Category Archives: C.E.O

4 chiến lược trở thành triệu phú trước 40 tuổi

Nhiều người thường nghĩ rằng để kiếm được 1 triệu USD bạn phải có một công việc ở phố Wall, một quỹ uỷ thác lớn hoặc ít ra cũng phải trải qua vài thập kỷ tiết kiệm. Tuy nhiên, câu chuyện về những triệu phú dưới 40 tuổi dưới đây sẽ thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của bạn.

Câu chuyện về những triệu phú dưới 40 tuổi dưới đây sẽ thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của bạn. Họ đều đạt được mục tiêu 1 triệu USD trước khi bước sang tuổi 40 nhờ những chiến lược đầu tư thông minh, cách quản lý tiền bạc khôn ngoan và một chút hiểu biết về kinh doanh.

Nhiều người thường nghĩ rằng để kiếm được 1 triệu USD bạn phải có một công việc ở phố Wall, một quỹ uỷ thác lớn hoặc ít ra cũng phải trải qua vài thập kỷ tiết kiệm. Tuy nhiên, câu chuyện về những triệu phú dưới 40 tuổi dưới đây sẽ thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của bạn. Họ đều đạt được mục tiêu 1 triệu USD trước khi bước sang tuổi 40 nhờ những chiến lược đầu tư thông minh, cách quản lý tiền bạc khôn ngoan và một chút hiểu biết về kinh doanh.

Chris Reining (38 tuổi): Tiết kiệm sớm + kiên trì đầu tư

Đầu tư là cách tốt nhất để xây dựng tài sản, nhưng đó không phải là quá trình chỉ trong một đêm. Tôi bắt đầu từ những năm 20 tuổi, với số tiền 66$/tháng đầu tư vào các quỹ chỉ số thấp. Thành công tài chính của tôi đến sau 5 năm đầu tư khi kiếm được 1.000$ lợi nhuận đầu tiên. Tôi tiếp tục duy trì việc này và tăng số tiền đầu tư lên.

Đến năm 27 tuổi, tài khoản dành cho đầu tư chứng khoán của tôi đã tăng lên 100.000$ bao gồm tiền tôi tiết kiệm và lợi nhuận từ đầu tư. Cùng lúc đó, tôi vẫn duy trì công việc của một chuyên gia máy tính và kiếm được 75.000$ mỗi năm.

Tôi đã đặt mục tiêu sẽ kiếm được 1 triệu USD trước 35 tuổi. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu, tôi cắt giảm chi phí mọi thứ từ sữa đến các sở thích cá nhân. Việc này giúp tôi tiết kiệm được thêm 1.000$/tháng và chuyển thẳng vào quỹ đầu tư. Đồng thời, tôi cố gắng tăng thu nhập qua các năm. Đến năm 2013, tôi đã tiết kiệm và đầu tư một nửa tiền lương của mình.

Cuối cùng tôi đã đạt mục tiêu trở thành triệu phú năm 35 tuổi và nghỉ hưu sớm ở tuổi 37. Lời khuyên của tôi ở đây là: Sẽ có những thời điểm bạn bị mất rất nhiều tiền trên thị trường. Trong suốt 9 tháng suy thoái kéo dài, tôi từng bị mất 55.000$. Nhưng khi “cơn bão” đi qua, mọi việc sẽ trở lại bình thường. Vì thế, việc bạn cần làm là kiên trì đầu tư trong một thời gian dài và đừng lo lắng đến những khoản thua lỗ nhất thời.

Nick Friedman (35 tuổi): Bắt tay vào kinh doanh từ những thứ nhỏ nhất

Mùa hè trước năm cuối đại học, cậu bạn thân nhất của tôi Omar đã đưa ra một ý tưởng thay đổi hoàn toàn cuộc đời chúng tôi: Chúng tôi mượn chiếc xe chở hàng của mẹ Omar để làm công việc lặt vặt và kiếm thêm thu nhập. Chúng tôi tự gọi mình là “Biệt đội xe kéo đại học” và kiếm được 5.000$ trước khi kỳ học mùa thu bắt đầu.

