Category Archives: Career Advice

Đại học mang lại kiến thức, nhưng tự học tự rèn luyện mới mang lại cho bạn tài sản

Rất nhiều người tin rằng những tấm bằng thạc sỹ hay tiến sỹ là thứ đảm bảo giúp họ trở nên giàu có, nhưng thực tế họ đã nhầm!

Đại học mang lại kiến thức, nhưng tự học tự rèn luyện mới mang lại cho bạn tài sản

Trên thực tế, theo nghiên cứu mới được Wealth-X công bố thì gần 30% số tỷ phú trên thế giới hiện nay không có bằng đại học.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Steve Siebold – người dành 3 thập kỷ để nghiên cứu về hơn 1.200 người giàu có bậc nhất thế giới. “Học vị của nhiều người giàu có trên thế giới rất thấp và hầu hết có được khối tài sản khổng lồ thông qua việc sử dụng hiểu biết ở những lĩnh vực cụ thể”.

Tuy nhiên đáng tiếc, “rất nhiều người tin rằng những tấm bằng thạc sỹ hay tiến sỹ là thứ đảm bảo giúp họ trở nên giàu có”, Siebold nói.

Theo Wealth-X thì chỉ 22% những tỷ phú hiện nay có bằng thạc sỹ. 13% có bằng MBA và 10% có bằng tiến sỹ. Thậm chí bằng luật còn có tỉ lệ ít hơn là 3% và bằng y chỉ là 1%.

Nhìn chung, bằng cấp chỉ là bước đệm nhỏ chứ không phải điều kiện cần để giúp bạn trở nên giàu có. Điều quan trọng là phải liên tục tìm ra cách học hỏi thêm ngay cả sau khi đã hoàn thành những bằng cấp chính thống.

“Giáo dục chính thống sẽ giúp bạn sống sót. Tự học và rèn luyện sẽ giúp bạn tạo nên tài sản. Hãy trở thành một sinh viên biết tự học hỏi suốt đời!”

Nhìn chung, có một điểm chung mà rất nhiều người giàu có và thành công đều có đó là họ đều là những người ham đọc sách. Lấy Warren Buffett là ví dụ, người dành 80% thời gian làm việc trong ngày chỉ để đọc hay Bill Gates đọc khoảng 50 cuốn sách một năm.

“Bước vào nhà một người giàu có và thành công điều đầu tiên bạn luôn nhìn thấy là tủ sách khổng lồ họ sử dụng để tự bồi bổ thêm kiến thức, tự tìm ra cách để làm sao trở nên thành đạt, giàu có”, Siebold viết.

3 kiểu ứng viên dễ bị loại ngay từ vòng đầu

Có muôn vàn lý do khiến một ứng viên không qua được một, thậm chí tất cả các vòng tuyển dụng của một công ty. Tuy nhiên, chưa nói tới các kỹ năng, kiến thức chuyên môn hay kinh nghiệm làm việc, nếu mắc phải các lỗi cơ bản sau thì bạn sẽ rất khó lọt qua vòng sơ tuyển của nhà tuyển dụng.

Thiếu tự chủ

Một biểu hiện dễ nhận thấy ở ứng viên thiếu tự chủ là tại phần thông tin liên lạc trong CV hay hồ sơ ứng tuyển, thay vì để số điện thoại và email cá nhân, họ lại để lại thông tin liên lạc của người thân, mặc dù trên thực tế họ có sử dụng cả 2 phương tiện liên lạc này.

Một người chưa biết làm chủ cơ hội được làm việc của mình, không sẵn sàng nhận cuộc gọi, email mời tham dự vòng tuyển dụng từ nhà tuyển dụng thì rất khó để nói rằng họ đã thực sự mong muốn được đi làm, hay có thể tự quyết định việc mình muốn làm.

Không quan tâm tới cơ hội của chính mình

Được mời tham gia phỏng vấn tuyển dụng đồng nghĩa với việc bạn đang tới gần hơn với cơ hội của mình, bởi không phải CV hay hồ sơ xin việc nào cũng đủ tiêu chuẩn để qua được khâu xét duyệt trên giấy. Tuy nhiên, có nhiều ứng viên lại để vuột mất cơ hội đi tiếp vào vòng trong chỉ vì khi tiếp xúc với nhà tuyển dụng, họ không thể nhớ chính xác mình đã ứng tuyển vào vị trí gì, không nhớ nổi yêu cầu về công việc mà mình ứng tuyển.
Với kiểu ứng viên đó, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra câu hỏi liệu họ có đủ niềm đam mê với công việc này hay không khi chính bản thân họ không quan tâm một cách đầy đủ tới những gì mình đang làm?

