Category Archives: Job seeker

Nghề nào phù hợp

Trắc nghiệm: Nghề nào phù hợp với bạn!

Nghề nào phù hợp với bạn khi ở mỗi độ tuổi, bạn lại có một niềm đam mê riêng. Thuở nhỏ bạn muốn làm ca sĩ, lớn chút nữa bạn muốn là cô giáo dạy Văn, trưởng thành hơn, bạn lại mơ thành tiếp viên hàng không… Vậy nghề nghiệp bạn thực sự yêu thích là gì?

Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn về niềm đam mê sự nghiệp thực sự của mình, hãy thử tham gia bài trắc nghiệm dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.

1. Nếu bạn có một buổi tối rảnh, bạn thích làm gì?
a. Đến một bữa tiệc
b. Ở nhà và lướt net
c. Làm việc bạn thích như thiết kế quần áo, viết báo
d. Đi xem phim

2. Bạn thường đọc mục nào đầu tiên của tờ báo?
a. Mục tư vấn hay thư của tòa soạn
b. Tin tức
c. Thể thao
d. Giải trí

3. Bạn thích làm gì ở một bữa tiệc?
a. Đón chào mọi người tại cửa
b. Tham gia vào thảo luận về những vấn đề hiện tại
c. Làm món ăn khai vị
d. Giải trí, chơi trò chơi

4. Bạn thích được tặng quyển sách nào?
a. Chicken Soup for the Soul (Món súp gà của tâm hồn)
b. A Brief History of Time (Sơ lược lịch sử thời gian)
c. How Things Work (Mọi thứ vận hành như thế nào?)
d. Một cuốn sách nghệ thuật đắt tiền để trưng bày

5. Bạn thích làm gì vào thời gian rảnh?
a. Cùng bạn bè ra ngoài uống cà phê
b. Dọn dẹp lại nhà kho
c. Làm mới lại vườn hay nhà của bạn
d. Làm thơ hoặc viết nhật ký

6. Nếu đi xem phim, bạn thường chọn loại phim nào đầu tiên?
a. Hài tình cảm, lãng mạn
b. Những phim có chiều sâu tâm lý
c. Những phim hành động phiêu lưu, mạo hiểm
d. Những phim nổi tiếng

7. Tại một sự kiện xã hội, bạn thường muốn tham gia vào…
a. Một nhóm lớn đang cười nói rất vui vẻ
b. Một nhóm nhỏ đang thảo luận những vấn đề thú vị
c. Vài người đang chơi trò chơi
d. Một người nào đó trông có vẻ thú vị

8. Câu nào sau đây miêu tả đúng nhất về bạn?
a. Thân thiện, dễ gần
b. Thông minh
c. Khéo tay
d. Sáng tạo

Và đây là câu trả lời

Nếu hầu hết là “a” thì công việc lý tưởng của bạn là những nghề cần tiếp xúc với nhiều người như: Giáo viên, quản lý nhân sự, tiếp viên hàng không, trợ lý riêng, nhà tư vấn tâm lý.

Nếu hầu hết câu trả lời là “b” thì nghề nghiệp của bạn sẽ liên quan nhiều đến thông tin như: Biên tập, phát triển web, người tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, kế toán, người nghiên cứu chiến lược.

Nếu câu trả lời hầu hết là “c” thì công việc lý tưởng của bạn sẽ là: đầu bếp, người sửa chữa, thợ mộc, huấn luyện chó, kỹ sư máy móc hay người buôn bán đồ cổ.

Nếu câu trả lời phần nhiều là “d” thì bạn nên chọn những nghề mang tính sáng tạo cao như thiết kế thời trang, nhà văn, nhiếp ảnh, ca sĩ, người trang trí nội thất.

Chúc bạn thành công!

Tân sinh viên tìm kiếm việc làm ở đâu?

Với một tân sinh viên mới ra trường hoặc sắp ra trường, câu hỏi mà họ muốn tìm lời giải đáp nhiều nhất đó là làm sao có thể tìm một công việc đúng nghề sau khi tốt nghiệp? Thị trường viêc làm trên toàn thế giới có xu hướng  cạnh tranh ngày càng cao, vì thế các nhà tuyển dụng đương nhiên sẽ tìm kiếm những ứng cử viên là người có những tố chất nổi trội. Vậy làm sao một tân sinh viên có thể trở nên nổi bật hơn so với hàng trăm ứng viên khác cho cùng vị trí đó?

 tân sinh viên

1. CV 

CV là viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae trong tiếng Anh, có nghĩa là Sơ yếu lý lịch. Tuy vậy, CV không phải là bản khai lý lịch cá nhân trên phương diện nhân thân, gia đình. Mà đó là một tờ quảng cáo bạn tự nói về các kỹ năng, khả năng cũng như kinh nghiệm làm việc.

