Monthly Archives: December 2015

Thí điểm ứng dụng gọi xe, vì sao hãng được hãng không?

Thời gian qua có khá nhiều ứng dụng công nghệ gọi xe, chủ yếu là xe taxi, trên điện thoại di động được các công ty vận tải đưa vào sử dụng. Dù đã có một số công ty nộp đề án thí điểm lên Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) nhưng đến nay mới chỉ có duy nhất Công ty TNHH Grab Taxi được làm thí điểm. Vì sao có doanh nghiệp được làm thí điểm, có doanh nghiệp không được làm?

Câu chuyện về việc thí điểm ứng dụng công nghệ di động trong việc gọi xe lại “nóng”  trở lại khi Bộ GTVT vừa trả đề án thí điểm gọi xe theo hợp đồng điện tử của Uber do không đáp ứng điều kiện pháp luật ở Việt Nam.

Theo Bộ GTVT, lý do mà cơ quan quản lý giao thông trả lại hồ sơ thí điểm của Uber là vì công ty này không thành lập tại Việt Nam và không có tư cách pháp nhân trong nước.

Hơn nữa, bộ này chỉ ra rằng Uber không phải công ty vận tải, không sở hữu xe, không có tài xế mà chỉ là công ty hỗ trợ vận tải. Trong khi đó, Việt Nam chưa có khung pháp lý cho loại hình này. Do không đáp ứng các điều kiện này nên Uber không được chấp thuận thí điểm.

Trong một diễn biến khác, hiệp hội taxi tại ba thành phố lớn là TPHCM, Đà Nẵng, Hà Nội cũng đồng loạt có văn bản phản đối việc Bộ GTVT chỉ cho một mình Công ty TNHH Grab Taxi thí điểm ứng dụng công nghệ gọi xe từ điện thoại di động. Theo các hiệp hội taxi, việc chỉ cho một mình Grab Taxi thí điểm sẽ tạo ra sự độc quyền, không công bằng cho các doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, trả lời các hiệp hội taxi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, tất cả các doanh nghiệp có ứng dụng thương mại điện tử đáp ứng được các yêu cầu thì bộ vẫn cho làm và không cấm.

“Tất cả những ứng dụng mà doanh nghiệp thực hiện phải được Bộ GTVT thẩm định về năng lực điều hành và kết nối với cơ quan quản lý. Khi doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện này thì bộ phê duyệt và thực hiện, còn không thì không được thực hiện”, ông Trường nói.

Mặc dù đến thời điểm này Bộ GTVT mới chỉ cho Grab Taxi được thực hiện thí điểm ở 5 tỉnh, thành phố nhưng trên thực tế thời gian qua có khá nhiều ứng dụng đã được các công ty vận tải triển khai như hãng taxi Vinasun đưa phần mềm gọi xe Vinasun App vào thử nghiệm, Mai Linh cũng có phần mềm gọi xe với tên gọi Open99, hay một số ứng dụng khác như IMove, Live taxi…Những ứng dụng này là do doanh nghiệp tự xây dựng, tự thử nghiệm mà chưa có sự công nhận và cho phép từ cơ quan quản lý.

Các ứng dụng xuất hiện ngày càng nhiều, nhưng vẫn chưa có một đánh giá nào từ phía cơ quan chức năng và người dùng xem ứng dụng nào dễ sử dụng và có ích nhất cho cả người dùng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

Thiết nghĩ, Bộ GTVT nên có những hướng dẫn cụ thể để khuyến khích nhiều doanh nghiệp cùng tham gia thí điểm, từ đó mới tăng được tính cạnh tranh và người tiêu dùng có cơ hội đánh giá chính xác hơn về các ứng dụng.

Đồng thời, việc cho phép nhiều doanh nghiệp cùng làm sẽ giúp cơ quan quản lý có cơ sở để đánh giá và có sự lựa chọn ứng dụng tốt nhất trước khi cho áp dụng rộng rãi.

 

Tỷ phú Warren Buffett đang sở hữu những thương hiệu đình đám nào?

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett có nhiều biệt danh, nào là nhà hiền triết xứ Omaha, nghệ sĩ đàn banjo…, nhưng không chỉ có vậy.

Là giám đốc điều hành và cổ đông lớn nhất của Berkshire Hathaway, tỷ phú Buffett đã tạo dựng một đế chế bằng cách mua cổ phần tại các công ty mà ông tin tưởng. Phần nhiều trong số đó là các thương hiệu dễ nhận biết trong cuộc sống hàng ngày của mọi người – từ tương cà đến sô-cô-la.

