Monthly Archives: January 2019

Việt Nam thu 2,6 tỷ USD từ IPO

Năm 2018, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu Đông Nam Á trong hoạt động IPO và được đánh giá là thị trường nổi bật trong tương lai.

Số liệu của hãng kiểm toán Ernst & Young vừa công bố cho thấy, tổng số tiền huy động được từ các thương vụ IPO của sàn chứng khoán Việt Nam năm 2018 là 2,6 tỷ USD, cao gấp 3,7 lần so với năm 2017. Con số này đã giúp Việt Nam vượt Singapore và Thái Lan dẫn đầu thị trường Đông Nam Á.

Hai trong 3 thương vụ IPO có giá trị lớn nhất Đông Nam Á thuộc về Vinhomes với 1,34 tỷ USD và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank với 923 triệu USD.

Trong khi hoạt động IPO ở Việt Nam tăng mạnh với các thương vụ đình đám thì tại Đông Nam Á, tổng số tiền thu về từ các thương vụ IPO trong năm nay giảm 34% so với cùng kỳ năm trước, đạt 7,1 tỷ USD. Số lượng thương vụ IPO cũng giảm 7% xuống còn 115. Trong số này, có 56 doanh nghiệp IPO huy động ít hơn 10 triệu USD.

Đứng thứ hai sau Việt Nam là Thái Lan với số tiền thu về từ các IPO là 2,5 tỷ USD, giảm 28% so với năm ngoái. Tiếp đến là Indonesia với 1,2 tỷ USD, tăng 66%. Còn Singapore, cả năm chỉ huy động được 500 triệu USD, giảm tới 85% so với năm trước.

Nguồn: Baker McKenzie, Oxford Economics.

Nguyên nhân tạo nên một năm im ắng với thị trường IPO của các nước Đông Nam Á, theo ông Theo Max Loh, chuyên gia kinh tế đang làm việc tại Ernst & Young là bất ổn kinh tế, căng thẳng thương mại, những vấn đề tồn tại ở các thị trường mới nổi. Đặc biệt, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã ảnh hưởng đến thị trường vốn của khu vực, bởi các nước Đông Nam Á đều có quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc.

Dự báo về hoạt động IPO trong giai đoạn 2019 -2021, các chuyên gia quốc tế đều đánh giá, Việt Nam sẽ là thị trường tiềm năng và hút vốn ngoại trong tương lại. Báo cáo của Oxford Economics và Baker McKenzie cũng nhấn mạnh, thị trường Việt Nam sẽ giữ vững ngôi đầu Đông Nam Á về số tiền huy động được từ các thương vụ IPO cho đến năm 2021.

“Sự trỗi dậy của Việt Nam và các nước đang phát triển khác ở Đông Nam Á có thể làm tăng cạnh tranh cho các sàn giao dịch chứng khoán trong khu vực và điều đó sẽ làm tăng áp lực buộc Singapore phải nhìn nhận lại chính họ để nổi bật hơn”, ông Tham Tuck Seng, lãnh đạo thị trường vốn PwC Singapore đánh giá hồi tháng 12.

Hồng Châu

Lữ hành bùng nổ, Việt Nam khát nhiên liệu máy bay

Việt Nam nhiều khả năng sẽ có 38 triệu hành khách quốc tế và 16 triệu du khách trong năm nay, theo dữ liệu từ Trung tâm Hàng không của CAPA.

Lữ hành bùng nổ

Nhu cầu nhiên liệu máy bay phản lực của Việt Nam sẽ tăng lên mức kỷ lục trong năm nay khi ngành du lịch của nước này thu hút một làn sóng du khách mới và đất nước các hãng hàng không đang nhanh chóng mở rộng.

Việt Nam nhiều khả năng sẽ có 38 triệu hành khách quốc tế và 16 triệu du khách trong năm nay, theo dữ liệu từ Trung tâm Hàng không của CAPA. So với con số 18 triệu hành khách và 8 triệu du khách trong năm 2015.

“Nhu cầu hàng không tại Việt Nam đang bùng nổ… Tiêu thụ nhiên liệu tại Việt Nam sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm nay và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới”, Trần Hoài Nam, Phó chủ tịch của Vietjet, nhận định. Ông nói thêm tăng trưởng lượng khách nước ngoài của Việt Nam là cao nhất ở Đông Nam Á, tăng 8,7% mỗi năm.

