Author Archives: Mai Lộc

Tân sinh viên tìm kiếm việc làm ở đâu?

Với một tân sinh viên mới ra trường hoặc sắp ra trường, câu hỏi mà họ muốn tìm lời giải đáp nhiều nhất đó là làm sao có thể tìm một công việc đúng nghề sau khi tốt nghiệp? Thị trường viêc làm trên toàn thế giới có xu hướng  cạnh tranh ngày càng cao, vì thế các nhà tuyển dụng đương nhiên sẽ tìm kiếm những ứng cử viên là người có những tố chất nổi trội. Vậy làm sao một tân sinh viên có thể trở nên nổi bật hơn so với hàng trăm ứng viên khác cho cùng vị trí đó?

 tân sinh viên

1. CV 

CV là viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae trong tiếng Anh, có nghĩa là Sơ yếu lý lịch. Tuy vậy, CV không phải là bản khai lý lịch cá nhân trên phương diện nhân thân, gia đình. Mà đó là một tờ quảng cáo bạn tự nói về các kỹ năng, khả năng cũng như kinh nghiệm làm việc.

CV của bạn chính là công cụ để “quảng bá” bản thân với nhà tuyển dụng. Dành thời gian tìm những mẫu đơn xin việc trông chuyên nghiệp và bắt mắt. Bạn cũng nên tránh sử dụng những từ ngữ rập khuôn mà có thể tìm thấy trên tất cả các mẫu đơn xin việc khác. Nhà tuyển dụng phải xem hàng trăm bộ hồ sơ vì thế hãy làm cho CV của mình có điểm nhấn hơn. Các lỗi về ngữ pháp và chính tả sẽ làm nhà tuyển dụng cảm thấy sự thiếu chuyên nghiệp và bất cẩn trong hồ sơ của bạn, vì vậy nếu bạn cảm thấy chưa tự tin trong cách viết hãy nhờ ai đó kiểm tra lại.

Hãy nhớ nhấn mạnh vào những thành quả của bản thân. Đừng quên tập trung vào những kĩ năng bạn đã có được từ kinh nghiệm của mình và chúng sẽ giúp ích gì cho công ty và vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

tim-viec-sau-tot-nghiep-_-phong-van

2. Phỏng vấn

Đây có lẽ là phần căng thẳng nhất trong cả quá trình ứng tuyển của bạn, cơ hội sẽ cao hơn nếu có sự chuẩn bị kĩ lưỡng. Luôn luôn tìm hiểu thông tin công ty trước khi bạn tham gia phỏng vấn. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có ý định nghiêm túc với công việc, rằng bạn sẵn sàng và muốn làm ở công ty này. Việc chuẩn bị tốt cũng làm cho bạn cảm thấy tự tin hơn và không quá căng thẳng. Hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ kết thúc buổi phỏng vấn bằng việc hỏi bạn có thắc mắc gì không – đây là cơ hội tốt để bạn thể hiện sự chủ động của mình, vì thế sẽ rất tốt nếu bạn chuẩn bị một hoặc hai câu hỏi đơn giản (nên tránh hỏi về lương và ngày nghỉ nhé).

Cố gắng nhắc đến những hoạt động gần đây của công ty. Nếu họ có những bản tin về công ty bạn nên tìm hiểu- nếu họ đăng tải những hoạt động đó, chăc chắn họ cảm thấy rất tự hào về nó và nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hài lòng nếu bạn biết về những thành tựu của họ.

3. Những kỹ năng hữu ích

Ngoại ngữ luôn là một kĩ năng nổi bật bạn có thể đưa ra trong buổi phỏng vấn. Thông thạo ngọai ngữ sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn khi giao tiếp và làm việc với những khách hàng nước ngoài. Bạn cũng nên có một vốn tiếng anh nhất định và có bằng cấp chứng chỉ kèm theo. Vì thế hãy đăng ký học ở trung tâm nào có chất lượng và cấp bằng uy tín nhé.

