Author Archives: Headhunt Vietnam

Âm thầm “bán”… công nhân

Người lao động (NLĐ) bị các chủ doanh nghiệp “sang tay”, “bán” như mớ rau ngoài chợ khiến quyền lợi bị xâm phạm nghiêm trọng. Không chấp nhận, NLĐ vác đơn kêu cứu khắp nơi nhưng tất cả cũng chỉ dừng lại ở nộp đơn và… đợi!

“Công nhân chứ đâu phải bó rau”

“Đang làm việc cho chi nhánh Cty TNHH Daesung Vina thì chúng tôi nhận được quyết định điều chuyển nhân sự của ban giám đốc Cty OSung Vina rằng: Công nhân (CN) sẽ chuyển sang Cty của ông Thế nào đó. Khi mọi chuyện vở lỡ chúng tôi mới biết mình đã bị đem “bán” tới 2 lần. Chúng tôi là CN, có ký kết HĐLĐ với Cty TNHH Daesung Vina đàng hoàng, đâu phải bó rau ngoài chợ để họ muốn bán cho ai thì bán, chuyển cho ai thì chuyển mà không hề thông qua ý kiến của chúng tôi” – đó là một phần nội dung đơn kêu cứu của hơn 100 CN đang làm việc tại Cty Daesung Vina (100% vốn Hàn quốc, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TPHCM) gửi đến cơ quan chức năng nhờ can thiệp để giải quyết quyền lợi của mình khi đột nhiên bị… “bán”!

Chị Nguyễn Thị Phượng – CN của Cty Daesung Vina – cho biết: Chị được bà Jung Keum Ja – Giám đốc Cty Daesung Vina – ký 3 lần HĐLĐ xác định thời hạn 1 năm từ 1/5/2012. HĐLĐ lần thứ 3 hết hạn ngày 30/4/2015 nhưng Cty không ký tiếp và chị vẫn đi làm bình thường. Đến ngày 27/7, chị Phượng và 20 CN bộ phận dệt tay nhận được quyết định điều chuyển nhân sự từ ban giám đốc Cty OSung Vina với lý do “cần cắt giảm nhân sự để quá trình điều hành sản xuất hiệu quả hơn. Toàn bộ CN dệt sẽ được chuyển giao cho Cty Mr Thế phụ trách quản lý và từ ngày 1/8/2015, mọi chế độ bảo hiểm của CN, Mr Thế sẽ quản lý”.

“Chúng tôi không biết Cty OSung Vina này từ đâu “chui” ra mà lại tùy tiện “chuyển giao” chúng tôi cho một Cty khác, đem thắc mắc này đi hỏi thì đại diện Cty OSung Vina cho biết Chi nhánh Cty Daesung Vina đã giải thể, toàn bộ tài sản và CN của Daesung Vina đã được chuyển giao cho OSung từ ngày 1/6/2015 với lời hứa, Cty OSung Vina sẽ thanh toán số nợ BHXH tháng 4-5/2015 mà chi nhánh Cty Daesung Vina đang nợ để chốt sổ BHXH cho CN sau 3 tháng nữa. Như vậy, CN của Daesung Vina đã thuộc về Cty OSung Vina nên OSung Vina tiếp tục đem số CN này “bán” cho một đơn vị khác. Khi chúng tôi biết được sự việc thì đã bị các ông chủ DN này “bán” 2 lần mà mình không hề biết gì”, một CN bức xúc.

Các CN này chưa biết tương lai ra sao sau khi bị DN được tùy tiện đem “bán”.

Khi CN dọa kiện hành vi sang nhượng CN tùy tiện thì ban giám đốc Cty OSung Vina đã ra thông báo thu hồi quyết định điều chuyển nhân sự và yêu cầu toàn bộ CN ký hợp đồng thử việc vào ngày 7/8.