Không sẵn sàng với lựa chọn của mình

Không chắc chắn muốn làm tại vị trí mình đã ứng tuyển, hỏi sang cả vị trí khác và phân vân muốn chuyển sang vị trí khác vì lo sợ không trúng tuyển ở vị trí hiện tại… là những “điểm trừ” mà nhiều người khi đi xin việc mắc phải.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Có phải bạn đang tìm việc chỉ với duy nhất một lý do là bạn cần có một công việc tạm thời, thay vì có đôi chút sự thích thú và mối quan tâm tới nó? Liệu bạn có đủ nhiệt huyết với công việc mà chính bản thân cũng không dám chắc mình yêu thích và hiểu về nó?

Chỉ mất 2 tiếng đọc cuốn sách này, bạn sẽ trở thành tay sales cừ khôi

Làm sao để thuyết phục được khách hàng bỏ tiền ra mua sản phẩm của mình. Một câu hỏi không đơn giản.

Allan Pease

Và đó cũng là câu hỏi xuyên suốt trong cuộc đời bất cứ người bán hàng nào. Bán được hàng – một mục tiêu vô cùng quan trọng, là sự sống còn của người bán hàng lẫn doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải người bán hàng nào cũng làm được điều đó.

Quyển sách của tác giả hàng đầu thế giới về ngôn ngữ cơ thể:

Allan Pease sẽ chỉ bạn cách để mở ra một cuộc nói chuyện với khách hàng, từ đó, họ sẽ mở lòng ra và với cả chính bạn, một người bán hàng, việc họ có mua hàng hay không cũng không có quá quan trọng.

Quan trọng là mạng lưới khách hàng của bạn đã được mở rộng và có thể họ sẽ tiếp bạn lần sau, chắc chắn lần này, khả năng mua hàng của họ là rất cao.

Doanh nghiệp nào cũng cần phải bán được hàng mới có lợi nhuận để duy trì công ty cho nên doanh nghiệp nào cũng tuyển người bán hàng, và rất cần người bán hàng giỏi. Với người bán hàng, việc bán hàng không chỉ đảm bảo doanh số của công ty, mà đó còn là việc nuôi sống bản thân và được người khác coi trọng.

Tất nhiên, để trở thành người bán hàng giỏi là không dễ, mà không có công việc nào là dễ cả. Nếu bạn muốn trở thành người bán hàng giỏi thì quyển sách “Câu hỏi là câu trả lời” là cuốn sách được viết ra để dành riêng cho bạn.

Chí tốn 2 giờ đọc sách và kết quả sẽ mang lại nhiều điều bất ngờ!


Allan Pease là tác giả của cuốn sách “Câu hỏi là câu trả lời”

Allan Pease là tác giả của cuốn sách “Câu hỏi là câu trả lời”

Khi còn là cậu bé, ông đã gõ cửa từng nhà để bán từng miếng xốp rửa chén, năm 19 tuổi, Allan Pease bắt đầu bằng việc bán bảo hiểm nhân thọ và sau đó rất thành công.

Trong “Câu hỏi là câu trả lời” không chỉ giúp bạn bán được hàng mà bạn sẽ có được nhiều kỹ năng tuyệt vời như: Hiểu được ý muốn của khách hàng, hay cách để mở một cuộc nói chuyện với khách hàng, những ngôn ngữ cụ thể của cơ thể để tạo ấn tượng tốt với lần đầu gặp cũng như duy trì cuộc nói chuyện…

Khi ấy bạn sẽ là đối tác với khách hàng, chứ không phải là một người bán hàng đang mong chờ sự giúp đỡ hay thương hại của người mua để họ bỏ tiền ra mua món hàng của bạn.

Quyển sách bao gồm 5 phần với nhiều kỹ năng quan trọng:

Phần 1: Bước đầu tiên với năm quy tắc vàng để thành công trong đó có việc gặp gỡ nhiều người hơn, sử dụng luật bình quân và cải thiện hệ số bình quân của bạn.

Phần 2: Làm thế nào để đạt được sự đồng thuận với kỹ thuật bốn chiếc chìa khóa.

Phần 3: Sáy kỹ năng chiến lược để có phần trình bày ấn tượng.

Phần 4: Sáu phương pháp đặc biệt hiệu quả trong việc tạo ấn tượng tốt.

