Monthly Archives: November 2015

5 cách để tuyển dụng nhân sự như… nhà tiếp thị

Theo một cuộc khảo sát do LinkedIn thực hiện trong năm 2014, khoảng 75% số người lao động có trình độ chuyên môn cao đang có ý định thay đổi công việc nếu tìm được việc làm phù hợp. Cùng với đó, một số thị trường lao động cũng đang có dấu hiệu hồi phục.

Trong bối cảnh ấy, Jerome Ternynck – nhà sáng lập kiêm TGĐ của SmartRecruiters cho rằng, những người tìm việc nay trở nên kén chọn hơn khi quyết định đầu quân cho một nhà tuyển dụng. Điều đó cũng có nghĩa là các nhà tuyển dụng cần phải thay đổi cách thức tuyển dụng theo hướng chú trọng hơn đến người tìm việc và đối xử với họ như những khách hàng.

Thay vì chỉ đơn giản đăng một thông báo tuyển dụng cho một công việc hay vị trí, nhà tuyển dụng cần phải tiếp thị và “bán” công việc đó.

Ternynck đưa ra những lời khuyên sau đây giúp doanh nghiệp thay đổi cách nhìn và cách làm đối với quá trình tuyển dụng như một quá trình tiếp thị.

Xây dựng nhãn hiệu

Trong hoạt động tiếp thị, nhãn hiệu chính là “xương sống”. Nhãn hiệu xác định hình ảnh của doanh nghiệp và hình thành nên các quan niệm về doanh nghiệp. Tương tự, trong tuyển dụng, nhãn hiệu của nhà tuyển dụng (employer brand), là yếu tố quan trọng nhất.

Nhãn hiệu của nhà tuyển dụng thể hiện hình ảnh, môi trường làm việc, văn hóa tổ chức của doanh nghiệp và những mong đợi của nhà tuyển dụng đối với người tìm việc. Xây dựng nhãn hiệu cho nhà tuyển dụng phải được xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình tuyển dụng.

Theo một cuộc khảo sát do Brandemix thực hiện vào tháng 12/2014 với các giám đốc điều hành và các chuyên gia tiếp thị, 80% số người tham gia khảo sát tin rằng xây dựng nhãn hiệu cho nhà tuyển dụng là một việc làm có tác dụng rất lớn trong việc thu hút nhân tài.

Ternynck khuyên doanh nghiệp nên xây dựng hình ảnh của nhà tuyển dụng bằng cách chia sẻ những câu chuyện thành công, các giá trị và văn hóa của công ty, giúp cho những người tìm việc hình dung rằng điều gì là quan trọng nhất đối với văn hóa của doanh nghiệp khi họ làm việc tại đây.

Tiếp thị bằng nội dung

Xây dựng nhãn hiệu không chỉ dừng lại ở việc quảng bá về hình ảnh, văn hóa của doanh nghiệp trên các mạng truyền thông xã hội. Những nhà tiếp thị giỏi nhất thường cung cấp những thông tin hữu dụng và những nội dung thú vị cho khách hàng mục tiêu của mình.

Tiếp thị bằng nội dung là một cách làm hiệu quả để thu hút sự chú ý của khách hàng và xây dựng một cơ sở khách hàng rộng lớn là những “người đi theo” (followers).

Nội dung giúp xây dựng sự nhận biết về nhãn hiệu, tăng số lượng khách hàng truy cập vào trang web của doanh nghiệp và chuyển những khách hàng này thành khách hàng của doanh nghiệp. Tiếp thị bằng nội dung cũng có tác dụng tương tự đối với các nhà tuyển dụng trong việc thu hút người tìm việc.

Ternynck khuyên nhà tuyển dụng nên đăng các bài viết về bí quyết tìm việc, tư vấn nghề nghiệp, chia sẻ các thông tin về ngành mà những người lao động có trình độ chuyên môn cao có thể quan tâm. Với các nội dung hữu dụng và thú vị, nhà tuyển dụng có thể lôi kéo các ứng viên đến trang web của mình, xây dựng niềm tin và mối quan hệ gần gũi với ứng viên trước khi họ tiếp cận với nhà tuyển dụng.