Lưu lượng giao thông tăng mạnh đã làm tăng nhu cầu nhiên liệu máy bay tại Việt Nam. Đến tháng 11, Việt Nam đã nhập khẩu 1,87 triệu tấn nhiên liệu tương đương 14,8 triệu thùng và tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2018, nhu cầu nhiên liệu máy bay tại Việt Nam được ước tính sẽ tăng khoảng 20% đến 25%. Ảnh: Petrolimex

Năm 2018, nhu cầu nhiên liệu máy bay tại Việt Nam được ước tính sẽ tăng khoảng 20 đến 25% so với năm 2017, chủ yếu là do sự gia tăng tiêu thụ của các chuyến bay quốc tế, ông cho biết một thương nhân có trụ sở tại Hà Nội nhà cung cấp nhiên liệu, những người yêu cầu vẫn chưa được xác định do chính sách của công ty.

Việt Nam hiện tiêu thụ khoảng 18 triệu thùng nhiên liệu máy bay mỗi năm, theo dữ liệu của Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex.

Đến năm 2035, Việt Nam sẽ có 150 triệu hành khách hàng không mỗi năm, gần gấp bốn lần so với năm 2015, theo dự báo 20 năm từ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA). So với cùng kỳ, Ấn Độ sẽ có 438 triệu hành khách, gấp 3,6 lần so với năm 2015, trong khi Trung Quốc sẽ có 1,3 tỉ hành khách, gấp 2,7 lần so với năm 2015, IATA cho biết.

Vào tháng 11, Việt Nam đã cấp giấy phép cho hãng hàng không Bamboo, sẽ là hãng hàng không thứ năm của nước sau Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, Vietjet và Vasco.

Bamboo dự kiến ​​sẽ khởi động các chuyến bay đầu tiên trong thời gian tới. Vào tháng 7, công đã ký một thỏa thuận sơ bộ để mua 20 chiếc máy bay phản lực 787-9 thân rộng từ nhà sản xuất Boeing của Mỹ và đồng ý một bản ghi nhớ với Airbus để mua 24 chiếc máy bay A320neo thân hẹp vào tháng 3.

VietJet, hiện đang vận hành 60 máy bay Airbus, đã ký thỏa thuận trị giá 6,5 tỉ USD để mua 50 máy bay mới.

Nhiên liệu vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu

Nhập khẩu nhiên liệu máy bay phản lực Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh do cả nước chỉ có hai nhà máy lọc dầu là Dung Quất và Nghi Sơn. Peter Lee, một nhà phân tích tại Fitch Solutions Macro Research cho biết, các nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất xăng và dầu diesel, và do đó, năng suất nhiên liệu máy bay tương đối thấp ở mức 5%.

Nghi Sơn, một khi hoạt động đầy đủ, sẽ sản xuất khoảng 4,6 triệu thùng nhiên liệu máy bay mỗi năm, một nguồn tin tại nhà máy lọc dầu cho biết. Dung Quất có thể sản xuất tới 2,3 triệu thùng mỗi năm, theo trang web của công ty. Việt Nam sẽ phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng hầu hết nhu cầu nhiên liệu máy bay trong tương lai. Việt Nam nhập khẩu hầu hết nhiên liệu máy bay từ các nhà máy lọc dầu ở Singapore, Thái Lan và Trung Quốc.

Mặc dù triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ đối với ngành hàng không Việt Nam, tăng trưởng hành khách có thể không đồng đều do các sân bay hầu như đã hoạt động hết công suất. Sân bay lớn nhất Việt Nam Tân Sơn Nhất, phục vụ TP.HCM ở phía Nam, nhận thêm khoảng 10 triệu hành khách mỗi năm so với nó được thiết kế để phục vụ. Sân bay Long Thành khi hoàn thành sẽ phục vụ 25 triệu hành khách mỗi năm bắt đầu từ năm 2025.

Như Mai / SCMP

Zalo ra mắt trợ lý ảo

Tại sự kiện Zalo AI Submit 2018 (HCM), Zalo đã giới thiệu đến giới công nghệ Việt trợ lý ảo mang tên Ki-Ki do đơn vị này trực tiếp phát triển.

