng vấn kết thúc không có nghĩa là mọi việc đã xong và bạn chỉ cần ngồi đợi kết quả. Trên thực tế, những ứng xử sau phỏng vấn cũng giúp bạn ít nhiều tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Sau đây là 10 việc nên làm sau buổi phỏng vấn để tiếp tục duy trì cơ hội cho bạn:

1. Thể hiện sự quan tâm

Hãy gạt bỏ sự nghi ngờ của nhà tuyển dụng (NTD) về mức độ quan tâm của bạn dành cho công ty, sự hào hứng của bạn với vị trí tuyển dụng, bằng cách khẳng định một lần nữa ở cuối buổi phỏng vấn: “Tôi thực sự mong muốn được làm việc tại công ty, muốn đóng góp một phần công sức của mình vì sự phát triển của công ty. Tôi hy vọng công ty sẽ chọn tôi”.

Ngoài ra, bạn đừng ra khỏi phòng phỏng vấn khi chưa có một ý tưởng rõ ràng về bước tiếp theo của quá trình tuyển dụng. Họ sẽ gọi những ứng viên vượt qua vòng phỏng vấn này để vào vòng phỏng vấn sâu hơn hay họ sẽ thông báo kết quả cuối cùng vào ngày nào… Quan tâm đến điều đó cũng cho thấy sự nhiệt tình của bạn với công việc và giảm bớt cảm giác sốt ruột vì chờ đợi nêu bạn đã biết được khung thời gian của quá trình tuyển dụng .

 

2. Thiết lập giai đoạn liên lạc tiếp theo

Chẳng ai muốn bị làm phiền nhưng sự im lặng kéo dài của bạn có thể sẽ khiến người phỏng vấn hiểu sai rằng, bạn rất thờ ơ với công việc. “Thay vì phỏng đoán, bạn nên hỏi xem nhà tuyển dụng xem bạn có thể liên hệ bằng cách nào, vào thời gian nào và liệu có được tiếp tục cuộc hành trình với NTD hay không” -Lizandra Vega , tác giả cuốn ” Hình ảnh của thành công : Gây ấn tượng và giành lấy công việc bạn muốn ” đưa ra lời khuyên về cách thiết lập liên lạc với NTD sau khi phỏng vấn.

 

3. Đúng hẹn

Trong buổi phỏng vấn, nếu bạn có hứa hẹn với nhà tuyển dụng về việc gửi tài liệu, ý tưởng hay danh sách công việc đã từng làm vào ngày mai, nhất định bạn phải giữ lời và đúng hẹn. Đó cũng là cách thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp của bạn và NTD chắc chắn sẽ hài lòng với những nhân viên đúng hẹn, biết giữ lời.

 

4. Biết chờ đợi

Nếu NTD bảo rằng, bạn hãy chờ điện thoại của họ sau một tuần thì tốt nhất là bạn nên kiên trì, hãy tôn trọng yêu cầu của NTD. Một tuần không có gì là lâu so với khoảng thời gian bạn dành để tìm việc bấy lâu nay. Đừng nóng vội nhấc máy ngay ngày hôm sau bởi như thế sẽ tạo cảm giác bạn đang không có hướng nào khác và gần như rơi vào trạng thái tuyệt vọng.

 

5. Gửi thư cảm ơn

Cách để tạo ấn tượng tốt với NTD là gửi thư cảm ơn họ sau khi buổi phỏng vấn kết thúc. Trong thư, bạn nên cảm ơn vì họ đã quan tâm và dành thời gian cho bạn, đồng thời thể hiện mong muốn có cơ hội làm việc với công ty. Lời cảm ơn nên gửi đến nhà tuyển dụng trong vòng 24h sau khi kết thúc buổi phỏng vấn.

 

6. Gửi thư cho từng người trong buổi phỏng vấn

Đây là một khía cạnh khác, mang tính truyền thông nhiều hơn nhưng lại tạo cho bạn cơ hội tỏa sáng thật hiệu quả. Thay vì cảm ơn một cách chung chung toàn bộ e-kíp đã có mặt trong buổi phỏng vấn, Ford R. Myers – một chuyên gia tư vấn và là tác giả của “Tìm việc như ý bất chấp khó khăn”, khuyên rằng bạn nên gửi mail kèm theo tài liệu cụ thể cho từng người để họ hiểu rõ hơn về năng lực, thành tích cũng như ý kiến của bạn với những thách thức công ty đang đối diện. Bạn cũng có thể dùng chính những câu hỏi phỏng vấn mà bạn chưa hài lòng với câu trả lời của mình lúc đó để xây dựng thành bản hỏi đáp mới gửi cho NTD”.