Và phần 5: Ngôn ngữ cử chỉ – Cách đọc mật ngữ cơ thể.

Thông tin về tác giả “Câu Hỏi Là Câu Trả Lời”:

Allan Pease được biết đến như một hiện tượng của thế giới với biết danh là “Ngài ngôn ngữ cơ thể” khi quyển sách Ngôn ngữ cơ thể của ông được xuất bản. Ông viết rất nhiều sách và hầu hết nằm trong danh sách bán chạy nhất.

Các quyển sách của Allan Pease đã được dịch ra hơn 51 thứ tiếng với hơn 25 triệu bản đã được bán tại 100 quốc gia. Không những vậy, chương trình truyền hình của ông cũng được khán giả nồng nhiệt, tính đến nay đã hơn 100 triệu lượt người xem trên toàn thế giới.

Allan Pease còn là một diễn giả nổi tiếng. Ông đã đi hơn 60 quốc gia để nói chuyện về đạo tạo và tư vấn bán hàng cũng như đọc vị đối tác. Tổng thống Nga Vladimir Putin, khi ấy vẫn còn là trợ lý của thị trưởng thành phố St. Petersburg đã là học trò của ông và còn là một học trò xuất sắc.

Năm 2013, Allan Pease đến Việt Nam để nói về “Đọc vị đối tác trong đàm phán và bán hàng” cho hơn 300 doanh nhân. Thấy được hiểu quả từ buổi hội thảo này, Allan Pease đến Việt Nam lần 2 vào tháng 7 năm 2015 để chia sẽ tuyệt chiêu cho giám đốc bán hàng.

Khi sếp cho nhân viên thêm ngày nghỉ

Giảm thời gian làm việc mới là biện pháp tốt nhất giúp nhân viên tăng năng suất lao động.

Cho nhân viên nghỉ làm ngày thứ 6 không phải là một ý tưởng quá mới mẻ. Từ năm 2014, các tỷ phú như Carlos Slim hay Larry Page từng nói công khai rằng họ ủng hộ việc rút ngắn thời gian làm việc trong tuần cho nhân viên nhưng vấn đề là đến nay ý tưởng này vẫn chưa trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Tại rất nhiều công ty, đặc biệt là khu vực San Francisco, cung cấp rất nhiều tiện ích cho nhân viên bao gồm những giờ hoạt động nhóm vui vẻ, thẻ thành viên tập thể hình miễn phí, những căn bếp đầy đồ ăn hay bàn chơi game ngay trong công ty. Về cơ bản, những tiện ích này gần như không tồn tại ở giai đoạn khoảng 1 thập kỷ trước đây nhưng hiện nó lại trở nên khá bình thường so với những gì các nhân viên thực sự mong đợi và khiến chúng giảm giá trị.

Đã có rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nói về chế độ phúc lợi dành cho nhân viên và về việc giúp nhân viên đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Câu hỏi đặt ra là, liệu những thẻ tập thể hình hay đồ ăn miễn phí có phải là cách thức tốt để đạt được mục tiêu kể trên?

Trong cuộc khảo sát gần đây của EY, kết quả cho thấy 1/3 nhân viên nói rằng việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống với họ đang ngày càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Điều này càng khẳng định chắc chắn rằng những lợi ích quá bình thường như kể trên hoàn toàn không giúp ích gì trong việc thúc đẩy nhân viên. Chúng đơn giản chỉ tạo ra kỳ vọng (kỳ vọng vào gì thì chưa rõ) và tiêu tốn tiền bạc của doanh nghiệp.

Trong khi hàng loạt quỹ đầu tư và công ty thành công cung cấp rất nhiều chế độ phúc lợi độc đáo cho nhân viên bao gồm tiền nghỉ mát, đền bù học phí đại học hay hỗ trợ nghỉ sinh con dài hạn có trả lương, thì chỉ một số ít trong số đó thực sự giúp nhân viên tìm được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống thật sự, và một trong số đó là giảm bớt thời gian làm việc.

Ví dụ, thương hiệu thời trang REI cho nhân viên 2 ngày nghỉ việc có lương mỗi năm gọi là “Yay Days” để tận hưởng những hoạt động bên ngoài. Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã WWF cũng cho nhân viên nghỉ mỗi ngày thứ 6 hàng tuần và gọi là “Panda Fridays”.

“Chúng tôi cho nhân viên nghỉ làm thứ 6 và vẫn trả lương cho họ. Đây được gọi là “18-Day Work Month” và chúng tôi tin nó là chìa khóa giúp tăng năng suất lao động”, đại diện WWF chia sẻ.

