Category Archives: News

Cô gái bỏ học thành CEO chuỗi cửa hàng thời trang

Sau 5 năm nếm trải thành công chóng vánh cũng như thất bại cay đắng, Nguyễn Thùy Nguyên Sa đang là giám đốc điều hành hệ thống 9 cửa hàng thời trang, đạt lợi nhuận khoảng 3 tỷ đồng mỗi năm.

Bỏ mặc tất cả khuyên ngăn của gia đình và bạn bè, Nguyễn Thùy Nguyên Sa quyết định bỏ học để theo đuổi đam mê kinh doanh khi đang là sinh viên năm thứ hai chuyên ngành thiết kế thời trang. Vào năm 2011, nhận thấy thị trường thời trang nam giới rất tiềm năng, đặc biệt các sản phẩm áo sơ mi theo phong cách Hàn Quốc đang là trào lưu, Sa quyết định lựa chọn thời điểm này để khởi nghiệp.

Từ cô gái bị chê trách “thất học” và cũng chưa từng qua trường lớp đào tạo về kinh doanh, nhưng sau 5 năm trong nghề, Sa đang là giám đốc điều hành hệ thống 9 cửa hàng với lợi nhuận trung bình khoảng 3 tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, ở thời kỳ phát triển tốt nhất cách đây ba năm, số lượng cửa hàng có lúc lên đến 32 trên khắp cả nước, mang về hơn 10 tỷ đồng lợi nhuận.

Chia sẻ về quãng thời gian khởi nghiệp, cô chủ 8x cho biết: “Thỉnh thoảng tôi nhìn vào thành quả hiện tại mà vẫn chưa tin được những điều mình đã trải qua. Đó thực sự là hành trình có thể dựng thành một bộ phim bởi quá nhiều ngọt ngào lẫn đắng cay”.

co-gai-bo-hoc-thanh-ceo-chuoi-cua-hang-thoi-trang

Chỉ sau 5 năm khởi nghiệp với số vốn chưa đầy 30 triệu, Nguyên Sa đang sở hữu hai thương hiệu thời trang tại TP HCM.

Mơ ước sở hữu thương hiệu thời trang mang tên chính mình, bắt đầu từ khoản vay 20 triệu đồng của mẹ với lời hứa nếu thất bại cũng không trả thiếu một đồng, kèm thêm 7 triệu tiền bán chiếc xe máy, Sa đánh liều đầu tư vào lô hàng 100 áo sơ mi tự thiết kế. Trong 6 tháng đầu tiên, một mình cô xoay xở mọi việc lớn nhỏ từ chọn chất liệu vải, cắt may sản phẩm đến làm mẫu chụp ảnh và đăng bài quảng cáo trên các website thương mại điện tử. Không ngại cực khổ, Sa chở những bao tải cồng kềnh bằng xe điện đi cách nhà hơn chục cây số chỉ để chắt chiu thêm vài đồng bạc lẻ chi phí đóng nút áo. Cô kể mình làm việc điên cuồng bất kể giờ giấc, gác lại tất cả những cuộc vui cùng bạn bè để tập trung thời gian thiết kế sản phẩm.

“Khó khăn lớn nhất lúc chập chững kinh doanh không phải là tiền bạc hay những vất vả chân tay mà vì sự nghi ngờ của gia đình, cộng với tâm lý chưa có thành quả gì nên tôi cứ âm thầm làm và động viên bản thân cố gắng”, Nguyên Sa tâm sự.

Không lâu sau đó, cửa hàng đầu tiên ra đời trong căn phòng ván ép có diện tích chưa đầy 5m2. Nhìn ánh mắt của những vị khách đầu tiên ngạc nhiên về không gian cửa hàng và hài lòng về chất lượng sản phẩm, cô chủ 8x mừng rơi nước mắt. Những mẫu thiết kế phá cách, phối màu sinh động của Sa đánh đúng vào thị hiếu khách hàng nên doanh thu nhanh chóng vượt ngoài mong đợi. Nhẩm tính trung bình mỗi ngày đều đặn thu về hơn 1 triệu đồng, cô quyết tìm mặt bằng ở nơi sầm uất hơn để dời cửa hàng. Chỉ trong mùa Tết đầu tiên sau khi thành lập thương hiệu, lợi nhuận bất ngờ đạt 200 triệu đồng là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của cô gái trẻ. Công việc kinh doanh phát triển như diều gặp gió, Sa bắt đầu mò mẫm tìm hiểu về hình thức nhượng quyền và cho khai trương thêm 3 cửa hàng ngay năm đó.

