Monthly Archives: November 2015

Bí quyết giúp nhân viên thông minh hơn của CEO Nike

Trong hồ sơ cá nhân của Mark Parker, Fortune cho biết vị CEO này rất nổi tiếng vì thường xuyên đặt những câu hỏi khiến nhân viên của Nike phải vò đầu suy nghĩ.

Fortune đã trích dẫn câu nói của Andy Campion – Giám đốc tài chính của Nike như sau: “Điều thú vị là Parker thường sử dụng những câu hỏi và để các lãnh đạo khác tự đi tìm câu trả lời như một cách trao quyền cho họ”.

Một bài báo trên USA Today vào năm 2009 cũng ghi nhận rằng trong phòng thí nghiệm của Nike “không hề có tiếng nói chuyện khi Parker bước vào và bắt đầu với hàng loạt câu hỏi.”

Parker thừa nhận rằng đặt câu hỏi là một phần quan trọng trong chiến lược lãnh đạo giúp hỗ trợ và phát triển nhân viên của Nike. Năm 2012, ông chia sẻ với Fast Company rằng: “Tôi đặt rất nhiều câu hỏi để mọi người suy nghĩ về nhiều điều. Tôi không nói “Hãy làm thế này, thế kia”. Tôi không phải một nhà quản lý kiểu vi mô. Tôi không tin vào cách đó… Tại Nike, chúng tôi có những người cực kỳ tài năng. Họ biết họ phải làm gì”.

Nghiên cứu chỉ ra rằng cách làm của Parker dựa trên một chiến thuật trong quản lý, theo đó, những nhà lãnh đạo đặt câu hỏi và khuyến khích nhân viên tìm câu trả lời sẽ đạt hiệu quả cao hơn những người cố gắng tự mình làm tất cả.

Viết trên Harvard Business Review, Liz Wiseman và Greg McKeown cho biết có hai kiểu lãnh đạo. Kiểu thứ nhất là những người có xu hướng làm giảm trí thông minh của các thành viên trong đội vì họ cho rằng khả năng của mỗi người là cố định. Kiểu lãnh đạo thứ 2 tin rằng khả năng của nhân viên là có thể cải thiện.

Wiseman và McKeown nhận thấy rằng những nhóm được dẫn dắt bởi kiểu lãnh đạo thứ 2 có năng suất tốt gấp đôi nhóm có lãnh đạo thuộc kiểu thứ nhất.

Một đặc điểm nổi bật của kiểu lãnh đạo thứ 2 là đặt những câu hỏi khó và thúc đẩy nhân viên tự đi tìm câu trả lời. Vì việc tự tìm ra giải pháp sẽ giúp họ tin rằng mình có khả năng giải quyết vấn đề một cách có tổ chức.

“Ngừng lo lắng về tất cả các câu trả lời. Hãy sử dụng kiến thức về kinh doanh để đặt những câu hỏi sâu sắc và nhắc các nhân viên của mình dừng lại, suy nghĩ và tiếp tục suy nghĩ”, Wiseman và McKeown viết.

Đối với Parker, không ngừng đặt câu hỏi cho nhân viên là cách để đảm bảo rằng mọi người không bao giờ cảm thấy thỏa mãn với việc suy nghĩ một chiều. Hơn thế nữa, đó cũng là bí quyết CEO Nike thúc đẩy nhân viên bắt đầu tự đặt câu hỏi về chính công việc và bản thân họ.

“Điều khó nhất với một công ty là thay đổi, khi mà mọi người không nghĩ rằng thay đổi là điều cần thiết”, Parker từng chia sẻ với USA Today.

10 Networking Mistakes Most Job Seekers Are Still Making

I’ve followed thousands of job seekers and one of the biggest sticking points for them tends to be their mistakenetworking strategy. Some people hate the process and find it incredibly daunting; others embrace it but can still get frustrated when things don’t move as quickly as they hoped. Here are the top 10 networking mistakes I see most people make and how to course correct for a smoother search.