Theo nhiều nguồn tin, Zalo sẽ sớm đưa vào vận hành trong thời gian tới. Được biết, trợ lý ảo là ứng dụng khá phổ biến với các hãng công nghệ lớn trên thế giới như Siri ( Apple), Google Assitsant ( Google), Alexa (Amazon) hay Cortana (Microsoft).

Dù ra mắt sau, nhưng lợi thế lớn nhất của Ki-Ki là khả năng nghe và hiểu được tiếng Việt, đây là rào cản khiến các trợ lý ảo của quốc tế không thực sự phổ biến ở Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, Kiki là ứng dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên của một doanh nghiệp Việt Nam được đưa ra thị trường.

Được biết, Ki-Ki hiện đã thực hiện được các tác vụ của một trợ lý trên điện thoại, tất cả đều thông qua ra lệnh bằng giọng nói tiếng Việt mà không cần thao tác chạm, gõ với điện thoại. Đại diện dự án đã demo một số khả năng như như tìm kiếm bằng giọng nói, phát nhạc, hay gửi tin nhắn trên điện thoại di động.

Không khó để thấy Zalo sẽ không chỉ tích hợp trợ lý ảo này trên Zalo. Có thể thấy các trợ lý ảo quốc tế đang tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Điển hình như Alexa, Amazon đã phát hành loa thông minh Echo, cho phép người sử dụng điều khiển các thiết bị trong nhà bằng giọng nói.

Một số chuyên gia dự đoán Zalo sẽ tiến hành tích hợp với các nhà sản xuất thiết bị gia dụng ở Việt Nam như Sony, Samsung, LG… thậm chí cho rằng KiKi sẽ tìm cách để tích hợp trên ô tô. Với 100 triệu người sử dụng Zalo (báo cáo Zalo hồi tháng 5/2018), hơn một nửa số đó ở Việt Nam, Kiki rõ ràng có lợi thế khi đàm phán với các đối tác này.

Hiện nay Ki-Ki đang ở giai đoạn thử nghiệm nên có thể còn hơi sớm để bàn về mô hình kinh doanh. Tuy vậy, rất có thể đây sẽ là lợi thế của Zalo nếu tấn công vào thị trường quảng cáo tìm kiếm trong tương lai. Cho đến nay Google là đơn vị thống trị trong lĩnh vực này trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

“Sẽ là không khả thi khi cho Zalo khi cạnh tranh với Google trong quảng cáo tìm kiếm bằng văn bản, nhưng với giọng nói thì cơ hội lớn hơn rất nhiều”, Giám đốc Tiếp thị một công ty công nghệ nói.

Bên cạnh đó, thông qua việc học thói quen tìm kiếm hằng ngày của người sử dụng Ki-Ki có thể đề xuất các quảng cáo phù hợp. Lấy ví dụ như khi Ki-Ki học được théo quen tiêu dùng có thể đề xuất cho các chương trình mở thẻ tín dụng, gói vay phù hợp.

Cần phải nói thêm để có thể đưa vào giai đoạn hoàn thiện và triển khai mô hình kinh doanh trên, Ki-KI sẽ cần có một khoảng thời gian khá dài. Trước mắt, sự xuất hiện Ki-Ki đã mang đến nhiều tín hiệu tích cực cho sự phát triển của các sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam.

Huy Vũ

Mozilla Firefox bắt đầu hiển thị quảng cáo trên trang tab mới

Có rất nhiều thứ đang diễn ra trong thế giới trình duyệt web thời gian qua, và sau khi Microsoft công bố chuyển sang sử dụng nhân Chromium cho trình duyệt Microsoft Edge, Mozilla cũng đang thực hiện những thay đổi trong lặng lẽ nhưng sẽ khiến rất nhiều người dùng không vui.

Theo đó, phiên bản mới nhất của trình duyệt mã nguồn mở này đã bắt đầu hiển thị các quảng cáo trên trang tab mới, mà theo một số báo cáo thì điều này diễn ra trên mọi nền tảng desktop được hỗ trợ.

Được phát hiện bởi nhiều người dùng Reddit, một cửa số popup nhỏ hiện ra dưới đáy trang bao gồm một đường dẫn đến trang Booking.com.