Tuy nhiên, cũng từ đây những biến cố bắt đầu ập đến dồn dập. Để tiết kiệm chi phí, Sa chuộng thuê những căn hộ cũ mà không quan tâm đến vấn đề an toàn. Toàn bộ sản phẩm trong kho chìm vào bể nước khi mái nhà bị thủng trong một trận mưa lớn. Gần như mất trắng tài sản, Sa vớt vát những lô vải ít hư hỏng để tiếp tục sản xuất và lấy lại lòng tin của khách hàng.

Hai năm sau, khi số lượng cửa hàng đạt đến đỉnh điểm 32 thì những cuộc cạnh tranh thương hiệu, nhái kiểu dáng bắt đầu xuất hiện. Những áp lực chất chồng liên tục, cùng với việc suy sụp tinh thần, không còn điểm tựa gia đình do vừa li hôn khiến cô chủ của hệ thống thời trang bình dân lớn bậc nhất Sài Gòn lúc bấy giờ bắt đầu tuột dốc không phanh. Sa ủy quyền toàn bộ công việc cho một người bạn thân tín điều hành. Sau 3 tháng, nhận thấy tình hình hoạt động ngày càng tệ, cô sực tỉnh và tiếp tục lao vào công cuộc gầy dựng lại thương hiệu từ việc tiếp cận nhân viên, chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm…

Tưởng chừng những khó khăn đã dừng lại, nhưng lần tái hợp với chồng một năm sau đó một lần nữa đẩy mọi thứ vào bế tắc. Sa chia sẻ rằng vì bảo vệ thương hiệu mà bản thân phải xâu xé quá nhiều nên giao công việc cho chồng tiếp quản để lui về nội trợ, nếu anh thất bại cũng sẵn lòng đón nhận. Tuy nhiên, kết quả không như cô mong muốn.

“Tôi quyết định chia tay lần nữa và trở thành mẹ đơn thân. Khi đó, tôi nghĩ mình sẽ bỏ hết tất cả, mang theo con và 100 triệu còn lại trong tài khoản ngân hàng để chạy trốn”, Sa nghẹn ngào nói về những sai lầm của mình khi chọn bạn đồng hành trong kinh doanh.

Nguyên Sa thừa nhận khuyết điểm lớn nhất của mình là thiếu quyết đoán và không phân định rõ ràng giữa công việc và tình cảm gia đình. Ngoài ra, hệ thống cửa hàng phát triển quá nhanh khi nền móng chưa vững vàng cũng là một trong những lý do dẫn đến vấp ngã liên tiếp.

Đúc rút kinh nghiệm và đứng lên từ những thất bại, hiện Sa đang xây dựng thêm một thương hiệu thời trang dành cho nữ. Mặc dù nhận thấy thị trường kinh doanh thời trang dần bão hòa, nhưng cô cho biết mình vẫn còn đam mê và tin tưởng thương hiệu mới sẽ có những thế mạnh riêng về giá tiền và thiết kế.

Thu đậm từ bán kem, KIDO lãi gần 134 tỷ đồng

Sản phẩm kem mới được tung ra thị trường, hợp gu người tiêu dùng đã giúp KIDO thu lãi lớn trong 6 tháng đầu năm 2016.

Báo cáo kinh doanh 6 tháng đầu năm vừa được Tập đoàn KIDO (Mã CK: KDC) công bố cho thấy, tập đoàn này chỉ đạt doanh thu thuần 590 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, lợi nhuận ghi nhận gần 134 tỷ đồng, gấp tới 9 lần cùng kỳ trong nửa đầu năm 2016.

Lãi lớn đến với KIDO được lãnh đạo tập đoàn này lý giải, là nhờ “tung” vào thị trường sản phẩm kem mới, hợp gu người tiêu dùng. Riêng doanh thu từ sản phẩm kem đã đóng góp tới 75% doanh thu của tập đoàn.

Trước đó, tại Đại hội cổ đông thường niên 2016 tổ chức giữa tháng 6/2016, ông Trần Lệ Nguyên, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn KIDO dự tính, doanh thu từ kem mang lại cho tập đoàn này 116 tỷ đồng lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm. Con số này có thể tăng lên khoảng 200 tỷ đồng vào cuối năm 2016.