  1. Asking if anyone is hiring. Most people you talk to won’t know of a job that is right for you that is available right now. So if you ask them if they know of any open jobs and they don’t, you are unlikely to secure a conversation with them. A better strategy is to tell them you have no reason to believe they know of anyone who is hiring right now, but wanted to talk to them because you are interested in learning more about a particular job role, industry, or company that they have knowledge of. By changing the expectation of the conversation, you increase the likelihood of engaging in a meaningful conversation with the contact, telling them more about yourself and your capabilities, and asking if there is anyone else you should talk to. Successful networkers leverage the relationships they have to gain new introductions to people who can help them in their search. By repeating this conversation with many people in your professional and social circles, you will eventually gain an introduction to someone who is actually hiring for a position that is right for you.
  2. Asking for the name of the HR Manager. Many people think that the HR Manager or internal recruiter is the decision maker for all positions posted within an organization. But in actuality, these people are gate keepers and part of their role is to screen people out of the hiring process. Rather than ask for a contact in HR, ask your network if they can introduce you to someone who works in the department you are interested in, preferably the person who would be your boss or your boss’ boss if you were working there. If that doesn’t work, ask for introductions to others in the company who may be willing to introduce you to someone closer to the department you are interested in. Just because you are a marketing guy doesn’t mean someone in accounting who knows someone in sales can’t introduce you to someone in the marketing group.
  3. Assuming you can only get hired when there is an open job. Smart managers are always on the lookout for talent. If you can build and nurture relationships with the people who will value your talent before there is an open job, you are much more likely to remain top-of-mind with them when an opportunity becomes available. Additionally, many hiring managers who spot talent are willing to create a position for the right person to secure their placement on the team.
  4. Reaching out to people on LinkedIn you don’t know. While it’s true that LinkedIn is a fantastic tool for networking, it generally doesn’t work well unless you’ve warmed up the leads you have there. Reaching out to someone you don’t know and expecting a response is almost as effective as opening up the phone book, picking someone at random, calling them, and asking them to meet with you. A better strategy is to find the person you want to meet and view the “get introduced” feature on LinkedIn to see who is one or two degrees away from you and that connection and ask for an introduction that way.
  5. Expecting too much too soon. If you are in the process of building a relationship with someone, you will need to build it authentically first before expecting that person to help you. Think of ways to give to your network first; engage on LinkedIn by following their feeds, liking, commenting, or sharing their status or agreeing to introduce them to people they would like to meet. Just because you met someone at a recent event or connected to them on LinkedIn doesn’t mean they are ready to share their contact list with you.
  6. Assuming if someone doesn’t respond right away they never will. During a job search, waiting for someone to respond to an email or a phone call can feel like an eternity. When a response does not come right away many job seekers become anxious or even depressed and take the lack of a response personally. Get used to the fact that you may not be the first thing on your contact’s “to-do” list. Let the initial request to speak sit for a few days before sending a follow up. And in the meantime, try to source others who may be able to help you with your search. Often those initial contacts circle back a week or two later and profusely apologize for not responding to you more promptly.
  7. Assuming the people who know you best will be the most likely to help you. This is rarely the case. It’s unlikely that you will find your next job through your old boss, sibling, or spouse. And you might find that the expectations you have for these people helping you hardly resemble what they are able to do. You are more likely to find your next job through your sister’s friend’s boss’ neighbor than you are from your direct contact. It’s just the nature of networking and the web of contacts. You have to talk to a lot of people to find the one who can ultimately help you.
  8. Thinking LinkedIn job postings are more effective than job boards. While it’s true that LinkedIn shows users who they know at a company where a job is posted, it’s still challenging to land a job this way. Like job boards, positions posted on LinkedIn are part of the open market; the listings that everyone gets to see. When you network you are sourcing leads through what’s called the hidden job market; the positions that are filled word-of-mouth and possibly never listed. Your odds of landing a position are much greater when you are one of a few candidates being considered than when you are one of hundreds being considered.
  9. Assuming only people in your professional network can help you land a job. Many people think that if a person is not in their field they have limited value helping them find a job. Most people use LinkedIn as their primary method for staying in touch with connections. Few explore their Facebook contacts but in fact the people you know on Facebook may be stronger affinities than those you know on LinkedIn. You can search Facebook for people who work at certain companies or hold certain roles much the same way you can on LinkedIn. You may find out that you have friends who have other friends or friends of friends who are connected to the very decision makers you are trying to meet.
  10. Giving up. Networking is a lot of work. There are a lot of dead ends; people who will never return your calls, won’t share contacts, will tell you they will help you but don’t…Job search includes a lot of rejection and requires a thick skin. You will learn a lot about people during a search. You have to kiss a lot of frogs to find the prince. But you will also meet a lot of amazing people, build new friendships, and receive help from people you never expected to be able or willing to help you at all. Keep at it. Job search is a temporary situation. When the process is completed, you will emerge as a stronger, more self-aware, and more empathic person. And hopefully you will be able to “pay it forward” to others who find themselves in a job search down the line.