Tôi tốt nghiệp năm 2004 và được nhận vào làm vị trí cố vấn kinh tế tại một công ty. Tuy nhiên, lịch làm việc 9-5 quá buồn tẻ với tôi; tôi và Omar đã quyết định tự tạo ra cơ hội cho chính mình. Tôi nghỉ việc vào năm sau đó và chúng tôi thành lập College Hunks Hauling Junk như một doanh nghiệp vận chuyển và chuyên chở hàng hoá bằng xe tải. Mỗi người chúng tôi đóng góp 10.000$ từ tiền tiết kiệm để đưa công ty đi vào hoạt động và tự làm mọi thứ, từ lái xe đến đóng gói đồ đạc.

Thật may mắn là chỉ 3 tháng sau chúng tôi đã kiếm được lợi nhuận. Và đến năm 25 tuổi, tôi đã đạt được “giấc mơ” 1 triệu USD. Tôi cảm thấy mình rất may mắn. Tôi đã có thể mua một ngôi nhà đẹp, có khả năng chi tiêu tiền bạc cho những người mà tôi thương yêu và có cơ hội để đầu tư vào bất động sản mang lại mức thu nhập 20.000$ mỗi tháng.

Một trong những điều giá trị nhất mà tôi đã học được trong quá trình làm giàu của mình đó là bạn phải chi tiêu cho bản thân trước tiên. Mặc dù luôn đầu tư tiền vào kinh doanh, nhưng tôi không bao giờ quên để dành cho mục đích tiết kiệm và đầu tư cá nhân.

Bên cạnh đó, bạn phải luôn mở rộng cửa chào đón các cơ hội mới đến và sẵn sàng bắt tay vào kinh doanh từ những thứ nhỏ nhất. Ngày đó nếu không chấp nhận làm kẻ vận chuyển xe tải thuê, tôi đã không thể có được một công ty trị giá 40 triệu USD với hơn 100 chi nhánh nhượng quyền trên khắp nước Mỹ như hiện nay.

Abhi Golhar (32 tuổi): Đầu tư bất động sản

Tôi luôn thích mày mò với máy tính. Khi còn học trung học, tôi đã kiếm được 25$/giờ nhờ công việc sửa chữa máy tính cho hàng xóm. Tuy nhiên, sau khi giành được tấm bằng kỹ sư điện, đam mê máy tính của tôi đã “nguội lạnh”. Tôi bắt đầu đọc hàng trăm cuốn sách về cách xây dựng tài sản và luôn thấy một chủ đề lặp đi lặp lại: bất động sản.

Tôi bắt đầu môi giới bất động sản ngay từ năm nhất đại học và kiếm được một chút lợi nhuận bằng cách kết nối những người bán nhà với người mua nhà. Họ là những nhà đầu tư mà tôi gặp thông qua các nhóm bất động sản địa phương. Sau đó, tôi đã thử trực tiếp môi giới những ngôi nhà ở Detroit nhưng bị mất tiền do thiếu kinh nghiệm.

Trước khi tốt nghiệp, tôi kiếm được 45.000$ bù lỗ từ các dự án môi giới bán buôn. Đến năm 2007, tôi thành lập công ty đầu tư của mình tại Atlanta – nơi tôi tiếp tục hoạt động môi giới bán buôn và chuyển sang bất động sản nhà ở khi thị trường hồi phục.

Đến nay công ty tôi không ngừng phát triển, nhưng tôi vẫn đa dạng hoá các nguồn thu nhập và kinh nghiệm của mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tổng cộng các hoạt động kinh doanh mang về cho tôi vài triệu USD mỗi năm. Tôi vượt mốc 1 triệu USD khi chuẩn bị bước sang tuổi 30. Lời khuyên của tôi đó là các bạn hãy tìm một nhà cố vấn trước khi đầu tư vào bất động sản.

Michele Romanow (32 tuổi): Đầu tư cho bản thân và kinh doanh càng sớm càng tốt

Tôi không ngại gì khi phải xắn tay áo lên và bắt đầu làm việc. Từ năm 12 tuổi, tôi đã đi cắt cỏ thuê và thay lốp xe để kiếm tiền. Bố tôi dạy tôi cách tiết kiệm và quản lý những đồng tiền thực sự do chính mình làm ra. Tôi học kỹ sư, nhưng sau đó tôi sớm nhận ra rằng thứ mình muốn xây dựng nên là các công ty, chứ không phải những cây cầu.