Xây dựng hồ sơ ứng viên tiềm năng

Các nhà tiếp thị nghiên cứu rất kỹ khách hàng mục tiêu của mình để tìm hiểu thái độ và hành vi của khách hàng, từ đó xây dựng các thông điệp tiếp thị phù hợp. Họ xây dựng các hồ sơ chi tiết của những khách hàng điển hình, nêu rõ mong muốn, nhu cầu và các vấn đề mà những khách hàng ấy có thể gặp hằng ngày.

Tương tự, để tiếp cận được những ứng viên phù hợp, nhà tuyển dụng cũng cần phải hiểu rõ về họ. Động cơ chính và mục tiêu của họ là gì? Họ đánh giá cao điều gì ở một môi trường làm việc? Hãy vẽ ra chân dung của một ứng viên tiềm năng cho một công việc cần tuyển dụng và tiếp cận họ dựa trên những thông tin cụ thể về nhu cầu, mong muốn của họ.

Theo đuổi ứng viên

Mục tiêu của các hoạt động tiếp thị là tiếp cận khách hàng vào thời điểm thích hợp với những thông điệp thích hợp nhằm ảnh hưởng lên các quyết định mua hàng của họ.

Các nhà tiếp thị theo đuổi khách hàng triển vọng theo mô hình của một chiếc phễu, theo dõi các giai đoạn trong quá trình ra quyết định mua hàng của họ. Ở mỗi giai đoạn, nhà tiếp thị sẽ đưa ra những thông điệp tiếp thị khác nhau nhằm thúc đẩy khách hàng chuyển sang giai đoạn tiếp cho đến khi họ ra quyết định mua hàng.

Trong tuyển dụng cũng vậy, nhà tuyển dụng cần tiếp cận các đối tượng ứng viên khác nhau theo những cách khác nhau trong quá trình tuyển dụng.

Chẳng hạn, những mẩu tin tuyển dụng đăng trên LinkedIn chỉ nên nhắm đến việc thu hút những ứng viên bị động đang quan tâm đến công ty, trong khi thông điệp tuyển dụng trên trang web của doanh nghiệp nên nhằm mục đích khuyến khích tất cả những ứng viên đang có quan tâm ứng tuyển.

Chuyển hóa ứng viên thành nhân viên

Các nỗ lực tiếp thị sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu doanh nghiệp không thể chuyển hóa những khách hàng triển vọng thành khách hàng hiện tại. Quá trình tuyển dụng cũng sẽ không có hiệu quả nếu doanh nghiệp không thể chuyển hóa ứng viên thành nhân viên. Nhà tuyển dụng cần dẫn dắt ứng viên thành công qua các giai đoạn nộp đơn ứng tuyển, phỏng vấn và ra quyết định nhận việc.

Ternynck khuyên nhà tuyển dụng nên sử dụng lối giao tiếp mang tính cá nhân cao để xây dựng quan hệ với những ứng viên tiềm năng và đưa họ vào danh sách cần theo dõi đặc biệt. Hãy làm cho ứng viên hiểu được những kỳ vọng của doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng và thường xuyên giữ liên lạc với họ.

Bằng cách áp dụng cách làm của những nhà tiếp thị, các nhà tuyển dụng sẽ có thể thực hiện quá trình tuyển dụng hiệu quả hơn và tìm ra những nhân tài giỏi nhất cho doanh nghiệp của mình.„

TPP làm khó Nhà nước

Nhiều người tưởng ở Việt Nam chỉ có những doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong những ngành kinh tế lâu nay được bảo hộ chặt chẽ bởi hàng rào thuế quan và phi thuế quan thì sẽ bị ảnh hưởng mạnh khi TPP có hiệu lực. Thực ra không chỉ thế. Nhà nước cũng ngại TPP!

