Monthly Archives: August 2018

42 năm hoạt động, Vinamilk chiếm 50% thị phần sữa Việt

Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên sản xuất sữa từ nguồn nguyên liệu trong nước, sau 42 hoạt động, Vinamilk chiếm hơn 1/2 thị phần sữa Việt Nam.

Cụ thể, Vinamilk chiếm 50% thị phần sữa, trong đó sữa đặc chiếm 80%, sữa tươi 53%, sữa chua các loại 80%, sữa bột 40%. Riêng sản phẩm sữa tươi Vinamilk 100% đứng đầu về cả sản lượng và doanh số bán ra trong phân khúc nhóm nhãn hiệu sữa tươi từ năm 2015 đến nay (số liệu từ Nielsen 8/2017).

Nhờ lợi thế về chất lượng sản phẩm, giá cả và uy tín thương hiệu, doanh nghiệp còn thắng thầu nhiều hợp đồng cung cấp sữa ở nước ngoài. Sản phẩm của Vinamilk đã có mặt tại 31 quốc gia trên thế giới, kể cả các thị trường khó tính như Mỹ, Anh, Đức, Canada…

Đại diện Vinamilk chia sẻ: “Mọi nỗ lực của chúng tôi đều xuất phát từ ý chí và quyết tâm đem đến những sản phẩm dinh dưỡng tối ưu, phù hợp với người tiêu dùng”.

Trụ sở Vinamilk hiện tại.

Cũng theo đại diện hãng sữa này, vào những năm đầu thập niên 1970, ngành công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập.

Nông trường Mộc Châu là nơi đầu tiên độc quyền sở hữu đàn bò quy mô lớn do Cuba viện trợ, với sản phẩm chủ yếu là bánh sữa. Thời điểm ấy, Sài Gòn có 2 nhà máy sữa là Trường Thọ do tư nhân người Hoa thành lập năm 1972 và Foremost hoạt động đầu những năm 1960 chủ yếu phục vụ quân đội Mỹ.

Ngày 20/8/1976, Vinamilk thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là Foremost), Trường Thọ và nhà máy sữa bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestlé).

Những ngày đầu thành lập khi chưa thể chủ động 100% nguyên liệu sản xuất, lãnh đạo Vinamilk nhìn nhận doanh nghiệp khó phát triển. Để giải quyết bài toán này, năm 1991 đơn vị phát động cuộc “cách mạng trắng”, hướng đến chủ động nguồn cung cấp sữa đầu vào trong nước bằng giải pháp xây dựng vùng nguyên liệu nội địa.

Vinamilk chủ trương xây dựng vùng nguyên liệu nội địa từ sớm.

Với mong muốn phát triển đàn bò thông qua hỗ trợ nông dân về con giống, kỹ thuật chăn nuôi, thú y cũng như thu mua sữa với giá cao, công ty mạnh dạn giảm lãi. Khi tiến hành cổ phần hóa, Vinamilk bán cổ phần cho nông dân với giá chỉ bằng 70% mệnh giá đương thời, đồng thời đứng ra bảo lãnh cho các hộ vay vốn mua cổ phần.

Sau khoảng thời gian phát triển hệ thống trang trại trải dọc đất nước, liên kết với người dân mở rộng vùng chăn nuôi, Vinamilk đã giúp cho tổng lượng đàn bò năm 2005 tăng gấp 38 lần so với năm 1991, chủ động cung cấp nguồn nguyên liệu sữa cho sản xuất lên đến 50%. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn tiên phong trang bị máy móc hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế cho các nhà máy, cho ra đời những sản phẩm dinh dưỡng chất lượng hàng đầu.

60 phút, 3 thói quen và một đời sống thông minh hơn

Không phải ai sinh ra cũng “thông minh vốn sẵn tính trời”. Tuy nhiên, thật may mắn vì bạn có thể luyện tập để cải thiện trí thông minh của mình. Và đây là “bài thuốc” dành cho bạn.

