Category Archives: Job seeker

Dậy sớm hơn 1 tiếng và thưởng thức cuộc sống kỳ diệu

Hình thành thói quen dậy sớm một giờ vào mỗi buổi sáng, bạn sẽ nhận thấy những lợi ích mà nó mang lại cho tâm trạng, sức khỏe.

Dậy sớm là thói quen tốt có thể tăng cường năng lượng, cải thiện tâm trạng và sức khỏe hiệu quả. Bạn hãy thử dậy sớm hơn bình thường một tiếng vào mỗi buổi sáng, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Có thời gian tập thể dục

Theo Reader’s Digest, tập thể dục vào sáng sớm trước khi mặt trời lên là cách tuyệt vời để giúp bạn thúc đẩy tâm trạng và năng suất trong ngày. Dậy sớm tập thể dục nhẹ nhàng cũng đủ giúp bạn tỉnh táo, minh mẫn cả ngày, đồng thời có tác dụng giảm cân hiệu quả.

Ăn lành mạnh hơn

Dậy sớm giúp bạn có nhiều thời gian để chuẩn bị bữa sáng, không vội vàng để kịp thời gian đi làm. Một nghiên cứu năm 2011 của Đại học Northwestern (Mỹ) cho biết những người ngủ muộn có thể tiêu thụ hơn 248 calo mỗi ngày, gấp 2 lần so với người dậy sớm.

Những “cú đêm” cũng có chỉ số BMI cao hơn. Thay vào đó, nếu dậy sớm, bạn có thể nấu ăn lành mạnh với hàm lượng protein cao (trứng, trái cây, bánh mì nướng…), giúp bạn cảm thấy ngon miệng và kiềm chế cảm giác thèm ăn trong suốt cả ngày.

Cải thiện tâm trạng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thức dậy sớm đón ánh nắng mặt trời có tinh thần tích cực và trách nhiệm hơn so với những người dậy muộn. Dậy sớm cũng giúp nhịp sinh học của cơ thể phù hợp với chu kỳ mọc và lặn của mặt trời, khiến bạn khỏe mạnh, tâm trạng ổn định.

Bớt lo âu

Dậy muộn vào buổi sáng có thể là thảm họa cho thời gian còn lại trong ngày, khiến bạn luôn phải vội vã với hàng triệu suy nghĩ trong đầu. Không gian yên tĩnh vào buổi sáng khi bạn thức dậy sớm có thể giúp bạn liệt kê đầy đủ những công việc phải làm. Điều đó khiến tâm trí bình tĩnh, thực hiện công việc sẽ hiệu quả hơn.

Có thời gian làm đẹp

Thức dậy sớm cũng đồng nghĩa với việc bạn có nhiều thời gian chuẩn bị hơn trước khi đi làm. Bạn sẽ có thời gian để lựa chọn những trang phục phù hợp hoặc chăm sóc vẻ ngoài như trang điểm, uốn tóc, đánh giày. Bạn sẽ cho thế giới thấy một hình ảnh bản thân đẹp hơn, gọn gàng hơn.

Làm việc hiệu quả hơn

Cho dù bạn ở nhà hay đến văn phòng, làm việc vào sáng sớm – khi không có ai khác xung quanh sẽ đem lại những lợi thế nhất định. Khi không có tiếng ồn, không bị gián đoạn, bạn chắc chắn sẽ có cơ hội làm việc hiệu quả hơn trong thời gian ngắn.

4 câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Phỏng vấn việc làm bao giờ cũng là đối thoại 2 chiều. Bạn nên biết cách đánh giá nhà tuyển dụng cũng giống như họ đang đánh giá bạn, bởi vì cả hai bên cần phải thuyết phục được nhau rằng bạn là sự lựa chọn tốt nhất cho công việc này.

