Giá dầu lao dốc lại ám ảnh kinh tế Việt Nam

Với kịch bản xấu nhất, giá dầu có thể về 30 USD một thùng, khiến ngân sách năm 2015 hụt thu nặng và tạo áp lực lên tăng trưởng kinh tế.

Sau khi xuống dưới 50 USD một thùng vào năm ngoái, đầu năm nay, giá dầu tăng trở lại lên mốc 60 USD khiến nhiều tổ chức tin rằng sẽ tiếp tục phục hồi. Song, trong 2 tháng gần đây, biểu đồ giá dầu liên tục đi xuống, mất hơn 30% từ đầu năm và giảm hơn 70% kể từ mức đỉnh năm 2008, về dưới 40 USD – thấp nhất hơn 10 năm.

gia-dau-2-JPG-9152-1440592537.jpg

Biểu đồ giá dầu thô trên sàn New York 10 năm trở lại đây. Nguồn: Nasdaq

Theo bộ phận phân tích của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), mức giảm mạnh của dầu thô phản ánh mối lo ngại về tăng trưởng kinh tế thấp tại các thị trường mới nổi. Trung Quốc là trường hợp điển hình cho suy giảm tăng trưởng kinh tế sau biến cố chưa từng có trên sàn chứng khoán. Bên cạnh đó, triển vọng tăng trưởng thấp hơn dự báo từ các nền kinh tế như Mỹ, châu Âu, khu vực Đông Nam Á và Mỹ Latin cũng dấy lên lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu nói chung.

Nguồn cung dư thừa cũng tạo áp lực lên thị trường dầu mỏ. Dự trữ dầu ở Mỹ tăng mạnh 10 triệu thùng, gần gấp đôi ước tính của các nhà phân tích. Với công suất khoan 68%, dự trữ dầu đang ở mức cao nhất trong lịch sử quốc gia này. Thêm vào đó, Iran – quốc gia sản xuất dầu lớn thứ ba trong OPEC có thể tăng sản lượng lên một triệu thùng một tháng sau khi lệnh trừng phạt chấm dứt cũng khiến nỗi lo về dư thừa nguồn cung thêm mạnh mẽ.

Trong ngắn hạn, các chuyên gia đánh giá triển vọng đối với dầu thô tương đối tiêu cực. Trao đổi với VnExpress, tiến sĩ Lương Văn Khôi – Trưởng ban Kinh tế Thế giới thuộc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận định giá dầu có thể về ngưỡng 30 – 40 USD một thùng.

Nguyên nhân là ngưỡng hòa vốn bình quân của khai thác dầu đá phiến tại Mỹ khoảng 50 USD, trong khi giá hòa vốn của các mỏ dầu truyền thống ở phần lớn các nước sản xuất dầu lớn tại Trung Đông là dưới 30 USD một thùng. Trong trường hợp các quốc gia thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) muốn ép nền công nghiệp sản xuất dầu đá phiến của Mỹ, cũng như cầu về dầu của thế giới giảm do tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc, giá dầu có thể xuống ngưỡng 30 USD. Còn nếu dựa vào năng lực tích trữ thì giá dầu thế giới có thể ở mức 35-40 USD một thùng.

Thậm chí, giá dầu thế giới có khả năng xuống dưới 30 USD nếu Iran quay trở lại thị trường dầu thế giới với mức cung 1-2 triệu thùng mỗi ngày và OPEC tiếp tục gây sức ép đối với dầu đá phiến Mỹ. Dẫn dự báo của IMF ngày 25/8/2015, ông Khôi cho biết giá dầu trung bình quý III/2015 là 55,96 USD, quý IV tăng lên 55,76 USD, trung bình 2015 khoảng 56,22 USD.

PVN-2027-1440592537.jpg

Chuyên gia dự báo kịch bản giá dầu có thể xuống thấp nhất 30 USD cuối năm nay.