60 phút, 3 thói quen và một đời sống thông minh hơn

Hầu hết những người mà chúng ta thấy thông minh đều không đạt được mọi thứ một cách đột ngột hay thông qua ma thuật. Họ chỉ làm những việc nhỏ mà hầu hết mọi người đều bị bỏ quên. Và theo thời gian, những điều nhỏ nhặt này tích tụ lại, biến thành thành quả mà những người xung quanh luôn ngưỡng mộ và khao khát.

Van Gogh là một thiên tài. Mozart là một thiên tài. Marie Curie là một thiên tài.

Mặc dù tài năng bẩm sinh ảnh hưởng một phần rất lớn tới những kết quả phi thường, nhưng trên thực tế, càng ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả thành công có được đều là sự kết hợp giữa thực hành, thói quen và tư duy.

Điều đó có nghĩa là, nếu bạn nghĩ những thiên tài chỉ dựa vào những tài năng mà họ có sẵn để đạt được những thành công thì thật sai lầm.

Bất cứ những gì họ có được đều phụ thuộc vào sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Và nếu bạn cũng muốn có được những thành công như họ thì hãy dành cho mình một giờ mỗi ngày để tạo cho mình một thói quen với những hoạt động sau – Đó chắc chắn là những điều bạn cần.

Dành 10 phút mỗi ngày để suy ngẫm

Bạn có thường tự hỏi bản thân mình rằng tại sao bạn lại làm những công việc đó không?

Câu trả lời không đơn thuần chỉ là danh sách nhiệm vụ mà bạn thực hiện hàng ngày, và cũng không phải là câu trả lời đơn giản như “bởi vì tôi đi làm để trang trải cuộc sống” hay là “đó là sở thích của tôi.” Nếu bạn cho rằng đó là một nơi lý tưởng để bắt đầu sự nghiệp, thì quan trọng bạn phải chỉ ra đó là những điểm gì?

Thế còn thế giới xung quanh liệu có khiến bạn cảm thấy hứng thú hay không? Có điều gì bạn còn chưa hài lòng về nó?

Trong cuộc sống của mình, có bao nhiêu lý tưởng mà bạn đang ấp ủ và đang cố gắng để đạt được? Liệu trong số đó, có mục đích nào là sai không?

Những điều này mới chỉ là bề nổi của vấn đề, việc lý giải những câu hỏi sâu sắc, mang tính chiêm nghiệm sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp và giúp bạn có những suy nghĩ một cách rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, những điều có ích cho bạn sẽ giúp bạn có nhiều niềm vui, và đó cũng là cơ sở để cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Bằng cách dành vài phút để suy nghĩ một cách cẩn thận và sâu sắc, những ý tưởng tuyệt vời sẽ xuất hiện trong tâm trí, đó là kết quả có được trên cơ sở những kinh nghiệm có được trong cuộc sống, và điều qua trọng hơn là bạn phải hiểu rõ và phá vỡ giới hạn của bản thân để tiến tới những mục đích cao cả.

Ngay từ bây giờ, hãy bắt đầu mỗi ngày bằng một câu hỏi hóc búa và dành thời gian để suy ngẫm và lý giải nó.

Dành 20 phút mỗi ngày để đọc sách

Dành thời gian để đọc sách là một cách tuyệt vời để theo kịp, thậm chí là đi trước thời đại.

Những cuốn sách của những trí tuệ tuyệt vời sẽ chia sẻ cho bạn những nội dung vô cùng quý giá, nó chứa đựng chiều sâu của tất cả các khía cạnh trong cuộc sống. Nó được coi là sự kết tinh từ những cái họ quan sát, nghiên cứu hay thậm chí là những kinh nghiệm mà họ có được trong cuộc đời.

thói quen để thoog minh hơn doanhnhansaigon

Một cuốn sách kì diệu sẽ giúp bạn học được những điều mới mẻ và có giá trị, và thậm chí nếu cuốn sách xuất hiện đúng thời điểm có thể hoàn toàn thay đổi cuộc sống của bạn. Chỉ với cam kết 20 phút/ngày, bạn đang tự tạo cho mình những cơ hội chứ không phải bất kì ai khác.