Có khá nhiều yêu cầu mà TPP “làm khó” Nhà nước, bài này chỉ “nhặt” ra hai yêu cầu điển hình. Đó là yêu cầu Nhà nước phải minh bạch hóa, công khai hóa các quy trình, thủ tục luật lệ; và Nhà nước không được tùy ý ra quy định, thích ban hành văn bản pháp luật thế nào cũng được.

Đầu tiên là nói đến nguyên tắc minh bạch hóa, công khai hóa, được nhấn mạnh ở hầu hết các chương trong TPP. Lấy ví dụ về chương Quản lý hải quan và thuận lợi hóa thương mại, một trong những “điểm đen” của Việt Nam trong con mắt của các doanh nghiệp, cá nhân cả trong nước lẫn nước ngoài. Chương này quy định các nước thành viên đảm bảo thủ tục hải quan của mình là minh bạch, nhất quán và có thể dự báo được. Theo hướng này, các nước thành viên phải công bố các quy định, luật lệ và thủ tục hải quan trên mạng, và bằng cả tiếng Anh nếu có thể. Họ cũng sẽ phải công bố các đầu mối liên lạc để sẵn sàng giải đáp các vướng mắc của giới doanh nghiệp.

Cứ giả thiết rằng Hải quan Việt Nam sẵn sàng tuân thủ một cách tự nguyện, tự giác và tích cực điều khoản này thì ngay chuyện dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh một “rừng” các thủ tục và quy định rồi công bố đầy đủ trên trang web của mình đã và sẽ là việc không dễ. Thử vào trang web của Tổng cục Hải quan, dễ dàng thấy khác biệt lớn về nội dung giữa hai phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh (ở những mục, ví dụ, như văn bản pháp luật, trong khi bản tiếng Việt có đến hàng trăm văn bản thì tiếng Anh chỉ có mỗi một văn bản pháp luật ban hành năm 2015).

Về đường dây nóng, bản tiếng Việt có cả một danh sách các đường dây nóng về Ban chỉ đạo 389 quốc gia, về chống tiêu cực của đội giám sát kiểm tra, chống gian lận thương mại, hỗ trợ thủ tục, quản lý rủi ro, trong khi bản tiếng Anh thì chỉ có đường dây nóng cho hai vấn đề là gian lận thương mại và quản lý rủi ro (không lẽ đối với người nước ngoài thì không có chuyện tiêu cực hải quan nên không cần đường dây nóng về chống tiêu cực?). Tổng cục Hải quan là nơi mà thông tin bằng tiếng Anh là cực kỳ quan trọng mà tình hình còn như vậy thì không biết ở những cơ quan nhà nước khác thì tình hình sẽ còn tệ đến đâu nữa?

Tiếp theo, TPP luôn nhấn mạnh trong nhiều chương các nguyên tắc cốt lõi như đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, tiếp cận thị trường, theo đó mọi chủ thể kinh tế trong và ngoài nước đều phải được đối xử công bằng, không thiên vị, không tùy tiện theo ý chí của Nhà nước. Trên các nguyên tắc này, Nhà nước sẽ không còn được tùy ý làm những việc` tưởng như hiển nhiên được làm như đối xử thiên vị, ưu ái riêng cho các doanh nghiệp nhà nước. Chẳng hạn, trong lĩnh vực thương mại, Nhà nước sẽ không còn được phép để cho các tổng công ty lương thực gần như được độc quyền một mình một chợ trong xuất khẩu gạo cả nước, được hưởng những đặc quyền đặc lợi như vay vốn không lãi suất để thu mua lúa, chế biến và xuất khẩu gạo…

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Nhà nước cũng sẽ không được ưu ái riêng cho các ngân hàng có vốn nhà nước như được tiếp nhận các nguồn vốn ODA, vốn chính phủ với lãi suất thấp, và những ưu đãi khác, đổi lại Nhà nước sẽ “trưng dụng” các ngân hàng này trong một số “nhiệm vụ chính trị” nào đó như vẫn xảy ra từ trước đến nay.