CV của bạn chính là công cụ để “quảng bá” bản thân với nhà tuyển dụng. Dành thời gian tìm những mẫu đơn xin việc trông chuyên nghiệp và bắt mắt. Bạn cũng nên tránh sử dụng những từ ngữ rập khuôn mà có thể tìm thấy trên tất cả các mẫu đơn xin việc khác. Nhà tuyển dụng phải xem hàng trăm bộ hồ sơ vì thế hãy làm cho CV của mình có điểm nhấn hơn. Các lỗi về ngữ pháp và chính tả sẽ làm nhà tuyển dụng cảm thấy sự thiếu chuyên nghiệp và bất cẩn trong hồ sơ của bạn, vì vậy nếu bạn cảm thấy chưa tự tin trong cách viết hãy nhờ ai đó kiểm tra lại.

Hãy nhớ nhấn mạnh vào những thành quả của bản thân. Đừng quên tập trung vào những kĩ năng bạn đã có được từ kinh nghiệm của mình và chúng sẽ giúp ích gì cho công ty và vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

tim-viec-sau-tot-nghiep-_-phong-van

2. Phỏng vấn

Đây có lẽ là phần căng thẳng nhất trong cả quá trình ứng tuyển của bạn, cơ hội sẽ cao hơn nếu có sự chuẩn bị kĩ lưỡng. Luôn luôn tìm hiểu thông tin công ty trước khi bạn tham gia phỏng vấn. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có ý định nghiêm túc với công việc, rằng bạn sẵn sàng và muốn làm ở công ty này. Việc chuẩn bị tốt cũng làm cho bạn cảm thấy tự tin hơn và không quá căng thẳng. Hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ kết thúc buổi phỏng vấn bằng việc hỏi bạn có thắc mắc gì không – đây là cơ hội tốt để bạn thể hiện sự chủ động của mình, vì thế sẽ rất tốt nếu bạn chuẩn bị một hoặc hai câu hỏi đơn giản (nên tránh hỏi về lương và ngày nghỉ nhé).

Cố gắng nhắc đến những hoạt động gần đây của công ty. Nếu họ có những bản tin về công ty bạn nên tìm hiểu- nếu họ đăng tải những hoạt động đó, chăc chắn họ cảm thấy rất tự hào về nó và nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hài lòng nếu bạn biết về những thành tựu của họ.

3. Những kỹ năng hữu ích

Ngoại ngữ luôn là một kĩ năng nổi bật bạn có thể đưa ra trong buổi phỏng vấn. Thông thạo ngọai ngữ sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn khi giao tiếp và làm việc với những khách hàng nước ngoài. Bạn cũng nên có một vốn tiếng anh nhất định và có bằng cấp chứng chỉ kèm theo. Vì thế hãy đăng ký học ở trung tâm nào có chất lượng và cấp bằng uy tín nhé.

Một típ rất hay đó là hãy năng nổ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa hay các dự án liên kết, hợp tác ở trường. Điều đó sẽ thể hiện rằng bạn rất năng động và tất nhiên nó sẽ làm bạn nổi bật hơn các ứng viên chỉ có thành tích học tập. Điều này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng thấy bạn vừa có khả năng học tập vừa có khả năng hoạt động nhóm và có kỹ năng xã hội. Hơn nữa, các mối quan hệ trong hoạt động ngoại khoá có thể sẽ giúp bạn mở rộng mối quan hệ trong cuộc việc tương lai.

tân sinh viên4. Tìm kiếm việc làm ở đâu?

Trường đại học hoặc cao đẳng thường cập nhật thông tin về việc làm và thông báo cho sinh viên trên bảng thông báo của trường. Bạn có thể tìm kiếm thông tin viêc làm trên các tờ báo hay các trang web việc làm online. Những cơ quan tư vấn việc làm sẽ giúp sinh viên tìm được những công việc phù hợp với khả năng và kinh nghiệm của mình.

Thông tin đại chúng cũng trở thành một nguồn tin lớn cho các lĩnh vực việc làm. Nhìn chung, các công ty xuyên quốc gia thường có các trang facebook, twitter hay LinkedIn. Giáo viên của bạn tại trường và những tư vấn sinh viên là sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn xin những lời khuyên về nghề nghiệp.