Một típ rất hay đó là hãy năng nổ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa hay các dự án liên kết, hợp tác ở trường. Điều đó sẽ thể hiện rằng bạn rất năng động và tất nhiên nó sẽ làm bạn nổi bật hơn các ứng viên chỉ có thành tích học tập. Điều này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng thấy bạn vừa có khả năng học tập vừa có khả năng hoạt động nhóm và có kỹ năng xã hội. Hơn nữa, các mối quan hệ trong hoạt động ngoại khoá có thể sẽ giúp bạn mở rộng mối quan hệ trong cuộc việc tương lai.

tân sinh viên4. Tìm kiếm việc làm ở đâu?

Trường đại học hoặc cao đẳng thường cập nhật thông tin về việc làm và thông báo cho sinh viên trên bảng thông báo của trường. Bạn có thể tìm kiếm thông tin viêc làm trên các tờ báo hay các trang web việc làm online. Những cơ quan tư vấn việc làm sẽ giúp sinh viên tìm được những công việc phù hợp với khả năng và kinh nghiệm của mình.

Thông tin đại chúng cũng trở thành một nguồn tin lớn cho các lĩnh vực việc làm. Nhìn chung, các công ty xuyên quốc gia thường có các trang facebook, twitter hay LinkedIn. Giáo viên của bạn tại trường và những tư vấn sinh viên là sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn xin những lời khuyên về nghề nghiệp.

Nói chuyện với những người đã ra trường và bạn có thể hình dung được thị trường việc làm và những cơ hội bạn có thể có được.

Chúc bạn thành công!

cần học hỏi để thành công

3 ĐIỀU CẦN HỌC HỎI ĐỂ THÀNH CÔNG

“Làm việc vì chính mình khó hơn làm vì công việc”. Câu nói này nghe có vẻ rất mâu thuẫn, nhưng thực ra Jim Rohn – tác giả của câu nói muốn nhắn nhủ đến chúng ta rằng bạn không nhất thiết phải tập trung vào công việc, mà khi bạn yêu công việc đang làm thì tự khắc bạn sẽ làm việc rất chăm chỉ. Qua 3 điều cần học hỏi để thành công dưới đây sẽ giúp bạn mở rộng tư duy, góp phần cải thiện đáng kể công việc và cuộc sống của mình.

1. Bài học về cách giao tiếp

Hãy luôn chú ý và hiểu rõ những gì mình muốn nói, thời điểm nói và cách nói như thế nào cho phù hợp nhằm tạo nên sự tương tác hiệu quả nhất. Mục đích của cuộc giao tiếp mới là điều quan trọng nhất chứ không phải là nói ra hết những điều mình thích. Đôi lúc bạn nói ngay những suy nghĩ trong đầu và vẫn có trọng lượng với người nghe nhưng đó chỉ là ngoại lệ và không phải lúc nào cũng hiệu quả như bạn mong đợi. Học về cách giao tiếp có thể được xem là một trong 3 điều cần học hỏi có tầm ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công của bạn.

cần học hỏi để thành công

2. Bài học về phát triển bản thân

Muốn phát triển bản thân thì điều đầu tiên là bạn phải học cách giải quyết vấn đề. Các vấn đề bao gồm sinh hoạt thường ngày, công việc, gia đình… dù cho các vấn đề này có khó khăn, rắc rối, phức tạp đến đâu mà bạn tìm được giải pháp xử lý vẹn-toàn-nhất-có-thể thì chắc chắn khả năng tư duy, suy nghĩ, cách lập luận, nhìn nhận cuộc sống của bạn sẽ thay đổi và phát triển hơn.
Bí quyết để làm được điều này đó chính là khả năng làm chủ, ở mỗi thời điểm bạn cần tập hợp các vấn đề rắc rối, nắm lấy sự chủ động và giải quyết nó nhanh chóng.

cần học hỏi để thành công
3. Học cách quản trị các mục tiêu của mình.

Bạn có thể làm cho cuộc sống của mình đầy màu sắc, có chiều sâu nếu các mục tiêu đươc hoạch định một cách cụ thể, rõ ràng. Có những người cho phép bản thân tự thả trôi mà không cần biết hôm nay cần làm gì, dù có ra sao thì hãy để mai tính. Điều đó sẽ không có vấn đề gì nếu như họ đã quá mãn nguyện với hiện tại và không cần phát triển thêm nữa, nhưng bạn không phải được sinh ra để trở thành một người thụ động như thế. Hãy làm chủ bản thân mình, đặt ra mục tiêu và hoàn thành nó, bạn sẽ thấy cuộc sống này ý nghĩa biết chừng nào.