Hay như chuyện NHNN đang kiến nghị Quốc hội và Chính phủ trao thêm nhiều quyền hạn và cơ chế đặc thù cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) để giúp nó thực hiện được tốt chức năng của mình là xử lý và làm giảm nợ xấu trong hệ thống ngân hàng cũng cần phải được xem xét lại vào thời điểm trước thềm TPP như hiện nay. Lý do là, nếu ưu ái riêng cho VAMC những cơ chế và ưu đãi thì đây chính là một hành vi đối xử thiên vị, bất công một cách công khai đối với các tổ chức quản lý tài sản (AMC) khác hiện có và sẽ có của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính vốn cũng đang thực hiện cùng một chức năng là xử lý nợ xấu cho các ngân hàng thương mại.

Sự vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cốt lõi của TPP như thế sẽ có thể là nguyên nhân cho một ai đó có quyền lợi liên đới bị ảnh hưởng bởi hoạt động của VAMC đứng lên khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra tòa vì đã phân biệt đối xử.

Tóm lại, với sự “vào cuộc” của TPP thì ngay đến các cơ quan công quyền nhà nước cũng sẽ bị tác động mạnh và buộc phải thay đổi tư duy quản lý, điều hành nền kinh tế, cũng như lề thói làm việc hiện nay để theo kịp những đòi hỏi của TPP nếu không muốn trở thành “nạn nhân” của cái hiệp định thương mại tự do mang tính thế kỷ này.

 

7 Things to Do Right Now to Make Tomorrow a Better Day

Even if today sucks, that doesn’t mean tomorrow has to. Here are seven things you can do right now to make tomorrow a better day.

Some days suck. This is true no matter who you are, where you work, how much money you make, or how many good relationships you have in your life. Sometimes, there’s nothing you can do to control or manage your state of affairs to recover the day, and you’re left riding out the bad day until it’s over. You can’t change the past, and there’s usually not a lot you can do to change your present circumstances, but don’t let that fool you into thinking that you can’t change how tomorrow will play out.

If you’re having a bad day, or if you just want tomorrow to be even better, there are seven things you can do right now to make it happen:

1. Reflect. Stop what you’re doing and take 15 to 20 minutes to reflect on your day. Turn off or get rid of any distractions that might interfere with your ability to think clearly and deliberately, and isolate yourself if necessary. Don’t judge your actions harshly or let yourself slip into negative thoughts like “today was the worst.” Instead, think back on everything that went wrong–as well as everything that went right. Appreciate what went right, and try to analyze what went wrong. What can you do differently tomorrow? What should you do the same? Again, your goal here isn’t to reward or punish yourself–it’s to direct yourself to better actions tomorrow.

2. Meditate. While you’re isolated and distraction-free, set aside some time to meditate–it’s simpler than you might think. Your goal here is to free your mind of any wandering thoughts, distractions, and general clutter that can stress you out and reinforce your negative feelings. Any time a new thought enters your mind, visualize yourself letting it go and return to a state of mindfulness. It might take some practice, but the physical and mental benefits are numerous. You’ll feel better, you’ll think more clearly, and you’ll be less stressed–all of which should carry over at least partially into tomorrow.

3. Exercise and eat healthy. Hopefully you still have at least one meal and some spare time left over in your day. Choose healthy, nutritionally-rich foods for the remainder of your meals–including whole grains, lean proteins, and healthy fats. Fruits and vegetables are always good choices. This will give you more energy and a better mood to start your day with, giving you a huge head start. Exercise too, even in the evening, can help you relieve stress and give you more energy. It will also help you sleep better, which means you’ll wake up tomorrow morning feeling more refreshed and more fully rested.

4. Prioritize. Sacrifice some time tonight to dedicate to work items. You don’t have to actually work on anything–instead, your job will be to prioritize things for tomorrow. Make a short list of everything you have to do, everything you hope to do, and everything that might be nice to do; these will serve as your three main priority categories. Then, decide what you’re going to start on first, and how you’re going to arrange your day for the remainder of your tasks. Be sure to leave some time for unexpected new assignments and responsibilities.