Kinh tế Nhật Bản chính thức suy thoái

Chính phủ Nhật Bản ngày 16-11 công bố số liệu cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quí 3-2015 của nước này giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái – theo báo Wall Street Journal. Đây là quí giảm thứ hai liên tiếp, nghĩa là kinh tế Nhật đã rơi vào suy thoái.

Đây là quí thứ 2 liên tiếp tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản sụt giảm do chi tiêu tiêu dùng phục hồi yếu và chi phí đầu tư của các công ty ảm đạm, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với sự không chắc chắn với các cảnh báo về sự tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Trung Quốc.

Trong quí 3-2015, chi tiêu tiêu dùng – chiếm khoảng 60% GDP của Nhật Bản – chỉ tăng 0,5% so với quí trước đó.

Cùng kỳ, chi phí đầu tư của các công ty giảm 1,3% so với quí trước đó.

Trước đó trong quí 2-2015, GDP của Nhật Bản sau khi điều chỉnh giảm 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ góc độ kỹ thuật, suy giảm hai quí liên tiếp đồng nghĩa nền kinh tế Nhật Bản đã rơi vào suy thoái, cho dù một số dữ liệu gần đây cho thấy nền kinh tế Nhật Bản đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất.

Đây là thất bại nữa của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao hơn.

Kể từ khi Thủ tướng Abe lên nắm quyền, nền kinh tế Nhật Bản suy giảm 5 quí trong tổng cộng 11 quí, cho thấy dù Thủ tướng Abe đã thực hiện các biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản vẫn còn yếu.

 

Nước mắm, mì ăn liền góp gần nửa doanh thu cho Masan

Tập đoàn Masan đạt doanh thu trên 19.000 tỷ đồng sau 9 tháng, trong đó thực phẩm và đồ uống đem về gần 9.000 tỷ.

Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2015, với doanh thu đạt 19.129 tỷ đồng, tăng 76,2% so với cùng kỳ. Lợi nhuận thuần (tính theo phương pháp proforma) đạt 1.597 tỷ, tăng 57,4%.

>> Xem các vị trí đang open ngành tiêu dùng nhanh

>> View FMCG jobs

Mảng kinh doanh thực phẩm và đồ uống đạt doanh thu gần 9.000 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,1% so với cùng kỳ. Tập đoàn Masan đang sở hữu nhiều thương hiệu nước chấm, mì ăn liền và đồ uống phổ biến như: Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử,các loại mì gói Omachi, Kokomi, các loại cà phê như Vinacafe, Wake-Up và Phinn, ước khoáng Vĩnh Hảo và khoáng chanh Lemona…

Masan cho biết đang tiếp tục mở rộng đầu tư nhà máy sản xuất thực phẩm và đồ uống. Tại Nghệ An, công ty vừa khánh thành nhà máy nước mắm và mì gói với công suất 120 triệu lít nước mắm và 600 triệu gói mì ăn liền mỗi năm.

Ngoài ra, công ty cũng đang đầu tư sản xuất bia tại Hậu Giang và gần đây Masan vừa công bố việc ký hợp đồng hợp tác với công ty nước khoáng Quảng Ninh (Quang Hanh). Việc này giúp Masan trở thành công ty Việt Nam lớn nhất trong ngành hàng nước khoáng.

Masan đánh giá ngành bia, chế biến gia vị, thịt chế biến, đồ uống không cồn là những ngành có cơ hội tiến xa và đem lại lợi nhuận lớn cho công ty những năm tới.

Mảng kinh doanh đạm động vật cũng thu về 8.557 tỷ đồng. Masan Nutri-Science có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ dự kiến cho doanh thu một tỷ USD trong năm 2015. Với thương hiệu này Masan đã nhanh chóng trở thành một doanh nghiệp lớn phục vụ thị trường thức ăn chăn nuôi trị giá 6 tỷ USD.

Trước đó, vào tháng 4, Masan Group đã mua lại Công ty Sam Kim (Masan Nutri-Science). Theo đó, công ty nắm 70% cổ phần của Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (Anco) và 52% cổ phần Công ty Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc, và hiện nay đã tăng sở hữu cổ phần tại Proconco lên 65,8%.

Mảng tài nguyên khoáng sản và chế biến ghi nhận doanh thu đạt 1.573 tỷ, tăng 13,9% so với cùng kỳ.

Ở mảng ngân hàng, đơn vị liên kết là Techcombank đạt lợi nhuân trước thuế 1.552 tỷ đồng, tăng 33,4% so với cùng kỳ 2014. Tỷ lệ nợ xấu là 2,27%.