Là một quốc gia xuất khẩu dầu thô, đồng thời cũng nhập khẩu dầu tinh, việc giá nguyên liệu biến động không tránh khỏi sẽ ảnh hưởng lên thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng đầu năm, sản lượng xuất khẩu dầu thô tăng, song do đơn giá dầu thô giảm gần 50%, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt hơn 2,7 tỷ USD, thấp hơn 2,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Trả lời báo chí hồi đầu năm, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết dự toán ngân sách 2015 được xây dựng trên cơ sở giá dầu dự báo khoảng 100 USD một thùng, cứ giảm một USD thì ngân sách hụt khoảng 1.000 tỷ đồng. So với kịch bản 30 USD, giá dầu giảm 70 USD một thùng, ước tính ngân sách sẽ hụt thu khoảng 70.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo vị Trưởng ban Kinh tế thế giới, giá dầu giảm sẽ tác động hai chiều lên ngân sách, một mặt khiến nguồn thu nội địa tăng lên do khu vực sản xuất được kích thích tăng trưởng bởi chi phí đầu vào giảm, mặt khác làm thu từ xuất khẩu dầu thô giảm xuống. Tổng hợp các kịch bản, ông Khôi tính toán thu sẽ “giảm không nhiều”, quý IV/2015 giảm 2.500 tỷ đồng và 2016 giảm 8.000 tỷ đồng.

Liên quan đến tăng trưởng kinh tế, vị này cho hay giá dầu thế giới xuống 30 USD sẽ khiến GDP toàn cầu quý IV/2015 giảm 2,43% so với kịch bản cơ sở là 56,6 USD một thùng và toàn năm 2016 giảm 1,5%. Do tăng trưởng của các nền kinh tế là đối tác quan trọng với Việt Nam giảm nên cầu nhập khẩu hàng hóa cũng giảm, tác động tiêu cực tới sản xuất trong nước. So sánh với kịch bản cơ sở, việc giá dầu xuống 30 USD sẽ khiến GDP Việt Nam quý IV/2015 giảm 1,1%, toàn năm 2016 là 0,29%.

Trong khi đó, báo cáo của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) cho hay, tác động của giá dầu giảm lên ngân sách Nhà nước năm nay sẽ mạnh hơn năm 2014 do kế hoạch thu ngân sách dựa trên giả định giá dầu ở mức 100 USD một thùng, tức cao hơn nhiều tình hình thực tế.

“Theo một số chuyên gia kinh tế nước ngoài, nền kinh tế Việt Nam có thể chịu thiệt hại tới 110.000 tỷ đồng trong năm 2015 từ sự suy giảm hoạt động khai thác và xuất nhập khẩu dầu khí nếu giá dầu giảm xuống 40 USD một thùng. Trong đó, ngân sách Nhà nước có thể sẽ bị thiệt hại khoảng 55.000 tỷ đồng so với kế hoạch ban đầu, chưa bao gồm khoản tác động từ việc giảm giá dầu nhập khẩu”, bản tin của VPBS nêu.

Từ vấn đề trên, các chuyên gia tiếp tục cảnh báo về sự mất cân đối cơ cấu ngân sách Nhà nước, vốn phụ thuộc nặng vào tài nguyên thiên nhiên và hoạt động xuất nhập khẩu – khu vực dễ dàng bị ảnh hưởng từ các biến động khó dự đoán của nền kinh tế toàn cầu. Ngân sách Nhà nước cần chú trọng hơn vào nguồn từ hoạt động sản xuất trong nước và thương mại trong tương lai để đạt sự ổn định hơn.

“Để đối phó với giá dầu thô giảm, ngành dầu khí nên xem xét giải pháp dừng khai thác những giếng dầu có chi phí cao hơn giá dầu thế giới. Chính phủ cũng cần cải cách hệ thống thuế quốc gia để tăng thu ngân sách Nhà nước”, ông Khôi khuyến nghị.

Không chỉ ảnh hưởng tới các chỉ tiêu vĩ mô, giá dầu giảm còn khiến các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam chịu tác động nhất định. Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) xây dựng kịch bản tài chính năm 2015 dựa trên giá dầu thô 100 USD một thùng. Tuy nhiên, việc giá bình quân 6 tháng đầu năm là 60,5 USD, giảm gần 40% so với kế hoạch đã khiến tập đoàn không hoàn thành mục tiêu.

Trong thời gian nêu trên, tổng doanh thu toàn tập đoàn đạt 296.100 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước đạt 63.600 tỷ, đều bằng 88% kế hoạch 6 tháng và khoảng 40% kế hoạch năm.

