Category Archives: News

Giàu hay nghèo không phải tại cái số, mà do thói quen của chính bạn

Chúng ta thường tự an ủi mình rằng: Giàu nghèo là do có số. Song, trên thực tế, không ai có thể quyết định số phận của bạn ngoại trừ chính bạn. Và, thói quen hàng ngày chính là công cụ giúp định hình cuộc sống của bạn.

Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Indiana cho biết, khi bạn rèn luyện một thói quen có tác động tích cực tới cuộc sống của bạn, nó sẽ tự động cải thiện các lĩnh vực khác có liên quan. Và, có thể nói một cách nôm na rằng chúng là các thói quen chủ chốt.

Một thói quen chủ chốt sẽ kéo theo nhiều thói quen tốt khác

Thói quen chủ chốt là những hành vi có tính ảnh hưởng, là chất xúc tác để sinh ra các thói quen liên quan khác. Ví dụ như tập aerobic hàng ngày là thói quen chủ chốt. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, những người tập aerobic cũng có thói quen ăn uống lành mạnh. Họ ít hút thuốc lá, kiên nhẫn hơn với người khác. Họ cũng dùng thẻ tín dụng ít hơn và ít bị căng thẳng hơn. Điều này sẽ cải thiện sức khỏe tổng thể của những người này.

Những người có thói quen dọn giường buổi sáng có năng suất lao động tốt hơn, họ có cuộc sống dường như thoải mái, sung túc hơn. Tập thể dục đều đặn, dọn giường mỗi sáng… là những thói quen chủ chốt. Chúng tạo ra chuỗi phản ứng giúp cho các thói quen tích cực khác chiếm ưu thế.

Trong khi đó, thói quen luôn để dành 10% thu nhập hàng tháng để tiết kiệm có thể kéo theo các thói quen tích cực khác như bạn sẽ thường xuyên sử dụng phiếu giảm giá, sẽ biết tiết kiệm hay tái đầu tư vốn…

Thói quen xấu như nằm dài trên sofa và xem tivi có thể kéo theo các thói quen xấu khác như ăn vặt liên tục, lười vận động… Những thói quen xấu như “vung tay quá trán” cũng kéo theo các thói quen tệ hơn như tiêu tiền quá định mức của thẻ tín dụng, mượn tiền từ gia đình, bạn bè, ngân hàng v.v. mà không có khả năng chi trả. Sự căng thẳng khi đối mặt với các khoản nợ cũng khiến bạn dần lún sâu vào các thói quen xấu như ăn thức ăn nhanh, uống rượu hay dùng các chất kích thích để “quên sự đời”.

Khi bạn kiên trì theo đuổi ước mơ của mình, điều đó sẽ kéo theo những thói quen có ích như đọc nhiều sách để phát triển bản thân, học thêm các kỹ năng mới, tìm kiếm một người dẫn dắt…Và, kết quả là, bạn sẽ có kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc hiệu quả, đạt được mục tiêu của mình sớm hơn.

Ngược lại, thói quen cố giữ công việc mà bạn chán ghét chỉ vì sự ổn định có thể dẫn tới sự căng thẳng kéo dài và hàng loạt các thói quen tệ hại khác như lười biếng, sống không mục đích, trở thành một “zombie nơi công sở” và chắc chắn chẳng bao giờ làm nên thành tích gì.

Thói quen hàng ngày sẽ quyết định bạn là ai trong cuộc đời này.

Đó là lí do tại sao, việc theo đuổi những thói quen tốt rất quan trọng: Những thói quen tốt sẽ dẫn đến nhiều thói quen tốt hơn. Và, ngược lại, những thói quen xấu dẫn bạn đến nhiều điều tệ hại hơn. Thói quen chính là hệ thống kiểm soát cuộc sống của bạn. Nếu mục tiêu của bạn là được khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công, những thói quen tốt hàng ngày sẽ đưa bạn tiến gần hơn với mục tiêu.

– Nếu bạn đọc sách mỗi ngày để có thêm kiến thức trong cuộc sống và tích lũy thêm các kỹ năng cho công việc, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn, sẵn sàng trước những cơ hội tốt và có thể kiếm được nhiều tiền hơn.

– Nếu bạn nghĩ bạn không thể thành công, niềm tin đó sẽ là rào cản khiến bạn không có động lực để làm những điều khác biệt, chấp nhận các thử thách và bỏ lỡ cơ hội để trở nên giàu có.

– Thói quen tiêu tiền không có kế hoạch, vượt mức thu nhập sẽ khiến tài sản của bạn sớm bị khánh kiệt. Nếu bạn chi tiêu phù hợp với mức thu nhập của bản thân và đầu tư thật thận trọng, khi về già bạn sẽ sống thảnh thơi mà không phải lo nghĩ về tài chính.