Sau khi tốt nghiệp, tôi và hai người bạn cùng lớp đã dùng 120.000 USD tiền thưởng từ một cuộc thi để thành lập công ty thuỷ sản cung cấp trứng cá muối cho các khách sạn và nhà hàng. Mặc dù trải qua một giai đoạn suy thoái, nhưng chúng tôi không bỏ cuộc. Sau một thời gian ở Sears Canada, chúng tôi thành lập Buytopia – một cơ sở xử lý các deal hàng ngày trở thành một trong những công ty phát triển nhanh nhất ở Canada, đã thâu tóm 10 đối thủ cạnh tranh và có tới hơn 7 triệu nhà cung cấp.

Tôi luôn có một niềm tin mạnh mẽ rằng bạn không cần phải có chứng chỉ, bằng cấp cũng như hàng chục năm học hành để có thể xây dựng một doanh nghiệp. Thứ bạn cần hơn cả là chấp nhận rủi ro và tiến thẳng về phía trước. Lời khuyên của tôi ở đây là các bạn hãy đầu tư vào bản thân và cố gắng xây dựng doanh nghiệp của bạn càng sớm càng tốt, thậm chí ngay từ khi còn là một đứa trẻ và không có gì để thế chấp.

Tỷ phú Lý Gia Thành: Muốn biết nhân phẩm của một người chỉ cần nhìn 1 thứ là được

Có nhiều cách khác nhau để đánh giá nhân phẩm một con người song nếu muốn nhìn thấu đối phương, bạn chỉ cần nhìn cách họ xử lý việc này là đủ!

Có nhiều cách khác nhau để đánh giá nhân phẩm một con người song nếu muốn nhìn thấu đối phương, bạn chỉ cần nhìn cách họ xử lý việc này là đủ!

Câu chuyện thứ nhất

Cuối tuần, tôi đang ngồi đọc sách trong thư phòng thì đột nhiên nhận được điện thoại của chị họ. Trong điện thoại, giọng chị hốt hoảng: “Mau đến đây đi, xảy ra chuyện chết người rồi!” Gác điện thoại, tôi không lập tức lao đi mà uống một ngụm trà, bất lực thở một tiếng dài thườn thượt.

Từ cách đây 2 năm, khi chị họ thuê một cửa hàng ngay ngoài cổng khu dân cư nhà tôi làm ăn buôn bán, cái gọi là tình huống khẩn cấp cứ liên tiếp xảy ra. Thế nhưng lần nào cũng chỉ là giúp chị giải quyết vài chuyện vặt vãnh.

Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ cửa hàng đó là do chị họ tôi và một người đồng hương hùn vốn vào mở chung. Ban đầu, hai người hợp tác khá ăn ý, việc gì cũng thương lượng bàn bạc thấu tình đạt lý.

Thế nhưng thời gian lâu dần, mâu thuẫn bắt đầu xuất hiện. Phàm là có liên quan đến một chút ít lợi ích, hai người lập tức phát sinh cãi vã, chẳng ai chịu nhường ai, không ai chấp nhận thua thiệt về mình.

Khi cả hai bên đã rơi vào trạng thái chẳng thể nói thêm gì với nhau, họ lại gọi tôi ra phân giải, hết lần này đến lần khác. Và lần này cũng không ngoại lệ.

Nguyên nhân sự tình là bởi buổi trưa đông khách, mỗi người phải tiếp đón hơn chục khách hàng, doanh thu không ít. Vốn dĩ cả hai đều rất hào hứng nhưng đến lúc rảnh tay, kiểm tra lại hóa đơn thấy thiếu mất 50 NDT (khoảng 160 nghìn đồng).

Chỉ có vậy, trong tích tắc cả hai đã rối cả lên, người này nói người kia tính nhầm 50 NDT cho khách.

Họ cứ thế chẳng ai nhường ai, tranh cãi ầm ĩ. Lời qua tiếng lại, những lời nói khó nghe mỗi lúc một nhiều. Cuối cùng, không kiềm chế được, hai bên còn thượng cẳng tay, hạ cẳng chân. Chị họ tôi xé rách quần áo của đối phương. Người đồng hương cũng chẳng vừa, túm tóc chị tôi giật mạnh…

Lần này, tôi chẳng nói gì ngoài việc đề nghị cả hai giải tán!

Trên thực tế, khi xảy ra tranh chấp lợi ích, nếu cả hai đều là người hẹp hòi ích kỷ cá nhân, chỉ biết nghĩ từ góc độ của bản thân, lo mình bị thiệt mà không nghĩ tới cảm xúc của người khác, một đối tác như vậy sớm muộn cũng giải tán, giải tán sớm thực sự là lựa chọn tốt nhất.

