CEO Vingroup: Chúng tôi sẽ “mồi” vốn nghìn tỷ hỗ trợ khởi nghiệp

Xác định công nghệ sẽ là hướng đi chủ lực, ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vingroup cho biết sẽ đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho hướng đi mới này.

Ngày 21/8, Vingroup bất ngờ công bố đầu tư mạnh mẽ để trở thành Tập đoàn công nghệ; đồng thời hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng hệ sinh thái cộng đồng startup, với khát vọng góp phần đưa Việt Nam vào bản đồ công nghệ thế giới. Ông Nguyễn Việt Quang – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup đã chia sẻ với phóng viên xung quanh định hướng hoàn toàn mới này.

Công nghệ sẽ là lĩnh vực số 1 của Vingroup

* Từ việc đầu tư vào sản xuất ô tô rồi đến điện thoại và giờ là chuyển hướng trọng điểm sang công nghệ. Có phải Vingroup đang xa rời dần các lĩnh vực kinh doanh trước đây là cốt lõi như bất động sản, du lịch, y tế, giáo dục…, thưa ông?

Vingroup không xa rời các lĩnh vực kinh doanh trọng yếu, chúng tôi chỉ bổ sung thêm các lĩnh vực mới để làm hoàn hảo thêm hệ sinh thái của mình. Định hướng là trong vòng 10 năm tới, Vingroup sẽ trở một Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – Dịch vụ có tầm quốc tế. Trong đó, công nghệ sẽ là hướng đi chủ lực.

Ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup.

* Vậy tương lai của sự thay đổi này sẽ như thế nào, thưa ông?

Mảng thương mại dịch vụ hiện có sẽ được tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động để làm chỗ dựa tài chính cho hai mảng mới, đồng thời cung cấp môi trường thực nghiệm đa dạng, hỗ trợ cho công tác nghiên cứu và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ – công nghiệp.

Mảng công nghiệp gồm ô tô và sắp tới là điện thoại và các đồ gia dụng điện tử như TV thông minh, điều hòa thông minh, tủ lạnh… cũng sẽ được đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới. Riêng mảng công nghệ, Vingroup xác định ba mũi nhọn chính để thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ.

* Xin ông chia sẻ cụ thể hơn về ba mũi nhọn chính trong chiến lược phát triển công nghệ?

Đầu tiên là thành lập Công ty VinTech nhằm tập trung đầu tư đội ngũ nhân sự, hạ tầng, để phát triển sản xuất phần mềm, nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), phát triển nguyên vật liệu thế hệ mới, lập chuỗi các Viện như Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn và Viện Nghiên cứu công nghệ cao Vin Hi-Tech (VHT)… Tiếp theo là đầu tư trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao VinTech City theo mô hình của thung lũng Silicon tại Hà Nội.

Thứ ba là lập ra các Quỹ như Quỹ Đầu tư về công nghệ với nhiệm vụ tìm kiếm các cơ hội hợp tác, ý tưởng trên phạm vi toàn cầu và Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp và Hỗ trợ nghiên cứu Khoa học – Công nghệ ứng dụng nhằm hỗ trợ các dự án trong nước, hỗ trợ cho Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam…

Ngày 21/8 vừa qua, chúng tôi đã đồng loạt ra mắt 1 công ty, 2 viện nghiên cứu, 1 Quỹ hỗ trợ trong nước và tiến hành ký kết với hơn 50 trường Đại học hàng đầu về công nghệ để chuẩn bị nguồn nhân lực trong 10 năm tới.

Vingroup đã đồng loạt ra mắt 1 công ty, 2 viện nghiên cứu, 1 quỹ hỗ trợ trong nước và tiến hành ký kết với hơn 50 trường Đại học vào ngày 21/08 vừa qua.

* Vâng, đó chính là điều tiếp theo chúng tôi muốn ông giải đáp. Quy mô lớn là lợi thế nhưng cũng là sức ỳ với bất cứ tổ chức nào, nhưng dường như Vingroup đang triển khai mọi việc với tốc độ thần tốc….