Nếu bạn đọc trong 20 phút, hoặc khoảng 15 trang của một cuốn sách mỗi ngày, thì vào cuối năm, bạn đã hoàn thành từ 15 đến 20 cuốn sách. Đó thực sự là một sự đầu tư mang lại lợi nhuận về thời gian và tiền bạc có ý nghĩa hơn bất kỳ hoạt động nào khác.

Dành 30 phút để tập trung mỗi ngày

Có thể cho rằng vị thầy vĩ đại nhất trên thế giới là quá trình làm chủ bản thân và phát triển năng lực cá nhân.

Khi bạn kết hợp cả cơ thể và bộ não lại với nhau để chuyên tâm thực hiện một điều gì đó thì bạn đang tạo cho mình một cơ hội để tâm trí không bị xáo trộn, và kết quả nhận được sẽ tốt hơn rất nhiều khi bạn bị tác động bởi những bởi những yếu tố xung quanh.

Không có gì lấy làm ngạc nhiên khi một nhạc công tập trung vào việc thực hiện một giai điệu đến mức quên giờ giấc hoặc khi một họa sĩ chuyên tâm vào tác phẩm của mình đến nỗi người bên cạnh gọi không nghe thì sẽ cho ra những kiệt tác để đời.

Trong trạng thái tập trung cao độ, trí tuệ của bạn sẽ được phát huy một cách cao nhất, từ đó khả năng thể hiện của bạn cũng được bộc lộ một cách tối đa. Trong 30 phút hoạt động với tinh thần như một cỗ máy thì kết quả đem lại cho bạn thậm chí còn lớn hơn cả một ngày bạn bị chi phối bởi quá nhiều thứ.

Để có được những cách học tối ưu là một trong những bài học quan trọng nhất, đặc biệt là trong một thế giới đang thay đổi từng giấy từng phút này. Và điều đầu tiên đó là bài học về khả năng tập trung cao độ vào cái mà bạn đang quan tâm hay điều mà bạn đang muốn hướng tới.

Cho dù đó là một sở thích hay một dự án cá nhân, thì nó chỉ có giá trị khi bạn tận tâm với nó, thậm chí chỉ cần dành nửa giờ mỗi ngày để hoàn thiện từng chút một.

Thoạt nhìn, có vẻ như hầu hết mọi người đã làm những điều này nhưng lại cảm thấy sự thay đổi tích cực không đáng kể.

Nhưng trên thực tế, trong khi tất cả mọi người dành 10 phút để suy nghĩ thì điều mà họ nghĩ tới chưa thực sự sâu sắc; trong khi mọi người đọc trong 20 phút, thì những cái họ đọc lại không có giá trị; và trong khi tất cả mọi người đồng ý rằng họ cũng đã thực hiện một cái gì đó trong 30 phút nhưng đó lại không nằm trong quá trình để hoàn thiện mục tiêu của họ đề ra và luôn bị phân tâm dù ít hay nhiều.

Hầu hết những người mà chúng ta thấy thông minh đều không đạt được mọi thứ một cách đột ngột hay thông qua ma thuật. Họ chỉ làm những việc nhỏ mà hầu hết mọi người đều bị bỏ quên. Và theo thời gian, những điều nhỏ nhặt này tích tụ lại, biến thành thành quả mà những người xung quanh luôn ngưỡng mộ và khao khát.

Không phải mọi người sinh ra đều là thiên tài, nhưng bất cứ ai cũng có thể thông minh hơn nếu bạn biết cách học hỏi và không ngừng rèn luyện.

Người thông minh không bao giờ làm 7 điều này

Những người thông minh tuyệt đối sẽ không bao giờ làm những điều này.

Người thông minh không bao giờ làm 7 điều này

Những người thông minh sẽ không bao giờ làm 7 điều này vì nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến tư duy, khiến họ khó mãn nguyện trong đời sống và khó thành công trong sự nghiệp. Vì thế, bạn cũng nên tránh làm những điều dưới đây. 