Câu chuyện thứ hai

Trong cuộc sống này, ai cũng có suy nghĩ tính toán vì lợi ích cá nhân, ai cũng mong mình đạt được lợi ích lớn nhất, đó là lẽ thường tình.

Nhưng đứng trước lợi ích vẫn giữ bản thân không lung lay, giữ vững phẩm đức làm người, duy trì giới hạn của đạo đức, đó mới là điểm sáng thực sự của nhân phẩm.

Tôi vẫn còn nhớ mẹ tôi và một cô chơi với nhau rất thân. Cô ấy rất khéo, mỗi lời cô nói ra đều khiến người khác cảm thấy dễ chịu. Tôi và mẹ đều rất thích cô nhưng về sau, họ không qua lại nữa.

Tôi hỏi mẹ sao cô ấy không đến chơi nữa, mẹ kể cho tôi nghe một chuyện nhỏ.

Trong một lần đi mua sắm, cả hai mua một túi hoa quả lớn đem về nhà rồi mới chia. Về sau, mẹ tôi đến nhà cô lấy, mới phát hiện cô giữ lại tất cả những quả to, đẹp cho mình và gói cho mẹ tôi tất cả những quả xấu, nhỏ.

Cô cho rằng mẹ tôi sẽ không biết song thực ra người tinh mắt chỉ cần nhìn là biết. Sau lần đó, mẹ tôi còn phát hiện thêm một vài việc nữa mà qua đó, bà nhận thấy chỉ cần có xung đột lợi ích với ai, cô đều phải giành phần hơn bằng mọi giá.

Mẹ tôi không nói ra, nhưng bà cho rằng kết giao với người như vậy không có ý nghĩa gì nên cả hai không qua lại như trước nữa.

Khi đó, mẹ có nói với tôi một câu mà cho đến giờ tôi vẫn nhớ: Muốn nhìn thấu nhân phẩm của một người, chỉ cần quan sát thời điểm họ và con có xung đột về lợi ích là đủ.

Khi bạn và người khác đang đứng trước sự xung đột về lợi ích, đặc biệt là khi lợi ích bị hao tổn, phản ứng của họ sẽ thể hiện rõ nhất nhân phẩm trong con người đó.

Chuyện của tỉ phú Hong Kong Lý Gia Thành

Tờ “Tin nhanh tài chính” của Trung Quốc đã từng giới thiệu đặc điểm kinh doanh của tỉ phú Hong Kong Lý Gia Thành, trong đó có một đặc điểm khiến người người ấn tượng: 7 phần hợp lý, 8 phần cũng được, vậy tôi chỉ lấy 6 phần.

Bài báo đã lấy một câu chuyện, có người muốn tìm Lý Gia Thành hợp tác phát triển thị trường nhà đất, ông Lý hỏi đối phương chia lợi nhuận trong hạng mục này như thế nào. Người kia đưa ra con số 5%.

Trước đề nghị này, Lý Gia Thành đã chủ động đưa ra con số 10% lợi nhuận dành cho đối tác, cao gấp 2 lần con số ban đầu mà người kia đưa ra. Tại sao lại như vậy? Đó chính là điểm cao minh, hơn người của vị tỉ phú người Hong Kong.

Ông đã để đối tác nhận được lợi ích cao gấp đôi dự tính ban đầu. Hành động nằm ngoài dự tính này sẽ khiến cho đối phương tâm phục, trong quá trình quản lý công trình không những không ăn bớt mà còn tận tâm tận lực quản lý tốt công trình đó.

Bằng cách này, ông Lý không chỉ đạt được mục đích của mình mà con xây dựng được tiếng tốt để đời.

Làm kinh doanh hay làm người, Lý Gia Thành hiểu sâu sắc một điều: Đứng trước sự cám dỗ, ông không để mình bị lợi ích thao túng. Đó chính là bí quyết của một thương nhân thành đạt. Tỉ phú Hong Kong là một gương sáng, đáng để nhiều người học tập về lối sống, cách làm người.

Có người từng hỏi Lý Trạch Giai – con trai Lý Gia Thành: “Bố anh đã dạy cho anh những bí quyết kiếm tiền thành công gì?”

Trạch Giai đã trả lời rằng: “Thực ra bố tôi không dạy cho tôi bất cứ phương pháp kiếm tiền nào cả. Ông chỉ dạy tôi các đạo lý làm người mà thôi.”

