Monthly Archives: December 2015

Nhân viên ngân hàng: ‘Ăn không được, ngủ không xong’ khi săn khách vay vốn cuối năm

Dịp cuối năm là dịp khiến cho nhân viên ngân hàng càng thêm áp lực lớn về doanh số, nhiều nhân viên ngân hàng căng thẳng đến mức mất ăn mất ngủ để chạy đôn chạy đáo tìm khách hàng vay vốn cho kịp chỉ tiêu.

Cuối năm các nhà băng đều mở nhiều chương trình khuyến mãi tín dụng tiêu dùng để “hút” khách vay, vì thế sự cạnh tranh giữa các nhà băng càng khốc liệt hơn.

“Vò đầu bứt tai” vì từ đầu tháng đã để “tuột” 2 hợp đồng với khách hàng, chị Hương – nhân viên tín dụng một ngân hàng thuộc nhóm G12 lo lắng tháng này lại có nguy cơ không “chạy” đủ chỉ tiêu. Mỗi nhân viên tín dụng thuộc nhóm chuyên viên 1 như Hương mỗi tháng phải chịu định mức 3 tỷ đồng. Chỉ tiêu này không phải nhân viên tín dụng nào cũng dễ dàng vượt qua.

“Nếu gặp được khách hàng “nét” (khách hàng tốt), hồ sơ đẹp thì còn đỡ. Với những khách hàng xấu, nhiều lúc nhân viên tín dụng “đánh vật” với hồ sơ. Lúc đó thấy nản vô cùng, nhưng vì công việc, vì nghĩ tới thu nhập mà bọn em phải cố nếu không muốn chỉ nhận vẻn vẹn 3 triệu tiền lương mỗi tháng”- Hương tâm sự.

“Chỉ cần biên độ lãi suất của ngân hàng nào thấp hơn hoặc ưu đãi nhiều hơn là lập tức khách “nhảy” sang ngân hàng đó, dù trước đấy mình đã ra sức chăm sóc, tư vấn tài chính cho khách hàng. Nhìn khách bỏ đi thì tiếc, nhưng thuận mua vừa bán mà, đi vay ai cũng muốn được vay lãi suất thấp nhất, điều này cũng dễ hiểu thôi”- Hương kể.

Những ngày cận kề cuối năm, Hương cho biết, để chạy đạt chỉ tiêu nhân viên tín dụng các nhà băng “đổ dồn” về cho vay tiêu dùng mua ô tô. Một phần do hồ sơ giải ngân nhanh chóng, phần nữa nhu cầu khách hàng nhiều hơn.

“Tháng này có cố gắng lắm thì chắc em cũng chỉ đạt được 2/3 chỉ tiêu là cùng”- chị lo lắng.

Mướt mải với “sức nặng” chỉ tiêu mỗi tháng, cũng chính vì thế mà nhân sự ở bộ phận tín dụng tại các nhà băng có sự dịch chuyển mạnh nhất so với các bộ phận khác. Vừa làm tín dụng cá nhân ngân hàng được 6 tháng, nhưng nhân viên ngân hàng này cho biết, cô đã chứng kiến 2 đợt tuyển dụng nhân viên tín dụng tại đây, mỗi đợt tuyển vài trăm người.

“Số lượng tuyển vào nhiều, ra đi cũng tương ứng cho thấy nghề tín dụng cũng “bèo” lắm”. Để “trụ” được với nghề tín dụng và có mức lương hàng tháng cao hơn, những nhân viên tín dụng như Hương phải cố gắng để “nâng bậc” lên chuyên viên 2. Đồng nghĩa, chỉ tiêu mỗi tháng cũng tăng lên gấp đôi, sức nặng chỉ tiêu cũng vì thế nhân lên gấp đôi, ba lần.

Chị Hằng một giao dịch viên tại phòng giao dịch nhà băng lớn trên đường Hai Bà Trưng (Hà Nội) lại có mối lo bộn bề hơn. Ngoài chịu áp lực chỉ tiêu huy động, chị và các đồng nghiệp còn bị giao chỉ tiêu phát hành thẻ tín dụng, nhất là vào dịp cuối năm.

Mỗi tháng được phân giao phát hành thẻ tín dụng, Hằng phải tận dụng những mối quan hệ của người thân, quen, lân la tới các công sở để “gạ” mở thẻ tín dụng.