Ở cuối các cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường hỏi: “Bạn có muốn hỏi tôi điều gì không?”. Nhưng đừng chờ đến lúc đó bạn mới bắt đầu đặt câu hỏi. Lynn Taylor, chuyên gia về môi trường công sở, cho biết rằng có những câu hỏi mà bạn nên chủ động đặt ra ngay từ đầu cuộc đối thoại. Dưới đây là 4 câu hỏi như thế:

1. “Tại sao lại có vị trí này?”

Taylor cho biết đây là một sự khởi đầu tốt cho cuộc đối thoại: “Nó thể hiện sự tò mò một cách có trí tuệ, mà không quá tọc mạch hay là bất lịch sự. Nó cũng tạo cơ hội cho nhà tuyển dụng giải thích thêm đôi điều về vị trí này. Bạn sẽ hiểu được công việc này là để thay thế một người cũ vừa ra đi, hay là vì công ty đang tăng trưởng nên cần thêm người mới.”

2. “Vị trí này có ảnh hưởng thế nào đến các mục tiêu chung?”

Taylor giải thích: “Câu hỏi này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn các câu trả lời của mình. Nó giúp bạn dễ dàng liên hệ các kỹ năng của mình với các chiến lược của công ty”.

3. “Anh/chị thích điều gì nhất khi làm việc ở đây?”

Đây là một câu hỏi thân thiện, và thể hiện rằng bạn đang quan tâm tới người phỏng vấn. Taylor cho biết: “Bạn sẽ hiểu được nhiều hơn về nhà tuyển dụng. Họ có hào hứng khi đề cập đến nhân viên, sản phẩm, dịch vụ hay môi trường làm việc không? Liệu có phải họ chỉ tập trung vào con số tăng trưởng và giảm thiểu chi phí, mà không đề cập gì đến nhân viên, cơ hội đào tạo hay phát triển kỹ năng? Nó cho bạn hiểu thêm về các mối quan tâm và tính cách của nhà quản lý. Từ đó, bạn có thể biết được đây có phải là một vị sếp đáng để bạn tôn trọng hay không”.

4. “Anh/chị có thể giải thích một số trách nhiệm cụ thể hoặc cho tôi biết một ngày làm việc bình thường là như thế nào?”

Bạn có thể hỏi cụ thể hơn: “Ví dụ, tôi biết một số trách nhiệm chính của vị trí này là A, B và C, nhưng anh/chị có thể giải thích kỹ hơn?”

Taylor cho rằng: “Đây là cơ hội để bạn đi sâu tìm hiểu kỹ hơn các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể, ngoài những gì bạn được biết trước khi phỏng vấn. Đồng thời, bạn muốn thể hiện rằng mình hoàn toàn hiểu những gì công việc yêu cầu”.

Để thắng trong cuộc chiến giành nhân tài

Trong danh sách 10 công ty được người lao động tại Việt Nam mong muốn làm việc nhất do JobStreet.com Việt Nam khảo sát, các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại nước ngoài chiếm ưu thế với 6/10 vị trí.

Các đại diện của Việt Nam là những cái tên quen thuộc trên các lĩnh vực: Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), công nghệ thông tin, truyền thông (ICT) và bán lẻ, như Vinamilk, Vingroup, FPT và Viettel.

Trên 2.500 người lao động từ nhiều ngành nghề và lĩnh vực hoạt động đã tham gia cuộc khảo sát trong quý II/2016 của JobStreet.com nhằm tìm ra những doanh nghiệp hàng đầu được khao khát làm việc nhất tại Việt Nam.

Dẫn đầu bảng xếp hạng là “đại gia” trong lĩnh vực FMCG – Công ty Unilever Việt Nam. Xếp vị trí thứ 2 và 3 là Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn Vingroup – 2 doanh nghiệp niêm yết trong nước có vốn hóa lớn trên thị trường hiện tại.

Bốn vị trí kế tiếp thuộc lĩnh vực công nghệ với sự góp mặt của cả doanh nghiệp nội lẫn ngoại: Samsung, FPT, Viettel và Intel. Ba đại diện cuối danh sách thuộc về lĩnh vực FMCG là Nestle, P&G, Suntory PepsiCo.