Ngoài 3 điều cần học hỏi để thành công như trên, chúng ta vẫn cần phải trao dồi, rèn luyện thêm nhiều kỹ năng khác nếu muốn trở thành một người thành đạt, giàu có cả về trí tuệ, tâm hồn lẫn tiền bạc.

-Bài Học Cuộc Sống-

Học online

Top 40 web site học online dạy bạn mọi thứ trên đời

Học online đang là xua hướng của toàn cầu, nó đáp ứng được các tiêu chí, điều kiện học hạn hẹp? Chi phí học hành quá cao? Chúng ta hoàn toàn có thể tìm được kiến thức cần thiết cho mình trên internet, hoặc là một khóa học hẳn hoi từ các trường đào tạo.

Những website dưới đây là công cụ đơn giản cung cấp cho bạn lượng kiến thức về mọi lĩnh vực từ khoa học, kinh tế, nghệ thuật, xã hội cho đến những xu hướng công nghệ mới nhất, hoàn toàn miễn phí hoặc với chi phí cực thấp so với việc đi học ở trường hay các trung tâm.

Điều đặc biệt là nhiều nền học online cho phép người dùng có thể học trên điện thoại với các bài học được chia nhỏ theo thời lượng vài phút hay 1 tiếng khiến cho việc học của bạn trở nên thú vị và cực kỳ linh hoạt ngay cả khi bạn phải di chuyển.

Không còn lí do gì biện hộ cho việc không có cơ hội học thứ này thứ kia hay lười biếng nữa. Không cần phải lên lớp học gò bó, bạn hoàn toàn có thể ngồi ở nhà, ở bất cứ đâu mà vẫn theo học được các chương trình đào tạo trực tuyến chất lượng.

Hãy cùng điểm lại các nguồn học tuyệt vời dưới đây, bấm vào tên để đến địa chỉ học nhé.

Học online1. Học lập trình

  • Codecademy — Học code miễn phí qua các bài học tương tác thú vị, được thực hành trực tiếp
  • Microsoft Virtual Academy —  Học thiết kế web, game, app, phát triển nền tảng cloud, dữ liệu lớn,… miễn phí cùng các chuyên gia của Microsoft. Công ty thậm chí còn cho ra mắt một khóa lập trình cơ bản dành riêng cho người Việt, xem ở đây.
  • Udacity —  Học code và data science từ A đến Z qua video trực quan tuyệt vời từ các chuyên gia của Google, Facebook. Tương tự như Coursera và edX, bạn có thể chọn gói miễn phí (không lấy bằng) hoặc trả phí (để lấy bằng nanodegree làm đòn bẩy cho sự nghiệp).
  • Platzi —  Học trực tuyến về thiết kế, marketing và code miễn phí từ các chuyên gia trong giới startup công nghệ tại Mỹ.
  • CodeCombat —  Học lập trình qua game
  • Code School —  Học code thực hành
  • Code4Startup —  Học lập trình nhanh chóng cho startup qua hướng dẫn code lại các website, ứng dụng nổi tiếng như Airbnb, Product Hunt, Tinder,…
  • Thinkful —  Nâng cao trình độ với chuyên gia kèm 1-1
  • Free Code Camp —  Học code miễn phí để giúp đỡ cộng đồng
  • Code.org —  Bắt đầu học từ hôm nay với các bài giảng cơ bản
  • BaseRails —  Luyện Ruby on Rails và các kỹ năng công nghệ khác
  • Treehouse — Học HTML, CSS, ứng dụng iPhone và hơn thế nữa
  • One Month —  Học code và xây dựng ứng dụng, website trong vòng 1 tháng
  • Dash —  Học các kỹ thuật thiết kế web mới nhất

Học online

2. Học Data Science – Lĩnh vực đang cực hot hiện nay

  • DataCamp —  Các bài giảng R và khoa học dữ liệu
  • DataQuest —  Học data science ngay trên trình duyệt
  • DataMonkey —  Phát triển kĩ năng phân tích dữ liệu theo cách đơn giản nhưng thú vị

Ngoài ra, các nền tảng học online như Coursera, Udacity, edX ở trên cũng đều có rất nhiều khóa học về data science và data analysis.