Nói chuyện với những người đã ra trường và bạn có thể hình dung được thị trường việc làm và những cơ hội bạn có thể có được.

Chúc bạn thành công!

Cầu may khi tìm việc

Nộp đơn cầu may khi tìm việc

Nhiều bạn trẻ cầu may khi tìm việc vì không tìm được công việc phù hợp, không biết mình thích làm gì, có khả năng làm gì. “Đây là lần thứ tư em đến tìm việc ở sàn giao dịch việc làm. Tuy nhiên, lần nào em cũng không tìm được việc làm thích hợp. Nói thật lòng, em thấy báo đăng có tổ chức sàn giao dịch việc làm thì đến tìm thử coi có việc gì không, chứ cũng chẳng biết mình có thể làm việc gì”. Cô gái trẻ L.T.L.A ngập ngừng trả lời khi gặp chúng tôi tại sàn giao dịch việc làm, do Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên TP HCM tổ chức.

Cầu may khi tìm việc

Hy vọng “đổi đời”

Tương tự L.A là Trần Thị Thắm, đến từ quận 12, TP HCM. Thắm kể mỗi lần thấy báo đăng ở đâu sắp tổ chức hội chợ hoặc sàn giao dịch việc làm là cô lại lặn lội tìm đến, với hy vọng tìm được một công việc ổn định. Học xong lớp 11, Thắm phải nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình chăn nuôi, trồng trọt. Công việc vất vả nhưng thu nhập không bao nhiêu, nên nhiều lần cô muốn “đi làm trong cơ quan, xí nghiệp để đổi đời”.

Cách đây 7 tháng, Thắm xin được công việc trong một công ty chế biến thực phẩm ở quận Tân Bình, TP HCM, nhưng làm được 2 tháng thì phải nghỉ. “Công việc của em đòi hỏi phải đứng suốt ngày, tối nào về chân cũng sưng vù. Em không quen nên làm chậm, bị la hoài cũng nản. Làm được 2 tháng, em quyết định xin nghỉ vì không theo nổi”, cô hồn nhiên nói.

Lần gần đây nhất, Thắm xin làm nhân viên giao hàng của một công ty bán hàng qua mạng. “Mẹ em phải chạy vạy vay 5 triệu đồng để đóng thế chân cho công ty. Làm được 1 tháng, tiền lương lãnh ra trừ chi phí xăng xe, ăn uống, em chỉ còn dư 300.000 đồng. Thấy công việc cực quá, em không làm nữa. Đến giờ, em vẫn chưa lấy lại được tiền thế chân, vì người ta nói em phá vỡ hợp đồng. Trước đó, họ bắt em phải viết cam kết làm ít nhất 3 tháng mới được nghỉ”, cô kể.

Trả lời cho câu hỏi đây là lần thứ bao nhiêu đi tìm việc tại sàn giao dịch việc làm, cô gái trẻ lắc đầu: “Em không nhớ hết, chắc cũng khoảng 9-10 lần”!

“Thấy tuyển thì nộp đơn”

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng phòng Nhân sự Công ty Quốc Anh (quận 12), cho biết, nhiều lần phỏng vấn để tuyển lao động, ông nhận được những câu trả lời rất ngây thơ của ứng viên, như: “Em thấy công ty rao tuyển thì xin vô, chứ cũng chưa biết sẽ làm việc gì”, “Em nghĩ sau khi nhận vào thì công ty phải chỉ dạy rồi mới chính thức làm việc”.

Có thanh niên đã 22 tuổi mà khi đến xin việc phải có mẹ đi kèm. Mỗi khi nhân viên tuyển dụng của công ty hỏi, anh ta cứ quay sang hỏi lại mẹ. Thậm chí, có câu hỏi, bà mẹ trả lời thay cho con luôn! “Nói không phải quơ đũa cả nắm, rất nhiều thanh niên hoàn toàn không nghiêm túc khi đi tìm việc. Họ nghĩ được nhận thì tốt, không được nhận thì đi chỗ khác tìm. Thật tình mà nói, nếu nhận những người con cưng như vậy vô làm việc thì mình chiều không nổi đâu”, ông Sơn than phiền.