“Tuy nhiên, nếu như OSung Vina đã tiếp quản Cty từ ngày 1/6 thì đương nhiên CN chúng tôi đã hết thời hạn thử việc nên việc Cty yêu cầu chúng tôi ký HĐ thử việc là không hợp lý. Cty chỉ muốn dành phần lợi về cho mình”, chị L – CN Cty – trình bày.

Xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi công nhân

Nhận thấy việc chuyển nhượng gây nhiều thiệt hại nên các CN Cty Daesung Vina đã đề nghị Cty chốt sổ BHXH để họ được giải quyết chế độ BH thất nghiệp và đi tìm việc làm mới, tuy nhiên yêu cầu này không được Cty đáp ứng. Bên cạnh đó, một số CN lại bị Cty gây khó dễ nên rơi vào hoàn cảnh “đi không được, ở cũng chẳng xong”.

Ngày 12/8, làm việc với Phòng LĐTBXH quận 12, bà Phan Thị Bình – người được giám đốc Cty OSung Vina ủy quyền – đã cam kết đến ngày 15/8, Cty sẽ nhận lại và ký HĐLĐ chính thức với toàn bộ CN, thời điểm bắt đầu hợp đồng được tính từ 1/6/2015. Cty OSung Vina phải có trách nhiệm liên hệ với Cty Daesung Vina để tiến hành chốt và trả sổ BHXH cho CN. Tuy nhiên, sau khi “hứa” xong, 2 Cty này lại “lơ” luôn chuyện giải quyết.

Cụ thể, ngày 12/8, Cty Daesung Vina ra thông báo (có chữ ký và đóng dấu nhưng không có tên người ký) khẳng định chi nhánh Cty đã giải thể, đã bán lại toàn bộ máy móc thiết bị và giới thiệu tất cả CN vào làm việc cho Cty OSung Vina. Cty Daesung Vina sẽ tiến hành thanh toán nợ BHXH cho cơ quan BHXH quận 12 trong vòng 3 tháng (từ 12/8 đến 12/11/2015) để tiến hành chốt và trả sổ BHXH cho NLĐ.

Chưa hết, ngày 17/8, Cty OSung Vina tiến hành ký HĐLĐ với một số NLĐ có chọn lọc (Cty không ký với một số CN và CN nữ đang mang thai) nhưng chỉ có thời hạn 7 tháng (từ 1/6 đến 31/12/2015) và Cty chỉ đồng ý đóng BHXH cho NLĐ từ tháng 9/2015.

Chị Nguyễn Thị Lưu Luyến bức xúc: “Tôi là người không được Cty ký HĐLĐ mới, khi tôi thắc mắc thì Cty nói sẽ cho tôi nghỉ việc và yêu cầu tôi viết đơn xin thôi việc. Nếu Cty không ký HĐLĐ với tôi thì phải trả sổ BHXH để tôi làm thủ tục hưởng chế độ BH thất nghiệp và tìm việc mới, thế nhưng Cty OSung Vina nói cứ theo thông báo mà làm”.

Các CN cho biết, họ nộp đơn khiếu nại lên phòng LĐTBXH quận 12 nhưng bị cơ quan này từ chối. Họ đã đến Sở LĐTBXH, Thanh tra Sở LĐTBXH cầu cứu. Tuy nhiên mọi việc đang dừng lại ở bước yêu cầu NLĐ nộp đơn chờ xử lý.

Mô hình lý tưởng cho start-up

Quản trị không cần sếp

Holacracy là mô hình quản trị không cần sếp được khởi xướng bởi CEO Tony Hsieh của Zappos. Theo đó, nhân viên sẽ không chịu sự chỉ đạo về cách làm việc từ các sếp, mà sẽ tự quyết định cần phải làm gì để công việc đạt hiệu quả tốt nhất.

Hsieh tin rằng, mô hình này trao quyền và đặt niềm tin cho các nhân viên để họ hành động và suy nghĩ như những doanh nhân chứ không phải người làm thuê. Từ đó, nhân viên được khuyến khích thử nghiệm những phương pháp mới và đem lại hiệu quả bất ngờ.