Học online

3. Học ngoại ngữ

  • Duolingo —  Học nhiều ngoại ngữ miễn phí
  • Lingvist —  Học ngoại ngữ trong 200 giờ
  • Busuu —  Cộng đồng học ngoại ngữ miễn phí
  • Memrise —  Sử dụng flashcards để học từ vựng

Học online

5. Các nền tảng cung cấp khoá học online:

  • edX —  Học các khóa học online từ các trường đại học tốt nhất trên thế giới. Một trong những khóa học nổi tiếng được hàng trăm ngàn người theo học trên edX là Introduction to Computer Science (Nhập môn Khoa học máy tính – CS50x) của Đại học Harvard.
  • Coursera —  Học các khóa online miễn phí từ các trường đại học hàng đầu thế giới với nhiều khóa có subtitle tiếng Việt. Bạn có thể chọn gói học miễn phí (vẫn được xem đầy đủ tài liệu, video học) hoặc trả phí (để lấy chứng nhận từ các trường đại học danh tiếng khi hoàn thành khóa học).
  • ALISON —  Học các khóa online miễn phí từ các trường đại học Anh, Mỹ và các chuyên gia từ Google, Microsoft,…
  • Khan Academy —  Tổng hợp các khóa học Toán, Lý, Hóa, Kinh tế, Kinh doanh,… hoàn toàn miễn phí với giao diện và trải nghiệm tuyệt vời
  • MIT Opencourseware —  Các khóa học về mọi lĩnh vực được giảng dạy tại Học viện công nghệ Massachusetts (MIT), cung cấp sách, tài liệu bản mềm và video bài giảng
  • Open Yale Courses —  Các khóa học về mọi lĩnh vực được giảng dạy tại Đại học Yale
  • Coursmos —  Học khóa học vi mô (thời lượng ngắn) ở bất kỳ đâu, trên bất kỳ thiết bị nào
  • Highbrow —  Nhận các khóa học được chia nhỏ gửi tới hòm mail của bạn hàng ngày (miễn phí)
  • Skillshare — Các khóa học và dự án online mở ra sự sáng tạo của bạn với mức giá chỉ $12/tháng để truy cập vào kho học liệu khổng lồ các kỹ năng hot nhất cho công việc hiện nay
  • Curious —  Phát triển kĩ năng với các bài học video online trên giao diện (cả web và app) cực đẹp
  • lynda.com —  Học công nghệ, kĩ năng sáng tạo và kinh doanh
  • CreativeLive —  Học các khóa học sáng tạo miễn phí từ các chuyên gia hàng đầu thế giới
  • Udemy —  Học mọi kỹ năng hot nhất cho công việc, từ thiết kế, phát triển web/app, marketing hay kinh doanh với hàng nghìn khóa học miễn phí và trả phí từ các chuyên gia trong ngành
  • Open Learn —  Tổng hợp các khóa học miễn phí về mọi lĩnh vực cho mọi người
  • How to start a startup —  Tổng hợp các bài học (qua video và tài liệu đọc) được truyền dạy trong vườn ươm khởi nghiệp hàng đầu thế giới Y Combinator

6. Web khác

  • Chesscademy —  Học cách chơi cờ miễn phí
  • Pianu —  Cách mới để học chơi piano online
  • Yousician — Gia sư dạy ghita riêng cho thời đại công nghệ

Chúc bạn thành công!

thúc đẩy sáng tạo

Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới

Có một thời gian khi các khái niệm của sự sáng tạo chỉ gắn liền với các nhà văn, nhà thơ,họa sĩ, nhạc sĩ và những người tương tự như trong các ngành nghề nghệ thuật. Nhưng với xã hội ngày nay mọi lãnh vực và ngành nghề điều rất cần đến sự sáng tạo. Tư duy sáng tạo đã chuyển từ nghệ thuật vào kinh doanh hàng ngày và bạn có thể thấy Google, Apple hay Facebook là những ví dụ điển hình về những doanh nghiệp thành công dựa trên nền tảng sáng tạo của nhân viên. Tạo ra một nền văn hoá sáng tạo là một trong những cách hiệu quả để đưa doanh nghiệp nâng tầm trong thời đại cạnh tranh bằng ý tưởng như hiện nay.