Để minh chứng cho chuyện kể của mình, ông Sơn mời chúng tôi tham dự một buổi phỏng vấn tuyển dụng của công ty. Hôm đó có 12 ứng viên dự tuyển vào 6 vị trí vận hành máy dập hộp carton đựng hàng xuất khẩu. Sau buổi phỏng vấn, có 4 người được chọn. Với 8 người bị đánh rớt, ngoài việc không trả lời được một số câu hỏi về chuyên môn, thì hỏi cái gì họ cũng “không biết”, “không quan tâm”.

Đơn cử là trường hợp ứng viên Ph.T.H (quê ở Vĩnh Long). Chị nhân viên nhân sự hỏi: “Tôi thấy trong hồ sơ bạn ghi là thích thể thao, vậy xin hỏi đội tuyển bơi lội Việt Nam tham dự SEA Games 28 có một nữ vận động viên rất xuất sắc, cô ấy tên gì?”. H. lắc đầu: “Em không quan tâm môn bơi lội”!

Sau khi bị đánh rớt, bước ra sân, khi chúng tôi hỏi có buồn không thì H. lắc đầu: “Có gì đâu mà buồn! Không làm chỗ này thì làm chỗ khác. Mà họ hỏi cũng vô duyên, chuyện đứng máy thì liên quan gì đến SEA Games mà hỏi?”. “Chắc tại vì thấy bạn ghi trong hồ sơ tìm việc là thích thể thao…”, chúng tôi thăm dò. Anh ta nhún vai: “Bạn tôi bảo ghi cho đẹp hồ sơ thôi”.

Bà Nguyễn Ngọc Minh Châu, Giám đốc Công ty Tư vấn Nguồn nhân lực Sao Việt: Phải xác định thích việc gì, có thể làm gì…

Tôi đã tham dự nhiều sàn giao dịch việc làm để khảo sát xu hướng tìm việc của lao động trẻ hiện nay. Điều rất bất ngờ với tôi, là rất nhiều bạn trẻ đến sàn giao dịch hoặc các trung tâm giới thiệu việc làm với tư tưởng “cầu may”. Đây là điều hoàn toàn không nên. Ít ra, các bạn phải xác định mình thích công việc gì và có khả năng làm gì. Có như vậy thì mới mong tìm được việc làm và bám trụ được với công việc.

Tổng hợp internet

câu nói

Sếp không muốn nghe: Những câu nói !

Có những câu nói giúp nhân viên ghi điểm với sếp, nhưng cũng có câu khiến họ phải “chuốc vạ” vào thân. Giao tiếp trong môi trường công sở, nhất là với các sếp, rất cần sự cẩn trọng và chắc lọc câu chữ. Tuy cùng một ý nhưng khác cách diễn đạt và dùng từ rất có thể cho hai kết quả khác nhau. Đừng để “cái miệng làm hại cái thân” bạn nhé!

“Đó không phải là lỗi của em.”  Câu nói này cho thấy bạn là người vô trách nhiệm và không đáng tin cậy. Xét cho cùng, câu nói này giống như câu “Việc này của người khác.” Nếu thật sự là lỗi của bạn, hãy thành thật nhận lỗi và lấy thành tích xuất sắc từ công việc sau để chuộc lỗi. Nếu không bạn cũng có thể nói “Dù gì đi nữa em cũng thấy mình có lỗi trong chuyện này vì đã không…”

“Em có chuyện quan trọng cần nói với anh/chị.”  Nếu bạn nói câu này nhiều lần, sếp sẽ cho bạn là người hay quan trọng hóa vấn đề. Và lỡ đâu sau khi thốt ra câu này, vấn đề bạn nói không quan trọng thì sao? Sếp thường rất bận rộn, không có thời gian để nghe bạn rào đón và vòng vo. Nếu thực sự có chuyện quan trọng, hãy đi thẳng vào vấn đề. Nếu không đừng bao giờ sử dụng câu nói trên.

“Em có gia đình và con nhỏ phải về nhà đúng giờ.”  Hiện nay, tiêu chí tuyển dụng của đa số công ty là nhân viên có khả năng chịu được áp lực công việc cao và có thể làm thêm giờ khi công việc yêu cầu. Nếu cứ nhắc đi nhắc lại câu nói trên, sếp sẽ nghĩ bạn không yêu thích hoặc thiếu trách nhiệm với công việc. Tệ hơn nữa sếp sẽ nghĩ bạn theo chủ nghĩa cá nhân, chỉ lo cho bản thân và không dành trọn tâm trí cho công việc.

