Author Archives: Headhunt Vietnam

Báo động về năng suất lao động Việt Nam

Liệu tăng lương tối thiểu có phải là việc nên làm, khi mà năng suất lao động của người Việt vẫn còn rất thấp so với các nước ASEAN?

Năng suất lao động của người Việt ở mức thấp đáng báo động là một thực tế đáng buồn, đối nghịch với những viễn cảnh tươi sáng đã được vẽ lên từ bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, tức phần lớn dân số đang trong độ tuổi lao động, trẻ trung và năng động.

Dù năng suất lao động đã cải thiện trong thời gian qua nhưng tốc độ chưa đủ nhanh để bù đắp lại khoảng cách tuyệt đối với các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn trong khối ASEAN. Theo Tổng cục Thống kê, với thực trạng hiện tại, có thể mãi đến năm 2038, Việt Nam mới bắt kịp năng suất lao động của người Philippines và đến năm 2069 mới bắt kịp của Thái Lan, một khoảng cách không dễ san lấp. Khoảng cách này nhiều khả năng sẽ còn mở rộng hơn, khi các quốc gia xung quanh đã tự ý thức phải nâng cấp bản thân trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng diễn ra sâu rộng.

Bao dong ve nang suat lao dong Viet Nam
Năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn kém xa các nước ASEAN

Điển hình là Malaysia, quốc gia có quy mô nền kinh tế lớn gần 2 lần so với Việt Nam, đã công bố đề án công phu về tái cấu trúc hệ thống giáo dục nước này từ đây cho đến năm 2025. Mục tiêu mà đề án đặt ra là nâng cao đội ngũ lao động có trình độ và kỹ năng cao, giúp duy trì khả năng cạnh tranh trong giai đoạn tới. Hiện năng suất lao động của Malaysia cao hơn Việt Nam khoảng 6,6 lần. Để có đề án với quy mô này, Chính phủ Malaysia đã phải tốn mất gần 1,5 năm làm việc nghiêm túc, trong đó có tiếp thu ý kiến từ các bên liên quan, người dân và các tổ chức quốc tế.

Trong khi Malaysia hối hả, Việt Nam vẫn đang loay hoay trong các đề án cải cách lực lượng lao động của mình, vẫn phụ thuộc chủ yếu vào việc dịch chuyển nguồn lực lao động từ khu vực nông thôn ra thành thị để cải thiện năng suất cho toàn nền kinh tế. Và dĩ nhiên, điều này không thể kéo dài mãi.

Theo hãng tư vấn McKinsey, trong giai đoạn 2005-2010, hai yếu tố gia tăng số lao động và dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp đã đóng góp 2/3 vào tốc độ tăng trưởng cho Việt Nam. Chỉ 1/3 còn lại đến từ việc cải thiện năng suất lao động.

Vì năng suất thấp nên tiền lương nhân công cũng thấp tương ứng. Điều này giúp thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đến Việt Nam trong các ngành thâm dụng lao động, không đòi hỏi nhiều kỹ năng. Thực tế thì các lĩnh vực thu hút được nhiều vốn FDI nhất trong những năm qua vẫn là dệt may, da giày, chế biến các sản phẩm đơn giản. Trong khi đó, dù mang tiếng là doanh nghiệp công nghệ cao nhưng nhà máy Samsung mở tại Việt Nam cũng chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp sản phẩm, đồng nghĩa giá trị gia tăng mang lại không cao.

Do đó, nguy cơ lớn cho nền kinh tế ngày càng lộ diện rõ. Một khi nguồn nhân lực dồi dào như hiện nay dần cạn kiệt và mức lương của nhân công dần tăng lên, chắc chắn các doanh nghiệp FDI sẽ rời Việt Nam đi tìm miền đất hứa mới như Bangladesh, Campuchia, Lào, Myanmar. Gần đây, Hội đồng Tiền lương Quốc gia vừa “chốt“ mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là 12,4%. Điều đáng ngại là khi đó, với năng suất lao động không cải thiện là bao, cộng với cấu trúc nền kinh tế thiếu linh hoạt, nguy cơ tỉ lệ thất nghiệp tăng lên sẽ ngày càng hiện hữu, cũng như khả năng cạnh tranh của nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng.

Có lẽ cũng không gì ngạc nhiên khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh lo âu về năng lực cạnh tranh nước nhà trước viễn cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ ra đời vào cuối năm nay. “Hội nhập là cạnh tranh, nếu không cạnh tranh được thì chúng ta thất bại”, ông Vinh nói.

Năng suất lao động thấp cũng ảnh hưởng đến quy mô mở rộng của nền kinh tế so với các quốc gia láng giềng, dù hiện tại khoảng cách này cũng không hề nhỏ. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), nếu chỉ tăng trưởng 5%, đến năm 2035, GDP của Việt Nam vẫn thua xa Thái Lan. “Nếu tăng trên 7% may ra mới đuổi kịp được, còn 5% chắc chắn tụt hậu”, ông nói.