Mọi người có thể thể hiện tốt nhất phong độ của mình khi họ không bị buộc phải tuân theo những giờ làm việc quy định sẵn. Nếu được tập trung cao độ trong suốt giờ làm việc trong tuần và quay trở lại sau thời gian nghỉ cuối tuần dài hơn với cảm giác thư giãn hơn. Kết quả tất yếu là họ sẽ đạt năng suất làm việc cao hơn và quan trọng nhất, cảm thấy hạnh phúc hơn.

Dĩ nhiên, nhiều lãnh đạo sẽ quan ngại vậy nếu nhân viên làm việc ít ngày hơn sẽ khiến công ty kiếm được ít tiền hơn. Tuy vậy trong dài hạn, việc này lại có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty bạn.

Lấy ví dụ về tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Tuyển dụng là vấn đề quan trọng để thu hút nhân tài. Bất kỳ lãnh đạo nào cũng đều muốn thuê được người giỏi nhất và những ứng viên tốt nhất phải có kinh nghiệm và năng lực tốt.

Nếu bạn có thể kết hợp năng lực tốt với vốn kinh nghiệm dày dặn, lãnh đạo không chỉ đã chọn được một nhân tài hiếm có mà họ còn là người không sợ mắc sai lầm và biết học hỏi từ những sai lầm đó. Đó là sự khôn ngoan. Những ứng viên này sẽ có năng suất làm việc tốt hơn bởi họ có thể làm mọi thứ nhanh và chuẩn ngay lần đầu tiên. Tờ Fortune gọi đây là những người 5x’ers.

Thông thường, những 5x’ers trong suốt sự nghiệp luôn trân trọng thời gian rảnh rỗi hơn đa số những người còn lại. Họ có xu hướng có vợ, gia đình và nhà, có nghĩa là có trách nhiệm và mong mỏi được cân bằng giữa công việc và cuộc sống nhiều hơn.

Bằng việc cho nhân viên thời gian làm việc linh hoạt với nhiều thời gian dành cho cá nhân hơn, các lãnh đạo sẽ tạo ra sức hút đặc biệt từ đó thúc đẩy nhân viên làm việc. Ngoài ra về phía doanh nghiệp, các lãnh đạo có thể rút ngắn thời gian đào tạo những người mới hoặc tìm người thay thế và không mất quá nhiều tiền cho việc tuyển dụng.

Khiến nhân viên kiệt sức, mệt mỏi là một trong những chi phí vô hình đắt đỏ nhất mà công ty phải chi trả và là biện pháp khá hà khắc.

Nhìn chung trong bối cảnh hiện nay, để thu hút và giữ chân nhân tài các doanh nghiệp phải cần làm được nhiều hơn chứ không chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho nhân viên bữa ăn hay thẻ tập miễn phí. Thay vào đó, các doanh nghiệp nên tạo ra sự khác biệt, cung cấp những phúc lợi độc nhất vô nhị, giúp nhân viên có thể tìm được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Đó là lúc nhân viên của bạn có thể kiểm soát được đâu là thời gian và năng lượng dành cho công việc và đâu là thời gian và năng lượng dành cho cuộc sống cá nhân. Đây là ý tưởng hay mà tất cả các nhà lãnh đạo đều nên cân nhắc nếu muốn công ty của mình đạt năng suất lao động tốt hơn.

Doanh nghiệp đã sẵn sàng dùng lao động chất lượng quốc tế?

Với việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng Kinh tế ASEAN… Việt Nam đang bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn bao giờ hết. Theo đó, thị trường lao động sẽ sôi động hơn, nhu cầu sử dụng lao động tăng lên, doanh nghiệp có cơ hội để tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng quốc tế. Nhưng liệu các chính sách và cơ chế đã sẵn sàng để đón nhận xu thế này?]

Cơ chế công nhận lao động rõ ràng

Với “Cam kết mở cửa cho 8 ngành nghề lao động” của AEC, người lao động có trình độ cao sẽ được tự do di chuyển giữa các quốc gia trong khối nếu họ có chứng chỉ hành nghề và được thừa nhận trong khối ASEAN. Trình độ lao động giữa các quốc gia tất yếu có chênh lệch, nên cần phải có được sự “thừa nhận” nếu muốn làm việc ở quốc gia thành viên AEC khác.