5. Establish break and silent times. Your mind needs periods of rest to decompress and relieve itself of stress. Otherwise, you’ll work yourself to the brink and end up feeling terrible–even if you squeeze in an extra hour of work time. Right now, schedule at least two breaks for yourself, and make them a high priority. Don’t let yourself work through them or sacrifice them for any reason. Those will serve as your decompression time, giving you something to look forward to and giving you a chance to keep yourself in a healthy frame of mind all day. “Silent time,” with no active forms of communication running in the background, is also valuable.

6. Set your alarm. Plan to wake up early tomorrow, and set your alarm accordingly. Starting your day even 15 minutes earlier than you normally would will give you more time to get ready, less trouble with traffic during your commute, and a greater sense of control over your life. If you can get up an hour early or more and dedicate some time to meditating, exercising, or making a healthy breakfast, do it–but set a reasonable goal for yourself. Trying to get up early and failing can be a stressful and frustrating way to start the day, leaving you feeling rushed and defeating the purpose of the exercise.

7. Commit to having a better day. This is far more important than it seems. How you feel about and react to the world depends largely on your frame of mind when experiencing things. If you’re feeling impatient, angry, and like you’re having the worst day ever, a traffic jam is going to seem incredibly frustrating. If you set out thinking that the day is beautiful and that nothing can keep you down, a traffic jam might seem like a good opportunity to listen to that new album you’ve been meaning to hear. Make a commitment to yourself, right now, that tomorrow will be a better day, and invest in that belief. You’ll be amazed what an impact it has on your outlook.

Don’t procrastinate these items, or you’ll either forget them or lose the opportunity to accomplish them. With the right attitude, a solid plan, and the right tools at your disposal, even a chaotic day can become manageable. Don’t let one bad day ruin the rest of your week–take action now to make sure tomorrow becomes a better day.

Vì sao phí logistics cao gấp ba lần Singapore?

Phí logistics tại Việt Nam chiếm tới 25% GDP cả nước, cao hơn Thái Lan 6%, Trung Quốc 7%, Malaysia 12%, còn nếu so với các nước như Mỹ, Singapore thì tỷ trọng này cao hơn tới ba lần.

Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho biết cả nước hiện có khoảng 1.300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, trong đó có khoảng 25 doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, số ít doanh nghiệp nước ngoài này lại chiếm tới khoảng 70-80%, thậm chí có thông tin cho biết chiếm đến 90% thị phần vận tải viễn dương tại Việt Nam, tức vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ cảng của Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại.

Tại hội thảo “Chiến lược phát triển hệ thống logistics vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 13-11-2015, việc các hãng tàu nước ngoài chiếm một thị phần lớn như trên được một số đại biểu nêu ra, cho rằng đó là nguyên nhân của tình trạng phí logistics tại Việt Nam cao hơn so với các nước.

Cụ thể, số liệu thống kê được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố vào năm 2010, cho thấy phí logistics tại Việt Nam chiếm 25% GDP cả nước, trong khi đó, của Mỹ là 7,7%; Singapore là 8%; châu Âu 10%; Nhật Bản 11%; Ấn Độ 13%; Malaysia 13%; Trung Quốc 18%; Thái Lan 19%. Còn theo số liệu được Bộ Giao thông Vận tải công bố vào năm 2013, phí logistics của Việt Nam chiếm 20,9% GDP cả nước, dù có giảm nhưng vẫn cao hơn so với các nước nêu trên và cao hơn hẳn mức bình quân chung của thế giới là 14%.

Nếu lấy lý do vào những năm 2010-2011, các hãng tàu nước ngoài thu một loại phụ phí gọi là phí mất cân đối container (CIC, CIS, EIS… tùy thuộc vào cách gọi của mỗi hãng tàu), thì điều này chỉ có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng phí logistics tại Việt Nam vào năm 2010 cao hơn năm 2013. Nếu cho đó là nguyên nhân khiến phí logistics tại Việt Nam cao hơn các nước khác thì sẽ không hợp lý, bởi về nguyên tắc, khi các hãng tàu áp dụng thu phụ phí ở Việt Nam thì họ cũng có thể thu ở các nước khác- nơi các hãng tàu này có hoạt động.