– Nếu kiên trì theo đuổi một giấc mơ, cơ hội trở nên giàu có của bạn sẽ tăng lên gấp 10 lần.

– Nếu bất kỳ điều gì bạn làm cũng tạo ra ý nghĩa tích cực cho cuộc sống của người khác, có thể nó sẽ trở thành nguồn thu nhập của bạn và giúp bạn trở nên giàu có hơn cả về vật chất và tinh thần.

Giàu và nghèo không phải do định mệnh hay hoàn cảnh. Chính bạn là người quyết định vận mệnh của mình và các thói quen là một phần quan trọng trong con đường đi tới mục tiêu cuối cùng của cuộc sống.

6 “lối tắt” biến người bình thường trở nên thành công

Có tới 41% trong số 177 triệu phú tự thân sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đói nghèo. Vậy đâu là yếu tố số 1 giúp họ thúc đẩy mình và trở nên giàu có? Đó chính là thay đổi thói quen hàng ngày.

6 “lối tắt” biến người bình thường trở nên thành công

Có tới 41% trong số 177 triệu phú tự thân sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đói nghèo. Vậy đâu là yếu tố số 1 giúp họ thúc đẩy mình và trở nên giàu có? Đó chính là thay đổi thói quen hàng ngày.

6 "lối tắt" biến người bình thường trở nên thành công

Trong cuộc sống của chúng ta, có vô vàn tấm gương vượt khó, trải qua các thách thức để thành công. Theo Forbes, có 1.700 người ở Mỹ trở thành triệu phú mỗi ngày. Dựa trên nghiên cứu những thói quen giàu có của triệu phú nổi tiếng Thomas Corley, có tới 41% trong số 177 triệu phú tự thân sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đói nghèo. Vậy đâu là yếu tố số 1 giúp họ thúc đẩy mình và trở nên giàu có? Đó chính là thay đổi thói quen hàng ngày.

Thay đổi thói quen của bạn có thể là một điều khó khăn, đặc biệt là khi bạn không biết phải làm thế nào. Hiểu được tâm lý phổ biên này, trong cuốn sách nổi tiếng Thay đổi thói quen là thay đổi cuộc đời bạn của Thomas Corley, ông đã chỉ ra 6 “lối tắt” giúp bạn từ một kẻ bình thường trở thành một người thành công và giàu có.

1. Hợp nhất thói quen của bạn

Hãy suy nghĩ về một thói quen hiện tại, hay một “lối mòn” mà bạn thường tư duy, nó giống như một con tàu chỉ chạy trên một đường ray vậy. Tuy nhiên, nếu bạn thêm thói quen mới vào đoàn tàu đó, như thể nó là một hành khách mới, thì bộ não của bạn sẽ không chống đối lại, bởi vì bạn không cố gắng kiểm soát đoàn tàu hay đường ray. Đơn giản là bạn chỉ chạy trên chuyến hành trình của mình.

Khi một thói quen cũ không nhận thức thói quen mới như một mối đe dọa, thì nó sẽ không tạo ra những rào cản để chống lại sự hình thành thói quen mới.

2. Chọn bạn bè một cách khôn ngoan

Các thói quen cũ có thể được hình thành bởi các những người mà bạn quan hệ. Nếu bạn đang cố gắng loại bỏ một số thói quen có hại, bạn cần phải hạn chế thời gian mà bạn dành cho những người góp phần tạo nên thói quen đó.

Nếu bạn đang cố tạo ra một thói quen tốt mới, hãy liên kết với những người có thói quen tốt mà bạn đang cố gắng áp dụng. Giả sử một trong những mục tiêu mới của bạn là đọc thêm nhiều sách, hãy tham gia một nhóm đọc để thảo luận về những cuốn sách hay. Nếu bạn đang đặt ra mục tiêu là chạy bộ mỗi sáng hay đến phòng tập thể hình thì hãy tìm những người bạn đồng hành cùng với bạn.

Một khi bạn quyết tâm để thay đổi thói quen, bạn sẽ bắt đầu thấy rằng có rất nhiều người khác có những thói quen giống nhau và họ ở ngay xung quanh cuộc sống của bạn.