Dưới đây là những thương hiệu nổi tiếng mà Berkshire Hathaway của tỷ phủ Buffett đang sở hữu.

Heinz

Ty phu Warren Buffett dang so huu nhung thuong hieu dinh dam nao?

Sau nhiều năm để mắt đến H.J. Heinz, năm 2014 tỷ phú Buffett đã đạt được thỏa thuận mua lại hãng sản xuất tương cà này. Berkshire Hathaway và 3G Capital Management thông báo sẽ chi 72,5 USD/cổ phiếu, hay 23,3 tỷ USD, để mua lại Heinz.

Buffett từng tuyên bố với CNBC hồi tháng 2/2013 rằng Heinz là một mẫu công ty với những thương hiệu tuyệt vời.

Fruit of the Loom

Ty phu Warren Buffett dang so huu nhung thuong hieu dinh dam nao?

Năm 2001, Berkshire tuyên bố mua lại Fruit of the Loom khi hãng này đứng trước nguy cơ phá sản.

Fruit of the Loom là thương hiệu lâu đời và đáng tin cậy. Năm 1871, Fruit of the Loom được đăng ký thương hiệu, trở thành một tỏng những thương hiệu lâu đầu nhất thế giới –  trước thời điểm phát minh ra bóng đèn điện, xe hơi và điện thoại.

Benjamin Moore

Ty phu Warren Buffett dang so huu nhung thuong hieu dinh dam nao?

Năm 2000, Berkshire thông báo sẽ mua thương hiệu sơn Benjamin Moore.

Công ty Benjamin Moore năm 2014 đã lên trang nhất khi Buffett cho biết ông đã thay thế giám đốc điều hành công ty để giữ lời hứa không bán sản phẩm sơn của công ty trong các cửa hàng bán lẻ quy mô lớn hoạt động độc lập (big-box store).

Buffett cho biết, ông miễn nhiệm giám đốc điều hành Denis Abrams vì ông này chuẩn bị ký thỏa thuận bán sản phẩm thông qua một nhà bán lẻ quy mô lớn.

Geico

Ty phu Warren Buffett dang so huu nhung thuong hieu dinh dam nao?

Năm 1996, Geico trở thành công ty con của Berkshire khi Buffett mua nốt số cổ phần còn lại của Geico mà trước đó Berkshire không sở hữu.

Geico – Công ty Bảo hiểm Công chức (Government Employees Insurance Company) – tăng trưởng khi người tiêu dùng cảm thấy thuận tiện hơn khi mua bảo hiểm trực tuyến hoặc bằng điện thoại thay vì phải đến tận đại lý. Năm 2013, Geico trở thành công ty bảo hiểm ôtô lớn thứ 2 tại Mỹ, đứng sau State Farm Insurance.

Nebraska Furniture Mart

Ty phu Warren Buffett dang so huu nhung thuong hieu dinh dam nao?

Buffett rất thích đồ nội thất. Và một phần quan trọng trong ngày cuối tuần Berkshire là giảm giá cho các cổ đông tại Nebraska Furniture Mart và cửa hàng trang sức Borsheims – cả 2 đều ở Omaha.

Cùng với việc mua sắm, khách hàng cũng sẽ được tham dự các buổi trình diễn kỳ ảo với sự xuất hiện của bản thân tỷ phú Buffett. Ông thường xuyên tham gia các cuộc đấu cờ và thi đấu bóng bàn với khách mua sắm. Berkshire mua lại Nebraska Furniture Mart năm 1983 trong thương vụ trị giá 60 triệu USD.

Borsheims Fine Jewelry & Gifts

Ty phu Warren Buffett dang so huu nhung thuong hieu dinh dam nao?

Chuỗi cửa hàng trang sức và quà tặng Borsheims trở thành công ty con của Berkshire kể từ năm 1989.

NetJets

Ty phu Warren Buffett dang so huu nhung thuong hieu dinh dam nao?

Sau 3 năm trở thành một trong những ông chủ của NetJets, Buffett đam mê đến mức ông mua lại toàn bộ công ty vào năm 1998.

Số khách hàng của công ty máy bay tư nhân này tăng mạnh khi kinh tế Mỹ hồi phục. Ngày càng có nhiều hơn khách hàng tham gia vào tham gia chương trình thẻ hội viên của NetJets và những người chủ hiện nay của công ty cũng bay cùng với hãng nhiều hơn, giám đốc điều hành NetJets Jordan Hansell và Buffett cho CNBC biết như vậy.