Bạn đừng quên slogan của chúng tôi là: “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” và phong cách của chúng tôi là “miệng nói, tay làm”(cười). Thực tế, sau 25 năm phát triển, Vingroup đã có thay đổi cơ bản về quản trị. Hiện tại, chúng tôi theo mô hình holdings, các Công ty thành viên (P&L) chủ động công việc, bộ máy tập đoàn chỉ tư vấn, kiểm soát, đánh giá nên Vingroup luôn duy trì được sự gọn nhẹ và năng động. Công ty VinTech chúng tôi mới thành lập trong lĩnh vực Công nghệ – Công nghiệp cũng sẽ hoạt động theo mô hình độc lập như vậy.

“Cho không” nghìn tỷ xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp

* Được biết, Vingroup bước đầu đã đầu tư hàng nghìn tỷ cho hướng đi mới này. Tiềm lực tài chính quả là lợi thế rất lớn của Vingroup…

Chúng tôi lại cho rằng, không chỉ tiền là đủ. Vingroup đã nghiên cứu rất kỹ mô hình của Silicon Valley, muốn thành công cần có hệ sinh thái hỗ trợ. Vì thế, bên cạnh việc tập trung nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), sản xuất các phần mềm và nghiên cứu các nguyên vật liệu thế hệ mới, chúng tôi sẽ xây dựng khu tập trung đầu tư trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao mang tên VinTech City theo mô hình Silicon Valley.

Trong đó, chúng tôi không chỉ xây dựng ra các toà văn phòng, được trang bị đầy đủ hệ thống từ máy tính mà hỗ trợ đầy đủ về hệ sinh thái cần thiết, đi cùng đó là hỗ trợ về pháp lý, nhân sự, thủ tục hành chính, kế toán… Trong thời gian 1-3 năm đầu, các công ty công nghệ khởi nghiệp sẽ được miễn phí toàn bộ chi phí thuê văn phòng và 1 phần hoặc toàn bộ các phí dịch vụ còn lại.

Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp và Hỗ trợ nghiên cứu KH-CN của Vingroup có mức đầu tư là 2.000 tỷ đồng, Quỹ Đầu tư mạo hiểm có mức 300 triệu USD, để hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo đột phá về công nghệ.

* Người ta vẫn nói “không có bữa trưa nào miễn phí” – các startup sẽ phải trả lại gì cho Vingroup, thưa ông?

Phần hỗ trợ là cho không, các dự án họ làm xong thì họ hưởng. Trong điều kiện cần vốn để phát triển thêm, cần chúng tôi đầu tư thì chúng tôi sẽ nghiên cứu thấy phù hợp sẽ hợp tác, hoặc không sẽ tư vấn, giúp đỡ gọi đầu tư. Hơn thế nữa, như đã nói ở trên, chúng tôi có các Quỹ đầu tư, không phải 1 mà là 2 quỹ. Thứ nhất là Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp và Hỗ trợ nghiên cứu KH-CN có mức đầu tư là 2.000 tỷ đồng, thứ hai là quỹ Đầu tư mạo hiểm có mức 300 triệu USD, để hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo đột phá về công nghệ. Tôi cho rằng như vậy chúng ta mới có đủ điều kiện để các doanh nghiệp khởi nghiệp thuận lợi.

* Nhưng với cách làm đó ông có nghĩ rằng các bạn trẻ khởi nghiệp sẽ ỷ lại việc được hỗ trợ từ Vingroup không?

Đây không phải bao cấp, mà là sự hỗ trợ mang tính thúc đẩy và gỡ bỏ một phần các áp lực. Chúng tôi biết các nhà khởi nghiệp trẻ về công nghệ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, cản trở nên chúng tôi tạo chất xúc tác, như “mồi câu” ban đầu giúp mọi người có nền tảng để phát triển, từ đó thúc đẩy cho ngành công nghệ nước ta phát triển. Chúng tôi hỗ trợ 3 năm đầu và sản phẩm của họ phải chứng minh được tính hiệu quả. Và chúng tôi cho đó là trách nhiệm xã hội của Vingroup với đất nước.