Nguồn: JobStreet

So với các quốc gia trong khu vực, tỷ trọng doanh nghiệp nội địa “được mong muốn nhất” của Việt Nam khá tương đồng với Malaysia. Theo bảng xếp hạng của JobStreet.com Malaysia, có 6/10 doanh nghiệp được người lao động mong muốn làm việc nhất là doanh nghiệp nội địa. Trong khi đó tại Singapore, các tập đoàn đa quốc gia được người lao động “ưu ái” hơn khi chỉ có 3/10 đơn vị có tên trong bảng xếp hạng của JobStreet.com là doanh nghiệp nội địa.

Khá bất ngờ khi các yếu tố liên quan đến lương thưởng và phúc lợi không phải là những yếu tố hàng đầu được người lao động lựa chọn. Theo đó, có cơ hội rộng mở để phát triển, thăng tiến nghề nghiệp là yếu tố được nhiều người lao động ưu tiên (chiếm 50,7% tổng số bình chọn). Yếu tố thứ hai khiến người lao động mong muốn được làm việc tại các doanh nghiệp trên là cơ hội được đào tạo một cách chuyên nghiệp (44,8%). Các yếu tố về phúc lợi hấp dẫn (44,3%) và mức lương cạnh tranh (33,5%) lần lượt đứng ở vị trí thứ ba và tư.

Vì vậy, theo JobStreet.com, thay vì chỉ tập trung đến mức lương quảng cáo, doanh nghiệp Việt có thể sử dụng nhiều biện pháp khác để tuyển được nhân tài. Theo đó, đầu tư cho con người bằng cách xây dựng hướng phát triển sự nghiệp rõ ràng, song song với việc quảng bá thương hiệu qua các phương tiện truyền thông nội bộ và các trang mạng việc làm sẽ giúp thu hút và giữ chân được nhân tài cho hiện tại và tương lai.

Có nhiều kênh quảng bá thông tin mà doanh nghiệp có thể sử dụng với chi phí tiết kiệm. Trong đó, trang web của công ty là phương thức rất quan trọng để người lao động tìm hiểu về thông tin công ty, tin tuyển dụng (49,7%). Do đó, việc xây dựng một hồ sơ doanh nghiệp hoàn chỉnh, chuyên nghiệp trên website công ty hoặc trên mạng việc làm sẽ mang đến sự tin tưởng từ người lao động, nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Điều này cũng sẽ giúp người lao động nhận biết được sự khác biệt giữa các doanh nghiệp cùng ngành, đây cũng là hình thức xây dựng thương hiệu trực tuyến gắn liền với những giá trị mà công ty mang đến cho nhân viên, đại diện JobStreet.com cho biết.

giới thiệu bản thân

3 Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn

Khi đi phỏng vấn, có một câu hỏi mà hầu như nhà tuyển dụng nào cũng đặt ra cho ứng viên, đó là “hãy giới thiệu bản thân bằng tiếng anh khi đi phỏng vấn”. Câu hỏi này cũng làm không ít người lúng túng, đặc biệt khi được hỏi bằng tiếng Anh. Hãy cùng nhau tham khảo 3 tình huống ví dụ điển hình về giới thiệu bản thân nhé.

giới thiệu bản thân Tình huống 1:  

  • So, tell me a little bit about yourself? (Hãy nói cho tôi biết sơ qua về bạn?)

–> My name’s Nguyen Kim Hoa. I’m 22 years old and I’m single. I have just graduated from university in July with the major in accounting. I got 3 months experience as an internship at X company. I like reading books and travelling.

Tôi tên là Nguyễn Kim Hoa. Tôi 22 tuổi và đang độc thân. Tôi vừa tốt nghiệp vào tháng 7, chuyên ngành của tôi là kế toán. Tôi có kinh nghiệm thực tập tại Công ty X trong 3 tháng. Sở thích của tôi là đọc sách và du lịch.