Vậy giải pháp để thúc đẩy năng suất là gì? Theo đề xuất của hãng tư vấn McKinsey, bên cạnh việc phải bình ổn môi trường kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát, cải cách các chương trình giáo dục và đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường, Việt Nam cần đề ra một đề án tổng thể để gia tăng năng suất của khu vực nông nghiệp, cải thiện giá trị gia tăng trong ngành sản xuất và hiệu quả trong tiêu thụ năng lượng.

Một số lĩnh vực hứa hẹn có thể mang lại giá trị gia tăng cao cho Việt Nam nằm ở các ngành gia công công nghệ thông tin, ngành xử lý dữ liệu và gia công cho các lĩnh vực kinh doanh khác. Chính phủ Việt Nam cũng nên tái cấu trúc lại mô hình kinh tế theo hướng thu hẹp phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động kém hiệu quả.

Chốt phương án lương tối thiểu năm 2016 tăng 12,4%

Sau gần năm tiếng thảo luận căng thẳng, đến 12g30 trưa 3-9, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã chốt phương án tăng lương tối thiểu cho năm 2016 là tăng 12,4% so với năm 2015.

Hội đồng Tiền lương quốc gia công bố đã chốt phương án tăng lương tối thiểu cho năm 2016 – Ảnh: T.H

Theo đó, mức tăng cụ thể từ 250.000 đồng đến 400.000 đồng tùy theo từng vùng.

Ông Phạm Minh Huân, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia cho biết tỷ lệ tăng lương tối thiểu 2016 lên 12,4% đã được các thành viên Hội đồng thống nhất và đưa ra bỏ phiếu.

Kết quả đã có 92% thành viên Hội đồng ủng hộ phương án này. Đây là tỷ lệ tán thành cao nhất của các thành viên Hội đồng đối với phương án tăng lương tối thiểu trong ba năm qua.

Theo kết quả vừa được được Hội đồng Tiền lương quốc gia bỏ phiếu thông qua, lương tối thiểu năm 2016 của vùng 1 sẽ tăng 3,1 triệu lên 3,5 triệu ; của vùng 2 tăng từ 2,75 triệu lên 3,1 triệu , của vùng 3 tăng từ 2,4 triệu đồng lên 2,7 triệu và lương tối thiểu của vùng 4 tăng từ 2,15 triệu đồng lên 2,4 triệu.

Trước khi bước vào phiên họp cuối cùng, Tổng Liên đoàn lao động VN (TLĐLĐVN) đại diện cho người lao động đề xuất tăng 16,8%, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), đại diện cho giới chủ sử dụng lao động chỉ đề nghị mức tăng không quá 10%.

Đến giữa phiên họp, phía TLĐLĐVN đã chấp nhận giảm xuống 14,3%- bằng với mức tăng của năm 2015, trong khi phía VCCI chỉ đồng ý nâng lên xấp xỉ 11%. Tuy phương án này đã được thông qua nhưng giữa hai bên vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất.

Trong đó, đại diện cho VCCI, ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch cho biết giới doanh nghiệp sẽ tiếp tục kiến nghị việc xem xét điều chỉnh lương tối thiểu sao cho hợp lý hơn, để không quá sức chịu đựng của phần lớn các doanh nghiệp.

Phương án tăng lương tối thiểu sẽ được Hội đồng Tiền lương Quốc gia trình Chính phủ phê duyệt trước khi công bố chính thức vào tháng 10 tới. Mức lương tối thiểu mới sẽ được áp dụng từ ngày 1-1-2016.

Hết lo hàng Trung Quốc, lại ngại hàng Thái Lan

Không chỉ đang lấn sân tại các chợ truyền thống, chợ cóc, đại lý bán lẻ… hàng tiêu dùng “made in Thái Lan” còn tấn công trên cả sàn thương mại điện tử.

Hàng hóa sản xuất trong nước đang mất dần vị trí trong hệ thống siêu thị. Ảnh: Quốc Anh.

Nếu như trước đây người tiêu dùng từng choáng ngợp vì hàng Trung Quốc giá rẻ tràn ngập thị trường, thì nay, từ các hệ thống siêu thị đến các đại lý bán lẻ, chợ lớn, chợ bé, các sản phẩm gia dụng đến từ nhiều quốc gia – trong đó rất đáng kể là hàng Thái Lan. Điều này thực sự đáng lo ngại đối với các DN trong nước, tạo nên sức ép cạnh tranh lớn ngay trên sân nhà. Nói như giới chuyên gia: Cộng đồng doanh nghiệp chần chừ là mất sân.