* Xin cảm ơn ông!

Lan Anh
* Nguồn: Người đồng hành

42 năm hoạt động, Vinamilk chiếm 50% thị phần sữa Việt

Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên sản xuất sữa từ nguồn nguyên liệu trong nước, sau 42 hoạt động, Vinamilk chiếm hơn 1/2 thị phần sữa Việt Nam.

Cụ thể, Vinamilk chiếm 50% thị phần sữa, trong đó sữa đặc chiếm 80%, sữa tươi 53%, sữa chua các loại 80%, sữa bột 40%. Riêng sản phẩm sữa tươi Vinamilk 100% đứng đầu về cả sản lượng và doanh số bán ra trong phân khúc nhóm nhãn hiệu sữa tươi từ năm 2015 đến nay (số liệu từ Nielsen 8/2017).

Nhờ lợi thế về chất lượng sản phẩm, giá cả và uy tín thương hiệu, doanh nghiệp còn thắng thầu nhiều hợp đồng cung cấp sữa ở nước ngoài. Sản phẩm của Vinamilk đã có mặt tại 31 quốc gia trên thế giới, kể cả các thị trường khó tính như Mỹ, Anh, Đức, Canada…

Đại diện Vinamilk chia sẻ: “Mọi nỗ lực của chúng tôi đều xuất phát từ ý chí và quyết tâm đem đến những sản phẩm dinh dưỡng tối ưu, phù hợp với người tiêu dùng”.

Trụ sở Vinamilk hiện tại.

Cũng theo đại diện hãng sữa này, vào những năm đầu thập niên 1970, ngành công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập.

Nông trường Mộc Châu là nơi đầu tiên độc quyền sở hữu đàn bò quy mô lớn do Cuba viện trợ, với sản phẩm chủ yếu là bánh sữa. Thời điểm ấy, Sài Gòn có 2 nhà máy sữa là Trường Thọ do tư nhân người Hoa thành lập năm 1972 và Foremost hoạt động đầu những năm 1960 chủ yếu phục vụ quân đội Mỹ.

Ngày 20/8/1976, Vinamilk thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là Foremost), Trường Thọ và nhà máy sữa bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestlé).

Những ngày đầu thành lập khi chưa thể chủ động 100% nguyên liệu sản xuất, lãnh đạo Vinamilk nhìn nhận doanh nghiệp khó phát triển. Để giải quyết bài toán này, năm 1991 đơn vị phát động cuộc “cách mạng trắng”, hướng đến chủ động nguồn cung cấp sữa đầu vào trong nước bằng giải pháp xây dựng vùng nguyên liệu nội địa.

Vinamilk chủ trương xây dựng vùng nguyên liệu nội địa từ sớm.

Với mong muốn phát triển đàn bò thông qua hỗ trợ nông dân về con giống, kỹ thuật chăn nuôi, thú y cũng như thu mua sữa với giá cao, công ty mạnh dạn giảm lãi. Khi tiến hành cổ phần hóa, Vinamilk bán cổ phần cho nông dân với giá chỉ bằng 70% mệnh giá đương thời, đồng thời đứng ra bảo lãnh cho các hộ vay vốn mua cổ phần.

Sau khoảng thời gian phát triển hệ thống trang trại trải dọc đất nước, liên kết với người dân mở rộng vùng chăn nuôi, Vinamilk đã giúp cho tổng lượng đàn bò năm 2005 tăng gấp 38 lần so với năm 1991, chủ động cung cấp nguồn nguyên liệu sữa cho sản xuất lên đến 50%. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn tiên phong trang bị máy móc hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế cho các nhà máy, cho ra đời những sản phẩm dinh dưỡng chất lượng hàng đầu.

60 phút, 3 thói quen và một đời sống thông minh hơn

Không phải ai sinh ra cũng “thông minh vốn sẵn tính trời”. Tuy nhiên, thật may mắn vì bạn có thể luyện tập để cải thiện trí thông minh của mình. Và đây là “bài thuốc” dành cho bạn.