Giới siêu giàu dạy con những gì để giàu đến ba đời?

Giới siêu giàu được định nghĩa là những gia đình sở hữu ít nhất 5 triệu USD tài sản ròng, không kể giá trị nơi ở chính của họ, theo tổ chức nghiên cứu quản lý tài sản Spectrem Group.

Giới siêu giàu dạy con những gì để giàu đến ba đời?

Người giàu rất quan tâm đến việc làm thế nào để tài sản gia tộc được mãi mãi trường tồn. Ảnh:Big Think

Bà Carol M. Schleif – Phó tổng giám đốc đầu tư tại Abbot Downing, đơn vị trực thuộc công ty tài chính Wells Fargo, nơi chuyên tập trung vào những gia đình sở hữu tài sản ròng từ 100 triệu USD trở lên – cho biết: Câu thành ngữ “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” hay khái niệm tài sản của một gia tộc cuối cùng cũng sẽ biến mất, thường xuyên xuất hiện trong các cuộc đối thoại giữa những gia đình siêu giàu.

Đương đầu với nỗi sợ đó, rất nhiều gia đình thuộc giới siêu giàu đã và đang dạy cho con cái họ cách sử dụng tiền bạc từ rất sớm để khối tài sản của gia tộc mãi mãi trường tồn. Và, những bài học này hoàn toàn thích hợp để áp dụng tất cả các gia đình chưa gia nhập giới siêu giàu.

Schleif nói: “Việc bạn có bao nhiêu số 0 trong tài khoản ngân hàng hiện tại không quan trọng. Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ, kết quả sau cùng mà bạn muốn con mình đạt được là gì và bạn có thể làm được gì để dạy cho chúng biết về điều đó”. Và, dưới đây là 4 điều mà giới siêu giàu thường xuyên dạy con cái họ.

Dạy con biết tiền không phải là tất cả

Trái với phần đông suy nghĩ của nhiều người, những gia đình siêu giàu thường dạy con cái họ làm giàu bằng cách gửi đi thông điệp: Tiền không phải là tất cả. Bà Judy Spalthoff – Giám đốc điều hành chi nhánh New York của ngân hàng đầu tư UBS – nói: “Số dư trong tài khoản ngân hàng không phải là tất cả khi nói về chúng tôi. Nếu mọi thứ người khác biết về gia đình chúng tôi chỉ gói gọn trong số tiền mà chúng tôi có, thì điều ấy không thực sự tốt cho lắm. Nếu người khác nghĩ chúng tôi chỉ có thế, tức là chúng tôi đang phát đi một thông điệp sai lầm”.

Để con cái của họ thực sự nhận thức được điều này, các bậc cha mẹ của những gia đình siêu giàu thường giữ kín việc họ có nhiều tiền với con cái và chờ cho đến khi mọi thứ chín muồi. Bà Schleif chia sẻ: “Các bậc cha mẹ siêu giàu không muốn những đứa trẻ đánh mất đi mục đích sống cũng như động lực làm việc. Họ muốn con mình tự định hình lối sống của riêng bản thân chúng. Họ biết để cho con tự nỗ lực và tự trải nghiệm thất bại”.

Yêu cầu con đi làm và để con thất bại

Con cái của các gia đình thành công rất cần cơ hội để được làm việc và được thất bại. Theo bà Spalthoff, thất bại đối với trẻ con không cần thiết phải là những điều gì đó quá to tát, mà hoàn toàn có thể là những việc vô cùng đơn giản. Ví dụ, nếu con quên đem theo bài tập về nhà, cha mẹ sẽ không mang nó đến trường cho chúng. Nếu đứa trẻ quên đôi giày thể thao, cha mẹ cũng sẽ không mang nó đến sân bóng giúp, dù rằng đội bóng của con có thể phải bị xử thua vì chuyện này.