Ngoài ra, phần lợi nhuận tăng thêm của KIDO trong 6 tháng đầu năm còn có sự đóng góp đáng kể từ các công ty liên kết như Tổng công ty Công nghiệp dầu thực vật Việt Nam. Nhờ đó, biên độ lợi nhuận của toàn tập đoàn tăng 22,7% so với mức tăng chỉ 1,3% của quý II/2015.

Bóc tách dữ liệu của công ty mẹ – Công ty CP Tập đoàn KIDO cũng cho thấy, 6 tháng đầu năm doanh thu thuần cũng chỉ đạt 48,5 tỷ đồng, giảm 5,2% so với quý 2/2015. Sự sụt giảm doanh thu từ những sản phẩm truyền thống của KIDO như dầu ăn, mì gói, gia vị, các sản phẩm thuộc mảng thực phẩm đóng gói… là nguyên nhân chính dẫn tới sự giảm nhẹ doanh thu của công ty mẹ.

6 tháng đầu năm, công ty mẹ cũng ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế chỉ đạt gần 13,9 tỷ đồng, giảm tới 99,7% so với quý II/2015. Song, nếu xét về biên độ lợi nhuận thì công ty mẹ lại ghi nhận tăng 27,5% (tăng khoảng 7% so với cùng kỳ 2015). Điều này được giải thích là do công ty tung ra thị trường thêm sản phẩm dầu ăn mới Đại Gia Đình, bên cạnh những sản phẩm đã có như Gia Viên Nành, Hảo Ý 3 ngon và An Hảo…

Năm 2016, tập đoàn KIDO đặt mục tiêu doanh thu đạt 1.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.500 tỷ và chia cổ tức bằng tiền mặt 16%.

3 bài học kinh doanh từ ông chủ Facebook

Khám phá trước khi gắn bó, tìm thêm người để chia sẻ đam mê và đừng cố tạo ra thứ hoàn hảo ngay từ đầu là những bài học mang đến thành công của Mark Zuckerberg.

Facebook – mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất hiện nay và có tổng vốn hóa hơn 340 tỷ USD được sáng lập từ 13 năm trước, bắt đầu từ ý tưởng “thefacebook.com” của cậu sinh viên 19 tuổi Mark Zuckerberg. Facebook đã tạo nên cuộc cách mạng trong việc liên kết con người và là nguồn cảm hứng khởi nghiệp cho nhiều doanh nhân trẻ.

Tên tuổi Mark Zuckerberg nổi lên như doanh nhân tiên phong trong thời đại công nghệ ngày nay. Nhiều người trẻ trong quá trình gây dựng doanh nghiệp của mình luôn muốn học hỏi kinh nghiệm từ Zuckerberg.

1. Khám phá trước khi gắn bó

Trong một cuộc nói chuyện năm 2012 ở trường khởi nghiệp Y Combinator, Zuckerberg đã nhấn mạnh với người sáng lập Paul Graham rằng các doanh nhân cần linh hoạt nhạy bén và đam mê mạnh mẽ trong mỗi công việc họ theo đuổi.

“Bạn hoàn toàn có thể làm việc trong khuôn khổ công ty, nhưng bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và như bị khóa chặt trong đó”. Điều đó cũng được thể hiện trong bức thư đầu tiên Zuckerberg gửi cho cổ đông. Với anh, Facebook không bao giờ có nghĩa là một công ty. Nó chỉ đơn giản là một sở thích. Theo thời gian, nó đã phát triển thành một doanh nghiệp.

Nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân, bạn cần những ý tưởng tốt. Thật tuyệt vời nếu ý tưởng đó giải quyết được những vấn đề nhỏ. Tuy nhiên, Zuckerberg tin rằng nó cũng cần tạo ra tác động lớn đến xã hội. Trong chia sẻ với một nhóm người trẻ, Zuckerberg cho rằng để tạo ra tác động lớn, trước tiên bạn cần thay đổi những thứ bạn làm”. Anh khuyến khích họ khám phá, tìm ra thứ họ thích và tập trung vào đó.

Bài học: Cởi mở bản thân để học nhiều điều mới nhưng chỉ theo đuổi điều bạn yêu thích.