60 phút, 3 thói quen và một đời sống thông minh hơn

Hầu hết những người mà chúng ta thấy thông minh đều không đạt được mọi thứ một cách đột ngột hay thông qua ma thuật. Họ chỉ làm những việc nhỏ mà hầu hết mọi người đều bị bỏ quên. Và theo thời gian, những điều nhỏ nhặt này tích tụ lại, biến thành thành quả mà những người xung quanh luôn ngưỡng mộ và khao khát.

Van Gogh là một thiên tài. Mozart là một thiên tài. Marie Curie là một thiên tài.

Mặc dù tài năng bẩm sinh ảnh hưởng một phần rất lớn tới những kết quả phi thường, nhưng trên thực tế, càng ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả thành công có được đều là sự kết hợp giữa thực hành, thói quen và tư duy.

Điều đó có nghĩa là, nếu bạn nghĩ những thiên tài chỉ dựa vào những tài năng mà họ có sẵn để đạt được những thành công thì thật sai lầm.

Bất cứ những gì họ có được đều phụ thuộc vào sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Và nếu bạn cũng muốn có được những thành công như họ thì hãy dành cho mình một giờ mỗi ngày để tạo cho mình một thói quen với những hoạt động sau – Đó chắc chắn là những điều bạn cần.

Dành 10 phút mỗi ngày để suy ngẫm

Bạn có thường tự hỏi bản thân mình rằng tại sao bạn lại làm những công việc đó không?

Câu trả lời không đơn thuần chỉ là danh sách nhiệm vụ mà bạn thực hiện hàng ngày, và cũng không phải là câu trả lời đơn giản như “bởi vì tôi đi làm để trang trải cuộc sống” hay là “đó là sở thích của tôi.” Nếu bạn cho rằng đó là một nơi lý tưởng để bắt đầu sự nghiệp, thì quan trọng bạn phải chỉ ra đó là những điểm gì?

Thế còn thế giới xung quanh liệu có khiến bạn cảm thấy hứng thú hay không? Có điều gì bạn còn chưa hài lòng về nó?

Trong cuộc sống của mình, có bao nhiêu lý tưởng mà bạn đang ấp ủ và đang cố gắng để đạt được? Liệu trong số đó, có mục đích nào là sai không?

Những điều này mới chỉ là bề nổi của vấn đề, việc lý giải những câu hỏi sâu sắc, mang tính chiêm nghiệm sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp và giúp bạn có những suy nghĩ một cách rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, những điều có ích cho bạn sẽ giúp bạn có nhiều niềm vui, và đó cũng là cơ sở để cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Bằng cách dành vài phút để suy nghĩ một cách cẩn thận và sâu sắc, những ý tưởng tuyệt vời sẽ xuất hiện trong tâm trí, đó là kết quả có được trên cơ sở những kinh nghiệm có được trong cuộc sống, và điều qua trọng hơn là bạn phải hiểu rõ và phá vỡ giới hạn của bản thân để tiến tới những mục đích cao cả.

Ngay từ bây giờ, hãy bắt đầu mỗi ngày bằng một câu hỏi hóc búa và dành thời gian để suy ngẫm và lý giải nó.

Dành 20 phút mỗi ngày để đọc sách

Dành thời gian để đọc sách là một cách tuyệt vời để theo kịp, thậm chí là đi trước thời đại.

Những cuốn sách của những trí tuệ tuyệt vời sẽ chia sẻ cho bạn những nội dung vô cùng quý giá, nó chứa đựng chiều sâu của tất cả các khía cạnh trong cuộc sống. Nó được coi là sự kết tinh từ những cái họ quan sát, nghiên cứu hay thậm chí là những kinh nghiệm mà họ có được trong cuộc đời.

thói quen để thoog minh hơn doanhnhansaigon

Một cuốn sách kì diệu sẽ giúp bạn học được những điều mới mẻ và có giá trị, và thậm chí nếu cuốn sách xuất hiện đúng thời điểm có thể hoàn toàn thay đổi cuộc sống của bạn. Chỉ với cam kết 20 phút/ngày, bạn đang tự tạo cho mình những cơ hội chứ không phải bất kì ai khác.