Ngoài ra, thông qua quá trình làm việc, những đứa trẻ sẽ hiểu được việc kiếm tiền khó như thế nào, mặc dù gia đình giàu có của chúng không thực sự bận tâm đến số tiền đó. Và, bằng cách cho con cơ hội được làm việc, chúng sẽ hiểu được giá trị của sức lao động là như thế nào. Bà Spalthoff nói: “Nếu chúng ta không cho con cơ hội được làm việc từ lúc bé, thì đến khi chúng tốt nghiệp đại học và bắt đầu đi làm thực sự, chúng sẽ chẳng có bất kỳ hành trang hay một sự chuẩn bị nào cho thời điểm đó cả”.

Những công việc đầu tiên lúc bé có thể mang đến rất nhiều bài học ý nghĩa cho con, bà Schleif chia sẻ. Ví dụ, con cái sẽ biết số tiền mà cha mẹ chúng sử dụng để trả tiền sinh hoạt cho gia đình thực sự đến từ đâu và đến như thế nào. Thế nên, đó là lý do tại sao rất nhiều gia đình giàu có yêu cầu con cái họ đi làm từ thời thiếu niên.

Dạy con hiểu chiến lược kinh doanh của gia đình

Để các thế hệ tiếp theo có thể duy trì khối tài sản của gia đình từ đời này sang đời khác thì việc hiểu rõ tại sao và làm cách nào khối tài sản ấy được tạo ra là hết sức quan trọng. Bằng cách ôn lại truyền thống của gia đình thông qua những câu chuyện, bạn có thể tìm ra một giá trị chung hoặc một chiến lược kinh doanh xuyên suốt được truyền lại qua nhiều thế hệ, bà Schleif cho biết.

Nữ doanh nhân tiếp lời: “Việc ôn lại truyền thống sẽ giúp bọn trẻ nhận ra rằng bố mẹ và bản thân chúng đều có xuất phát điểm giống nhau. Đồng thời, những câu chuyện cũng mang đến cho bọn trẻ một ví dụ thực tế về việc làm thế nào mà bố mẹ chúng đã có thể sống và xoay xở được trong hoàn cảnh như vậy. Việc dạy cho con hiểu được chiến lược kinh doanh của gia đình sẽ giúp chúng biết suy nghĩ và cẩn thận hơn với những gì mà chúng sẽ tiếp nhận và phát huy”.

Những buổi gặp gỡ và kể chuyện như thế có thể giúp mọi gia đình xác định mục tiêu của mình, dù cho họ có thuộc giới siêu giàu hay không.

Dạy con biết chia sẻ với cộng đồng

Dù nhiều người thuộc giới siêu giàu sở hữu lối sống vô cùng tằn tiện, song họ lại khá thoải mái trong việc chia sẻ tài sản của mình với cộng đồng. Các gia đình siêu giàu thường dạy cho con cái họ thói quen chia sẻ với cộng đồng bằng cách biến những công việc từ thiện trở thành một hoạt động trong gia đình, bà Schleif nói.

Ví dụ, vào các dịp lễ, họ sẽ cho phép con lựa chọn giữa việc để bố mẹ tặng quà hay sử dụng món quà đó để quyên góp từ thiện. Ngoài ra, các bậc cha mẹ giàu có còn có thể thành lập các tổ chức từ thiện hoặc các quỹ đóng góp từ những mạnh thường quân để giúp con mình thực hiện mong muốn đóng góp cho cộng đồng. Nỗ lực đóng góp, chia sẻ những gì mình sở hữu đến với cộng đồng có thể giúp xây dựng nhân sinh quan của mỗi người một cách phong phú và điều này hoàn toàn có thể áp dụng cho tất cả các gia đình, bất kể giàu nghèo, bà nói thêm.

Nữ Phó tổng giám đốc đầu tư tại Abbot Downing còn nói thêm: “Nếu chỉ duy nhất một mình bạn giỏi, thì bạn đã chẳng thể nào đạt đến vị trí như ngày hôm nay. Những gì mà bạn đóng góp cho xã hội rồi cũng sẽ quay trở lại với bạn, có khác chăng là chúng sẽ trở nên to lớn và lan tỏa hơn mà thôi”.