  • How would you describe your personality? (Bạn tự nhận xét về bản thân mình là người thế nào?)

–> I’m a careful and hard-working person. I’m eager to learn new things and willing to work in team. I easily adapt to with new working environment and take initiative in work.

Tôi là người cẩn thận và chăm chỉ. Tôi ham học hỏi và  thích làm việc với mọi người. Tôi dễ thích nghi với môi trường làm việc và chủ động trong công việc.

Tình huống 2:

  • Could you tell me something about yourself? (Chị có thể cho tôi biết về bản thân không?)

–> Yes. My name’s Yen Nhi. I got married and had one son, I’m living in District 4. I have 4 years experience in Marketing field and I’m a group leader of A company.

Vâng. Tôi tên là Yến Nhi, Tôi đã kết hôn và có 1 con trai hiện đang sống tại quận 4. Tôi có 4 năm kinh nghiệm về lĩnh vực marketing và đang là trưởng nhóm của công ty A.

  • How would you describe yourself? Chị có thể miêu tả đôi điều về bản thân như thế nào?

–> I’m friendly and kind to help other people. I like dealing with difficult problems and challenged issues. I’m rather serious in work and can work under high pressure.

Tôi là người thân thiện và thích giúp đỡ mọi người, Tôi thích giải quyết vấn đề khó và những công việc mang tính thử thách. Tôi khá nghiêm túc trong công việc và tôi có thể chịu đựng được áp lực cao.

giới thiệu bản thânTình huống 3:

  • Tell me a little about yourself? (Cho tôi biết một chút về bản thân cô)

–> I’m Mai Linh. However, people often call me by Mai. I’m 28 years old and I’m single. I was born and grew up in Ha Noi, but I have been working in HCM City for 5 years. I graduated from Economic university and got 3 years experience in administration and human resource management.  

Tôi tên là Mai Linh. Nhưng mọi người thường gọi tôi là Mai. Tôi 28 tuổi và đang độc thân. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh đã được 5 năm. Tôi tốt nghiệp đại học Kinh tế và có 3 năm kinh nghiệm làm hành chính nhân sự và 2 năm trong việc quản trị nhân lực.

  • Could you describe yourself briefly? (Chị có thể giới thiệu ngắn gọn về bản thân được không?)

–>  I’m active. I like work related to human beings. I’m rather serious and sensitive, I can quickly catch up psychology of other people. I often read newspapers and listen to music in my free time.

Tôi là người năng động, tôi yêu thích những công việc về con người. Tôi là người khá nguyên tắc và nhạy cảm, tôi có thể nắm bắt tâm lý của người khác rất nhanh. Lúc rãnh rỗi, tôi thường đọc báo và nghe nhạc.

Chúc các bạn áp dụng và biến tấu thành công từ những mẫu câu tiếng Anh & Việt giới thiệu về bản thân khi đi  phỏng vấn nhé.

Tổng hợp internet

ngành dầu khí

Ngành Dầu khí: Nghề lương khủng chỉ dành cho người giỏi

Là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, trong những năm qua, ngành Dầu khí đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù cũng phải đối mặt với một số khó khăn, nhưng ngành Dầu khí đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò là ngành kinh tế then chốt, phát triển trong tương lai…

Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành khai thác Dầu Khí với trữ lượng dầu thô lớn. Các nhà máy lọc dầu đã đi vào hoạt động nhưng công suất chưa cao. Lương của các kỹ sư giỏi trong ngành có khi lên tới 10.000 USD/tháng.

ngành dầu khí

Đặc trưng của ngành Dầu Khí: Ngành Dầu Khí có ý nghĩa vô cùng lớn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp, là nền tảng để duy trì sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dầu khí còn đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu. Mỗi năm, thế giới tiêu thụ khoảng 30 tỷ thùng (4,8 km³) dầu, trong đó các nước phát triển tiêu thụ nhiều nhất.