3-bai-hoc-kinh-doanh-tu-ong-chu-facebook

Theo đuổi đam mê là một trong nhưng yếu tố dẫn đến thành công trong sự nghiệp. Ảnh: Youtube

2. Đừng cố trở thành siêu nhân

Sai lầm là bài học tốt và cần thiết trong sự phát triển của mỗi doanh nhân. Trong buổi hỏi đáp trực tiếp, một cậu bé lớp 8 đã hỏi Mark Zuckerberg làm thế nào anh có thể vượt qua những thử thách trong sự phát triển mỗi ngày của Facebook. Anh đã trả lời rằng: “Không ai biết cách làm thế nào để đối mặt với mọi thứ. Nhưng nếu bạn có thể tìm được một nhóm người, có thể là bạn bè hoặc gia đình… đó thực sự là cách để bạn vượt qua”.

Nhiều người muốn trở thành doanh nhân nhưng lại sợ rủi ro và sai lầm. Zuckerberg tin rằng chỉ, cần có sự ủng hộ mạnh mẽ từ những người xung quanh và những người cùng chia sẻ quan điểm với bạn, mọi sai lầm đều được đánh giá cao và là bài học giá trị. “Bạn không phải trở thành siêu nhân, bạn chỉ cần tiếp tục đi trên con đường của mình”.

Bài học: Khởi nghiệp là một con đường dài và đừng nên đi một mình, hãy tìm những người chia sẻ nhiệt huyết với bạn.

3. Hoàn thành tốt hơn là hoàn hảo

Tại trụ sở của Facebook tại Menlo Park (California), khẩu hiệu “hoàn thành tốt hơn hoàn hảo” được in trên bức tường bên trong như một câu “thần chú” của công ty. Nói cách khác, làm ra một thứ gì đó thì tốt hơn là làm cho chúng hoàn hảo ngay từ đầu.

Sau khi thực hiện IPO năm 2012, Zuckerberg giải thích triết lý của khẩu hiệu trên như “Cách của các Hacker”. “Thay vì tranh cãi hằng ngày rằng liệu ý tưởng mới có khả thi hay đâu là cách tốt nhất để xây dựng điều mới mẻ, các hacker chỉ cần chế tạo thử nghiệm một cái gì đó và xem cách chúng làm việc”.

Bằng cách trên, Facebook tạo ra một văn hóa làm việc lạc quan cho phép họ kiểm tra giới hạn của mình và nói: “Điều này sẽ tốt hơn”.

Bài học: Thay vì cố làm hoàn hảo điều gì đó ngay từ đầu, hãy tạo ra chúng và liên tục kiểm tra, cải thiện những giới hạn.

Tìm nguồn nhân lực trẻ chất lượng: Không khó!

Được đánh giá là quốc gia có nguồn nhân lực trẻ dồi dào, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với nhiều nước khác. Thế nhưng lợi thế ấy không được khai thác triệt để khi mỗi năm có hàng ngàn sinh viên ra trường không có việc làm.

Trang tìm ứng viên mới ra trường thực tập sinh: studentjobs.vn

Thiếu và yếu

Mỗi năm, cả nước có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp nhưng không phải ai cũng tìm được việc làm. Thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho thấy, năm 2014 có đến 174.000 sinh viên có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, 60% sinh viên sau tốt nghiệp 3 tháng mới có việc làm, 750.000 lao động có trình độ đại học, cao đẳng có công việc không phù hợp với ngành nghề được đào tạo.

Sinh viên tốt nghiệp

Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ thất nghiệp cao là việc chọn bậc học của học sinh trung học phổ thông đang mất cân bằng. Số liệu từ Trung tâm Dự báo về nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM đã minh chứng điều này. Trong 100 học sinh tốt nghiệp cấp 3 có đến 88 em muốn vào đại học, 8 em muốn vào cao đẳng và chỉ có 4 em muốn học hệ trung cấp.

Các bạn trẻ đều muốn chen chân vào đại học, cao đẳng mà không biết rằng doanh nghiệp (DN) tuyển dụng rất nhiều nhóm chưa qua đào tạo như công nhân, lao động phổ thông.

Đó là chưa kể có đến 27% sinh viên ra trường không xin được việc do ngành học không phù hợp với thị trường hoặc không chấp nhận làm việc trái ngành nghề được đào tạo, số khác lại không tìm được nhà tuyển dụng phù hợp… “Điều này cho thấy sự không khớp nhau giữa nơi tuyển dụngứng viên

Điều đáng buồn là gần như hầu hết số sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp đều phải đào tạo lại. Ông Alex Boome – đại diện Quỹ Hinrich Foundation – đưa ra thực trạng chua chát về những người không thất nghiệp: có đến 94% sinh viên ra trường phải đào tạo lại và 96% nói họ sẵn sàng cho công việc nhưng nhà tuyển dụng nhận thấy chỉ có 11% trong số đó thật sự sẵn sàng.