Bôn ba phấn đấu nhiều năm, tôi phát hiện ra một quy luật: Phàm là đứng trước những xung đột về lợi ích, một khi vẫn giữ được cái tâm sáng, biết suy nghĩ cho đối phương, không tính toán thiệt hơn, những người đó đi đến đâu cũng cảm nhận được sự ấm áp.

Ánh sáng toát ra từ trong nhân phẩm khiến họ dù có làm việc gì cũng thuận lợi, cho dù gặp phải khó khăn tạm thời cũng sẽ có quý nhân tương trợ, việc tất sẽ thành.

Trái lại, với những người thích tính toán so đó, chỉ biết đến lợi ích của bản thân, cuối cùng sẽ đánh mất danh tiếng. Những người như thế thường khó có thể tìm kiếm được những đối tác ưu tú, càng không có những người bạn thật lòng.

Nhân phẩm tốt hay xấu quyết định trực tiếp đến thành bại của cả đời người.

Nguyên CEO Trương Công Thắng tái xuất sau một thời gian dài không tăng trưởng, “những ngày tươi sáng” sắp trở lại với Masan Consumer?

Ông Trương Công Thắng – người đã đưa Masan Consumer trở thành một đế chế về hàng tiêu dùng nhanh, đã quay trở lại tập đoàn sau gần 4 năm vắng bóng.

Nguyên CEO Trương Công Thắng tái xuất sau một thời gian dài không tăng trưởng, "những ngày tươi sáng" sắp trở lại với Masan Consumer?

Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 23/6 vừa qua của Masan Consumer ( MCH ) đã thống nhất việc tăng số lượng thành viên HĐQT lên 6 và bầu bổ sung 1 thành viên vào HĐQT. Theo đó, các cổ đông của công ty đã thống nhất bổ nhiệm ông Trương Công Thắng giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty, ông Nguyễn Đăng Quang rút xuống đảm nhiệm vị trí thành viên HĐQT.

Ông Thắng – người rời khỏi vị trí Tổng giám đốc vào năm 2013 – vốn là một trong những lãnh đạo kỳ cựu của Masan Consumer, một trong những người có đóng góp lớn trong việc đưa doanh nghiệp này trở thành một “thế lực” trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam.

Sự xuất hiện trở lại của ông Thắng trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của Masan Consumer có xu hướng chững lại. Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý đầu tiên năm 2017, doanh thu hợp nhất của Masan Consumer giảm 17% từ 2.400 tỷ xuống 2.000 tỷ đồng.

Sự sụt giảm được ban lãnh đạo giải thích là do công ty tập trung tăng trưởng bán hàng đến người tiêu dùng và tối ưu hàng tồn kho tại các nhà phân phối. Thay đổi này, theo Masan Consumer sẽ gây tác động đến kết quả kinh doanh nửa đầu năm nhưng cho rằng công ty sẽ có vị thế tốt hơn vào nửa cuối 2017 và đảm bảo tăng trưởng bền vững trong trung, dài hạn.

Mặc dù vậy, sự xuất hiện trở lại của ông Thắng có thể xem như nước cờ chiến lược, “chiếc đai” an toàn cho Masan Consumer khi chính vị lãnh đạo này đã đóng vai trò quan trọng gây dựng lên công ty cách đây 10 năm – thời điểm mà Masan Consumer vẫn còn khá mờ nhạt trên thị trường hàng tiêu dùng nhanh.

Với hàng chục năm kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia như P&G, ông Thắng trở thành một cái tên sáng giá trong đội ngũ lãnh đạo khi gia nhập Masan từ năm 2002. Sau đó 5 năm, đến ngày 25/12/2007, ông Thắng chính thức giữ vị trí Tổng giám đốc điều hành, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Masan Consumer.

Nhờ kinh nghiệm trong những năm tham gia Masan và thời kỳ làm việc tại P&G đã giúp ông Thắng nhanh chóng đưa ra chiến lược phát triển phù hợp cho Masan Consumer.

Dấu ấn của vị lãnh đạo này tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FCMG) của Masan có được ngay trong năm đầu tiên chèo lái con thuyền Masan Consumer. Năm 2008, doanh thu của công ty tăng gần gấp 3 lên 1.922 tỷ đồng so với 660 tỷ đồng của năm 2007. Lợi nhuận sau thuế gấp 4,5 lần, đạt hơn 380 tỷ đồng.


Sau giai đoạn bùng nổ...