Nếu bạn đọc trong 20 phút, hoặc khoảng 15 trang của một cuốn sách mỗi ngày, thì vào cuối năm, bạn đã hoàn thành từ 15 đến 20 cuốn sách. Đó thực sự là một sự đầu tư mang lại lợi nhuận về thời gian và tiền bạc có ý nghĩa hơn bất kỳ hoạt động nào khác.

Dành 30 phút để tập trung mỗi ngày

Có thể cho rằng vị thầy vĩ đại nhất trên thế giới là quá trình làm chủ bản thân và phát triển năng lực cá nhân.

Khi bạn kết hợp cả cơ thể và bộ não lại với nhau để chuyên tâm thực hiện một điều gì đó thì bạn đang tạo cho mình một cơ hội để tâm trí không bị xáo trộn, và kết quả nhận được sẽ tốt hơn rất nhiều khi bạn bị tác động bởi những bởi những yếu tố xung quanh.

Không có gì lấy làm ngạc nhiên khi một nhạc công tập trung vào việc thực hiện một giai điệu đến mức quên giờ giấc hoặc khi một họa sĩ chuyên tâm vào tác phẩm của mình đến nỗi người bên cạnh gọi không nghe thì sẽ cho ra những kiệt tác để đời.

Trong trạng thái tập trung cao độ, trí tuệ của bạn sẽ được phát huy một cách cao nhất, từ đó khả năng thể hiện của bạn cũng được bộc lộ một cách tối đa. Trong 30 phút hoạt động với tinh thần như một cỗ máy thì kết quả đem lại cho bạn thậm chí còn lớn hơn cả một ngày bạn bị chi phối bởi quá nhiều thứ.

Để có được những cách học tối ưu là một trong những bài học quan trọng nhất, đặc biệt là trong một thế giới đang thay đổi từng giấy từng phút này. Và điều đầu tiên đó là bài học về khả năng tập trung cao độ vào cái mà bạn đang quan tâm hay điều mà bạn đang muốn hướng tới.

Cho dù đó là một sở thích hay một dự án cá nhân, thì nó chỉ có giá trị khi bạn tận tâm với nó, thậm chí chỉ cần dành nửa giờ mỗi ngày để hoàn thiện từng chút một.

Thoạt nhìn, có vẻ như hầu hết mọi người đã làm những điều này nhưng lại cảm thấy sự thay đổi tích cực không đáng kể.

Nhưng trên thực tế, trong khi tất cả mọi người dành 10 phút để suy nghĩ thì điều mà họ nghĩ tới chưa thực sự sâu sắc; trong khi mọi người đọc trong 20 phút, thì những cái họ đọc lại không có giá trị; và trong khi tất cả mọi người đồng ý rằng họ cũng đã thực hiện một cái gì đó trong 30 phút nhưng đó lại không nằm trong quá trình để hoàn thiện mục tiêu của họ đề ra và luôn bị phân tâm dù ít hay nhiều.

Hầu hết những người mà chúng ta thấy thông minh đều không đạt được mọi thứ một cách đột ngột hay thông qua ma thuật. Họ chỉ làm những việc nhỏ mà hầu hết mọi người đều bị bỏ quên. Và theo thời gian, những điều nhỏ nhặt này tích tụ lại, biến thành thành quả mà những người xung quanh luôn ngưỡng mộ và khao khát.

Không phải mọi người sinh ra đều là thiên tài, nhưng bất cứ ai cũng có thể thông minh hơn nếu bạn biết cách học hỏi và không ngừng rèn luyện.

Người thông minh không bao giờ làm 7 điều này

Những người thông minh tuyệt đối sẽ không bao giờ làm những điều này.

Người thông minh không bao giờ làm 7 điều này

Những người thông minh sẽ không bao giờ làm 7 điều này vì nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến tư duy, khiến họ khó mãn nguyện trong đời sống và khó thành công trong sự nghiệp. Vì thế, bạn cũng nên tránh làm những điều dưới đây. 