Trao đổi với TBKTSG bên lề hội thảo này, ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc thường trực kiêm Giám đốc dự án của Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế cảng – kỹ thuật biển (PORTCOAST), cho rằng vận tải viễn dương được điều hành bởi các hãng tàu lớn của nước ngoài. Về nguyên tắc, khi hành trình đã được định hình cố định, mức phí về cơ bản sẽ được áp dụng chung hoặc tương đối bằng nhau trong việc vận chuyển một đơn hàng có sự tương đồng về khối lượng và khoảng cách. “Cho nên, không thể có việc hãng tàu nước ngoài áp giá vận chuyển cho Việt Nam cao hơn các nước được”, ông Tuấn nói.

Mặt khác, theo ông Tuấn, trước đây, do các hãng tàu nước ngoài khống chế thị phần tại Việt Nam, cho nên họ có đề ra và thu một số loại phụ phí như báo chí, doanh nghiệp phản ánh trong thời gian qua. “Tuy nhiên, Chính phủ đã kiên quyết giảm việc thu phụ phí, cho nên bây giờ phí tương đồng nhau hết giữa các nước”, ông khẳng định.

Nếu không phải xuất phát từ vận tải viễn dương thì phí logistics tại Việt Nam cao hơn các nước là do đâu?

Ông Tuấn cho rằng chuỗi cung ứng liên quan đến vận tải hàng hóa qua cảng biển được chia thành hai loại. Thứ nhất là vận tải nội địa, tức vận tải từ cảng này đến cảng khác ở trong nước. Thứ hai là vận tải từ cảng của Việt Nam ra nước khác (vận tải viễn dương). Phí logistics được tính bao gồm cả phí nội địa và phí vận tải viễn dương, nghĩa là nó được tính từ người sản xuất cho đến người tiêu thụ mà vận tải viễn dương chỉ là một khâu trong đấy, ông Tuấn giải thích.

Với cơ cấu phí logistics như thế này, trong khi vận tải viễn dương không phải là nguyên nhân, thì nguyên nhân chỉ có thể xuất phát từ trong nước.

Ông Tuấn cho rằng chính phần nội địa là nguyên nhân khiến phí logistics của Việt Nam cao hơn các nước. “Bao nhiêu chuyến vận tải đường bộ từ nhà máy sản xuất này đến nhà máy kia, rồi chi phí vận tải từ kho bãi đến cảng biển, chi phí xếp dỡ ở kho bãi, chi phí đóng gói, bao bì, hải quan các thứ”, ông Tuấn dẫn chứng.

Một điểm quan trọng có ảnh hưởng đến phí vận tải nội địa, theo ông Tuấn, đó là do sự tác động của hình thức đầu tư hạ tầng. “Bây giờ Nhà nước không đứng ra đầu tư hạ tầng, mà kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT, mà đầu tư BOT thì về nguyên tắc người ta đầu tư, người ta phải thu phí, chính vì vậy mà các loại hàng hóa phải cõng luôn loại phí này, trong khi đó, ở nước ngoài, Nhà nước đầu tư và không thu phí”, ông Tuấn nói.

GS.TS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ, dẫn báo cáo của WB thực hiện năm 2014, cho rằng trình độ quản lý hạ tầng logistics kém; khả năng vận chuyển kém khi có đến hơn 30% chuyến xe tải trở về xe không sau khi giao hàng; thông quan chậm so với các nước; kế hoạch, phương tiện vận chuyển bị cắt khúc; tốn nhiều chi phí “bôi trơn”… là những nguyên nhân khiến phí logistics Việt Nam cao.