Tính đến 30/9, tổng tài sản của Tập đoàn Masan đạt 69.090 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với đầu năm 2015. Nợ phải trả của tập đoàn tăng 40,7%, đạt 43.679 tỷ, trong đó chủ yếu là do tăng nợ dài hạn. Vốn chủ sở hữu là 25.411 tỷ đồng, tăng gần 16% so với đầu năm 2015.

“Con cháu nhà ai?”

(TBKTSG) – Một người bạn của tôi, trong cuộc phỏng vấn để vào làm việc tại tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), đã được người tuyển dụng hỏi câu đầu tiên: “Con cháu nhà ai?”. Sau giây phút ngỡ ngàng, bạn tôi trả lời không là con cháu nhà ai cả. Người phỏng vấn lật lại hồ sơ, xem rất kỹ rồi mới phỏng vấn tiếp.

Bạn tôi được nhận vào làm vì hồ sơ rất xuất sắc, và bạn phải làm việc cùng với rất nhiều “con cháu nhà ai”. Vì thế, tuy cùng một mức lương nhưng công việc bạn làm có mức độ khó hơn và nhiều hơn so với họ.

Những ai làm việc trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì chẳng lạ gì với “văn hóa con cháu” này. Khó mà kiếm ra một phòng ban nào trong các công ty nhà nước mà không có người là con cháu của ai đó. Và mỗi khi xảy ra chuyện không công bằng trong công việc, nhân viên lại xì xào với nhau rằng người đó là con ông T., cháu bà H. ở trên bộ, trên tập đoàn…, và rồi họ “biết thân”, im lặng tiếp tục làm công việc mà họ đang cho là bất công đối với mình.

Lợi một, hại mười

Ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng không ngoại lệ, nếu không muốn nói “xưa nay như vậy”. Một người nghỉ hưu thì được đưa một người vào. Có những gia đình hai, ba thế hệ làm việc tại đây. Ông/bà rồi đến bố/mẹ cứ đến tuổi nghỉ hưu hay xin hưu non thì trong đơn đều có ghi rõ xin cho ai (con/cháu) vào làm. Đây là chuyện bình thường ở ngân hàng quốc doanh lớn nhất này.

Bên cạnh các “con cháu nhà ai”, nếu ứng viên có giọng hát hay, biết chơi thể thao, hay có năng khiếu gì đó đặc biệt thì sẽ được ưu tiên tuyển dụng. Một người quen của tôi từng mách với các bạn trẻ khi điền hồ sơ xin việc ở Agribank cần ghi rất rõ có năng khiếu gì. Bởi hàng năm, ngân hàng đều phải cử người tham gia các cuộc thi văn nghệ, thể thao, có giải đem về là vinh dự. Thế mới có chuyện chủ tịch một ngân hàng gốc quốc doanh khác từng tuyển cựu vận động viên đội tuyển quốc gia hay sinh viên trường múa vào ngân hàng làm việc.

Khó mà kiếm ra một phòng ban nào trong các công ty nhà nước mà không có người là con cháu của ai đó. “Tư duy ưu tiên tuyển dụng con cháu cán bộ, nhân viên thể hiện cách nhìn vấn đề hạn hẹp và ích kỷ”.

Nói về “văn hóa con cháu” ở Agribank, tổng giám đốc một ngân hàng khác cho rằng việc ưu tiên tuyển dụng con cháu cán bộ thoạt nghe thì thấy mang tính nhân văn nhưng thật ra lợi bất cập hại. Thứ nhất, nó mang màu sắc gia đình, tạo ra quá nhiều bên có liên quan (related parties) trong ngân hàng, phá vỡ hệ thống và các nguyên tắc quản trị, gây tác hại lâu dài cho ngân hàng. Sẽ chẳng ai dám thẳng tay kỷ luật ai, cũng chẳng ai điều hành tốt, thậm chí là có những hợp đồng tín dụng được “nới tay” vì các thành viên gia đình phê duyệt cho nhau. Nhân tài thì sẽ chẳng dại gì vào làm việc tại đây. Chính sách như vậy, lợi chắc chỉ có một mà hại thì gấp trăm lần.

Ông Tiết Văn Thành, Tổng giám đốc Agribank, đã trả lời báo điện tử Zing rằng 40.000 con em của cán bộ, nhân viên Agribank được ưu tiên tuyển dụng vào ngân hàng là giúp “thay đổi chất lượng nguồn nhân lực…”. “Những người này sẽ tận dụng được các mối quan hệ của bố mẹ, đồng thời dựa vào kinh nghiệm của bố mẹ mà bắt tay vào công việc nhanh hơn. Với ngân hàng, khách hàng vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu”. Có ý kiến cho rằng chưa ai chứng minh được đưa con cái vào làm thay cha mẹ thì sẽ tốt hơn là tuyển người khác.