thúc đẩy sáng tạo
Khuyến khích sự giao tiếp ở mọi cấp độ với bất kỳ nhân viên nào để họ đưa ra những ý tưởng tuyệt vời. Vì vậy, tạo ra một nền văn hoá mà ở đó các cá thể được thoả sức sáng tạo, phát biểu ý kiến cá nhân tại các cuộc họp là điều rất thiết yếu mà các doanh nghiệp cần cân nhắc. Đồng thời, các nhà lãnh đạo cũng phải chú ý lắng nghe các ý tưởng, đừng gạt bỏ những ý tưởng chưa hoàn thiện ban đầu mà hãy thúc đẩy họ bằng cách gợi ý, đưa ra ý kiến cho nhân viên xem điểm gì cần phải thay đổi.

Để khơi nguồn cho dòng chảy sáng tạo trong doanh nghiệp, các nhân viên và quản lý cần có môi trường thích hợp để phát triển ý tưởng. Một trong những cách thức phổ biến và hiệu quả nhất là tổ chức các buổi “Brainstorming” thường xuyên để mọi người có được môt không khí thoải mái cùng nhau đưa ra ý tưởng.  Việc này không cần mang tính chất nghiêm túc và có bài bản như các cuộc họp mà hãy tạo ra một môi trường vui vẻ, năng động, sáng tạo, cùng nhau chia sẻ và build up ý tưởng như những buổi trò chuyện đơn thuần giữa các nhân viên.thúc đẩy sáng tạoCông nhận và khen thưởng cho các cá nhân có giải pháp sáng tạo phù hợp là một hình thức mang lại sự thúc đẩy rất lớn cho nhân viên. Nhân viên của bạn đã nổ lực hết sức để dưa ra các giải pháp sáng tạo cho công ty, do vậy các nhà lãnh đạo nên có sự khen thưởng cá nhân một cách công khai nhằm công nhận những cống hiến và tài năng của họ. Điều này sẽ khuyến khích tất cả mọi người trong công ty muốn bản thân mình trơ thành một phần trong công cuộc đổi mới và đồng thời phát triển nền văn hoá tích cực sáng tạo.

Cung cấp các công cụ hỗ trợ để nhân viên thúc đẩy sáng tạo là một điều rất cần thiết trong thời đại hiện nay, với một lực lượng lao động kỹ thuật số toàn cầu và ngày càng mở rộng, đổi mới và sáng tạo không thể được thực hiện mà không có tiến bộ công nghệ và các phần mềm. Do vậy, nhà lãnh đạo khôn ngoan nên đầu tư, cung cấp cho nhân viên những công cụ họ cần để đạt được các giải pháp sáng tạo.Thúc đẩy sáng tạo

Do đó sự tiến bộ phát triển của nhân viên cũng là chìa khoá cho các nhà lãnh đạo nếu họ muôn nuôi dưỡng một bầu không khí sáng tạo tại doanh nghiệp của mình.  Để có thể phát triển kỹ năng sáng tạo của nhân viên, các nhà quản lý cần tạo cơ hội cho các cá nhân tự quyết, lựa chọn hoặc thử sức với các vai trò khác nhau, giải quyết các vấn đề khác nhau trong công việc.

Chúc bạn thành công.

Startup

Phong ba bão táp không bằng Startup Việt Nam !