3. Thay đổi môi trường sống của bạn

Nó sẽ dễ dàng hơn cho bạn để từ bỏ những thói quen cũ và tạo ra những thói quen mới khi môi trường thay đổi. Nhà mới, công việc mới, bạn bè mới… tất cả đều tạo cơ hội để hình thành những thói quen mới. Khi môi trường sống của bạn thay đổi, bạn buộc phải suy nghĩ theo từng ngày. Thìa, dao và nĩa không còn ở nơi cũ, vì vậy bạn phải suy nghĩ rằng chúng ở đâu. Trách nhiệm mới của bạn trong công việc không còn như trước, vì vậy bạn phải suy nghĩ để thực hiện tốt.

Cuối cùng bộ não sẽ buộc bạn phải phát triển những thói quen trong môi trường mới của mình để nó có thể vận hành một cách dễ dàng hơn.

4. Khởi đầu nhỏ

Thay đổi thói quen của bạn dễ dàng hơn nếu bạn bắt đầu với những thói quen nhỏ. Thay đổi thói quen nhỏ hay là bổ sung thói quen đòi hỏi rất ít nỗ lực. Ví dụ như uống nhiều nước hơn trong ngày, bổ sung vitamin hoặc nghe sách dạng audio trên đường đến cơ quan của bạn.

Thay đổi thói quen nhỏ cũng bao gồm việc cắt giảm các thói quen xấu hiện có, như giảm số điếu thiếu thuốc lá mà bạn dùng, giảm thời gian xem truyền hình xuống 30 phút mỗi ngày hoặc giảm thời gian sử dụng Facebook hoặc Internet xuống ít hơn một giờ mỗi ngày. Thay đổi thói quen nhỏ hơn và dễ dàng hơn, thì xác suất sẽ càng cao.

5. Lên kế hoạch cho thói quen mới của bạn

Một trong những thủ thuật mà các nhà triệu phú tự thân sử dụng là kết hợp một số thói quen có ích được thực hiện hàng ngày vào danh sách việc cần làm của họ. Trong nghiên cứu Các thói quen giàu có, tác giả chỉ ra rằng, có tới hai phần ba các triệu phú tự thân luôn duy trì thực hiện danh sách những việc cần làm trong cuộc sống.

Mỗi ngày bạn phải chịu trách nhiệm về những thói quen hàng ngày mới mà bạn đang cố gắng hình thành. Nếu chúng là những thói quen đơn giản hàng ngày, thì sau vài tuần, bạn sẽ không cần đưa họ vào danh sách việc cần làm nữa bởi chúng sẽ tự khắc trở thành thói quen. Sau đó, bạn có thể chuyển sang các thói quen hàng ngày khác theo quy trình tương tự.

6. Tạo bức “tường lửa” chống lại thói quen xấu của bạn

Một mẹo để thay đổi thói quen là tạo ra những chướng ngại vật để ngăn cản bạn thực hiện những thói quen xấu. Giả sử bạn ăn đồ ăn nhanh vào ban đêm trong khi xem TV. Bạn ăn thức ăn vặt đó bởi vì nó có trong nhà bếp. Nếu nó không ở trong nhà bếp, bạn sẽ không thể ăn được. Vì vậy, ngừng lưu trữ những đồ ăn vặt trong nhà bếp và thay vào đó hãy dành chỗ cho đồ ăn nhẹ lành mạnh như hoa quả.

17 thói quen đang rút cạn năng lượng của bạn mỗi ngày

17 thói quen thường ngày đang vắt kiệt năng lượng của bạn, số 5 phải loại bỏ ngay nếu không muốn ngày nào cơ thể cũng

1. Ngủ quá nhiều. Hãy tập ra khỏi giường đúng giờ.

2. Nghĩ quá nhiều. Tâm trí bạn cần được nghỉ ngơi. Hãy cho nó giải lao.

3. Ăn quá nhiều. Thức ăn làm đầu óc bạn mụ mị. Hãy tự kiểm soát bản thân mình.

4. Quan tâm những chuyện tầm phào. Một sự lãng phí năng lượng tinh thần khổng lồ.

5. Đặt ra những mục tiêu “trên trời”. Nó tạo ra cảm giác stress không cần thiết.

6. Nghiện làm nhiều việc một lúc. Nó tạo cho bạn cảm giác bận rộn, nhưng lại không giúp tăng năng suất. Tập trung vào 1 việc 1 lúc thôi.

7. Lo lắng. Nếu bạn có thể thay đổi tình hình, hãy hành động. Còn không, chấp nhận nó đi.

8. Tự dày vò bản thân. Càng hạ thấp bản thân, bạn càng trở nên tệ hại hơn.

9. Lưỡng lự. Nó khiến bạn mắc kẹt. Quyết định và sau đó tùy cơ ứng biến.

10. Bị ám ảnh bởi danh tiếng. Cứ giỏi đi và mọi người sẽ tự chú ý đến bạn. Hữu xạ tự nhiên hương.

11. Miễn cưỡng bản thân. Nếu muốn làm gì đấy, hãy làm đi. Không thì thôi, đừng lăn tăn.

12. Đổ lỗi. Nó khiến bạn nổi nóng vì một lý do không đâu và cũng không giải quyết được việc gì. Mọi người cũng sẽ tránh xa bạn.