“Mới cách đây vài tháng tôi chẳng biết nhân viên đó là ai, nhưng bây giờ, với những nỗ lực phi thường, họ khiến tôi phải xem xét để giao vị trí lãnh đạo cao hơn. Tôi tin họ sẽ tiếp tục phấn đấu và hào hứng với vị trí mới”, Hsieh chia sẻ với Forbes.

Sau 2 năm, Zappos đạt được những kết quả mà lẽ ra phải thực hiện trong 5 năm và Hsieh tin tưởng sẽ tiếp tục giành được những kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

CEO trẻ tuổi Zappos cho biết khi nhân viên được tự quản lý, tự tổ chức theo mô hình Holacracy, họ sẽ được kích thích trí tò mò, trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence- EI) giúp phát huy được tài năng, nhanh chóng điều chỉnh bản thân để thích nghi với những yếu tố bất ngờ hoặc các yêu cầu mới từ doanh nghiệp và thị trường.

Tony Hsieh so sánh: khi một thành phố mở rộng diện tích ra gấp đôi, các thị dân sẽ có động lực đổi mới, sáng tạo, nhờ đó năng suất lao động tăng lên khoảng 15%. Tuy nhiên, nếu một công ty phát triển quy mô, đổi mới những chính sách thì lại kéo giảm năng suất làm việc của nhân viên.

Hsieh giải thích, vì thành phố là ví dụ điển hình cho mô hình tự quản lý, khi mỗi thị dân đều chủ động và có trách nhiệm với công việc mà không cần có người quản lý, kiểm soát, đốc thúc.

Forbes cho biết, mô hình tự quản lý rất phù hợp với những doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) khi những nhà sáng lập không có thời gian để động viên và nhắc nhở nhân viên. Khi được tự quản lý, tự tổ chức, nhân viên sẽ được kích thích tinh thần trách nhiệm, sự minh bạch, thẳng thắn giải quyết những mâu thuẫn.

“Vì không có ai là sếp, bạn sẽ không cần sợ hãi, giấu diếm. Khi gặp mâu thuẫn, mọi người sẽ có cuộc trò chuyện cởi mở, trung thực để giải quyết vấn đề”, nhà lãnh đạo Zappos chia sẻ với Forbes.

Đặt cược niềm tin vào nhân viên

Tuy nhiên, “mô hình lý tưởng” của Zappos cũng gặp một số khó khăn. 14% số nhân viên đã rời bỏ công ty vì không muốn áp dụng mô hình mới. Tuy nhiên, kết quả này không khiến CEO Zappos nản lòng. “Tôi có đến 86% nhân viên không rời công ty và mong muốn một sự đổi mới”, Hsieh tự tin.

Holacracy cũng khiến giới chuyên môn không ít hoài nghi. “Việc trang bị cho 1.500 nhân viên tại Zappos kỹ năng quản lý bản thân, trao cho họ quyền định đoạt công việc gần như là một việc làm điên rồ, thiếu suy xét”, Alison Coleman – nhà báo có 20 năm viết về doanh nhân và các doanh nghiệp – bình luận trên Forbes hồi tháng 7/2015.

Tuy nhiên, Hsieh dẫn chứng Zappos không phải là mô hình ảo tưởng khi từ năm 1981, Ricardo Semler – CEO nổi tiếng nhất của Brazil Semco đã chuyển đổi mô hình hoạt động công ty theo mô hình này giúp năng suất lao động ngày càng cao. Sau khi tiếp quản công ty, Ricardo Semler rất mạnh mẽ trong việc đưa môi trường công ty thành “thế giới phẳng”, phá bỏ những “thành lũy” của cấp quản lý đã ăn sâu trong mô hình công ty truyền thống. Thậm chí, ông không quy định giờ làm việc cố định, không có mô tả công việc cụ thể, bỏ qua chức năng quản lý của bộ phận nhân sự. Đến nay, từ doanh nghiệp 4 triệu USD, Semco được định giá 1 tỷ USD và tỷ lệ biến động nhân sự luôn dưới 1% mỗi năm.