Cả năm 2015, PVN dự kiến giá dầu là 63 USD một thùng, theo thông cáo được đưa ra hồi tháng 6 khi thị trường chưa có những biến động bất ngờ như hiện nay. Như vậy, việc giá dầu bình quân khoảng 56 USD sẽ thách thức việc hoàn thành nhiệm vụ đạt doanh thu 718.400 tỷ đồng và nộp ngân sách 159.000 tỷ đồng cả năm nay.

Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) cũng không tránh khỏi vòng xoáy. Giá bán khí gas tự nhiên trung bình giảm 18,5% so với năm ngoái, trong khi giá bán khí LPG giảm 31,8% đã ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của công ty. Trong nửa đầu năm 2015, lợi nhuận ròng sau thuế đạt 5.200 tỷ đồng, giảm 19% so với năm ngoái và biên lợi nhuận ròng đạt 16,5% so với mức 18,8% trong nửa đầu năm 2014. Kể từ cuối tháng 6 tới nay, giá cổ phiếu GAS cũng đã giảm 33%.

Chung hoàn cảnh, cổ phiếu doanh nghiệp dầu khí khác cũng bị ảnh hưởng nặng. Chỉ số PVN Allshare tổng hợp giá cổ phiếu của 31 doanh nghiệp niêm yết trên sàn, tổng vốn hóa hơn 6 tỷ USD đã giảm 300 điểm từ đầu tháng 7 đến nay (giảm 25%), từ mức 1.174,8 về 874,7 điểm ngày 26/8.

Song, phân tích của BSC cho biết một số ngành khác sẽ được hưởng lợi từ giá dầu giảm như hóa chất, phân bón, nhựa, săm lốp, vận tải biển, điện nhờ giá nguyên liệu đầu vào và chi phí giảm. Do đó, trong thời điểm hiện tại, nhà đầu tư vẫn nên cẩn trọng bởi diễn biến thị trường còn nhiều phức tạp, không chỉ riêng với nhóm cổ phiếu dầu khí.

37 doanh nghiệp Mỹ – đây là đoàn doanh nghiệp lớn nhất từ trước đến nay tới Việt Nam tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, đón đầu sóng TPP.

Ông Alex Fildman, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành US – ABC mới đây đã dẫn đầu 37 doanh nghiệp Hoa Kỳ đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, hợp tác tại Việt Nam.

Trong buổi gặp gỡ với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Alex Feldman cho hay, đoàn lần này đến Việt Nam gồm 37 DN hàng đầu của Hoa Kỳ.

“Đây là đoàn DN lớn nhất từ trước đến nay mà chúng tôi đưa đến một quốc gia. Điều này là minh chứng rõ nét mối quan tâm sâu sắc của các DN Hoa Kỳ đối với thị trường Việt Nam”, ông Alex Feldman nói và khẳng định, các DN Hoa Kỳ mong muốn được đóng góp sức mình vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam, cam kết cả trách nhiệm xã hội trong quá trình làm ăn tại Việt Nam.

Ông cũng cho rằng, TPP là dấu mốc quan trọng trong thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư; hơn nữa, lãnh đạo Chính phủ, cộng đồng DN hai nước đều ủng hộ mạnh mẽ việc mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương.

Do đó cộng đồng DN Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ và sớm chính thức phê chuẩn Hiệp định.

Đánh giá cao hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sẽ giao các bộ, ngành, cơ quan chức năng làm việc trực tiếp với đoàn và các DN để trao đổi, xử lý theo tinh thần thẳng thắn, tin cậy, cùng đồng hành phát triển.

“Với tinh thần cải cách, đổi mới, chúng tôi mong muốn có làn sóng đầu tư mới từ Hoa Kỳ vào Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn để các bạn làm ăn lâu dài tại Việt Nam”, Thủ tướng bày tỏ và cũng mong muốn các DN Hoa Kỳ làm gương trong việc chống chuyển giá, trốn thuế.