Hàng Thái xâm chiếm thị trường

Gần đây nhiều địa phương trên cả nước xuất hiện ngày một nhiều các loại hàng hóa, vật dụng, đồ dùng Thái Lan. Nếu như trước đây, hàng Trung Quốc lấn át thị trường trong nước chỉ bởi ưu thế về giá cả và mẫu mã, thì nay với lợi thế cả về mẫu mã, chất lượng cũng như giá cả… các sản phẩm đến từ Thái Lan đang ngày càng nhận được nhiều sự ưu ái từ người tiêu dùng.

Chị Đỗ Thu Huệ, người dân ở phố Đội Cấn (Hà Nội) cho biết, chị vừa kết thúc một chuyến du lịch Đà Nẵng, nhưng quà mang về cho người thân ở nhà không phải là những món đặc sản của Đà Nẵng, mà là hơn một chục đôi dép Thái Lan.

“Chỉ với 60.000 – 80.000 đồng/đôi dép, vừa đẹp, vừa đảm bảo chất lượng, tôi nghĩ chẳng có lý do gì mà không sử dụng những sản phẩm này”- chị Huệ chia sẻ. Theo chị Huệ, nếu mua dép Trung Quốc giá rẻ hơn nhưng rất chóng hỏng. Còn mua dép “made in Việt Nam” thì sẽ không bao giờ có giá đó.

Chị Huệ chỉ là một trong số nhiều người tiêu dùng Việt Nam có nhu cầu sử dụng các sản phẩm tiêu dùng của Thái Lan. Đáng chú ý, trên thị trường hiện nay, hầu hết các mặt hàng tiêu dùng từ vật dụng nhỏ như bàn chải đánh răng, kem đánh răng, khăn mặt, mỹ phẩm… cho đến các sản phẩm may mặc, đồ gia dụng như điện máy… đã có sự “đổi ngôi”. Lợi thế rẻ và chất lượng đang là những điểm mạnh để hàng hóa của Thái Lan có khả năng lấn át hàng Trung Quốc và hàng Việt tại Việt Nam.

Anh Trần Trường Giang- một người buôn hàng Thái Lan qua mạng cho biết, bán hàng Thái Lan qua mạng cũng “đắt như tôm tươi”. Chuyến hàng mỹ phẩm nào được đánh về chỉ rao trên mạng khoảng 1 tuần đã được bán hết.

“Hàng Thái Lan giá không cao hơn, thậm chí nhiều sản phẩm còn thấp hơn hàng Việt Nam. Hơn thế lâu nay hàng Thái Lan đã có tiếng về chất lượng, nên người tiêu dùng chọn mua nhiều. Trước đây tôi kinh doanh hàng xách tay từ Mỹ, Úc nhưng giờ chuyển sang hàng Thái vì phù hợp với phần lớn thu nhập của người Việt Nam”.

Như vậy, không chỉ đang lấn sân tại các chợ truyền thống, chợ cóc, đại lý bán lẻ… hàng tiêu dùng “made in Thái Lan” còn tấn công trên cả sàn thương mại điện tử.

Doanh nghiệp Việt cần hành động

Không phải bây giờ mà đã từ lâu, hàng Thái Lan đã được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Tuy nhiên, dư luận chỉ bắt đầu chứng kiến sự đổ bộ mạnh mẽ của hàng Thái Lan trong khoảng gần 2 năm trở lại đây.

Bắt đầu từ thời điểm tháng 6-2013, tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi hoàn tất thương vụ mua lại chuỗi bán lẻ Family Mart tại Việt Nam. Family Mart là chuỗi bán lẻ của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam. Thời điểm trước đó, khi chưa rơi vào tay người Thái, hàng Việt Nam tại hệ thống bán lẻ này chiếm khoảng 70%. Nhưng khi thuộc về tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi, con số 70% này được chuyển sang tay người Thái.

Và chỉ sau thương vụ mua bán, sáp nhập này một năm, tháng 8/2014, Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan mua lại toàn bộ hệ thống bán sỉ Cash & Carry ở Việt Nam của Metro Group. Tới lúc này, những lo ngại về một làn sóng hàng hóa Thái Lan đã thực sự hiện hữu.

Theo giới chuyên gia kinh tế, sự có mặt của người Thái không chỉ dừng lại ở những sản phẩm đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, ngành bán lẻ mà họ tiếp tục lấn sang các ngành lớn hơn.

Lý giải cho sự xâm nhập khá dồn dập này của hàng Thái Lan, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, giống như Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan cũng có chung đường biên giới. Có lợi thế về vị trí địa lý, cả lợi thế về mẫu mã, đặc biệt giá cả, chất lượng lại phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam, do đó sự lựa chọn của người tiêu dùng với những sản phẩm vừa đạt được tiêu chuẩn về chất lượng cũng như giá cả là điều có thể hiểu được.