Như vậy, xây dựng môi trường làm việc lý tưởng là điều hoàn toàn có thể. Khó khăn nhất là phải thay đổi tư duy của chính mình và nhân viên. Thế nhưng, Hsieh cũng chia sẻ: “Việc học điều mới không vất vả mà chính việc từ chối tiếp nhận cái mới, bảo thủ mới mang đến những khó khăn”.

CEO Zappos chia sẻ thêm, các start-up nên áp dụng mô hình tự quản lý để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn, đồng thời có thể tham khảo thêm những bài học quản trị từ Zappos.

“Việc tự quản lý, tự tổ chức thường gắn liền với sự minh bạch và sẵn sàng chia sẻ thông tin. Vì thế chúng tôi rất sẵn lòng chia sẻ những bài học, cố gắng tìm thêm những chuyên gia để cung cấp kiến thức cho các nhà quản lý doanh nghiệp. Chúng tôi cũng đang chuẩn bị cho hội nghị vào năm 2016 về đề tài này”, Hsieh cho biết.

MỚI RA TRƯỜNG, CHỌN CÔNG TY LỚN HAY NHỎ?

Rất nhiều người, đặc biệt là sinh viên mới ra trường luôn có xu hướng muốn làm việc cho các công ty, tập đoàn lớn với nhiều lí do… Tuy nhiên, làm việc cho công ty nhỏ cũng là một lựa chọn không tồi bởi những lợi thế mà không đâu có được.

Bạn có biết rằng giai đoạn đầu của Apple là từ một garage và Facebook khởi đầu từ một phòng ngủ trường đại học? Hiện nay cả 2 đã trở thành những “ đại gia” trong nền kinh tế thế giới. Điều đó cho thấy ngay cả những tập đoàn lớn cũng bắt đầu một cách khiêm tốn. Và bạn không nhất thiết phải làm việc cho một công ty lớn mới có thể thành công.

công ty lớn hay công ty nhỏ

Quy mô công ty là điều quan trọng nhưng không phải yếu tố hàng đầu cần xem xét trong quá trình tìm việc. Theo thống kê, dù ứng tuyển vào công ty lớn hay nhỏ, người tìm việc chú ý nhất tới yếu tố: văn hóa công ty, cơ hội thăng tiến và các khía cạnh nghề nghiệp. Cuối cùng, nhiều người đã nhận ra rằng công ty nhỏ phù hợp nhất với bản thân. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định sự lựa chọn công ty của mình.

Dưới đây là một số lợi thế nổi bật khi làm việc cho công ty nhỏ:

1. Dễ được chú ý hơn

Bất cứ nhân viên nào cũng sẽ nói rằng những gì bạn phải làm trong thực tế sẽ không hoàn toàn giống như phần mô tả công việc và chức danh chính thức của bạn. Do tình hình kinh tế khó khăn, nhiều công ty yêu cầu nhân viên đảm nhận thêm nhiệm vụ ngoài phần trách nhiệm thông thường. Đối với những nhân viên trong các tổ chức nhỏ, đây không phải là một hiện tượng mới. Các công ty nhỏ cũng không lập hàng đống phòng ban riêng biệt như tập đoàn lớn nên nhân viên có thể giúp đỡ giải quyết các nhiệm vụ khác nhau khi cần thiết. Bạn có thể thường bắt gặp ở công ty nhỏ hình ảnh phó phòng bán hàng đang trả lời điện thoại thắc mắc của khách hàng hay thực tập viên marketing đưa ra ý tưởng cho chiến dịch quảng cáo mới.