Đây là sự lẫn lộn tai hại giữa quản trị công việc với chính sách cho người có công, chế độ phúc lợi cho người lao động. Nếu ngân hàng muốn thể hiện tính nhân văn thì có rất nhiều cách làm, ví dụ tăng phúc lợi cho nhân viên, tặng học bổng cho con em họ…

Chia sẻ góc nhìn về vấn đề này, một chuyên gia cho rằng: “Tư duy ưu tiên tuyển dụng con cháu cán bộ, nhân viên thể hiện cách nhìn vấn đề hạn hẹp và ích kỷ”.

Vẫn là cái tâm

Lãnh đạo một ngân hàng thương mại chia sẻ rằng các quy định tuyển dụng cần hướng tới công bằng. Nhưng trong thực tế làm công việc tuyển dụng nhân viên ngân hàng trong nhiều năm, ông thừa nhận vẫn có sự phân biệt, dưới những hình thức kín đáo. Ông nói: “Ngân hàng có mục đích kinh doanh rõ ràng nên nếu giữa hai cô ứng viên cùng trình độ, tôi sẽ tuyển cô gái đẹp hơn vì tôi cho rằng cô ấy sẽ thu hút khách hàng tốt hơn. Điều đó không phải là vô đạo đức. Sự thật là một doanh nghiệp có thể bỏ ra cả trăm tỉ đồng làm công tác xã hội nhưng họ lại không nhận một người khuyết tật vào làm việc”.

Vị này cũng cho rằng các quy định của luật pháp về khía cạnh nội dung bao giờ cũng khó kiểm soát hơn những quy định về hình thức, hành vi. Ví dụ khi ý chí của doanh nghiệp là muốn tuyển thanh niên cao trên 1,6 mét vào một công việc nào đó thì đối với các ứng viên cao dưới 1,6 mét, họ có rất nhiều lý do để từ chối mà không phải là lý do về chiều cao. Chẳng hạn, “tiếng Anh của bạn chưa đạt”, hay “bạn không trả lời được câu trả lời phỏng vấn thứ bảy của tôi”… Đó là sự thật trong tuyển dụng.

Luật không thể nào đi sâu vào từng góc khuất của doanh nghiệp để can thiệp. Trên thế giới có rất nhiều quy định về tuyển dụng lao động, như không được tuyển trẻ em; cấm kỳ thị người da màu, người nhập cư; cấm ưu tiên ngoại hình hay ưu tiên độ tuổi; cấm phân biệt giới tính, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, kỳ thị người khiếm khuyết hay phụ nữ mang thai… Thế nhưng bất công vẫn xảy ra, và bản chất của sự phân biệt trong tuyển dụng là không khác nhau về nguồn gốc sâu xa, đều từ lợi ích của một nhóm người nhằm tối đa hóa lợi nhuận, lợi ích.

Vì thế, vị này cho rằng người lao động cần có ý thức bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu nhận thấy nhà tuyển dụng có hành vi phân biệt thì hãy can đảm lên tiếng ngay. Làm như vậy, sẽ có những nhà tuyển dụng phải dừng thái độ thiếu công bằng.

Các ngân hàng quốc tế có những quy định chặt chẽ và chi tiết về việc các thành viên trong gia đình/dòng họ làm việc chung trong một ngân hàng. Ví dụ, cấm những người này làm chung một chi nhánh hay một bộ phận, hay trong các bộ phận có liên quan có thể dẫn tới rủi ro (như nhân viên phê duyệt tín dụng và nhân viên quản lý khách hàng vay). Nếu khi xin việc, ứng viên không khai báo rõ có người nhà làm việc trong ngân hàng thì khi bị phát hiện, họ sẽ bị đuổi việc.

Chẳng cần liệt kê các quy định nêu rõ việc phân biệt trong tuyển dụng là sai, chỉ cần nghĩ theo logic cơ bản nhất, rằng doanh nghiệp được lập ra với mục tiêu kinh doanh tốt, hiệu quả nên cần những con người tốt, làm việc hiệu quả, tức những con người có kỹ năng, có năng lực, chứ không phải là con ông nọ, cháu bà kia, hay phải cao 1,6 mét, hoặc có giọng hát hay… Sự thay đổi, quan trọng nhất vẫn từ cái tâm của người lãnh đạo.