“Hỏi bạn bè nếu ai chưa mở thẻ là ngay lập tức mình nghĩ ngay tới chuyện mời họ mở thẻ. Nhưng giờ nhiều ngân hàng đều mở thẻ, nên chuyện đạt đủ chỉ tiêu phát hành thẻ cũng không dễ chút nào” – Hằng nói.

Là khách hàng của Vietcombank, chị Tuyết (Lê Thánh Tông – Hà Nội) khá ngạc nhiên khi một lần tới giao dịch tại một phòng giao dịch của nhà băng này chị được “mời” mở thẻ tín dụng. Vốn là khách hàng quen hay giao dịch tại đây nên không những mời chị, nhân viên tại đây còn “gửi gắm” chị Tuyết thêm vài bộ hồ sơ mở thẻ nữa với lời nhờ vả, “chỉ cần chị mở thẻ rồi 2 tháng sau ra báo đóng cũng được, giúp em để đủ chỉ tiêu nhé”.

“Tôi vốn hay giao dịch tại đây nên thành ra quen, gặp phải lời nhờ như vậy cũng không biết từ chối ra sao. Thế mới biết là phía sau bàn kính giao dịch, nhân viên ngân hàng cũng phải “gánh” đủ mọi chỉ tiêu, mệt mỏi ra phết” – chị Tuyết chia sẻ.

Chia sẻ với PV Infonet, Giám đốc Trung tâm tín dụng một ngân hàng tại Hà Nội cho hay, những ngày cuối năm này không chỉ riêng trung tâm tín dụng nơi ông phụ trách phải chạy hết tốc lực để đạt được doanh số đề ra, mà ngay cả các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng cũng đang phải chạy hết công suất để đạt kế hoạch tăng trưởng tín dụng cả năm đã đề ra.

“Cuối mỗi ngày nhìn báo cáo số lượng hồ sơ và tiền giải ngân không đạt kế hoạch đề ra là cảm thấy kém vui. Đến gần cuối tháng mà chỉ tiêu còn xa là chắc chắn ăn không ngon, ngủ không yên. Vì thế, nên nhiều khi nhân viên của mình cứ thắc mắc sao lúc nào cũng thấy sếp nhăn trán. Làm sếp ngân hàng, nhất là tín dụng những tháng cuối năm này muốn “trán thẳng” khó lắm”- vị này tâm sự.

Cocacola và Pepsico: Góc nhìn về chiến thuật, chiến lược

Cuộc chiến muôn thủa về chiến thuật và chiến lược giữa hai ông lớn Cocacola và Pepsico trên thương trường.

Lần đầu tiên tôi nhận thấy cuộc chiến giữa các thương hiệu hàng đầu là CocaCola và PepsiCo và việc sử dụng thiết kế như một vũ khí chiến thuật là vào năm 1970, khi tôi còn đang là thành viên trẻ nhất trong đội thiết kế của Lippincott & Margulies – một công ty có trụ sở tại New York và đi đầu trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu.

Cocacola va Pepsico: Goc nhin ve chien thuat, chien luoc

CocaCola và PepsiCo đều có nhiều chiến thuật phát triển thương hiệu của mình và làm lu mờ đối thủ

“Chiến tranh” thương hiệu

Chúng tôi đã dành ra những tháng cực kỳ thú vị để tạo ra một hệ thống thiết kế kết hợp giữa logo chữ mang tính biểu tượng và màu sắc đỏ tươi sáng, gia tăng sức hút cho chúng bằng một hình ảnh ấn tượng, lấy cảm hứng từ vỏ chai cong cổ điển, rồi đưa diện mạo mới này vào “chiến trường” marketing. Mọi thứ có liên quan tới CocaCola đều được sắp xếp theo thứ tự hoàn hảo, từ cốc giấy đến máy bán hàng tự động, từ nắp chai đến xe tải chở hàng, từ phim quảng bá đến biển quảng cáo. Nhìn lại, hành động này có lẽ mang tính chiến thuật hơn là chiến lược của một tổ chức, tuy trong một phút giây nào đó, nó phần nào lại thiên về việc sử dụng thiết kế như một chiến lược.