Với số lượng nhân viên hạn chế và mức độ cạnh tranh thấp như vậy, ý tưởng của bạn sẽ nhanh chóng được mọi người chú ý. Hơn nữa, khi công ty phát triển, bạn sẽ được nhớ đến là một người năng động và xuất sắc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng sẽ tích lũy kha khá kĩ năng và kinh nghiệm quan trọng.

2. Sự ghi nhận và cơ hội thăng tiến rộng mở hơn

Bởi vì công ty nhỏ có số lượng nhân viên giới hạn, nhân viên thường làm việc nhiều hơn so với chức vụ hay mức lương được nhận. Kể cả nếu có làm đúng theo phần mô tả công việc, họ cũng phải nỗ lực hơn để đạt kết quả thật xuất sắc. Điều đó không có nghĩa là bạn phải làm việc 12 – 15 tiếng một ngày. Bạn có thể chỉ làm việc muộn một số ngày khi cần thiết, đóng góp một ý tưởng hữu ích cho sếp hoặc nâng cao doanh thu bán hàng. Bằng cách đó bạn chứng tỏ rằng mình thực sự quan tâm tới công ty chứ không đơn giản là hàng ngày đến và rời công sở đúng giờ.

Trong ngắn hạn, sếp sẽ đánh giá cao những cố gắng của bạn. Còn trong dài hạn, khi công ty mở rộng, lợi nhuận tăng cao, giám đốc và ban quản lí, những người gắn bó với công ty ngay từ đầu, sẽ nhìn nhận, đánh giá cao và tất nhiên trao thưởng một cách xứng đáng cho sự cống hiến của bạn.

3. Ít áp lực hơn

Công ty nhỏ cũng có áp lực khi phải cạnh tranh với các tập đoàn lớn và cố gắng thu hút sự chú ý của cộng đồng. Nhưng quy mô nhỏ có thể cũng có nghĩa nhân viên đối mặt với ít áp lực hơn trong phần công việc hàng ngày. Khi tình hình kinh tế khó khăn, công ty nhỏ không phải trả khoản tiền khổng lồ cho việc thuê mặt bằng hay lo lắng về cuộc họp cổ đông. Nếu công ty phạm sai lầm, các phương tiện truyền thông quốc gia cũng không chú ý tới nhất cử nhất động của công ty. Và kết quả, mức độ stress ở công ty nhỏ sẽ thấp hơn so với công ty lớn. Đây là điều nhiều nhân viên mong muốn và thỏa mãn thay vì tiền lương hậu hĩnh nhưng đầu óc lúc nào cũng căng lên đối mặt với thời hạn hoàn thành dự án.

Tuy nhiên, điều gì cũng có 2 mặt của nó. Làm việc cho công ty nhỏ có một số hạn chế nhất định, như ngân sách eo hẹp ảnh hưởng tới công việc hàng ngày của bạn, mạng lưới quan hệ nhỏ… Vì vậy, trước khi chấp nhận làm việc ở một công ty nhỏ, hãy tự hỏi bản thân đã sẵn sàng trải nghiệm.

The highest paying jobs of 2015

According to a list compiled by CareerCast, skilled healthcare professions are among the highest paying within the United States in 2015.

The list analysed annual median wages of 200 jobs from the U.S. Bureau of Labor Statistics and tracked the growth outlook of these jobs over a 10-year span from 2012 through 2022.

Coming in at top place as the highest paying occupation this year was surgeon, with an annual median wage of US$352,220 and a growth outlook of 18%.

This was followed by a psychiatrist, who was found to earn an annual median wage of $181,880 and a similar growth outlook of 18%.

Other medical careers that landed in the top 10 list were dentist, orthodontist and pharmacist.

ALSO READ:
More young Singaporeans opting for healthcare roles
The 10 best jobs for women in 2015

The report observed all occupations offer attractive salaries as they require very specialised knowledge.

“Employers seek the best of the best, and cultivating the skill set necessary to enter these careers takes considerable investment,” the report stated.

“Wage stagnation has not been a problem for jobs in healthcare. One of the job market’s two steadiest industries of the past decade, along with information technology, healthcare has seen consistent growth in wages in recent years.”