Hợp tác đào tạo

Chia sẻ tại buổi ăn trưa do Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) tổ chức, GS. Dương Nguyên Vũ – Giám đốc Trung tâm John von Neumann, Đại học Quốc gia TP.HCM, tỏ ra rất bức xúc khi nghe DN nói muốn sử dụng sinh viên thì phải đào tạo lại. Vì chính đại học mới là nơi đào tạo nhân lực cho xã hội chứ không thể phải để xã hội đào tạo lại. Điều khiến ông Vũ bức xúc hơn là hiện nay, DN coi sinh viên như công cụ hơn là đối tác để đào tạo.

“Nên coi đây là trách nhiệm chung của xã hội thì chất lượng nguồn nhân lực mới tốt hơn. Hơn nữa, đây chính là môi trường để DN tiếp cận sinh viên giỏi. Và muốn làm cho Việt Nam khá hơn, các DN phải ngồi lại với nhau, chia sẻ phương thức đào tạo con người như nhiệm vụ của mình đối với xã hội”, GS. Dương Nguyên Vũ nói.
Tìm và bổ sung nguồn nhân lực trẻ cho DN là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay, nhưng làm thế nào để nguồn nhân lực ấy đáp ứng được yêu cầu của DN là câu hỏi khó. Vì trên thực tế, có sự “đứt gãy” giữa DN và trường đại học.

Ông Nguyễn Thế Hà – Giám đốc Công ty Cơ khí Bùi Văn Ngọ cho rằng, DN phải có nhiệm vụ giúp ngành giáo dục – đào tạo. “Phải có một thế hệ thầy chiến lược, trò chiến lược mới có thể có được thế hệ DN mới phục vụ đất nước. Lính mới thì cần phải có lính cũ kèm cặp. Thương trường là trường đại học lớn, làm sao để ươm được mầm mới có thể phát triển”.

Cùng quan điểm này, bà Bùi Trân Phượng – Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen, cho rằng: “Mối quan hệ giữa DN và trường đại học hay doanh nhân với trí thức là mối quan hệ sống còn. Nếu nơi đào tạo con người và nơi sử dụng con người không gắn bó chặt chẽ với nhau thì việc có được nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu sẽ còn khó dài dài”.

Theo bà Trân Phượng, cả DN và trường học đều phải hiểu họ cần nhau, phải hợp tác cùng nhau mới mong đào tạo được nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu thực tế. Nhận thức được điều này nên những năm qua, Trường Đại học Hoa Sen đã hợp tác với Quỹ Hinrich Foundation đào tạo nguồn nhân lực sát với yêu cầu của DN.

Bằng các học bổng do DN cung cấp, sinh viên được thực tập tại DN và sau khi ra trường sẽ về làm cho DN. Việc hợp tác này tạo ra những nguồn lực cho DN Việt Nam khi phát triển ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Myanmar… Mô hình liên kết với các trường đại học – Hinrich Foundation – DN giúp Hinrich Foundation thành công.

Trong khi đó, để tìm nguồn cung đáp ứng tốt yêu cầu của các đối tác, Headhunt Vietnam đã xây dựng quy trình tuyển dụng khá nghiêm ngặt: tuyển dụng, thực tập, đánh giá, phỏng vấn tuyển dụng, thử việc và tuyển dụng chính thức. Với quy trình này, có đến 70% thực tập sinh do Headhunt Vietnam cung ứng đã được DN tuyển dụng.

Công ty Namilux – một trong những DN chuyên sản xuất bếp gas của Việt Nam lại đào tạo theo cách riêng khá thú vị. Ông Nguyễn Mạnh Dũng – Tổng giám đốc Namilux cho biết, tại Công ty luôn có một nhóm khoảng 10 công nhân lành nghề làm nòng cốt để hướng dẫn những người khác. Nhưng điều thú vị là những người hướng dẫn này được chọn lựa không dựa trên trình độ học vấn mà căn cứ vào kinh nghiệm làm việc. Không chỉ vậy, để có người giỏi, Namilux còn liên kết với đối tác Nhật tổ chức các khóa học do chính các kỹ sư Nhật đứng lớp.

Việc làm cho sinh viên mới ra trường phục vụ cho doanh nghiệp