 

7. Chỉ ra một trong những nhu cầu của công ty

Một cách hiệu quả để theo dõi suốt quá trình, cả sau khi kết thúc buổi phỏng vấn là bạn thể hiện vai trò như một nhà tư vấn thay vì một ứng viên. Linda Matias – Chủ tịch của CareerStrides.com, gợi ý: “Bạn đã tìm hiểu về điểm yếu của công ty, khó khăn thách thức mà công ty đang đối diện. Lúc này, hãy xem xét việc đề nghị với nhà tuyển dụng những ý kiến đóng góp của bạn cho vấn đề công ty đang mắc phải. Điều đó chứng tỏ bạn có kiến thức và rất mong muốn được cổng hiến cho công ty”.

 

8. Tiếp tục tìm hiểu về công ty

Bạn cần chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn tiếp theo bằng cách nghiên cứu sâu thêm về công ty, từ cơ cấu tổ chức đến hoạt động cụ thể, nguồn thu chính… để chắc chắn có những thông tin mới hơn nếu tiếp tục được gọi. Bạn cũng cần suy nghĩ câu hỏi bổ sung nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi thêm trong buổi gặp tiếp theo. Những hành động này cho thấy bạn không ngừng quan tâm đến công ty kể cả khi cuộc phỏng vấn đã kết thúc mà chưa có kết quả cụ thể.

 

9. Tìm động lực bên ngoài

Các mối quan hệ đóng vai trò đáng kể trong quá trình tìm việc. Vì vậy, khi buổi phỏng vấn kết thúc, nếu bạn có người quen có thể tác động tới người phỏng vấn thì hãy gọi ngay cho họ, nhờ người ta nói thêm vài lời tốt đẹp về bạn. Myers cho rằng, việc làm này thực sự rất hiệu quả.

 

10. Lịch sự dù không trúng tuyển

Trường hợp không may, bạn bị loại khỏi cuộc chơi và nhà tuyển dụng dành vị trí đó cho một ứng viên khác, bạn đừng quá thất vọng hay có hành vi khiếm nhã. Chẳng ai nói trước được điều gì, cơ cấu tổ chức của công ty có thể lại thay đổi và nhiều vị trí khác lại mở ra. Bởi vậy, theo Myers, nếu không trúng tuyển, bạn cũng nên gửi một lá thư cảm ơn nhà tuyển dụng và hy vọng có cơ hội hợp tác lần sau. “Việc này sẽ giúp bạn có được sự thiện cảm từ nhà tuyển dụng, phân tách bạn giữa một loạt các ứng viên khác một cách tích cực”.

Bán lẻ điện máy và “nước cờ” của Thế Giới Di Động

Xét về lý thuyết, chiến lược của Thế Giới Di Động đi ngược lại với mô hình kinh doanh thông thường.

Dựa trên thông tin của Euromonitor – nhà nghiên cứu và phân tích thông tin thị trường hàng đầu thế giới, tạp chí Retail Asia vừa qua đã trao giải thưởng cho 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Không ngoài dự đoán, số lượng doanh nghiệp ngành bán lẻ điện máy chiếm đến nửa trong số những đại diện vinh dự nhận giải thưởng lần này, trong đó Thế Giới Di Động của Việt Nam đã bứt phá dẫn đầu hạng mục nhà bán lẻ hàng công nghệ, khi tăng 135 bậc so với năm ngoái.

Sức hút

Nhìn vào bức tranh toàn cảnh của ngành bán lẻ nói chung, lĩnh vực bán lẻ điện máy tại Việt Nam đang có tốc độ phát triển lớn. Trong danh sách 10 nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam của tạp chí Retail Asia, Thế Giới Di Động chỉ xếp sau Saigon Coop ở lĩnh vực siêu thị (Supermarket).

Ngược lại, nếu xét về doanh số bán hàng/m2 cửa hàng, Saigon Coop lại đang bị các nhà bán lẻ điện máy bỏ xa. Cụ thể, doanh thu/m2 của Thế giới Di động là 12.545 USD/m2, trong khi đó chuỗi siêu thị bán lẻ này chỉ là 6.180 USD/m2.