PepsiCo, đối thủ chính trong ngành giải khát của CocaCola, trông có vẻ như một kẻ vô kỷ luật khi được mang ra so sánh. Trong những năm sau đó, Pepsi đã triển khai những chiến dịch truyền thông tiếp thị mạnh mẽ được vũ trang bằng âm nhạc và giải trí – những thứ thu hút được giới trẻ. Cả hai thương hiệu đã “ghi bàn” tại những chiến trường khác như nước trái cây, nước tinh khiết, cà phê, trà và bim bim, nhưng CocaCola lúc nào nhìn cũng như một quân đoàn – nếu xét từ khía cạnh thiết kế. Bất kể khi nào PepsiCo chắp vá qua loa bộ đồng phục thương hiệu, việc đó lại được thực hiện một cách không đồng nhất, thông thường những sản phẩm với chiếc áo bóng bẩy diễu hành qua từng lần vận chuyển trong xe tải, qua nhiều thập kỷ và nhanh chóng trở nên hết thời.

PepsiCo ra mắt cuộc tấn công thiết kế

Đó là, vào năm 2008, khi PepsiCo bỗng dưng ra mắt bộ nhận diện thương hiệu trong đó chiến thuật là đưa tất cả sản phẩm và truyền thông vào một thiết kế súc tích. Hơn nữa, hệ thống nhận diện đơn giản và tươi mới này phù hợp với chiến lược của nhãn hàng, đó là luôn tập trung vào khách hàng trẻ tuổi. Điều gì đã xảy ra, tôi tự hỏi, để giải thích cho sự dịch chuyển bất ngờ này?

Các trận đấu trên chiến trường thường là trận chiến giữa những người đi đầu trong các phe đối lập. Hai năm trước khi bộ nhận diện thương hiệu mới được ra mắt, cựu Giám đốc Tài chính và Chủ tịch của Pepsi, bà Indra Nooyi, đã trở thành CEO của tập đoàn mẹ của Pepsi (PepsiCo), vẫn giữ vị trí chủ tịch và những năm sau trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị. Nooyid từng đảm nhận vị trí chuyên gia tư vấn chiến lược tại Boston Consulting Group (BCG), một động lực giúp bà thực hiện nhiều cải thiện về những ngụ ý sức khoẻ của sản phẩm PepsiCo. Kinh nghiệm đó cũng dẫn dắt bà đến một tư tưởng về vai trò của thiết kế trong tổ chức của mình. Nooyi phát hiện ra rằng, rất ít công ty thực sự biết rằng thế nào là một thiết kế tốt. Vào năm 2012, bà đã chiêu dụ được nhà thiết kế người Ý Mauro Porcini từ vị trí vững chắc của anh tại 3M – nơi mà anh đã gây dựng nên những trụ sở thiết kế ở cả Ý và Mỹ.

Thời điểm đó, PepsiCo thiếu những nguồn lực cần thiết của một trụ sở thiết kế chức năng. Các thiết kế và nhân viên thiết kế phụ thuộc vào bất cứ điều gì mà công ty phụ trách cho hoạt động kinh doanh, từ đài phun nước và máy bán hàng tự động của thương hiệu Pepsi đến hầm ủ của 11 thương hiệu toàn cầu khác.

Trung tâm thiết kế PepsiCo và tư duy thiết kế

Porcini muốn có phương tiện để thay đổi cục diện của PepsiCo. Anh muốn một trung tâm thiết kế với nhân lực và thiết bị cần thiết cho việc tạo lập khả năng phát triển chiến lược thống lĩnh thị trường bằng nền tảng tư duy thiết kế và thực hiện chúng. Anh cũng muốn một vị trí chính thức trong ban giám đốc. Với cương vị Giám đốc thiết kế (Chief Design Officer), anh đã có được điều đó.

Các chuyên viên thiết kế mang đến những kĩ năng hoàn toàn khác biệt so với các chuyên viên tài chính, marketing, nghiên cứu & phát triển, sản xuất và những ngành kinh tế khác thường thu được lợi ích từ suy nghĩ khách quan và logic. Tất cả các hoạt động thiết kế cuối cùng vẫn mang bản chất thiên hướng xã hội. Các mối quan hệ xã hội thiên về tình cảm nhiều hơn logic, vì thế các nhà tư duy thiết kế hẳn một mặt bảo tồn sự mơ hồ bay bổng, mặt khác cam kết trong việc phát triển các giải pháp thực tế trong thế giới thật.