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà khi bạn vỗ ngực tự xưng mình làm startup, là entrepreneur, là khởi nghiệp, thì cũng đồng nghĩa với việc bạn tài giỏi, dũng cảm, có tầm nhìn, vân vân và mi vân.
Gần đây bỗng dưng có nhiều bạn hỏi tôi về kinh nghiệm làm startup, mà cụ thể hơn là tech startup. Tôi thấy vừa vui lại vừa bối rối. Trong trường hợp bạn chưa biết, tôi chỉ là một người vẽ và vô cùng low-tech. Anh em Nhộng vẫn hay trêu tôi những câu kiểu “Ớ thằng Khương biết xài smartphone chúng mày ạ”. Hỏi tôi về tech startup thì có lẽ bạn nên hỏi con thạch sùng trên trần nhà hay đối thoại với đầu gối, lắm khi thu thập được nhiều thứ vi diệu hơn.

Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ một số suy nghĩ hết sức cá nhân về cái mà các bạn vẫn hay gọi là startup. Vì là quan điểm cá nhân nên chắc chắn sẽ khó nghe với nhiều người. Nếu thế, tôi xin lỗi, nhưng tôi chỉ nói từ những kinh nghiệm của mình. Tôi cũng chả phải là “tấm gương” để các bạn soi lông chân của mình, tôi vẫn đang vô cùng vật vã với đứa con mình đẻ ra, cho nên nghe hay không nghe những ý kiến của tôi, tất cả đều tuỳ thuộc vào sự xem xét của bạn.

starup
Một điều tưởng chừng như cơ bản nhưng có rất nhiều bạn vẫn quên: nếu muốn làm startup, trước hết hãy tìm một chỗ ngứa, và gãi, gãi thật mạnh, thật sướng, kỳ hết ngứa thì thôi. Sẽ thật tào lao nếu bạn vỗ ngực tuyên bố “Tôi muốn tạo một thứ đánh bật Facebook khỏi Việt Nam”, “Tôi muốn có một search engine thay thế Google”, “Tôi muốn có một trang thương mại điện tử cho Amazon hửi bụi”. Này bạn, bạn đang đùa với tôi đấy ư? Những câu chuyện về startup mà các bạn thấy trên các trang tin công nghệ, khởi nghiệp này nọ là một bức tranh đèm đẹp nhưng không gì xa rời thực tế hơn chúng. Hãy tỉnh dậy và tìm chỗ ngứa của chính mình đi! Sau đó, hãy nghĩ cách gãi chỗ ngứa ấy, trước hết cho mình, và sau đó là cho người khác. Nếu người ta không ngứa, thì bạn gãi làm đếch gì? Điên à?

Có ai quan tâm đến việc bạn là ai trừ khi họ đã dùng thử cái mà bạn tạo ra. Và ngay cả khi họ đã dùng rồi thì cũng đ*o có gì chắc là họ quan tâm. Nếu bạn bắt đầu với tư tưởng sẽ trở thành “cái tốt thứ nhì”, thì tôi nghĩ bạn khỏi làm cái gì hết cho mất thời gian. Hãy đặt mục tiêu trở thành cái tốt nhất, hoặc thậm chí cái tệ nhất, chứ đừng bao giờ lập lờ ở giữa. Ít ra như thế người ta sẽ nhắc đến bạn.

Tiền là tất cả? Xin lỗi bạn, càng nhiều tiền bạn sẽ càng loay hoay mà thôi. Não bạn sẽ ỷ lại vào tiền để giải quyết những vấn đề mà tiền không bao giờ giải quyết được. Và nếu bạn đang dùng tiền của quỹ đầu tư, của mạnh thường quân, hay của gia đình, thì lại càng nguy hiểm hơn nữa. Không gì giết chết một tổ chức mới thành lập nhanh hơn một nhà sáng lập tham lam.

Tiền chả là gì cả? Xin lỗi bạn. Hoặc là bạn hâm hoặc là bạn rất hâm. Làm founder của startup tức là bạn sẽ làm việc không lương trong một thời gian rất dài, và nguy cơ trắng tay là 99%. Nếu không có tiền thì bạn cạp đất để sống chăng? Hay hít không khí cho no?