Khi thị trường đã tràn ngập các mô hình “ăn theo” kiểu Thế Giới Di Động, thương hiệu này lại kịp tạo ra sự khác biệt vượt lên đối thủ về thái độ phục vụ, chăm sóc khách hàng thông qua chính sách cho nhân viên, chế độ bảo hành, hậu mãi và các giá trị đem lại

Theo nghiên cứu của Nielsen về hành vi tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm điện thoại, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng đang ngày càng tăng lên bởi những tác động tích cực từ sự phục hồi của nền kinh tế trong thời gian qua.

Cụ thể, có tới 91% cho rằng ưu tiên các sản phẩm công nghệ, ví dụ như dòng sản phẩm ti vi 4K có tới 79% người tiêu dùng muốn mua.

Theo đó, sự chạy đua về công nghệ khiến cho vòng đời của sản phẩm cũng trở nên ngắn hơn, điều này một mặt khiến cho tốc độ quay vòng mua lặp lại nhanh hơn nhưng đồng thời cũng gia tăng sức ép về khâu “quản trị tồn kho” lên các doanh nghiệp bán lẻ.

Đó là lý do dù sức tăng trưởng ngành lớn nhưng vẫn có khá nhiều tên tuổi đã phải dừng chân trong cuộc đua cạnh tranh, như Bestbuy, Home Care và mới đây nhất là Top Care.

Hiện tượng

Bảng xếp hạng năm nay của Euromonitor dựa trên những số liệu từ năm 2014, Thế Giới Di Động có tổng cộng 319 siêu thị với doanh thu hơn 15 ngàn tỷ đồng.

Trong danh sách 10 nhà bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, Thế Giới Di Động là nhà bán lẻ có mức tăng doanh thu cao nhất, từ 9,8 ngàn tỷ đồng lên hơn 15 ngàn tỷ đồng.

Hiện số lượng siêu thị của công ty đã tăng lên nhanh chóng với 500 cửa hàng thegioididong.com và hơn 50 cửa hàng Điện máy Xanh, đồng thời doanh thu năm dự kiến sẽ đạt hơn 23 ngàn tỷ đồng.

Trong danh sách 10 nhà bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, Thế Giới Di Động cũng là nhà bán lẻ có mức tăng doanh thu cao nhất, từ 9,8 ngàn tỷ đồng lên hơn 15 ngàn tỷ đồng. Theo kết quả mới nhất ghi nhận từ 9 tháng đầu năm nay, con số này đã vượt 17 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 62% so với cùng kỳ năm ngoái.

Có thể nói, Thế Giới Di Động được xem như một hiện tượng điển hình cho sự thành công của ngành kinh doanh bán lẻ nói chung, và bán lẻ điện máy nói riêng.

Nước cờ

Cách xâm nhập thị trường bán lẻ điện máy và từ đó bành trướng, lan rộng là một nước cờ đã được chứng minh hiệu quả của Thế Giới Di Động.

Với ưu thế về mặt bằng nhỏ gọn, mà sau này Điện máy Xanh cũng áp dụng thành công tương tự, Thế Giới Di Động có thể nhanh chóng phân bổ sâu được vào các khu dân cư một cách trực tiếp.

Đồng thời, vì không chịu áp lực quá lớn về mặt chi phí cho một cửa hàng nên việc loại bỏ để tối ưu kênh rất dễ dàng, từ đó đem lại hiệu quả cho thương hiệu.

Thế Giới Di Động nhận giải thưởng top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Và khi thị trường đã tràn ngập các mô hình “ăn theo” kiểu Thế Giới Di Động, thương hiệu này lại kịp tạo ra sự khác biệt vượt lên đối thủ về thái độ phục vụ, chăm sóc khách hàng thông qua chính sách cho nhân viên, chế độ bảo hành, hậu mãi và các giá trị đem lại trong trải nghiệm sản phẩm.

Điển hình, nhân viên siêu thị được vinh danh và thăng tiến căn cứ dựa trên mức độ hài lòng của khách hàng, chứ không phải vào doanh số.

Xét về lý thuyết, chiến lược này đi ngược lại với mô hình kinh doanh thông thường, khi nó không những không khích lệ tăng trưởng doanh thu mà ngược lại còn đẩy cao chi phí trong khâu chăm sóc, hậu mãi.

Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, khách hàng chính là nhân tố quyết định cách chơi và tồn tại của doanh nghiệp, đặc biệt đối với ngành dịch vụ. Thế Giới Di Động đã chọn cách đi xa thay vì đi gần, một chiến lược nhằm chiếm lấy cảm tình của khách hàng trong dài hạn, để từng bước gom được thị phần cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Thương vụ M&A lớn nhất thế giới năm 2015 vừa được ký kết

Hai tập đoàn dược phẩm lớn là Pfizer và Allergan hiện được cho là đã đạt một thỏa thuận sáp nhập vào ngày 22/11 vừa qua với tổng giá trị lên tới 150 tỷ USD để trở thành doanh nghiệp lớn nhất thế giới trong lĩnh vực này.

Theo một nguồn tin của hãng Wall Street Journal, hội đồng quản trị của cả 2 công ty đã đi đến nhất trí vào ngày 22/11 và có thể sẽ công bố chính thức vào ngày 23/11. Trong đó, mỗi cổ phiếu của hãng Allergan, có trụ sở tại Ireland, sẽ đổi được 11,3 cổ phiếu của hãng Pfizer, cùng với đó là một khoản phí nhỏ để hoàn tất hợp đồng sáp nhập này.

Để tránh những rắc rối với các quy định chống độc quyền, công ty nhỏ hơn là Allergan sẽ ở vị trí người mua trong hợp đồng và Pfizer, công ty dược hàng đầu của Mỹ, sẽ là doanh nghiệp được đề nghị sáp nhập.

Nếu thành công, thương vụ Pfizer-Allergan sẽ là cuộc sáp nhập lớn nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, thương vụ này cũng sẽ tạo nên nhiều tranh cãi trong dư luận, đặc biệt là những nhà chính trị tham gia bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Những thương vụ sáp nhập như trên có thể giúp các công ty Mỹ tận dụng được lợi thế thuế doanh nghiệp thấp tại nước ngoài trước tình hình mức thuế khá cao trong nước.

Giám đốc điều hành Ian Read của Pfizer, được dự đoán sẽ là người lãnh đạo doanh nghiệp sau vụ sáp nhập. Ông Read nổi tiếng là ngưới có quan điểm chống đối chính sách thuế doanh nghiệp quá cao tại Mỹ, khiến cho những tập đoàn như Pfizer mất lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ quốc tế.

Theo số liệu của hãng Evercore ISI, mức thuế dành cho Pfizer tại Mỹ vào khoảng 25%, mức cao nhất trong ngành dược phẩm. Hiện tại, mức thuế doanh nghiệp tại Mỹ bình quân vào khoảng 35%, thuộc hàng cao nhất thế giới, trong khi tại Ireland chỉ là 12,5%.

Năm 2014, Pfizer đã từng đề nghị sáp nhập với Astra Zeneca nhằm tận dụng lợi thế về thuế tại nước ngoài nhưng bị từ chối.

Nhiều chuyên gia dự đoán, vụ sáp nhập sẽ giúp Pfizer giảm mức thuế xuống còn dưới 20%, còn Allergan sẽ được giảm thuế xuống khoảng 15%.

Việc Pfizer và Allergan sáp nhập sẽ tạo nên một đế chế mới trong ngành dược phẩm. Năm 2014, doanh thu của Allergan là 13 tỷ USD, còn Pfizer là 50 tỷ USD. Ước tính ban đầu cho thấy doanh số của công ty sau sáp nhập sẽ vào khoảng 60 tỷ USD, tiếp tục bỏ xa hãng dược lớn thứ 2 tại Mỹ là Merck&Co có doanh số 40 tỷ USD.

Trong trường hợp thành công, thương vụ Pfizer-Allergan sẽ là vụ sáp nhập lớn nhất thế giới từ đầu năm đến nay, vượt qua thương vụ Anheuser-Busch InBev trị giá 107 tỷ USD trước đó.

Tuần trước, Bộ Tài chính Mỹ đã gia tăng các quy định về M&A nhằm hạn chế tình trạng lách luật tránh mức thuế quá cao tại Mỹ của các công ty, nhưng nhiều chuyên gia nhận định những quy đinh này khó có thể ngăn cản thương vụ của Pfizer.