Sau giai đoạn bùng nổ…


... doanh thu và lợi nhuận của Masan Consumer đã chững lãi/suy giảm kể từ năm 2014

… doanh thu và lợi nhuận của Masan Consumer đã chững lãi/suy giảm kể từ năm 2014

Mặc dù vậy, vị lãnh đạo này cho rằng, kết quả kinh doanh năm 2008 của công ty vẫn còn khiêm tốn do chưa dự báo đúng mức độ tăng trưởng quá nhanh của các ngành hàng mà công ty hướng tới trong thị trường. Theo đó, Masan Consumer đã đề ra chiến lược nâng cao năng lực sản xuất của các nhà máy cũng như hoàn thiện chuỗi hoạt động từ nguồn cung ứng – thu mua, kế hoạch và Logistics.

Đà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận vì thế mà được duy trì và tăng cao trong những năm sau đó. Chỉ sau 6 năm, đến năm 2013 doanh thu của Masan Consumer đã đạt gần 12.000 tỷ đồng với 3.270 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, biên lợi nhuận gộp duy trì trên 40% – con số giúp hàng tiêu dùng nhanh trở thành một trong những lĩnh vực mang lại tên tuổi cho Masan.

Năm 2013 cũng đánh dấu sự thành công của Masan trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động, không chỉ có mảng kinh doanh nước chấm. Mảng đồ uống đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu gấp gần 10 lần từ năm 2011 đến 2013, trong khi mảng mỳ ăn liền tăng gấp đôi từ 1.477 tỷ lên 4.041 tỷ đồng vào năm 2013.

Đầu năm 2014, ông Trương Công Thắng xin từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc vì lý do cá nhân, Masan đã công bố bổ nhiệm ông Seokhee Won (Phó Chủ tịch cấp cao của Unilever với 22 năm công tác) vào vị trí Tổng giám đốc của Masan Consumer.

Sau sự rút lui của vị thuyền trưởng này, mặc dù Masan Consumer vẫn tiếp tục tăng trưởng về doanh thu nhưng tốc độ đã chững lại và bốc lộ nhiều yếu tố không chắc chắn. Đặc biệt trong bối cành ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG có tăng trưởng với tốc độ cao trong những năm gần đây.

Theo báo cáo của Nielsen, gia vị được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam là nước mắm và nước tương nhưng các thương hiệu chính của Masan Consumer vấp phải sự cạnh tranh khá mạnh đến từ Knorr của Unilever, Maggi của Nestlé hay Aji-ngon của Ajinomoto.

Ngành gia vị/nước chấm – chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu của Masan Consumer, duy trì tốc độ tăng trưởng chỉ còn từ 2 – 5% mỗi năm trong 3 năm gần đây.

Thị phần nước mắm và tương ớt vẫn duy trì mức tăng nhẹ thì thị phần sản phẩm nước tương (dòng sản phẩm mang lại tên tuổi cho Masan gắn liền thương hiệu Tam Thái Tử và Chinsu) giảm từ 71,2% còn 70% toàn thị trường.

Mỳ ăn liền – đóng góp từ 30 – 40% cơ cấu doanh thu của Masan Consumer với 2 dòng sản phẩm chính là Kokomi và Omachi sau khi đạt đỉnh doanh thu vào năm 2014 với 4.187 tỷ đồng đã sụt giảm liên tục trong 2 năm sau đó. Thị phần của Masan trên thị trường cũng giảm từ mức 25,7% năm 2013 xuống 24% năm 2016 (theo báo cáo thường niên).

Còn dòng sản phẩm đồ uống, mức tăng trưởng chủ yếu nhờ chiến lược M&A do công ty thực hiện. Cuối năm 2015, Masan Consumer đã thâu tóm Nước khoáng Quảng Ninh, sau khi mua gần 66% cổ phần của doanh nghiệp này. Đây cũng là nguyên nhân giúp doanh thu Masan Beverage năm 2015 tăng gấp đôi 2014.

Kết quả sụt giảm nhìn thấy rõ nhất khi doanh thu của công ty từ năm 2013 đến 2016 tăng từ ngưỡng 12.000 tỷ lên 13.800 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm từ ngưỡng hơn 3.200 tỷ chỉ còn 2.800 tỷ đồng.

Do vậy, sự trở lại của ông Thắng với vai trò cao hơn – Chủ tịch HĐQT của Masan Consumer có thể là lời giải giúp công ty này thoát khỏi chuỗi thời gian chững lại trong những năm gần đây.