Tại thị trường quốc tế, nơi mà Việt Nam đang muốn nắm một vai trò quan trọng hơn, tầm quan trọng của thiết kế được thừa nhận hơn bao giờ hết.

Nhiều thông tin về hoạt động của PepsiCo đã được truyền tải đến tôi và những người can đảm bất chấp thời tiết mưa bão vào một buổi chiều ở New York cách đây vài tuần để tham dự một buổi nói chuyện về sự phát triển mở rộng của thiết kế, được tổ chức bởi Viện Nghệ thuật Đồ họa Mỹ (AIGA). Người phát biểu là Jeremy DiPalo, một nhà thiết kề và nhà chiến lược làm việc dưới trướng Porcini với vị trí Giám đốc toàn cầu Chiến lược thương hiệu. Bài nói chuyện của Dipalo bắt đầu bằng việc thừa nhận “tư duy thiết kế” là một yếu tố đang ngày càng tác động đế nhiều tổ chức trong thập kỉ qua với ngày càng nhiều lãnh đạo thấu hiểu vai trò của thiết kế không chỉ như một bài tập về gu thẩm mỹ mà còn là cách ứng dụng tư duy và phương thức brainstorm để phát triển những giải pháp thương hiệu độc đáo và nhân văn. DiPalo nhắc nhờ các nhà thiết kế về trách nhiệm của mình, nhằm có sự thấu hiểu vai trò của kinh doanh, không chỉ là môi trường cho “chất nghệ sĩ” mà như một phương tiện để đạt được mục tiêu chiến lược của thương hiệu. Và anh đặc biệt nhấn mạnh những mục tiêu đó không chỉ dựa trên các thước đo thành công thông thường trong kinh doanh, như số lượng bán và doanh thu mà còn bằng thành quả khó mô tả hơn trong tương tác xã hội tại thị trường.

Tại thị trường quốc tế, nơi mà Việt Nam đang muốn nắm một vai trò quan trọng hơn, tầm quan trọng của thiết kế đang được thừa nhận hơn bao giờ hết. Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức để mở “ổ khoá” chuyển giữa cộng đồng thiết kế và cộng đồng kinh doanh, qua đó cả hai hiểu biết nhiều hơn về sự đóng góp cộng đồng còn lại đối với mình.

Mẹo viết đơn xin việc hiệu quả

Nếu bạn là 1 trong những người muốn hồ sơ ứng tuyển thành công nhanh chóng mà không gửi kèm đơn xin việc thì hãy nghĩ lại. Không chỉ hầu hết nhà tuyển dụng mong đợi, mà chính bạn cũng ngạc nhiên 1 đơn xin việc tốt có thể thúc đẩy cơ hội phỏng vấn đến nhường nào. Bạn sẵn sang để tìm hiểu thêm? Chúng tôi sẽ chỉ ra sự thật về đơn xin việc như sau:

Thư xin việc là gì?

Thư xin việc thường không dài quá một trang hoặc là một email ngắn đứng trước sơ yếu lí lịch, và là xuất phát điểm giap tiếp với nhà tuyển dụng tiềm năng. Giống như thực tế cuộc sống, khi gặp ai đó lần đầu, giới thiệu chi tiết về trải nghiệm cuộc đời bạn vốn không phải cách hay, 1 lá thư xin việc chi phép bạn giới thiệu lịch sự về mình và tóm tắt bạn là ai, bạn đến từ đâu.

Làm cách nào phân biệt thư xin việc và sơ yếu lí lịch của bạn?

Một lá thư xin việc và sơ yếu lý lịch thường được thiết kế để bổ sung cho nhau. Trong khi một hồ sơ phải bao gồm các thông tin chi tiết về nền tảng giáo dục và kinh nghiệm làm việc trong khoảng hai trang, một lá thư xin việc thường ngắn hơn và sắc nét hơn, bày tỏ sự quan tâm đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Trong khi hồ sơ tốt nhất nên được định dạng với các tiêu đề và điểm nhấn, và thường không chia thì, một lá thư xin việc được viết ở ngôi thứ nhất (ví dụ: “Tôi có 5 năm kinh nghiệm làm việc trong vai trò quản lý”) và được gửi tới các người có trách nhiệm xử lý các ứng cử viên tiềm năng cho vị trí này.