Ngoài ra, hãng Pfizer cũng có thể hưởng lợi qua thương vụ trên nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng của Allergan. Gần đây, doanh số của Pfizer đã giảm tốc do gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ. Trong khi đó, Allergan lại đang phát triển nhanh chóng nhờ mảng sản phẩm thẩm mỹ và các loại sản phẩm botox dành cho thẩm mỹ viện.

Hãng Allergan dự báo thị trường sản phẩm cho thẩm mỹ có thể tăng gấp đôi lên 10,5 tỷ USD vào năm 2020. Hơn nữa, công ty cũng đang chuẩn bị đưa ra nhiều loại thuốc mới và ước tính doanh số có thể tăng thêm 15 tỷ USD trong vài năm tới.

Giám đốc điều hành Pfizer, ông Ian Read

Bên cạnh đó, việc sáp nhập cũng sẽ giúp khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm của cả 2 tập đoàn được nâng cao hơn.

Mặc dù vậy, thương vụ sáp nhập của Pfizer và Allegan vẫn cần chờ sự chấp thuận của các cơ quan chống độc quyền trên thế giới.

Sau khi Tổng thống Barack Obama thực hiện cải cách ngành y tế với Đạo luật chăm sóc sức khỏe mới (Obamacare), nhiều công ty dược phẩm, chủ yếu là những doanh nghiệp cỡ trung, đã tăng cường M&A nhằm gia tăng vị thế đàm phán với bệnh viện về giá thuốc.

Cả 2 tập đoàn trên dự kiến thỏa thuận M&A này có thể mất 9 tháng để được các cơ quan chấp thuận và đi đến ký kết cuối cùng.

Sau đó, nhiều chuyên gia cho rằng doanh nghiệp sáp nhập Pfizer-Allergan có thể sẽ được tách làm 2. Một công ty chuyên phát triển các sản phẩm vẫn còn thời hạn bản quyền, doanh nghiệp khác sẽ kinh doanh những loại thuốc đã hết hoặc gần hết thời hạn bảo hộ bản quyền.

7 LỖI TRONG HỒ SƠ “TỐ CÁO” BẠN THIẾU CHUYÊN NGHIỆP

Đôi khi có những sai lầm rất nhỏ trong hồ sơ xin việc của bạn lại là yếu tố lớn để nhà tuyển dụng (NTD) quyết định liệu có tuyển dụng bạn hay không. Vì vậy, hãy hoàn thiện hồ sơ của bạn hoàn hảo nhất có thể để tạo ấn tượng đầu tiên với NTD rằng bạn là một ứng viên chuyên nghiệp và thực sự nghiêm túc khi ứng tuyển vào vị trí đang tuyển dụng. Ngoài phần nội dung đã được trau chuốt rất kỹ, bạn tuyệt đối không được mắc phải dù chỉ một trong những sai lầm trong hồ sơ xin việc sau:

1.    Địa chỉ e-mail “đáng yêu” và “vô định”
Địa chỉ e-mail là một phương tiện trao đổi thông tin hoàn toàn miễn phí, vậy tại sao không chọn một cái tên đặc trưng cho riêng bạn và phần nào nói lên cá tính của mình? Rất nhiều ứng viên đã có suy nghĩ này, vì thế NTD vô tình đã nhận được những địa chỉ e-mail liên lạc khá hài hước như: toiyeuvietnam@email.com , cobetocdai123@email.com .v.v. Bạn biết không, đây là một sai lầm lớn của khá nhiều ứng viên khi muốn “cá tính hóa” hộp thư điện tử của mình.cach-viet-ho-so Điều này sẽ khiến NTD cho rằng bạn là một ứng viên thiếu chuyên nghiệp hoặc chưa có sự nghiêm túc khi ứng tuyển.
Vậy bạn nên đặt tên cho e-mail của mình thế nào? Lời khuyên chính là bạn nên đặt theo tên kèm họ của bạn, ví dụ bạn tên Phan Thiên Thanh, bạn nên đặt tên e-mail như thanh.phan@email.com hoặc thanh.pt@email.com để tạo sự gợi nhớ về tên riêng cũng như tạo cảm giác trân trọng.