Ông Lương Duy Hoài thôi làm CEO Giao Hàng Nhanh

Chức vụ CEO GIao Hàng Nhanh được ông Hoài chuyển sang cho người khác để đảm nhiệm việc mới liên quan đến vận tải thông minh tại Việt Nam.

Trên trang cá nhân của ông Lương Duy Hoài, đồng sáng lập và cựu CEO Giao Hàng Nhanh, cho biết ông đã chính thức chuyển giao chức vụ CEO cho ông Nguyễn Trần Thi. Việc này đã được ông Hoài email thông báo chính thức đến các đối tác và khách hàng kể từ ngày 15/6.

Ong Luong Duy Hoai thoi lam CEO Giao Hang Nhanh
Ông Lương Duy Hoài (cầm micro) trong một sự kiện năm 2015 – Ảnh: H.Đ

Rời vị trí CEO Giao Hàng Nhanh, ông Hoài cho biết sẽ nhận nhiệm vụ mới, cùng với một số người khác tham gia phát triển thêm các dịch vụ smart logistics – vận tải thông minh – tại công ty mẹ Scommerce (Services for commerce – dịch vụ cho thương mại). Nhiệm vụ của ông Hoài tại công ty mẹ nhằm gắn “với sứ mệnh tiếp tục theo đuổi mục tiêu xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng smart logistics cho thương mại tại Việt Nam”. Ông Hoài cho biết các dịch vụ sẽ sớm được giới thiệu trong thời gian tới.

Cả hai ông Hoài và Thi đã cùng vài người khác sáng lập nên Giao Hàng Nhanh năm 2012, hai ông đều xuất thân từ Thế Giới Di Động và là bạn thân ngoài đời.

Giao Hàng Nhanh (GHN) ra đời trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam đang ở thời kỳ trứng nước. Từ một công ty khởi nghiệp nhỏ, GHN đã phát triển mạnh để trở thành công ty tư nhân đảm nhiệm việc giao hàng trên toàn quốc, đứng bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước lớn như Viettel Post, Vietnam Post.

Bên cạnh việc vận chuyển hàng hoá, thu hộ trên toàn quốc, GHN cũng lập các điểm gửi/nhận hàng riêng. Hiện có khoảng hơn 85 điểm gửi hàng của GHN khắp cả nước.

Ong Luong Duy Hoai thoi lam CEO Giao Hang Nhanh
Một điểm gửi hàng của Giao Hàng Nhanh.

Ông Lương Duy Hoài sinh năm 1988, từng lọt vào danh sách 30 under 30 của tạp chí Forbes Việt Nam năm 2015.

Theo thông tin từ ông Hoài, kể từ tháng 1/2017, AhaMove – công ty vận chuyển cũng thuộc GHN – có CEO mới là ông Nguyễn Xuân Trường.

Lời khuyên khôn ngoan từ các doanh nhân thành đạt

Tại sao có người bán hàng đạt doanh số bằng tất cả những người khác trong nhóm cộng lại? Làm thế nào, bằng cách nào; sức mạnh nào, niềm tin nào đã giúp họ đạt được kết quả phi thường như thế?

Tôi đem những thắc mắc này đến hỏi những “người trong cuộc”, và đã nhận được nhiều bài học – có thể xem là bí quyết bán hàng thành công – từ câu chuyện của họ.

Người thứ nhất – một nhân viên bán hàng:

– Làm thế nào các bạn chỉ giải ngân được bình quân một tháng 4 xe mà em làm luôn một mạch đến 12 xe – một con số không tưởng như vậy?

– Đó là sự tập trung anh ạ. Em đã mất 3 năm để đạt đến kết quả của ngày hôm nay. Em luôn dành sự tập trung một trăm phần trăm cho công việc, dồn toàn tâm toàn ý vào công việc. Các bạn chỉ làm 8 tiếng nhưng có ngày em làm 12 tiếng, các bạn về lúc 6 giờ, còn em 8 – 9 giờ tối là bình thường.

– Nhưng chỉ chăm chỉ thôi thì vẫn chưa đủ phải không em?

– Dạ. Thái độ làm việc nữa anh ạ. Em luôn nhìn vấn đề một cách tích cực, em luôn tin mọi vấn đề đều có giải pháp.

Trước đây em từng làm ở những môi trường vô cùng áp lực và em nhận thấy khả năng của con người dường như không có giới hạn. Chính vì em luôn nhìn nhận mọi sự việc tích cực và luôn tin mình sẽ làm được đã giúp em vượt qua mọi khó khăn.