Vai trò ngành dầu khí đối với kinh tế Việt Nam: Ngành dầu khí đóng góp phần lớn ngoại tệ cho quốc gia với các sản phẩm phục vụ nền kinh tế như điện khí, xăng dầu, khí nén cao áp và năng lượng sạch. Trong giai đoạn vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã cung cấp gần 35 tỷ m3 khí khô cho sản xuất, 40% sản lượng điện của toàn quốc, 35-40% nhu cầu ure và cung cấp 70% nhu cầu khí hóa lỏng cho phát triển công nghiệp và tiêu dùng dân sinh.

Xuất khẩu dầu thô có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, đóng góp phần lớn kim ngạch xuất khẩu cả nước, đặc biệt là giai đoạn trước đây, bình quân khoảng 15%. Hiện nay, tỷ trọng này đã giảm và chỉ còn chiếm khoảng 7,5%.

Thực trạng và triển vọng phát triển ngành dầu khí Việt Nam: Ngành dầu khí Việt Nam hiện nay khá non trẻ với nguồn nhân lực còn hạn chế nên năng lực cung cấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Nước ta chủ yếu xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu dầu tinh phục vụ cho nhu cầu nội địa. Một số nhà máy lọc dầu đã đi vào hoạt động như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn… nhưng mới chỉ cung cấp được khoảng 35% nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ dầu mỏ ngày càng tăng, không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn do sự bùng nổ dân số, các ngành công nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự tăng tốc của ngành giao thông do nhu cầu đi lại ngày càng nhiều… Theo OPEC, nhu cầu sử dụng nguồn nhiên liệu dầu khí ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, và đến năm 2025, nguồn cung sẽ không đáp ứng kịp nhu cầu.

Sản lượng dầu khí khai thác hàng nămở mức thấp, bình quân khoảng 24 triệu tấn. 5 tháng đầu năm 2012, PVN chỉ khai thác được 10,86 triệu tấn dầu khí. Trong khi đó, trữ lượng khai thác ở Việt Nam đang đứng thứ 4 về dầu mỏ và thứ 7 về khí đốt trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Theo BP, 2010), đồng thời đứng thứ 25 và 30 trên thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam có hệ số trữ lượng/sản xuất (R/P) rất cao, trong đó R/P dầu thô là 32,6 lần (đứng đầu khu vực Châu Á-TBD và thứ 10 thế giới) và R/P khí đốt là 66 lần (đứng đầu Châu Á – TBD và thứ 6 thế giới). Điều này cũng cho thấy tiềm năng phát triển của ngành trong tương lai còn rất lớn.

ngành dầu khí

 Ngành dầu khí trong nước đang từng bước phát triển vững chắc. Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ tiến hành mở rộng quy mô nâng công suất lên 9,5 triệu tấn/năm và ứng dụng công nghệ hóa dầu đầu tiên ở Việt Nam đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu trong nước. Khả năng khai thác được nâng cấp, kể từ năm 2010, PVN đã có những mỏ được khai thác ở mức sâu hơn 200m so với mực nước biển. Ngoài ra, Việt Nam còn liên doanh khai thác dầu khí ở các quốc gia khác như Cuba, Indonesia, Iran, Tuynidi, Myanmar, Lào, Campuchia, Công gô, Madagasca, Nga, Venezuela, Algeria và Malaysia.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp: Trong lĩnh vực khai thác dầu khí, bạn sẽ làm việc cở các viện nghiên cứu chuyên ngành cùng với những máy móc hiện đại trong các phòng thí nghiệm đẳng cấp quốc tế. Bạn cũng có thể làm việc trực tiếp ở các giàn khai thác dầu khí trên biển với hệ thống máy móc tự động hóa rất hiện đại. Bạn sẽ có rất nhiều cơ hội được đi tu nghiệp, tham quan, khảo sát thực tế ở nước ngoài, được tiếp cận với nhiều tri thức và phương pháp mới tiên tiến nhất trên thế giới.