13. Cho não ăn rác. Trước khi bạn nhận ra, tâm trí bạn đã bị vắt kiệt năng lượng vì đọc những thứ nhảm nhí rồi.

14. Sống trong quá khứ. Hey, bạn không sống ở vùng đất “Quá khứ” nữa rồi. Tỉnh lại đi.

15. Chống lại sự thay đổi. Nếu bạn kháng cự sự thay đổi, bạn đang chống lại cuộc sống. Đây là cuộc chơi bạn không thể thắng, vì vậy hãy ngừng lại.

16. Cãi nhau với mấy người gàn dở. Nếu bạn có thắng, bạn cũng là một kẻ chả ra sao. Nếu bạn thua, bạn còn chẳng bằng họ.

17. Cố giúp những người không cần sự giúp đỡ. Bạn có thể đánh thức một người đang ngủ, nhưng bạn không thể gọi một kẻ đang giả vờ ngủ tỉnh dậy được.

Học thói quen nào của người thành công mới khiến bạn thành công?

Để thành công, bạn có nên đặt mục tiêu hay không, nên ngủ nhiều ngay ngủ ít, nên đọc sách hay lao vào đời, nên trân trọng ý kiến của người khác hay phớt lờ tất cả? Mỗi chuyên gia lại có một ý kiến đối ngược nhau. Vậy bạn nên học theo thói quen nào?

Học thói quen nào của người thành công mới khiến bạn thành công?

Có quá nhiều lời khuyên thành công, tuy nhiên, chúng mâu thuẫn với nhau. Hãy thử xem nhé:

A: Coi thường cách nhìn của người đời về mình

Nhà sáng lập Walmart, Sam Walton từng lăn lê bò lết trên sàn nhà tại một cửa hàng bán lẻ nhân chuyến đi công tác Brazil chỉ để…đo độ rộng giữa các lối đi trong siêu thị và xem liệu nhân viên ở đây có gì để dạy ông hay không. Ông bị tống tù và sau đó phải bảo lãnh. Seth Godin, một tác giả sách marketing nổi tiếng khác, cũng ngừng đọc những bài đánh giá sách của ông trên trang Amazon.

thanh-cong-doanhnhansaigon-5639-15138152

B: Qụy lụy vào ý kiến của người khác

Ca sĩ, nhạc sĩ Amanda Palmer ăn mặc như một cô dâu đứng giữa quảng trường cả tháng trời, tươi cười trước bất cứ người dân nào bước qua. Google xin ý kiến từng người dùng của mình để có thể hoàn thiện hơn, từ trước đến nay đều vậy. Trang WordPress tung ra các tính năng mới hàng ngày, và nếu gặp sự cố, họ sẽ lắng nghe tâm tư của khách hàng trước khi vá lỗi.

thanh-cong-2-doanhnhansaigon-8347-151381

A: Đặt mục tiêu

Jack Ma tập trung đạt mục tiêu 1 tỷ khách hàng cho Alibaba. Noah Kagan, cựu công thần của Facebook, giám đốc của AppSumo và SumoMe, cho biết để vươn lên doanh nghiệp triệu đô như hiện nay, anh đã phải đặt mục tiêu cực kỳ chi ly: 1 triệu đô doanh thu, 300 đô mỗi đơn hàng, và 3.333 lần bán ra. Anh thậm chí còn chiếu những con số này lên tường để các nhân viên nhìn thấy.

thanh-cong-3-doanhnhansaigon-5893-151381

B: Vứt đống mục tiêu đi

thanh-cong-4-doanhnhansaigon-8595-151381

Cuộc viếng thăm đầu tiên đến đảo Necker của tỷ phú Richard Branson chỉ là một trò đùa để gây ấn tượng với người vợ tương lai của mình. Ông không có ý định mua chúng (thoạt đầu) và bị tống khỏi đảo. Khi chuyến bay khứ hồi của ông bị hủy, bực mình ông lập ra hãng hàng không Virgin Atlantic.

Sản phẩm đầu tiên của HP là một đèn chỉ báo tự động cho sân bowling. Hãng American Express ban đầu vận chuyển thư tay và những nhà sáng lập của Sony tạo ra công ty trước, sau đó mới nghĩ cần phải làm gì.