Thủ tướng khẳng định quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc chuyển phương thức lãnh đạo từ mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ kiến tạo, phục vụ nhân dân và DN; quyết tâm xây dựng một Chính phủ liêm chính, minh bạch, hành động, hiệu quả; nói không với tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Thủ tướng cũng nêu rõ, hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh việc cải cách hành chính, hệ thống chính sách để tạo môi trường thể chế minh bạch, vững mạnh hơn là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm tạo môi trường đầu tư có sức thu hút tốt hơn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các DN, nhà đầu tư nước ngoài làm ăn thành công tại Việt Nam.

Với những nỗ lực trên, Chính phủ Việt Nam hy vọng sẽ tạo tiền đề tốt thực thi hiệu quả Hiệp định TPP, cũng như giúp cộng đồng DN hoạt động ở Việt Nam tận d

ụng cơ hội từ Hiệp định này.

Cũng tại cuộc tiếp, các DN lớn của Hoa Kỳ hoạt động trong các lĩnh vực năng lượng, công nghệ thông tin, y tế, sản xuất thức ăn chăn nuôi đều đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cũng như bày tỏ quyết tâm mở rộng hoạt động, trở thành đối tác tin cậy của Việt Nam trong quá trình phát triển.

Các DN Hoa Kỳ cũng góp ý, thể hiện băn khoăn về một số vấn đề như thủ tục hải quan, thanh toán quốc tế…

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 7, Hoa Kỳ đứng thứ 16/54 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký mới 75 triệu USD, với 40 dự án.

Nguồn: CafeBiz

Giá dầu thô lao dốc không phanh: Nhà nước hụt thu, doanh nghiệp hưởng lợi

Những ngày qua, giá dầu thế giới tiếp tục xu hướng giảm mạnh. Là nước thu ngân sách phụ thuộc lớn vào xuất khẩu dầu thô, giá dầu giảm sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Nhưng theo các chuyên gia kinh tế, diễn biến trên của giá dầu vừa tác động tiêu cực, nhưng cũng có những tác động tích cực.

Giá dầu xuống dưới 40 USD/thùng

Phiên giao dịch ngày 24-8 chứng kiến sự trồi sụt không liên tục của giá dầu xoay quanh mốc 39 USD/thùng. Đầu giờ chiều 24-8, giá dầu WTI (West Texas Intermediate – dầu thô được dùng làm dầu chuẩn để tính giá các loại dầu thô khác trên thế giới) ở mức hơn 39 USD/thùng, giảm so với giá đóng cửa ngày 23-8 (40,22 USD/thùng). Tuy nhiên, đến hơn 15h cùng ngày, giá dầu đã xuống mức 38,98 USD/thùng. Và chỉ nửa giờ sau, khoảng 16h, giá dầu lại lên 39,03 USD/thùng, giảm 1,19 USD/thùng so với mức giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 23-8. Mức giá 39,03 USD/thùng so với 1 tuần trước đã giảm 6,7% và giảm 18,5% so với 1 tháng trước. Cùng thời điểm này năm 2014, giá dầu đang ở mức 93,34 USD/thùng, so với giá dầu hiện nay đã giảm đến 58,3%.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là nguồn cung rất dồi dào từ Mỹ. Nước này đã gia tăng sản lượng khai thác hàng ngày, khiến giá dầu thô tại thị trường này và thế giới tiếp tục đà trượt giá xuống mức thấp nhất trong 6 năm gần đây.

Là nước xuất khẩu dầu thô, khoảng 20% nguồn thu ngân sách phụ thuộc vào mặt hàng này nên với diễn biến giá cả trên, kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2015, do đơn giá bình quân giảm tới 47,8% nên trị giá xuất khẩu dầu thô của cả nước chỉ đạt 2,46 tỷ USD; giảm 47,1% so với cùng kỳ năm ngoái (tương ứng giảm 2,18 tỷ USD).

Hồi đầu năm 2015, trước xu hướng giảm của giá dầu thế giới, nhiều ý kiến cho rằng giá dầu năm nay sẽ dao động ở mức 100 USD/thùng. Các kịch bản về diễn biến giá dầu cũng được đặt ra, trong đó thấp nhất là 40 USD/thùng. Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh từng cho biết, giá dầu cứ giảm 1 USD/thùng thì Việt Nam mất gần 1.000 tỷ đồng. Nếu chạm ngưỡng 40 USD/thùng, Việt Nam sẽ giảm thu gần 70.000 tỷ đồng. Nếu tính đến tác động từ tăng trưởng kinh tế, thu thuế… thì phần hụt thu sẽ còn 11.500 tỷ đồng. Như vậy, với diễn biến giá dầu trong những ngày gần đây, ngân sách nước ta đã hụt thu đáng kể.