2.    Thất bại vì không đọc lại
Lỗi chính tả và lỗi đánh máy là những lỗi cơ bản mà các ứng viên đã  “quên” kiểm tra thật kỹ trước khi nhấn vào nút “Gửi Hồ Sơ” với bao nhiêu hi vọng về một công việc tốt sẽ đến với mình. Bạn có nghĩ rằng đối với NTD, khi nhận được một Hồ sơ xin việc chỉ với khoảng hai trang giấy A4 mà đã nhận ra khá nhiều lỗi sai, vậy nếu tuyển dụng bạn thì làm thế nào để bạn có thể hoàn tất công việc một cách hoàn hảo nhất, cũng như sự hoài nghi của NTD về tính cẩn thận của bạn? Không những tự kiểm tra thật kỹ, bạn nên nhờ một vài người bạn để xem hồ sơ của bạn, đôi khi có những lỗi nhỏ chính bản thân bạn cũng không nhận ra.

3.    Ảnh đại diện
Bạn tin không, mặc dù không quá nhiều nhưng vẫn có một số ứng viên sử dụng ảnh trong trang phục thiếu chuyên nghiệp khi gửi ảnh đính kèm trong hồ sơ. Tôi tin chắc rằng bạn không nằm trong số ít tôi đang nói đến, nhưng hãy chú ý hơn đến trang phục trong bức ảnh bạn đang sử dụng. Tốt hơn bạn nên chụp ảnh với trang phục bạn nghĩ bạn sẽ mặc khi đi phỏng vấn hoặc trang phục có thể thể hiện sự tôn trọng đối với NTD. Một điều nữa, đừng quên nở một nụ cười thật tươi nhé. Không nhất thiết phải sử dụng tấm ảnh chân dung bạn thường dùng trong các giấy tờ hành chính, bạn có thể diện một bộ trang phục lịch sự, phù hợp, chụp một bức ảnh với nụ cười thật tươi cùng ánh mắt sáng với góc độ hợp lý của một bức ảnh chân dung. Giữa hàng ngàn hồ sơ xin việc, khi nhìn thấy một ứng viên tươi trẻ và sáng ngời sẽ khiến NTD có thêm hứng khởi để xem toàn bộ những thông tin về bạn.

4.    Tùy chỉnh hộp thư thoại / Nhạc chờ điện thoại
“Chào các bạn, mình là A, hiện tại mình đang đi chơi, các bạn vui lòng để lại tin nhắn cho mình sau tiếng bíp…” hoặc một bản nhạc chờ với âm điệu không phù hợp, bạn nghĩ NTD sẽ gác máy hay tiếp tục với việc phỏng vấn qua điện thoại vòng đầu tiên với ứng viên đó? Thật vậy, ấn tượng ban đầu này quả không mấy tốt đẹp với NTD, vì vậy hãy kiểm tra lại tin nhắn hộp thư thoại tự động và nhạc chờ (nếu có) trong điện thoại bạn nhé. Hãy trở nên hoàn hảo nhất có thể.

5.    Sử dụng những từ “lười biếng”
Thế nào là từ “lười biếng”? “vv”, “…” hoặc “.v.v.” chính là từ lười biếng tôi đang đề cập đến. Bạn biết không, NTD sẽ nghĩ rằng Anh/Chị này còn đang lười biếng đến mức không liệt kê ra hết nhiệm vụ, trách nhiệm hay thành tích của mình. Như bạn và tôi luôn biết, NTD không thích một ứng viên lười biếng chút nào.

6.    Hồ sơ lập trình sẵn
Đừng chỉ tạo một hồ sơ duy nhất, thay tên công ty bạn ứng tuyển vào và bấm nút gửi một cách máy móc. Bạn nên đặt hết tâm huyết mỗi khi gửi một đơn xin việc, để nắm chắc cơ hội với việc làm mơ ước của mình. Hãy đọc kỹ yêu cầu công việc, những kỹ năng cần có cho vị trí ứng tuyển, và nêu ra những “lợi thế cạnh tranh” của bạn. Hãy cố gắng hết sức có thể để nắm chắc cơ hội tìm được việc làm tốt.

7.    Và nhiều những lỗi khác
–    Tổng số trang của hồ sơ xin việc trên hai trang
–    Danh sách người giới thiệu dài như một tài liệu tham khảo
–    Không cung cấp thành phố / tỉnh của trường / trung tâm đã theo học trong quá khứ
–    Không cung cấp mã vùng số điện thoại đối với điện thoại bàn và số điện thoại của những người giới thiệu
–    Không cung cấp đầy đủ họ và tên của người giới thiệu
–    Để lại số điện thoại không liên lạc được.

Hãy hoàn hảo nhất có thể bạn nhé.