“Em không hiểu tại sao anh/chị lại nói điều đó?” Câu nói thể hiện sự mỉa mai (dù cố ý hay không cố ý) và đánh giá thấp của bạn dành cho sếp. Sẽ là “thêm dầu vào lửa” khi vừa nói bạn vừa nhún vai, bĩu môi hoặc lắc đầu. Dẫu biết “nhân vô thập toàn”, nhưng nếu muốn góp ý với sếp thì bạn nên lựa lời nhẹ nhàng và dễ nghe trong hoàn cảnh phù hợp. Nên nhớ đừng bao giờ chỉnh sếp trước mặt người khác, hãy chọn lúc chỉ có hai người. Được như vậy sếp sẽ thầm cám ơn bạn đấy!

“Em biết rồi, anh/chị không cần chỉ bảo.” Đây là câu nói thật sự gây “sốc” đối với sếp. Ngay lập tức sếp sẽ cho rằng bạn là người tự phụ, không có tinh thần cầu tiến, tiếp thu ý kiến đóng góp và nhận xét của người khác. Và tệ hơn sếp sẽ nghĩ là bạn xem thường họ.

Dù hay dù dở cũng là “lời vàng ý ngọc” của sếp. Nếu điều sếp nói hay và đúng thì hiển nhiên bạn phải tiếp thu, còn nếu dở và chưa chính xác bạn cũng nên cám ơn sếp và nói “Em sẽ xem lại đề nghị/nhận xét… của anh/chị.”

“Việc này không phải của em, của người khác.” Điều tệ nhất có thể xảy ra là bạn có nguy cơ nằm trong danh sách đen của sếp. Nếu không bạn sẽ bị cho là lười biếng, không có tinh thần đồng đội, ngại khó và bất hợp tác. Bạn nên giữ câu nói này như bí mật riêng của mình, trừ khi những gì sếp yêu cầu không liên quan đến công việc.

Hãy nhiệt tình nhận lời và thực hiện, ngay cả đó không phải là công việc hằng ngày của bạn. Tuy nhiên, nhiệm vụ đó phải nằm trong khả năng của bạn. Dù kết quả chưa được tốt lắm, bạn cũng sẽ được sếp đánh giá cao.

“Anh/chị có thể nói lại lần nữa được không?” Nếu bạn hỏi lần đầu, sếp có thể bỏ qua vì nghĩ bạn chưa nghe rõ. Nhưng nếu bạn lặp đi lặp lại nhiều lần điều này, sếp sẽ cho rằng bạn không chú tâm và coi thường sếp. Khi nói chuyện với người khác, nhất là với sếp bạn nên chú ý lắng nghe bằng cả con tim và trí óc. Lắng nghe thôi chưa đủ, nhiều lúc bạn cần phải chú ý cả ngôn ngữ cử chỉ của người nói. Lắng nghe là cả một nghệ thuật, mà không phải ai cũng có thể nắm vững.

“Bây giờ đã hết giờ làm việc rồi mà…” Nếu sếp giao việc cho bạn khi ngày làm việc sắp kết thúc, trong khi bạn lại muốn về nhà đúng giờ; phải làm sao? Trước tiên bạn cần đánh giá mức độ quan trọng của công việc và sau đó hãy quyết định. Nếu công việc quá quan trọng và cần gấp thì bạn nên nhận lời, không nên từ chối. Tuy nhiên, nếu công việc ở nhà cũng không kém quan trọng thì bạn có thể nói với sếp là bạn sẽ hoàn thành công việc vào tối hôm đó và sáng mai sẽ gởi sếp.

Tổng hợp internet

sự nghiệp

5 lý do cản trở con đường sự nghiệp !

Sự nghiệp có thể hình dung giống như chuyến tàu lượn siêu tốc. Có lúc bạn lao nhanh về phía trước với đà chạy cực mạnh, và rồi có những thời điểm bạn dường như bị mắc kẹt trên chuyến tàu di chuyển với tốc độ cực chậm, muốn thoát ra ngoài nhưng chẳng biết đi đâu… Dưới đây là 5 lý do khiến bạn mắc kẹt trên con đường sự nghiệp cùng với lời khuyên giúp bạn tìm lại đúng hướng đi cho sự nghiệp.