Vẫn có lợi

Tại cuộc hội thảo liên quan đến giá dầu, TS Lương Văn Khôi – Trưởng ban Kinh tế thế giới (Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia – Bộ KH-ĐT) đã đưa ra nhiều kịch bản tác động khi giá dầu giảm. Theo đó, khi giá dầu ở mức 40 USD/thùng, GDP cả năm vẫn tăng 0,61 điểm %, xuất khẩu tăng 3,44 điểm %, nhập khẩu tăng 2,15 điểm %. Bên cạnh đó, lạm phát năm 2015 cũng giảm 1,1 điểm%. Tuy nhiên, với kịch bản này, thu thuế và dự trữ ngoại hối sẽ giảm mạnh.

Ở khía cạnh khác, giá dầu giảm sẽ mang lại lợi ích cho các nước mới nổi, đang phát triển ở châu Á. Việt Nam đang phải nhập khẩu xăng dầu thành phẩm, khoảng 7-8 triệu tấn/năm nên giá bán lẻ dầu có cơ hội giảm, kích thích sản xuất trong nước tăng trưởng, góp phần tăng GDP và giảm gánh nặng cho người dân.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Phạm Minh Thụy (Viện Kinh tế – Tài chính, Bộ Tài chính) cho hay, trong dài hạn, giá dầu giảm, giá đầu vào cho nhiều ngành sản xuất giảm, thúc đẩy năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhìn rộng hơn nữa, giá dầu giảm sẽ kích thích sản xuất trong nước, từ đó thu thuế tăng lên. Nhiều nền kinh tế khác trên thế giới như: Mỹ, EU, Nhật Bản… cũng được cải thiện, sẽ tạo điều kiện cho hàng Việt Nam tăng cường xuất khẩu.

Theo vị chuyên gia này, giá thành khai thác dầu thô tại một số mỏ ở Việt Nam trung bình là 20 USD/thùng, mức cao nhất là 35-40 USD/thùng. Vì vậy, với mức giá 40 USD/thùng thì dầu thô bán ra vẫn có lãi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, đặc biệt là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cần có phương án sản xuất hợp lý khi giá dầu giảm để không bị lỗ.

Nhà tuyển dụng cũng cần học cách… trả lời email

Ngày nay, việc gửi và nhận CV xin việc giữa người tìm việc và nhà tuyển dụng đã trở nên phổ biến và chứa đựng nhiều yếu tố tích cực.

Các ứng viên không mất nhiều thời gian, chi phí để gửi hoặc mang bộ hồ sơ đến tận công ty có nhu cầu tuyển dụng. Nhà tuyển dụng cũng có thể nhận CV vào mọi thời điểm, dễ dàng kiểm tra thông tin về ứng viên trước khi tổ chức buổi phỏng vấn. Bên cạnh điện thoại, email trở thành công cụ quan trọng và cần thiết để hai bên trao đổi trước khi thực sự gặp gỡ và thương lượng trực tiếp.

Đã có nhiều bài viết đề cập đến cách viết email, cách trả lời thư mời phỏng vấn… dành cho các ứng viên, và chỉ với ứng viên mà thôi. Vậy với nhà tuyển dụng thì sao?

Cách trả lời email của nhà tuyển dụng cũng tạo nên những ấn tượng ban đầu về doanh nghiệp trong mắt ứng viên

Có những email, người xin việc viết rất cẩn thận, thưa gửi lịch sự, trình bày cụ thể yêu cầu và nguyện vọng của mình đối với công việc, nhưng nhà tuyển dụng lại trả lời cụt ngủn, điều này có thể khiến ứng viên cảm thấy bị thiếu tôn trọng.

 

Nếu công ty có quyền lựa chọn giữa hàng chục, hàng trăm ứng viên cho một vị trí thì người lao động cũng có vô vàn sự lựa chọn công việc cho mình. Đôi khi họ chọn công việc, nhưng đôi khi họ lại chọn người chủ, môi trường làm việc.