Giới siêu giàu dạy con những gì để giàu đến ba đời?

Giới siêu giàu được định nghĩa là những gia đình sở hữu ít nhất 5 triệu USD tài sản ròng, không kể giá trị nơi ở chính của họ, theo tổ chức nghiên cứu quản lý tài sản Spectrem Group.

Giới siêu giàu dạy con những gì để giàu đến ba đời?

Người giàu rất quan tâm đến việc làm thế nào để tài sản gia tộc được mãi mãi trường tồn. Ảnh:Big Think

Bà Carol M. Schleif – Phó tổng giám đốc đầu tư tại Abbot Downing, đơn vị trực thuộc công ty tài chính Wells Fargo, nơi chuyên tập trung vào những gia đình sở hữu tài sản ròng từ 100 triệu USD trở lên – cho biết: Câu thành ngữ “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” hay khái niệm tài sản của một gia tộc cuối cùng cũng sẽ biến mất, thường xuyên xuất hiện trong các cuộc đối thoại giữa những gia đình siêu giàu.

Đương đầu với nỗi sợ đó, rất nhiều gia đình thuộc giới siêu giàu đã và đang dạy cho con cái họ cách sử dụng tiền bạc từ rất sớm để khối tài sản của gia tộc mãi mãi trường tồn. Và, những bài học này hoàn toàn thích hợp để áp dụng tất cả các gia đình chưa gia nhập giới siêu giàu.

Schleif nói: “Việc bạn có bao nhiêu số 0 trong tài khoản ngân hàng hiện tại không quan trọng. Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ, kết quả sau cùng mà bạn muốn con mình đạt được là gì và bạn có thể làm được gì để dạy cho chúng biết về điều đó”. Và, dưới đây là 4 điều mà giới siêu giàu thường xuyên dạy con cái họ.

Dạy con biết tiền không phải là tất cả

Trái với phần đông suy nghĩ của nhiều người, những gia đình siêu giàu thường dạy con cái họ làm giàu bằng cách gửi đi thông điệp: Tiền không phải là tất cả. Bà Judy Spalthoff – Giám đốc điều hành chi nhánh New York của ngân hàng đầu tư UBS – nói: “Số dư trong tài khoản ngân hàng không phải là tất cả khi nói về chúng tôi. Nếu mọi thứ người khác biết về gia đình chúng tôi chỉ gói gọn trong số tiền mà chúng tôi có, thì điều ấy không thực sự tốt cho lắm. Nếu người khác nghĩ chúng tôi chỉ có thế, tức là chúng tôi đang phát đi một thông điệp sai lầm”.

Để con cái của họ thực sự nhận thức được điều này, các bậc cha mẹ của những gia đình siêu giàu thường giữ kín việc họ có nhiều tiền với con cái và chờ cho đến khi mọi thứ chín muồi. Bà Schleif chia sẻ: “Các bậc cha mẹ siêu giàu không muốn những đứa trẻ đánh mất đi mục đích sống cũng như động lực làm việc. Họ muốn con mình tự định hình lối sống của riêng bản thân chúng. Họ biết để cho con tự nỗ lực và tự trải nghiệm thất bại”.

Yêu cầu con đi làm và để con thất bại

Con cái của các gia đình thành công rất cần cơ hội để được làm việc và được thất bại. Theo bà Spalthoff, thất bại đối với trẻ con không cần thiết phải là những điều gì đó quá to tát, mà hoàn toàn có thể là những việc vô cùng đơn giản. Ví dụ, nếu con quên đem theo bài tập về nhà, cha mẹ sẽ không mang nó đến trường cho chúng. Nếu đứa trẻ quên đôi giày thể thao, cha mẹ cũng sẽ không mang nó đến sân bóng giúp, dù rằng đội bóng của con có thể phải bị xử thua vì chuyện này.