Chắc chắn rồi đây các quốc gia sẽ có cơ chế công nhận lao động rõ ràng, về năng lực, trình độ của người lao động khi làm việc tại quốc gia mình để tránh tình trạng người lao động nước ngoài có chất lượng tốt nhưng không được “thừa nhận” theo cơ chế. Đây là cơ hội cho các quốc gia muốn nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng lao động của khối DN tư nhân.

Các chính sách pháp luật điều chỉnh cũng phải thay đổi để phù hợp. Bởi trong thời đại số, người lao động dù ngồi ở nơi đâu cũng có thể làm việc hầu như trên toàn cầu.

Họ có quyền chọn nơi làm việc, nơi để đóng thuế thu nhập, và quan trọng hơn là nơi họ sẽ cống hiến năng lực. Chính sách vì thế cần linh hoạt và thông thoáng để tạo điều kiện cho lao động nước ngoài có chất lượng, đồng thời không làm chảy máu chất xám trong nước.

DN cũng vậy, việc chiêu mộ nhân tài cũng bắt đầu từ chính sách tuyển dụng và cơ chế. Các vấn đề về đóng thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm, các thủ tục hành chính liên quan không nên là rào cản hay khó khăn, để họ được làm việc với năng suất cao nhất.

Người chủ DN cần có chiến lược phù hợp để nâng cao tính cạnh tranh vào thời điểm hội nhập này, tất cả phải bắt nguồn từ chính sách nội bộ DN trước khi đón chờ sự thay đổi chính sách của Chính phủ.

Giản lược các thủ tục hành chính

Việc tự do di chuyển lao động trong AEC nói chung yêu cầu phải cải cách chính sách và có sự đồng bộ thủ tục ở cả cấp quốc gia và khu vực.

Theo quy định tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài thì lao động nước ngoài chỉ được làm việc tại Việt Nam khi có visa lao động. Thời gian cấp visa nên được rút ngắn và cần tạo cơ chế cho các lao động có chuyên môn cao có thể xin cấp visa lao động ngay tại Việt Nam với chi phí thấp.

Gần đây, thủ tục cấp phép cho lao động nước ngoài ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã “nới lỏng” hơn. Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định lao động nước ngoài có thể làm việc ở Việt Nam với các chức danh như chuyên gia, quản lý, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật. Dù thời hạn sử dụng giấy phép bị hạn chế (2 năm), nhưng có thể gia hạn tùy vào nhu cầu công việc. Tuy nhiên, các quy định về visa lao động nên nới rộng thời gian và linh hoạt thủ tục hơn nữa để thu hút lao động lành nghề, có chuyên môn kỹ thuật cao.

Tự do liên kết lao động

Những tiêu chuẩn được đề cập trong TPP cũng chính là các tiêu chuẩn lao động được nêu tại Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam đã đáp ứng được đa số các tiêu chuẩn này. Tuy vậy, vẫn còn một số vấn đề ở chính sách về quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của người lao động, hay về xóa bỏ lao động bắt buộc. Người nước ngoài thuộc đối tượng không kết nạp vào tổ chức công đoàn, như vậy sẽ không đảm bảo quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của người lao động và người sử dụng lao động trong TPP.

Theo quy định chung, Việt Nam và các nước thành viên phải tôn trọng và bảo đảm quyền của người lao động trong việc thành lập và gia nhập tổ chức của người lao động tại cơ sở. Điều này có nghĩa tổ chức của người lao động tại cơ sở có thể lựa chọn gia nhập Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, hoặc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được chính thức hoạt động với danh nghĩa “công đoàn độc lập”. Nhưng hiện nay, tại Việt Nam, chỉ có một tổ chức duy nhất đại diện cho người lao động được công nhận, đó là công đoàn.

Chuẩn lao động theo TPP mang lại tính toàn cầu và công bằng cho các quốc gia thành viên trong quản trị lao động tại DN, DN cần thay đổi để phù hợp. Ở góc độ nhà làm luật, Nhà nước cần mở rộng cơ chế này để hướng đến việc sử dụng nhân lực lao động nước ngoài trong khối ngành kinh tế tư nhân. Từ đó nâng cao tính cạnh tranh của lực lượng lao động trong giai đoạn mới.

Tóm lại, nếu Nhà nước sẵn sàng gỡ bỏ dần các rào cản pháp lý để mở rộng thị trường cho lao động nước ngoài, DN cần tranh thủ. Bản thân DN cũng phải sẵn sàng cho cơ hội thoát khỏi thị trường nội địa, cạnh tranh với các thương hiệu toàn cầu bằng một lực lượng lao động mới – lực lượng lao động có chất lượng quốc tế.