Cách trả lời email của nhà tuyển dụng cũng tạo nên những ấn tượng ban đầu về doanh nghiệp trong mắt ứng viên. Suy rộng ra, dưới nhận định chủ quan, cả văn hóa doanh nghiệp cũng có thể được đánh giá thông qua đó. Qua email trả lời, thái độ của người ứng tuyển với công việc cũng dễ thay đổi, hoặc hy vọng và tiếp tục cố gắng để nắm lấy, hoặc thiếu tin tưởng và muốn từ bỏ.

Lấy lý do có quá nhiều email được gửi tới để bao biện việc không thể trả lời sớm, trả lời tất cả thật khó được chấp nhận. Trong rất nhiều hồ sơ ứng tuyển, có thể nhà tuyển dụng chỉ tìm ra một số CV thực sự phù hợp và chỉ trao đổi cụ thể hơn với chủ nhân của chúng, nhưng việc thiết lập một email trả lời tự động dành cho tất cả các thư khác là cách mang lại sự an tâm cho mọi người gửi, rằng thư của họ đã đến được đúng nơi. Không nên để ứng viên cứ mãi phải băn khoăn khi thông tin tuyển dụng của công ty cứ đều đều được làm mới trên các phương tiện truyền thông, trong khi CV họ gửi đi vẫn “bặt vô âm tín”.

Không hiếm trường hợp, ứng viên xin ứng tuyển vào một công việc nào đó, nhưng vị trí này đã đủ nhân sự, vì thấy lý lịch và kinh nghiệm làm việc của ứng viên rất tốt, phù hợp với một công việc khác mà doanh nghiệp đang thiếu người, nhà tuyển dụng bèn gợi ý ứng viên tới tham dự phỏng vấn cho vị trí thay thế kia. Trong tình huống này, ứng viên rất có thể sẽ yêu cầu nhà tuyển dụng cho biết trước qua email đôi chút thông tin về công việc ấy. Nhưng vì một lý do nào đó, công ty từ chối, nói rằng chỉ có thể trao đổi cụ thể khi phỏng vấn. Điều này dễ làm ứng viên thiếu hứng thú, bởi họ không biết công việc mà mình ứng tuyển là gì, cần phải chuẩn bị như thế nào cho buổi phỏng vấn. Chắc hẳn phía doanh nghiệp cũng không muốn phỏng vấn một ứng viên hoàn toàn mơ hồ về công việc mà họ ứng tuyển.

Người ứng tuyển cần việc làm, doanh nghiệp cũng cần nhân lực. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ứng viên cũng là cách nhà tuyển dụng tạo điều kiện tốt cho mình, để có những buổi phỏng vấn thành công, những nhân viên mới hội đủ các yếu tố cần cho công việc.

Source: doanhnhansaigon.vn

Giá dầu giảm sâu dồn Venezuela tới đường cùng

_84646103_f65c0f56-d67b-4af7-9180-46131adbc1d0Chi phí bảo hiểm cho trái phiếu Chính phủ Venezuela đã lên cao kỷ lục, dẫn tới những lo ngại về khả năng đất nước Nam Mỹ phụ thuộc nhiều vào dầu lửa này có thể sẽ trở thành quốc gia đầu tiên vỡ nợ vì giá dầu giảm sâu.

Hãng tin CNBC cho biết, phí hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng (CDS) – một loại chứng khoán phái sinh được sử dụng để phòng ngừa rủi ro vỡ nợ của một quốc gia hay doanh nghiệp – của Venezuela đang tăng chóng mặt . Điều này cho thấy giới đầu tư đang ngày càng tin rằng Venezuela sẽ mất khả năng trả nợ.

Nguy cơ vỡ nợ của Venezuela xuất hiện khi nước này cùng lúc trầy trật đương đầu với lệnh trừng phạt của Mỹ, suy thoái kinh tế và siêu lạm phát. Trong bối cảnh như vậy, những sai lầm trong quản lý kinh tế và giá dầu sụt giảm 50% đang “chung sức” dồn Venezuela vào bước đường cùng.