Phần lớn những bạn làm startup tôi có dịp nói chuyện đều rất mông lung. Muốn bán cơm sườn thì phải có cơm và có sườn. Lúc bạn mới bắt đầu, ai thèm quan tâm đến cái logo của tiệm cơm sườn nhà bạn đẹp hay xấu? Họ chỉ quan tâm đến cơm và sườn có ngon hay không thôi. Chẳng hạn như Cơm tấm Bụi, logo dùng font VNI-Thuphap, nhưng món cơm sườn nướng muối ớt ở đây là vô đối. Dùng VNI-Thuphap chứ có dùng Comic Sans tôi vẫn sẽ ăn cơm tấm Bụi hàng ngày.

starup-bg
Đã làm startup thì phải làm tech startup? Sách nào bảo bạn thế? Nếu thích cắm hoa, hãy mở cửa hàng hoa. Nếu thích chế tạo đồ chơi, hãy chế tạo đồ chơi. Nếu thích làm phim, hãy làm một bộ phim độc lập tuyệt vời. Vì sao bạn làm startup? Để bán công ty và trở nên giàu có ư? Nếu bạn nghĩ thế, xin bạn đừng đọc tiếp. Chúng ta không cùng hệ tư tưởng. Nếu được lựa chọn, tôi sẽ làm cái tôi đang làm với Nhộng đến hết đời và sẽ không đổi thương hiệu của mình dù để đút túi tất cả tiền bạc trên thế gian này. Tôi bắt đầu Nhộng vì tôi yêu nó, vì dù có được trả tiền để làm nó hay không, tôi vẫn sẽ làm, làm đến chết thì thôi. Nếu bạn cũng có thái độ như thế với ý tưởng khởi nghiệp của mình, thì một ngày nào đó tôi xin mời bạn cà phê.

Tôi từng nhúng bàn chân run rẩy của mình vào làn nước lạnh giá có tên gọi là “tech startup”. Và sau đó đã phải rút vội ngay lại. Tất cả những thứ gọi là tech startup ở nước ta, ngay cả những cái nổi đình nổi đám, được đầu tư hàng triệu triệu đô v.v… đa số là những thứ có thì hay mà chả có thì cũng chả chết thằng Tây nào, thậm chí chỉ tổ tốn tài nguyên mạng. Hoặc là chúng nhạt thật, hoặc là chúng cũng đậm đà ngon lành phết nhưng không biết cách truyền đạt tới người dùng của mình. Dù lý do có là gì đi chăng nữa, thì với tôi chúng là những thứ vô thưởng vô phạt.

Startup không dành cho mọi người. Nghe thì có hơi hướm phân biệt chủng tộc, nhưng tôi tin có một số kiểu người nhất định để làm startup. Và tuýp người này không chiếm đa số. Họ làm startup vì đơn giản là không thể làm được cái gì khác. Tôi từng làm trong những tập đoàn đa quốc gia lớn, và giờ đây, sau hơn một năm ra làm riêng, chỉ nghĩ đến việc phải quay lại chốn ấy thôi cũng đủ làm tôi lộn mửa. Xin đừng hiểu sai ý tôi. Tôi không có ý đả kích những người làm cho các công ty, tập đoàn lớn. Nhưng não bộ của tôi không được kết nối để làm việc này. Chỉ cần ngửi cái mùi thang máy của toà nhà nơi tôi từng làm việc thôi cũng đủ khiến tôi phát ốm rồi. Do đó cho nên, nếu sau một thời gian làm startup mà bạn cảm thấy không ổn, đừng lấy đó làm mặc cảm và cứ quay lại với công việc được trả lương tháng của mình. Bạn sẽ hạnh phúc hơn, sống vui vẻ hơn, ít lo lắng hơn, cả những người thân của bạn cũng vậy.

Một lời khuyên cuối cùng dành cho các bạn sinh viên muốn làm startup: Không phải là bất khả, nhưng 99,99% là bạn sẽ chết. Hệ thống giáo dục của ta ở tất cả các bậc là vô cùng lạc hậu, và thương trường, cuộc đời thật, chính là những người thầy tốt nhất. Những kinh nghiệm tích luỹ được trong khoảng thời gian đi làm công cho người khác sẽ giúp bạn rất nhiều, và trong một số trường hợp sẽ cứu sống cơ đồ của bạn. Do đó, đừng sốt ruột. Startup là một cuộc chơi đường dài đầy khó khăn và chỉ những con ngựa khoẻ nhất, hay nhất mới về đến đích.