Dầu khí đang là ngành kinh tế trọng điểm với yêu cầu rất lớn về nhân lực cùng những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Nếu bạn ham mê với sự nghiệp dầu khí nói chung và ngành Khai thác dầu khí nói riêng, cơ hội lớn và nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn.

Một số nghề nghiệp trong ngành Khai thác dầu khí:

  • Nhà nghiên cứu khoa học
  • Kỹ sư và Kỹ thuật viên thực hành
  • Nhà tư vấn, nhà quản lý

Lương ngành Dầu khí: Cao cho người giỏi

Theo tiến sĩ Tạ Quốc Dũng – phó khoa phụ trách đào tạo, khoa kỹ thuật địa chất – dầu khí, ĐH Bách khoa TP. HCM, hơn 50% kỹ sư dầu khí ra trường đều có việc làm phù hợp với nguyện vọng. SV tốt nghiệp ngành dầu khí có thể làm các công việc như: kỹ sư thực hành, nhà quản lý các dự án về dầu khí, các công tác hỗ trợ dịch vụ cho các công ty dầu khí, nhà tư vấn… Trong nước, ngoài Đại học Bách khoa TP.HCM còn có một số trường khác đào tạo ngành dầu khí.

Ông Dũng cho biết thêm ở ngành này, tùy các bạn trẻ làm việc cho công ty, doanh nghiệp trong hay ngoài nước mà mức lương khởi điểm sẽ dao động từ 500-1.000 USD/ tháng. “Có trường hợp sau năm năm đi làm, có những cựu sinh viên bách khoa làm dầu khí có mức thu nhập trên 10.000 USD/tháng. Đây là những người thực lực xuất sắc, giỏi tiếng Anh và có trình độ kỹ năng mềm đạt theo chuẩn quốc tế” – tiến sĩ Dũng nói. Kỹ năng mềm đó là năng lực lãnh đạo, khả năng thuyết trình, xử lý tình huống, điều hành nhóm…

Đánh giá về thị trường lao động ngành dầu khí, theo ông Dũng, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành này ở hiện tại và tương lai ít nhất 5-10 năm tới rất dồi dào bởi ở nước ta hiện nay đang tiếp tục mở rộng khai thác dầu tại các mỏ nhỏ và các dự án hợp tác với đối tác nước ngoài ngày càng tăng. Song ông Dũng lưu ý: nghề này áp lực cạnh tranh rất cao, phải thật sự giỏi nghề và yêu nghề mới trụ vững.

Tiếng Anh giỏi là một lợi thế trong ngành Dầu Khí: Là một người làm việc trong ngành, kỹ sư khoan Bùi Thanh Sơn – Công ty Baker Hughes tại VN – cho biết điều kiện làm việc nghề này nhiều thử thách và áp lực cao khi kỹ sư dầu khí thường xuyên phải làm việc tại nhà giàn hay đi khảo sát dài ngày ngoài hiện trường, nhất là trên biển. Do đó, ngoài chuyên môn giỏi còn yêu cầu sức khỏe, thể lực tốt. “Trong lĩnh vực dầu khí, hiện nhân lực về ngành khoan – khai thác dầu và lọc hóa dầu cần nhân lực nhất” – ông Sơn cho biết.

Về phía nhà tuyển dụng, bà Đặng Thị Thanh Thảo – trợ lý tuyển dụng Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí Schlumberger VN – cho biết hiện công ty có nhu cầu tuyển ở nhiều vị trí, làm việc tại văn phòng hoặc tại nhà giàn. Theo bà Thảo, để làm việc trong ngành dầu khí, nhà tuyển dụng đặt ra những yêu cầu cao cho các ứng viên. Đó là phải giỏi chuyên môn lẫn kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin…”. Bên cạnh đó, thành thạo tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc. Nghề này thu nhập được đánh giá khá ổn nên đầu vào tuyển chọn cũng không hề dễ dàng” – bà Thảo nói.

Tổng hợp internet