Cách viết thư xin việc:

  • Bắt đầu bằng giới thiệu ngắn gọn bản thân và nêu rõ mục đích viết thư. Hãy chắc chắn bạn đề cập và quan tâm đến công việc đang ứng tuyển
  • Phác thảo những kĩ năng thích hợp, bằng cấp và kinh nghiệm liên quan đến mô tả công việc – về cơ bản, 1 vài dòng tóm tắt nội dung sơ yếu lí lịch
  • Nếu bạn khẳng định có kĩ năng đặc biệt nào đó, hãy đưa ví dụ thực tế đời sống. Việc này thường được yêu cầu cụ thể hơn nếu có đề nghị đáp ứng tiêu chí lựa chọn
  • Nhắc đến sơ yếu lý lịch được đính kèm, sau đó kết thúc bằng một kêu gọi hành động, chẳng hạn như đề nghị một cuộc phỏng vấn hay gặp mặt, trước khi trân trọng dừng bút.

Làm thế nào để lá thư xin việc của bạn trở nên nổi bật

Một lá thư xin việc nên hấp dẫn và làm người đọc quan tâm, họ không thể chờ đợi lâu hơn để đọc thêm sơ yếu lí lịch của bạn. Nó cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có những kỹ năng để làm việc, do đó thư xin việc luôn phải nhắm đến vị trí cụ thể mà bạn đang ứng tuyển

Một lá thư xin việc tốt có thể giúp bạn được phỏng vấn bằng cách thuyết phục nhà tuyển dụng bạn chính là người họ tìm kiếm và cũng chứng minh kĩ năng giao tiếp bằng văn bản của bạn, vậy nên hãy xen phong cách cá nhân vào văn phong để vượt trội hơn các đối thủ khác.

Một số mẹo khi viết đơn xin việc :

  • Sử dụng ngôn ngữ trực tiếp rõ ràng, tránh câu quá dài hoặc từ lạ
  • Biến đổi sao cho phù hợp với công việc và công ty, và giải thích rõ thư chưa hề dùng lại
  • Thay vì viết ‘Thưa ông/bà’, gọi đến công ty để tìm chính xác người gửi đến
  • Dùng đúng chính tả và ngữ pháp. Vốn Tiếng Anh nghèo nàn có thể phá vỡ cơ hội đọc sơ yếu lí lịch của bạn
  • Giữ số lượng từ dưới 250 và đảm bảo vừa vặn 1 trang giấy

OPEC vẫn duy trì sản lượng khai thác bất kể tình trạng dư cung

Theo quan chức của một nước thành viên OPEC, tình hình hiện nay có thể sẽ không thay đổi vì OPEC sẽ không đơn phương cắt giảm sản lượng.

>> Tìm việc làm ngành dầu khí/ Oil & Gas jobs

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự kiến tiếp tục duy trì sản lượng dầu mỏ, bất chấp tình trạng thâm hụt ngân sách của Saudi Arabia – “kiến trúc sư” của chính sách này – khiến một số nước thành viên nhỏ hơn trong OPEC lo ngại giá dầu có thể tiếp tục giảm xuống mức 20 USD/thùng.

Bất kỳ sự đảo ngược chính sách chỉ có thể diễn ra nếu các nước sản xuất dầu mỏ lớn bên ngoài OPEC, nhất là Nga, cùng đồng ý cắt giảm sản lượng.

Nga có thể tư vấn bộ trưởng dầu mỏ các nước thành viên OPEC trước cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 4/12.

Theo quan chức của một nước thành viên OPEC, tình hình hiện nay có thể sẽ không thay đổi vì OPEC sẽ không đơn phương cắt giảm sản lượng.

Trong khi đó, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cho biết có khả năng giá dầu thô sẽ xuống dưới mức 20 USD/thùng do tình trạng dư cung lớn trên toàn cầu, đồng USD mạnh và kinh tế Trung Quốc giảm tốc.

Hầu hết nhà phân tích nghi ngại rằng khi lệnh cấm vận kinh tế đối với Iran sẽ được dỡ bỏ trước mùa Xuân 2016 thì sản lượng dầu mỏ của nước này tăng lên sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng dư cung trên thị trường.

Các câu hỏi khó về mức lương

Bạn có thấy mình khó diễn đạt hoặc không tự tin trong quá trình phỏng vấn để hỏi về mức lương, điều kiện làm việc hoặc tính linh hoạt trong công việc?