Nhà phân tích trái phiếu Neil Mehta thuộc công ty Market cảnh báo rằng “sắp xảy ra vụ vỡ nợ cấp quốc gia đầu tiên vì giá dầu giảm sâu”. Theo ông Mehta, giá CDS của Venezuela hiện nay cho thấy khả năng vỡ nợ của nước này lên tới 96% trong 5 năm tới và 69% trong vòng 12 tháng tới.

“Triển vọng của Venezuela không được tốt. Chắc chắn là thị trường đang nghĩ đến khả năng vỡ nợ của nước này”, ông Mehta cho biết.

Năm 2014, nền kinh tế Venezuela suy giảm 4% trong khi lạm phát ở ngưỡng trung bình 62%. “Giá dầu giảm sâu càng khiến tình hình kinh tế của Venezuela thêm bi đát. Nhiều khả năng nước này sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ”, ông David Rees đến từ công ty nghiên cứu Capital Economics nhận xét.

Venezuela sắp bước vào giai đoạn trả nợ bận rộn nhất trong năm giữa lúc dự trữ ngoại hối cạn dần. Trong tháng 10-11 năm nay, nước này sẽ phải trả 4 tỷ USD nợ đáo hạn, bao gồm cả nợ của Chính phủ và nợ của công ty dầu lửa quốc doanh Petróleos de Venezuela (PDVSA).

Không chỉ riêng Venezuela mà nhiều nước xuất khẩu dầu lửa khác cũng đang phải đối mặt với áp lực tài chính. Tuy vậy, nền kinh tế không được đa dạng hóa của Venezuela và bất ổn chính trị ở nước này khiến Venezuela trở thành quốc gia dễ tổn thương nhất. Doanh thu từ dầu chiếm khoảng 95% kim ngạch xuất khẩu và ngành dầu khí chiếm khoảng GDP của Venezuela.

Ông Nicholas Watson, Phó chủ tịch công ty nghiên cứu Teneo Intelligence, nói rằng nhiều khả năng Venezuela sẽ trả được nợ đáo hạn trong năm nay, nhưng năm tới sẽ là một câu chuyện khác.

“Chính phủ Venezuela không muốn rơi vào cảnh vỡ nợ. Đó sẽ là một thảm họa đối với họ”, ông Watson nói.

Cuộc bầu cử vào cuối năm nay là lý do khiến Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro đặc biệt không muốn xảy ra vỡ nợ, bởi họ muốn bảo vệ quyền lực của mình trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ của cử tri xuống thấp. Tuy vậy, việc đẩy mạnh chi tiêu công trước thềm bầu cử có thể khiến tình hình tài chính của Venezuela xấu đi trong năm tới.

“Năm 2016 sẽ là một vấn đề khác. Xét tới tình trạng bi đát hiện nay của nền kinh tế Venezuela, rất khó để đưa ra bất kỳ dự báo dài hạn nào. Chính phủ nước này luôn chỉ nghĩ trước mắt”, ông Watson nhận định.

Venezuela vỡ nợ lần gần đây nhất vào tháng 7/1998 đối với một khoản nợ trái phiếu nội địa trị giá 270 triệu USD. Trước đó, vào năm 1997, giá dầu thế giới giảm mạnh đã khiến lĩnh vực xuất khẩu của Venezuela thất thu. Tương tự, giá dầu sụt giảm cũng khiến Nga lâm cảnh vỡ nợ vào năm 1998.

Theo ông Watson, lần này, Venezuela có khả năng vỡ nợ cao hơn bất kỳ quốc gia Nam Mỹ nào xét trong ngắn và trung hạn, thậm chí so với quốc gia “liên tục vỡ nợ” Ecuador hay Argentina. Ecuador, một nước phụ thuộc vào dầu lửa khác, đã vỡ nợ vào năm 1998 và 2008. Argentina thì vỡ nợ lần gần đây nhất vào đầu năm 2014.

Tuy vậy, ông Watson cho rằng, một vụ vỡ nợ của Venezuela sẽ không có ảnh hưởng rộng lớn tới thị trường toàn cầu, bởi “đây sẽ là một cú đâm xe từ từ, không gây bất ngờ khi xảy ra”.