A: Ngốn ngấu mọi quyển sách

thanh-cong-5-doanhnhansaigon-4143-151381

Bill Gates kể rằng các thư viện có ảnh hưởng lớn đến ông ngay từ khi còn nhỏ. Và trong những năm đầu làm Microsoft, ông hay dành những kì nghỉ chỉ để đọc sách. Elon Musk đọc hai cuốn sách mỗi ngày khi còn bé. Warren Buffet dành 4-6 giờ mỗi ngày để đọc.

B: Đọc chả có nghĩa lý gì hết

Gary Vaynerchuk, tác giả của cuốn sách Nền kinh tế cảm ơn, cho biết đã viết số sách nhiều hơn số ông từng đọc (ông viết được 4 cuốn). Chúng ta chỉ biết có một cuốn sách duy nhất mà Steve Jobs coi là đã gây ảnh hưởng đến ông: Thế lưỡng nan của nhà tiên phong. Ca sĩ Kanye West không đọc, mặc dù công việc chính của anh này liên quan rất nhiều đến chữ nghĩa (viết lời rap).

thanh-cong-6-doanhnhansaigon-2648-151381

A: Ngủ thật nhiều

Arianna Huffington, LeBron James, Jeff Bezos, tất cả đều ngủ tròn giấc từ 7-9 tiếng mỗi đêm. Ngủ thật nhiều = nghỉ ngơi nhiều = một ngày làm việc hiệu quả

thanh-cong-7-doanhnhansaigon-5706-151381

B: Chẳng ngủ mấy

Jack Dorsey, Martha Stewart, Mozart, Thomas Edison, Nikola Tesla, Voltaire, tất cả đều chỉ ngủ 4-6 giờ mỗi ngày. Ngủ ít thì có thời gian làm việc nhiều hơn. Thêm 1-2 tiếng làm việc mỗi ngày đã cả một lợi thế lớn.

A: Xây dựng quan hệ (Networking)

Kim Kardashian siêu vòng 3 là một tượng đài của kĩ năng xây dựng mối quan hệ. Chúng ta còn có một từ riêng dùng để chỉ những người nổi tiếng vì kỹ năng lân la này: dân quan hệ. Biết đúng người vào đúng thời điểm là một tài sản vô giá.

B: Phớt lờ tất cả mọi người

Picasso đã vẽ khoảng 50.000 tác phẩm nghệ thuật trong suốt cuộc đời. Nhà văn John Grisham đã từng viết mỗi ngày một trang trong vòng 20 năm. Kỹ sư Nick D’Aloiso ngồi nhà vài năm để viết ứng dụng, một trong số đó được Yahoo mua lại với giá 30 triệu đô. Họ học cách bơ xã hội, ngồi xuống làm việc của mình và vươn lên đỉnh thành công.

thanh-cong-8-doanhnhansaigon-3705-151381

A: Không bao giờ bỏ cuộc

J.K. Rowling bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối trước khi Harry Potter được phát hành. Nghệ sĩ Andrea Bocelli từng chơi piano ở khắp các quán bar tới khi ông đã 33 tuổi. Nhà văn J. R. R. Tolkien xuất bản Chúa Nhẫn khi ông đã 63 tuổi.

B: Bỏ cuộc là tốt

Doanh nhân James Altucher khởi nghiệp hơn 20 công ty. 18 phá sản và ông đóng cửa hoàn toàn. Edison vứt bỏ hàng ngàn thí nghiệm không có kết quả. Marylin Monroe bỏ nghề chụp tranh nóng bỏng để làm người mẫu và rồi lại bỏ nghề người mẫu để trở thành diễn viên.

Vậy tôi phải nghe ai mà sống bây giờ?

Tại sao là thế? Tại sao những lời khuyên thành đạt này tuy đối ngược nhau, nhưng chúng lại đều hiệu quả? Có một lý do đơn giản thôi.

Nếu có công thức tuyệt mật nào, thì người thành công luôn chơi đến tận cùng của các cực đối lập – hoặc dung hòa cả hai, tùy thuộc vào hoàn cảnh.

Nói tóm lại là, chỉ có một điểm chung mà người thành đạt đều có:

Họ biết mình là ai

Họ biết mình làm việc như nào, động lực của mình là gì, điểm thiên tài của mình ở đâu, họ thể hiện tốt nhất như nào, và thứ gì có thể khiến họ kiên trì “cày cuốc” để chiến thắng. Và mỗi một người thành công đều cần hiểu rất rõ những câu hỏi này để có thể phát huy tối đa sức mạnh.

Trong đó, bao gồm cả bạn.