The Pampered Chef

Ty phu Warren Buffett dang so huu nhung thuong hieu dinh dam nao?

Năm 2002, Berkshire thông báo sẽ mua lại The Pampered Chef, công ty sản xuất dụng cụ làm bếp.

The Pampered Chef tung ra một chiến lược thông minh, khuyến khích người tiêu dùng bán sản phẩm nhà bếp như dụng cụ bóc vỏ và dụng cụ đánh trứng, đánh kem tại các bữa tiệc tại nhà, hệ thống bán hàng trực tiếp mà nhiều công ty như Tupperware và Mary Kay đã sử dụng trong nhiều năm.

See’s Candies

Ty phu Warren Buffett dang so huu nhung thuong hieu dinh dam nao?

Berkshire Hathaway mua lại công ty sản xuất kẹo quy mô nhỏ trụ sở tại California này vào năm 1972 và kể từ đó See’s Candies trở thành một phần không thể thiếu trong các chương trình cuối tuần của Berkshire.

Điều đáng chú ý là See’s là doanh nghiệp chất lượng cao đầu tiên mà Berkshire mua lại. Trước đó, Berkshire tập trung vào các tài sản được đánh giá thấp – có thể mua lại với giá rẻ. Việc mua lại See’s đã giúp Berkshire thực hiện cam kết mua lại các doanh nghiệp có danh tiếng và thương hiệu nổi tiếng.
Sản phẩm truyền thống và bán chạy của See’s gồm hộp sô-cô-la và kẹo que.

Dairy Queen

Ty phu Warren Buffett dang so huu nhung thuong hieu dinh dam nao?

American Dairy Queen – công ty con của Berkshire – cung cấp đồ ăn mang tính đặc trưng gồm món kem và tráng miệng Dilly Bars.

Buffett có thể là một tỷ phú nhưng ông lại nổi tiếng là thường xa lánh những món ăn đắt tiền. Trong một chuyến viếng thăm nhà hàng Four Seasons tại New York City mới đây, Buffett nằng nặc đòi dùng bữa với Dairy Queen và Coca Cola, theo tờ New York Post.

Want to improve your staff’s performance? Eat with them

Want to lead a company as successful as Apple? Or be as inspiring as the CEO of Japan Airlines? Eat with your employees.

Research has consistently shown that professionals who eat together perform better together.

The logic behind this conclusion is simple. If social bonds and friendships are key to a positive work environment, then office meals simply provide the opportunity for those bonds to form or strengthen.

“Eating together is a more intimate act than looking over an Excel spreadsheet together. That intimacy spills back over into work,” said Kevin Kniffin, visiting assistant professor in the Charles H. Dyson School of Applied Economics and Management at Cornell University.

“From an evolutionary anthropology perspective, eating together has a long, primal tradition as a kind of social glue. That seems to continue in today’s workplaces.”

In a new study by Cornell University, Kniffin and his team conducted interviews and surveys in a large city’s fire department, which included more than 50 firehouses.

The researchers asked the department’s 395 supervisors to rate on a scale of zero to 10 the performance of their platoon compared to other fire companies in which they’ve served.

The supervisors were also asked how often the platoon eats together in a typical four-day work week.

Want to lead a company as successful as Apple? Or be as inspiring as the CEO of Japan Airlines? Eat with your employees.

Research has consistently shown that professionals who eat together perform better together.

The logic behind this conclusion is simple. If social bonds and friendships are key to a positive work environment, then office meals simply provide the opportunity for those bonds to form or strengthen.

“Eating together is a more intimate act than looking over an Excel spreadsheet together. That intimacy spills back over into work,” said Kevin Kniffin, visiting assistant professor in the Charles H. Dyson School of Applied Economics and Management at Cornell University.

“From an evolutionary anthropology perspective, eating together has a long, primal tradition as a kind of social glue. That seems to continue in today’s workplaces.”

In a new study by Cornell University, Kniffin and his team conducted interviews and surveys in a large city’s fire department, which included more than 50 firehouses.

The researchers asked the department’s 395 supervisors to rate on a scale of zero to 10 the performance of their platoon compared to other fire companies in which they’ve served.

The supervisors were also asked how often the platoon eats together in a typical four-day work week.