Corporate executives, petroleum engineers, data scientists and air traffic controller were the only careers outside of medicine to make the top 10 list.

Here are the 10 best paying jobs of 2015 (all salaries in USD):

1. Surgeon
Annual median wage: $352,220
Growth outlook: 18%

2. Psychiatrist
Annual median wage: $181,880
Growth outlook: 18%

3. Physician (general practice)
Annual median wage: $180,180
Growth outlook: 18%

4. Corporate executive (senior level)
Annual median wage: $173,320
Growth outlook: 11%

5. Dentist
Annual median wage: $146,340
Growth outlook: 16%

6. Petroleum engineer
Annual median wage: $130,050
Growth outlook: 26%

7. Orthodontist
Annual median wage: $129,110
Growth outlook: 16%

8. Data scientist
Annual median wage: $124,150
Growth outlook: 15%*

9. Air traffic controller
Annual median wage: $122,340
Growth outlook: 1%

10. Pharmacist
Annual median wage: $120,950
Growth outlook: 14%

8 things you need to stop saying at work

While it might be true that more organisations are advocating a culture of open communication, there are still a handful of phrases which might be doing you more harm than good.

Being aware of the words you’re saying in the office, as well as the messages they are conveying, can make the difference between destroying workplace relations and empowering your team.

Here are eight phrases you should think about removing from your office vocabulary.

1. “This isn’t my job”
Sure, it may not be your responsibility to oversee a report or even refill the coffee machine, but taking on that extra bit of work goes a long way in showing you are a team player. However, if the job you’re being asked to do is unreasonable or coming in at a bad time, craft your response so that it is tactful and respectful.

Rather than saying “That’s not my problem” try something along the lines of, “I’d be happy to help but it might have to wait a while until I finish this task at hand”.

2. “With all due respect”
This is one of the most passive aggressive phrases in the office vocabulary, and operates almost exclusively as a disclaimer before you unleash a potentially rude or disrespectful remark. If you do need to give negative feedback to someone, do so sincerely and to the point. After all, honesty is often appreciated, especially if the recipient understands your intentions were good.

3. “I’m busy, can this wait?”
Not only does this immediately come off as rude, you are clearly telling the other party they are not worthy of your time and attention. Instead of blowing them off, take a minute to listen to their request, and politely reschedule a later time when it is more convenient for the both of you revisit the topic.

4. “I don’t like her”
We may have found research that suggests gossip can be good for workplace relationships, but that doesn’t mean you’re free to speak ill of your colleagues – or even worse, bosses. If you really find someone on your team intolerable, bring up the issue with your manager or HR leader in confidence. Avoid speaking to colleagues and further spinning the rumour mills – it’s only going to paint you as the bad guy.

5. “%&^#@*!”
This goes without saying but vulgarities are rarely – if ever – accepted in the workplace. However, if you do find it a struggle to avoid dropping the occasional f-bomb in the office, make sure you’re not doing it in the presence of your clients, customers or bosses.

6. “I may be wrong, but…”
You may have the best idea in the room, but starting a statement off with “This might sound stupid, but…” will immediately do you a disservice. Confidence can go a long way in helping your voice be heard in a discussion, so don’t be afraid to contribute to the discussion. Your idea may not make the cut at the end of the day, but at least your team will know you’re someone who isn’t afraid to be a part of the brainstorming process.

7. “He was disposable anyway”
A member of your team may have been removed due to a lack of competencies, but dismissing them as “replaceable” might make the rest of your team also believe they are not a valued asset. Sometimes, when you have nothing nice to say, it might be wise to just keep quiet.

8. “But we’ve always done it this way”
Being stubborn and resistance to change could be the biggest obstacle standing in the way of your team’s success. After all, change is the only constant, and in today’s dynamic and fast moving business landscape, it may not be a bad idea to hear out a colleague or manager’s suggestion on how to improve legacy business processes