Bạn đã sẵn sàng lên lịch cho dịp tề tựu gia đình sắp tới chưa? Đây là một lời cảm ơn từ Firefox. Đặt phòng khách sạn trên Booking.com trong hôm nay và nhận phiếu giảm giá 20 USD trên Amazon miễn phí. Firefox chúc bạn nghỉ lễ vui vẻ” – đó là nội dung tin nhắn quảng cáo.

Khi bạn bấm vào nút “Find a Hotel”, trang web Booking.com sẽ hiện ra.

Đoạn quảng cáo xuất hiện dưới trang new tab trên Mozilla Firefox.

Bạn có thể tắt tính năng này trong phần cài đặt

Ở thời điểm hiện tại, có vẻ như những tin nhắn đó chỉ xuất hiện ngẫu nhiên và chỉ một số người dùng cụ thể thấy được, do đó còn có khả năng Mozilla đang tiến hành một thử nghiệm giới hạn. Quảng cáo này vẫn chưa thấy xuất hiện trên các bản Firefox 64 cũ lẫn mới.

Mozilla gọi những quảng cáo đó là “snippet”, và cho phép người dùng tắt chúng trong màn hình cài đặt của trình duyệt. Bạn có thể vào Preferences > Home > Snippets để tắt chúng.

Mozilla vẫn chưa tung ra tuyên bố rằng liệu công ty chỉ đang thực hiện một cuộc thử nghiệm, hay đây là một “tính năng” không sớm thì muộn cũng xuất hiện trên Firefox 64.

Dù sao đi nữa, người dùng chắc chắn sẽ không vui với việc quảng cáo xuất hiện trong trình duyệt, và dù họ được phép tắt tính năng này, chỉ riêng việc nó xuất hiện thôi đã khiến cộng đồng người dùng hiện tại cảm thấy phẫn nộ rồi.

Rất có thể Mozilla sẽ cung cấp các thông tin chính thức trong vài ngày tới sau kỳ nghỉ lễ.

2018 và những con số đáng nhớ trong làng di động

Không quá lời khi nói rằng 2018 là năm của những chiếc smartphone xuất sắc, xu hướng mới trong thiết kế, camera và những câu chuyện có thể khiến bạn bất ngờ.

Dưới đây là 8 con số gắn với 8 dấu ấn đáng nhớ của thị trường smartphone trong năm đã qua.

1,48 tỷ: Sản lượng smartphone bán ra trong 2018

Theo ước tính của Statista, gần 1 tỷ rưỡi smartphone đã được xuất xưởng trong năm qua. Nghe thì rất lớn nhưng con số này thực chất giảm đôi chút so với năm 2017. Kể từ 2016 thì sản lượng smartphone trong năm hầu như không thay đổi nhiều, giảm khoảng 1% trong năm 2018.

Bức tranh smartphone toàn cầu được tạo nên phần lớn từ sự tăng trưởng mạnh mẽ tại Ấn Độ và một số thị trường mới nổi khác. Trong khi đó, người dùng phương Tây không còn nâng cấp smartphone quá nhanh như trước. Theo Android Authority, bức tranh của năm 2019 dự kiến không có gì thay đổi, và điều đó sẽ ảnh hưởng đến một vài nhà sản xuất lớn.

300 triệu: Lượng ảnh được tải lên Facebook mỗi ngày

Đó là chỉ riêng Facebook thôi, nếu tính thêm Instagram, Google Photos,… thì lượng ảnh có thể lên đến hơn 500 triệu.

Con số này sẽ còn đáng nhớ hơn khi nhìn vào xu hướng lớn nhất trên smartphone trong năm qua: 2 camera và 3 camera. Hầu hết chúng ta đều ghi lại mọi thứ xung quanh bằng những tấm ảnh, đó là lý do nhiều nhà sản xuất tập trung cải tiến camera trên smartphone, từ sử dụng nhiều ống kính đến việc tích hợp các chức năng trí tuệ nhân tạo (AI).

2.430 USD: Giá bán của Huawei Porsche Design Mate 20 RS

2018 cũng là năm giá bán smartphone cao cấp (flagship) tăng “chóng mặt”, ấn tượng nhất có lẽ là chiếc Porsche Design Mate 20 RS của Huawei (Trung Quốc). Phiên bản cao cấp nhất (bộ nhớ 512GB) của sản phẩm này có giá lên đến 2.430 USD (56,5 triệu đồng).