– Vậy đâu là động lực để em làm được những điều phi thường đó?

– Em có mục tiêu cho cuộc đời mình, em muốn kiếm được nhiều tiền bằng chính sức lực của mình, em là trụ cột gia đình nên sau này lấy vợ sinh con em phải lo được cho vợ con.

Em chọn bán hàng vì em biết nếu bán hàng giỏi em sẽ kiếm được rất nhiều tiền, vì nghề này được trả trên hiệu quả bán hàng và dường như không có giới hạn về thu nhập.

Cách đây 2 năm em có gặp một người bán hàng xuất sắc và anh đã cho em một lời khuyên sâu sắc.

Anh ấy đã hỏi em: Em có biết tại sao có những người đi làm 5 năm, 10 năm mà vẫn là nhân viên không? Ngược lại tại sao có những người chỉ làm 3 tháng, 6 tháng, 1 năm mà đã được cất nhắc lên vị trí quản lý?

Đó là vì có những người không bao giờ nỗ lực hết mình, họ chưa bao giờ thực sự phấn đấu để vươn lên, mà họ chỉ luôn ngồi ước “giá như”. Ngược lại với họ là những người biết chính xác mình muốn gì và dồn toàn bộ tâm trí để đạt được điều đó.

Em có biết tại sao máy bay nó cần tăng tốc trước khi nó cất cánh không? Vì nó cần đạt được một tốc độ nhất định mới cất cánh được.

Nhân vật thứ hai – một “đại gia” chuyên buôn bán ô tô cũ:

– Thưa anh, em chơi với anh cũng đã lâu, điều em quan sát được từ anh là hình như anh bán hàng mà như không bán, em thấy anh rất nhàn, khách hàng tự tìm đến hả anh? Anh có thể chia sẻ một chút cho em được không?

– Được chứ! Có điều, bán hàng như không bán là đỉnh cao của nghệ thuật bán hàng, em phải tự trả lời thôi không ai giúp em được.

– Vậy anh có thể chia sẻ gì cho em một vài bí kíp bán hàng được chứ?

– Như em thấy đấy, anh gần như không phải bán hàng mà đa số khách hàng gọi đến cho anh? Điều đó đúng nhưng không hoàn toàn em ạ.

Thực ra anh vẫn phải bán hàng nhưng tần suất và mức độ có ít hơn những người khác thôi. Anh làm trong nghề này hơn 30 năm, trong máy của anh có danh sách hơn 3.000 người chuyên buôn bán ô tô, cũng có nhiều nghìn khách hàng đã mua xe của anh. Họ mua một lần, hai lần, có ông đã mua mấy chục lần ở đây.

– Tại sao họ mua nhiều vậy anh? Họ không đi chỗ khác ạ?

– Có đấy em trai ạ. Có một số cũng đi chỗ khác nhưng rồi cũng quay lại nhờ anh mua hộ vì sau khi đi nhiều nơi họ biết không thể tìm được chỗ nào tốt hơn ở đây.

– Tại sao lại thế ạ?

– Mỗi khi bán hàng, anh luôn luôn tìm cách giúp khách hàng nhận được nhiều giá trị gia tăng nhất. Ví dụ, họ đi sửa xe hoặc có nhu cầu thay phụ kiện mất 10 triệu nhưng anh chỉ làm cho họ 4 triệu.

Thực ra bán hàng không quá khó, nhưng để bán được hàng, người bán phải ảnh hưởng được đến khách hàng, điều quan trọng là bạn có gì để ảnh hưởng được họ.

– Anh có thể nói rõ hơn?

– Ví dụ, anh làm nghề bán hàng ô tô, anh là chuyên gia về ô tô cũ nên họ hỏi về ô tô cũ hầu như cái gì anh cũng biết, đấy anh đang ảnh hưởng đến họ bằng kiến thức của anh về ô tô cũ.

Hoặc, làm trong nghề lâu năm anh biết rất nhiều mối bảo dưỡng sửa chữa xe giá luôn rẻ hơn bên ngoài, đó cũng là cách anh ảnh hưởng đến khách hàng bằng mối quan hệ của anh, giúp họ đỡ tốn kém hơn… Triết học đã nói rằng tích lũy đủ về lượng thì sẽ biến đổi về chất, đúng không?

– Dạ chính xác!