Hãy thư giãn, nói với nhà tuyển dụng. Trong những cuộc phỏng vấn trước kia luôn là câu trả lời “có” đối với mọi vấn đề để có được một công việc. Nhưng hiện nay một công việc đúng nghĩa phải được kết hợp từ hai phía.

Điều đó có nghĩa là người sử dụng lao động luôn mong đợi các câu hỏi này. Họ gần như luôn được hỏi trước về tiền bạc, thời gian làm việc linh hoạt, đào tạo và các điều kiện khác quan trọng đối với các ứng viên.

Nếu bạn may mắn, các nhà tuyển dụng sẽ làm một việc cho bạn. “Một cơ quan tuyển dụng sẽ nói tóm tắt về mức lương và các điều kiện trước khi bạn nhận công tác, vì thế điều này sẽ không cần thiết để hỏi” theo ông Penni Hlaca, tổng giám đốc khu vực tại Randstad.

Nếu không, đến với cuộc phỏng vấn được chuẩn bị với một vài câu hỏi được soạn trước để che đi những vấn đề quan trọng đối với bạn. Sau đây là như thế nào và khi nào để hỏi các các hỏi liên quan:

  1. Nếu có hơn một vòng phỏng vấn, hãy chờ cơ hội tốt. Vòng phỏng vấn thứ hai bạn chắc chắn là ứng viên có tiềm năng và có thể được chấp nhận đặt câu hỏi “Đây là thời điểm để bắt đầu nói về việc bạn đang tìm kiếm điều gì trong một doanh nghiệp” theo ông Peter Noblet, Giám đốc Cấp cao khu vực tại Hays.
  2. Đợi tới khi nhà tuyển dụng đưa ra sự gợi ý “bạn còn câu hỏi nào nữa không”. Họ sẵn sàng cho các câu hỏi của bạn và quyền của bạn là đưa ra các câu hỏi.
  3. Chỉ cần thực hiện. Việc đặt câu hỏi của bạn sẽ không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Thực tế là người tương nhiệm thường là đúng. Những câu hỏi được lên một cách chắc chắn và chi tiết chứng tỏ rằng bạn quan tâm đến doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp, ông Noblet cho biết.
  4. Đưa ra câu hỏi của bạn một cách tế nhị. “Công ty sẽ trả mức lương cho tôi là bao nhiêu?” hoặc “Tôi cần rời khỏi công ty vào lúc 3 giờ chiều mỗi ngày”.
  5. Đối với câu hỏi về mức lương, hãy hỏi “Tôi thực sự mong muốn được biết khung lương cho vị trí này” hoặc “Vị trí này được nằm ở đâu trong  cấu trúc lương của công ty?”.
  6. Đối với câu hỏi về giờ làm việc linh hoạt, hãy hỏi “Công ty thực hiện những gì xoay quanh khuynh hướng nhân sự đối với tính linh hoạt và tính đa dạng công việc?” Hoặc đặt câu hỏi đặc biệt như “Bạn thích ứng như thế nào đối với sự cân bằng đời sống công việc?”.
  7. Nếu bạn quan tâm tới chế độ đào tạo hãy hỏi “Có chính sách phát triển sự nghiệp cho tôi tại công ty của anh/chị hay không?”, “Anh/chị mong muốn bao nhân viên sẽ làm việc bao lâu đối với vị trí này?”, “Nếu tôi nhận vị trí này, thì vị trí nào anh/chị nhìn thấy ở tôi trong hai năm tới?”, hoặc “Anh/chị có thể giải thích tôi có thể thăng tiến như thê nào trong công ty của anh/chị?”
  8. Nếu vấn đề của bạn là một điều gì khác, một câu hỏi gợi ý là “Các chính sách và thủ tục nhân sự của công ty là gì (xoay quanh vấn đề của bạn)?”.

Việc hỏi các câu hỏi này có thể giúp bạn tránh được các tình huống khó xử. “Vâng, điều này giúp bạn có thêm thời gian” ông Noblet cho biết “Tuy nhiên nếu điều này làm trì hoãn mọi người thì đây không phải là doanh nghiệp bạn muốn làm việc”.

Cuối cùng, hãy nhớ mỉm cười và nói nhỏ nhẹ khi bạn hỏi các câu hỏi liên quan. Điều này giúp mọi người cảm thấy thoải mái.