Để giảm được phí logistics, theo ông Tuấn, nhất thiết phải tối ưu hóa chuỗi dịch vụ này từ trong nước, mà muốn làm được như vậy phải đảm bảo tối ưu hóa được năm yếu tố. Thứ nhất, tối ưu chi phí vận tải (hiện chi phí vận tải chiếm 58% phí logistics của phần nội địa, tương đương 238.564 tỉ đồng). Thứ hai, tối ưu phí xếp dỡ (hiện chiếm 21%, tương đương 85.149 tỉ đồng). Thứ ba, phí lưu trữ (chiếm 10%, tương đương 43.143 tỉ đồng). Thứ tư, phí bao bì (hiện chiếm 8%, tương đương 34.993 tỉ đồng). Thứ năm, phí cảng và hải quan (chiếm 3%, tương đương 12.826 tỉ đồng).

 

9 Things You MUST Do When a Key Employee Leaves

On a random Tuesday at 5:00pm in November, my Chief Sales Officer sat in my office, and told me he was resigning for a better opportunity. My initial response of shock had to be curbed with remembering, this is a SUCCESS. This person who I supported, coached, befriended and learned from for the last eight years was offered an unbelievable opportunity. If I was to truly believe in our core value of helping people become better than they believed possible, I could tell him nothing but “Congratulations, I’m happy for you.”

But, after that’s said, there are some things you HAVE to do:

1. Make it clear that their role is significant.

This should be an immediate reaction to a resignation for someone you want to save. Can we save you? Why are you really leaving? Ask specific questions to get honest feedback, and discover what active and immediate steps you can take to keep them. Show that you care, that you want them to stay. The CEO should be involved on the same day of the notice, if possible. Reinforce the true appearance that their loss is a great one. Unfortunately for me, the offer was too good, and we didn’t have a chance.

2. Don’t assume you must instantly replace him/her.

Our preference is always to promote from within, but it’s not always clear what the capabilities of potential candidates from within are (especially when they’ve been evaluated by the departing employee). Further, as the enterprise evolves, so does the job description of the departing employee. It’s imperative that you take time to evaluate the needs of the vacant role, compare them against the existing employees’ capabilities, and only then determine how the role should be defined, who should fill it, and when. It’s better to make the right decision than a fast decision.

3. Think it through, but do it quickly.

Every action has an equal and opposite reaction. When you get big news, you have to make big plans, and fast. Don’t get bogged down by emotion and stall from thinking about the next steps.

4. Get data and input from as many stakeholders as possible.

The first thing I did was pick up the phone and notify important stakeholders. If they didn’t answer, I left a voicemail and took follow-up calls later. Then I met face-to-face to talk though my succession plans. Gather input on your proposed plan.

5. Listen.

I had a plan, but I had to be flexible. I considered all of the input I received. I heard their concerns and responded. People wanted to know whether others were leaving too–even if I was leaving? How will you manage the transition? What about us? When I offered solutions, I was cognizant of my role as CEO. The more you include yourself in the plan, the more they believe you are in control.

6. Communicate the departure company-wide as soon as possible.

Don’t let rumors spread. It’s imperative that the person leaving be able to make the announcement. It’s also important to be candid with your employees. Be clear that the departure is unwanted, change is unavoidable, but we have a solution to make it through the turbulence.

7. Acknowledge people’s feelings.

Separations of good people can cause tears. Take the time to validate the uneasiness that people feel and to answer questions, and perhaps give a few sympathetic hugs.

8. Get the word out.

Start communicating the new plan to everyone involved, starting from the top down. Order is important. The conversations were frank, 15 minutes at the most. It was necessary to give each affected person the attention they needed to allay their fears and reinforce trust in the new plan.

9. Conduct an exit interview. Give the employee the chance to say what they dared not to while they were there, including ways that you can improve as their boss. Discuss things you can do more of, less of, or modify.

I accomplished all of these tasks just three days after the announcement, but it was a whirlwind that I’m still coming down from. And at of the end of the day, I’m still losing this key person. I think the only reason that I was able to accomplish this in such a short period of time was because of the way we drum our core values consistently, including Experiment Without the Fear of Failure. If our solution doesn’t work, we’ll try again. My employees have a lot of faith in me, which made this difficult situation much easier for everyone to bear. They know it’s not a perfect solution, it’s just the best of the bad options.

When people change, the organization must also change. Your role as a leader is to create an environment that embraces change. So even when a star leaves, the sun still shines.