1.Bạn quá nhàm chán với công việc hiện tại

Khi công việc trở nên quá quen thuộc, bạn sẽ khó tìm được cảm giác hào hứng làm việc như lúc mới bắt đầu. Và như một hệ quả tất yếu, khi thiếu động lực để thực hiện một điều gì đó, bạn cũng ko còn cảm thấy hứng thú để cạnh trạnh và nỗ lực trong bất kỳ nhiệm vụ. Đây chính là lúc bạn cần phải thay đổi. Hãy tự hỏi bản thân lần gần nhất bạn tham dự một buổi hội thảo để phát triển kỹ năng là khi nào? Đừng ngại ngần xung phong tham gia một dự án của nhóm hay phòng ban khác để thử thách bản thân với những nhiệm vụ mới. Mục tiêu là để thử thách bản thân đồng thời phát huy những kỹ năng có được ở những công việc mới. Những hoạt động này sẽ giúp bạn tìm lại được động lực tích cực trong công việc.

2.Thương hiệu cá nhân bị ảnh hưởng

Cho dù chỉ là một sự bùng nổ cảm xúc nhất thời hay một lần quá chén trong bữa tiệc của công ty, một sai lầm tại nơi làm việc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu cá nhân và phá hỏng cơ hội thăng tiến tiềm năng của bạn. Để lấy lại uy tín và thương hiệu cá nhân, đừng ngại nói lời xin lỗi hoặc bất kỳ hành động cần thiết nào để thể hiện sự đáng tiếc này. Hãy cho mọi người thấy rằng bạn mong muốn trở thành nhân viên gương mẫu trong công ty. Ngoài ra, hãy tìm cách gia tăng giá trị bản thân ngoài những công việc hằng ngày như tham gia các hoạt động tình nguyện, thể thao hoặc từ thiện vận động bởi công ty.

3.Bạn không phù hợp với văn hóa công ty

Có thể bạn có những kỹ năng tốt nhất nhưng nếu không thể hòa hợp với các đồng nghiệp, bạn sẽ không thể thành công trong công ty. Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà các nhà tuyển dụng đều dành phần lớn thời gian trong buổi phỏng vấn để xác định xem bạn có phù hợp với văn hóa công ty hay không. Hãy xem xét các giá trị cốt lõi của bản thân và môi trường làm việc lý tưởng mà bạn mong muốn,bao gồm cách giao tiếp, kiểu lãnh đạo,… Nếu bạn và công ty hiện tại không có cùng quan điểm về mọi vấn đề, đây có thể là lúc bạn nên tìm kiếm một môi trường làm việc phù hợp với bản thân hơn.

4.Bạn quá im lặng

Hãy nhớ rằng không ai có thể đọc được suy nghĩ của người khác. Nếu sự nghiệp của bạn đang bị cản trở bởi một hoặc nhiều vấn đề nào đó, hãy lên tiếng. Chủ động gặp sếp hoặc cấp trên trong một cuộc họp riêng để thảo luận về những mục tiêu và mối quan tâm của bạn. Tuy nhiên, đừng quên thể hiện mong muốn làm việc và thành công trong công việc trước khi đề cập đến những vấn đề khiến bạn lo ngại. Hãy chia sẻ định hướng thăng tiến cũng như mạnh dạn hỏi sếp hoặc cấp trên làm thế nào để bạn đạt những mục tiêu đặt ra, ví dụ như những kỹ năng nào bạn còn thiếu, kỳ vọng của công ty đối với vị trí của bạn là như thế nào,…

5.Bạn có quá ít mối quan hệ 

Các mối quan hệ là một kênh quan trọng để phát triển sự nghiệp, cho dù bạn đang đặt mục tiêu là thăng tiến trong công ty hoặc thay đổi công việc. Nếu bạn muốn sự nghiệp phát triển, bạn cần phải gặp đúng người bằng cách chọn cho mình một người cố vấn. Hãy xem xét tìm kiếm trong số những đồng nghiệp cấp cao trong công ty, những người đã thành công trong lĩnh vực bạn đang làm. Người cố vấn này có thể giúp bạn định hướng con đường thăng tiến và phát triển những kỹ năng cơ bản cần thiết đầu tiên. Ngoài ra, hãy tham gia các sự kiện hoặc hội thảo về ngành nghề công việc của bạn để gặp gỡ và học hỏi từ những người bên ngoài công ty cũng như mở rộng các mối quan hệ để phát triển sự nghiệp.

Nếu không hài lòng với con đường sự nghiệp hiện tại, hãy tìm hiểu đâu là nguyên nhân chính của vấn đề để từ đó xác định làm thế nào thay đổi tình hình. Nhưng quan trọng hơn, bản thân phải chủ động và mạnh dạn hành động để thoát khỏi những cản trở và thăng tiến không ngừng trong sự nghiệp.

Tổng hợp internet