Ngoài ra, thông qua quá trình làm việc, những đứa trẻ sẽ hiểu được việc kiếm tiền khó như thế nào, mặc dù gia đình giàu có của chúng không thực sự bận tâm đến số tiền đó. Và, bằng cách cho con cơ hội được làm việc, chúng sẽ hiểu được giá trị của sức lao động là như thế nào. Bà Spalthoff nói: “Nếu chúng ta không cho con cơ hội được làm việc từ lúc bé, thì đến khi chúng tốt nghiệp đại học và bắt đầu đi làm thực sự, chúng sẽ chẳng có bất kỳ hành trang hay một sự chuẩn bị nào cho thời điểm đó cả”.

Những công việc đầu tiên lúc bé có thể mang đến rất nhiều bài học ý nghĩa cho con, bà Schleif chia sẻ. Ví dụ, con cái sẽ biết số tiền mà cha mẹ chúng sử dụng để trả tiền sinh hoạt cho gia đình thực sự đến từ đâu và đến như thế nào. Thế nên, đó là lý do tại sao rất nhiều gia đình giàu có yêu cầu con cái họ đi làm từ thời thiếu niên.

Dạy con hiểu chiến lược kinh doanh của gia đình

Để các thế hệ tiếp theo có thể duy trì khối tài sản của gia đình từ đời này sang đời khác thì việc hiểu rõ tại sao và làm cách nào khối tài sản ấy được tạo ra là hết sức quan trọng. Bằng cách ôn lại truyền thống của gia đình thông qua những câu chuyện, bạn có thể tìm ra một giá trị chung hoặc một chiến lược kinh doanh xuyên suốt được truyền lại qua nhiều thế hệ, bà Schleif cho biết.

Nữ doanh nhân tiếp lời: “Việc ôn lại truyền thống sẽ giúp bọn trẻ nhận ra rằng bố mẹ và bản thân chúng đều có xuất phát điểm giống nhau. Đồng thời, những câu chuyện cũng mang đến cho bọn trẻ một ví dụ thực tế về việc làm thế nào mà bố mẹ chúng đã có thể sống và xoay xở được trong hoàn cảnh như vậy. Việc dạy cho con hiểu được chiến lược kinh doanh của gia đình sẽ giúp chúng biết suy nghĩ và cẩn thận hơn với những gì mà chúng sẽ tiếp nhận và phát huy”.

Những buổi gặp gỡ và kể chuyện như thế có thể giúp mọi gia đình xác định mục tiêu của mình, dù cho họ có thuộc giới siêu giàu hay không.

Dạy con biết chia sẻ với cộng đồng

Dù nhiều người thuộc giới siêu giàu sở hữu lối sống vô cùng tằn tiện, song họ lại khá thoải mái trong việc chia sẻ tài sản của mình với cộng đồng. Các gia đình siêu giàu thường dạy cho con cái họ thói quen chia sẻ với cộng đồng bằng cách biến những công việc từ thiện trở thành một hoạt động trong gia đình, bà Schleif nói.

Ví dụ, vào các dịp lễ, họ sẽ cho phép con lựa chọn giữa việc để bố mẹ tặng quà hay sử dụng món quà đó để quyên góp từ thiện. Ngoài ra, các bậc cha mẹ giàu có còn có thể thành lập các tổ chức từ thiện hoặc các quỹ đóng góp từ những mạnh thường quân để giúp con mình thực hiện mong muốn đóng góp cho cộng đồng. Nỗ lực đóng góp, chia sẻ những gì mình sở hữu đến với cộng đồng có thể giúp xây dựng nhân sinh quan của mỗi người một cách phong phú và điều này hoàn toàn có thể áp dụng cho tất cả các gia đình, bất kể giàu nghèo, bà nói thêm.

Nữ Phó tổng giám đốc đầu tư tại Abbot Downing còn nói thêm: “Nếu chỉ duy nhất một mình bạn giỏi, thì bạn đã chẳng thể nào đạt đến vị trí như ngày hôm nay. Những gì mà bạn đóng góp cho xã hội rồi cũng sẽ quay trở lại với bạn, có khác chăng là chúng sẽ trở nên to lớn và lan tỏa hơn mà thôi”.