Thế nhưng Mate 20 RS không phải chiếc smartphone đắt nhất được ra mắt trong năm, danh hiệu đó nên dành cho Vertu. Sau khi phá sản, Vertu bất ngờ trở lại với mẫu Aster P chạy Snapdragon 660 giá 5.000 USD (116 triệu đồng).

300 USD: Giá bán của Pocophone F1

Với giá tiền của Mate 20 RS, bạn có thể mua được 8 chiếc Pocophone F1 để chia cho gia đình sử dụng. Sản phẩm giá rẻ đến từ Xiaomi (Trung Quốc) được đón nhận nhờ giá bán hợp lý nhưng trang bị cấu hình của flagship với Snapdragon 845, RAM 6GB và camera kép.

Tuy giá bán flagship trong năm qua đã vượt ngưỡng 1.000 USD nhưng Android vẫn mang đến hệ sinh thái đa dạng phục vụ nhiều nhu cầu, mục đích sử dụng với mức hầu bao khác nhau. Với giá bán 300 USD (7 triệu đồng), Pocophone F1 hẳn là một trong những smartphone hot nhất năm qua.

19%: Thị phần trên toàn cầu của Samsung

Năm 2018, Samsung tiếp tục là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới với thị phần Q3/2018 chiếm 19%. Thế nhưng vẫn còn đó nhiều khó khăn cho công ty Hàn Quốc khi sản lượng máy sụt giảm đến 13% so với Q3/2017 (theo thống kê của Counterpoint Research).

Trong khi đó đối thủ xếp thứ hai là Huawei đang có màn trình diễn tốt hơn với thị phần trong Q3/2018 đạt 14%, tăng lên so với 10% trong Q3/2017.

36 ngày: Thời gian “dán mắt” vào smartphone

Theo thống kê của eMarketer, trung bình người Mỹ sử dụng smartphone trong 2 giờ 23 phút mỗi ngày, nếu tính thêm tablet là 3 giờ 35 phút. Nhân lên 365 ngày thì thời gian chính xác là 872,53 giờ, tương đương 36,4 ngày “dán mắt” vào smartphone trong suốt một năm. Với những công việc đặc thù như đánh giá, biên tập viên công nghệ thì con số chắc chắn còn cao hơn nữa.

Hiện nay có một số công cụ giúp bạn quản lý thời gian sử dụng smartphone, từ đó điều chỉnh lại cho hợp lý như Screen Time trên iOS 12, Digital Wellbeing trên Android Pie, các ứng dụng như Facebook, Instagram, YouTube,…

4,3 tỷ Euro: Mức phạt của EU dành cho Google

Tháng 7/2018, Google đã bị Liên minh châu Âu (EU) tuyên phạt 4,3 tỷ Euro (tương đương 5 tỷ USD) do áp đặt các điều khoản cạnh tranh không lành mạnh lên các nhà sản xuất thiết bị chạy Android.

Đây cũng là mức phạt chống độc quyền kỷ lục mà EU từng đưa ra, cao hơn tổng GDP của các nước như Tonga, Comoros hay Dominica cộng lại. Tuy nhiên so với những gì Google kiểm được thì 4,3 tỷ Euro không là vấn đề khi doanh thu mỗi quý của hãng là 30 tỷ USD.

78,3 triệu: Lượng người chơi Fortnite mỗi tháng

Fortnite được xem là một trong những “hiện tượng văn hóa đại chúng” lớn nhất năm 2018. Theo thống kê mới nhất từ nhà phát hành Epic Games, Fortnite có khoảng 78,3 triệu người chơi mỗi tháng trên tất cả các nền tảng (bao gồm Android). Hiện lượng tài khoản đăng ký chơi Fortnite đã lên đến hơn 200 triệu, cao hơn dân số hàng trăm quốc gia trên thế giới.

Dự kiến Fortnite sẽ đem về cho Epic Games doanh thu 2 tỷ USD trong năm 2018, con số ấn tượng cho một tựa game free-to-play (miễn phí để chơi).

Phúc Thịnh