Theo ông Hải, vấn đề cần làm của các DN Việt hiện nay là nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm để có thể chiếm được niềm tin của người tiêu dùng Việt.

“Chúng ta đã và đang triển khai tốt Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, tâm lý tiêu dùng của người dân đã có sự chuyển biến đáng kể, xu hướng sử dụng hàng Việt ngày một nhiều hơn. Đây sẽ là cơ hội để các DN sản xuất cũng như các nhà phân phối tận dụng để có thể đưa hàng Việt đến gần hơn với người Việt”- ông Hải nhấn mạnh.

Giới chuyên gia kinh tế cũng bày tỏ quan điểm, do thu nhập chủ yếu ở mức trung bình nên phần lớn tâm lý của người tiêu dùng Việt vẫn thiên về giá cả, do đó sự lựa chọn của họ luôn là giá cả phù hợp với túi tiền. Bởi vậy, các DN Việt Nam cần phải nắm bắt tâm lý này để lên kế hoạch cho chiến lược sản xuất kinh doanh của mình.

“Vấn đề mấu chốt hiện nay, là hầu hết các DN nhỏ của chúng ta ít vốn, công nghệ sản xuất không cao nên rất cần các DN phải liên kết với nhau thành một sức mạnh tập thể, sử dụng sản phẩm của nhau để tiết giảm chi phí. Khi có sự liên kết đó, tất yếu các DN sẽ tiết giảm được nhiều chi phí, giúp giảm giá thành sản xuất. Khi đó các sản phẩm hàng hóa của DN Việt đến tay người tiêu dùng mới có thể cạnh tranh với các sản phẩm đến từ Thái Lan hay Trung Quốc, cũng như các nước khác”- ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia thị trường chia sẻ.

Bơm’ thêm 1.300 tỷ đồng đầu tư nhà máy sản xuất sữa đậu nành

Giai đoạn 2 nhà máy Sữa đậu nành Vinasoy Bắc Ninh với tổng công suất thiết kế là 180 triệu lít sữa/ năm, tổng số vốn đầu tư cho 2 giai đoạn là hơn 1.280 tỷ đồng vừa chính thức khánh thành.

Với 2 nhà máy ở Quảng Ngãi và Bắc Ninh, Vinasoy kỳ vọng sẽ cung ứng sữa đậu nành lên hơn 1,5 tỷ sản phẩm/năm, và lọt danh sách top 5 công ty sản xuất sữa đậu nành lớn nhất thế giới.

'Bơm' thêm 1.300 tỷ đồng đầu tư nhà máy sản xuất sữa đậu nành
‘Bơm’ thêm 1.300 tỷ đồng đầu tư nhà máy sản xuất sữa đậu nành

Được biết, cuối năm 2015 Vinasoy sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy thứ 3 tại KCN VSIP 2A Bình Dương.

Hiện tại, công ty đang tập trung vào các sản phẩm sữa đậu nành. Nguyên liệu hoàn toàn trồng trong nước, vùng nguyên liệu chủ yếu ở Cư Jút và một số vùng nguyên liệu khác.

Is HR really ready to hire back former staff?

Welcoming back ex-employees – or “boomerang employees” to re-join firms is fast becoming a trend worldwide – but are HR and business leaders doing all they can to attract and support these staff in the first place?

In a new study by The Workforce Institute at Kronos and WorkplaceTrends.com, a gap exists between HR leaders and workers/managers when it comes to maintaining relationships with former staff.

It found that while organisations appear increasingly more accepting of boomerang applicants, 80% of staff say former employers do not have a strategy in place to encourage them to return.

More than six out of 10 (64%) of employees also say there appears to be no strategy for maintaining a relationship with them.

In addition, nearly half of managers said their organisation has no alumni communication strategy.

HR leaders, on the other hand, stated they use several strategies for keeping in touch with former high-performing employees.

These included email newsletters (45%), recruiters (30%), and alumni groups (27%).

“With this boomerang trend on the rise, it’s more important than ever for organizations to create a culture that engages employees – even long after they’ve gone – and organizations should consider how the boomerang employee factor should affect their off-boarding and alumni communications strategies for top performers,” said David Almeda, chief people officer, Kronos.

The survey stressed on the importance of maintaining good relations with ex-employees, especially because majority of the respondents stated the benefits of hiring back boomerang staff are many.

Both HR professionals (33%) and managers (38%) agreed that familiarity with the firm’s culture is the biggest benefit to hiring back former employees.

Nearly one- third of respondents also appreciated that boomerangs do not require as much training as a brand new employee.

The report warned, however, that hiring back former employees was not completely void of risks or concerns.

Nearly one-third of HR professionals and managers claimed that boomerang employees have a stigma hanging over their heads that they might leave again.

More than one-quarter of them also stated these employees may have the same baggage they originally left with.