7 điều để nâng cao giá trị bản thân thông qua những lần nhảy việc

Sau 10 năm đi làm, tôi khuyên bạn phải ‘khắc cốt’ 7 tuyệt chiêu để nâng cao giá trị bản thân thông qua những lần nhảy việc

7 điều để nâng cao giá trị bản thân thông qua những lần nhảy việc

Những người dự định thay đổi công việc như đang phải tham gia vào một cuộc đua mạo hiểm, họ ít nhiều đều tích trong lòng đủ loại xúc cảm nên dễ dẫn đến lựa chọn sai lầm.

Vì sao hầu hết những người có khởi đầu như nhau, qua nhiều lần nhảy việc, bất giác đã nới rộng khoảng cách giữa bản thân và người khác? Đa số chúng ta đều sẽ phải đối mặt với vấn đề nhảy việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đưa ra lựa chọn lí trí nhất. Tại sao lại là lựa chọn lí trí mà không phải lựa chọn đúng đắn? Những người dự định nhảy việc ít nhiều đều tích trong lòng đủ loại xúc cảm. Những cảm xúc này có thể là không hài lòng với công ty, cũng có thể là cảm giác bất lực khi không thể vượt qua khó khăn, cũng có thể là không hiểu rõ bản thân, hoặc là nhiều yếu tố kết hợp lại với nhau.

Mà mang trong mình nhiều cảm xúc như vậy, thường dễ dẫn đến việc lựa chọn sai lầm nhất. Trong trường hợp này, rất khó để có được một sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn, và “lựa chọn một cách lí trí”, đã trở thành trách nhiệm lớn nhất cho chính sự lựa chọn đó.

Anh S. bất đồng ý kiến về một dự án với cấp trên, sau khi công khai tranh cãi một trận, bắt đầu nảy sinh ý nghĩ muốn đổi việc.

S đã làm việc trong công ty gần 3 năm, khoảng thời gian đó anh đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm trong các dự án lớn, sơ yếu lý lịch tốt nên rất nhanh anh đã tìm được một công việc mới. Khi phỏng vấn, S. nhận thấy cấp trên rất thích hợp để hợp tác, đây là điểm mà anh rất quan tâm và xem trọng trong lần nhảy việc này. Sau khi đến công ty mới, S vô cùng phấn khởi, anh lên kế hoạch thể hiện tài năng của mình, nỗ lực để bước lên một tầm cao mới của sự nghiệp.

Tuy nhiên, thời gian làm thử vẫn chưa trôi qua thì S. đã hối hận. Cấp trên tuy rằng tốt, nhưng các vấn đề nội bộ khác của công ty, chẳng hạn như trong quá trình thực hiện dự án, bản thân anh là nhân viên mới nên không quen thuộc với quy trình, không tài nào hợp tác thật tốt với các phòng ban khác được, sếp tốt nhưng thiếu quyết đoán, đồng nghiệp khó gần và còn những vấn đề khác nữa càng khiến S. đau đầu không thôi.

Điểm mấu chốt đầu tiên khi nhảy việc: Đừng nhảy việc vì để trốn tránh vấn đề.

Có một câu nói trong trận chiến bao vây thành: “Những người trong thành liều mạng muốn chạy ra ngoài, còn những người ngoài kia lại liều mạng muốn xông vào trong.”

Các vấn đề bạn gặp phải ở công ty hiện tại, có nhiều khả năng cũng sẽ gặp ở công ty tiếp theo. Sẽ không bao giờ tồn tại một công ty hoàn toàn không có vấn đề. Vì vậy, đừng ôm tâm lý gặp may, cho rằng sau khi nhảy việc thì tất cả rắc rối sẽ không còn nữa. Trái lại rất nhiều vấn đề, khi bạn chấp nhận đối mặt với chúng, bạn sẽ tìm thấy cách giải quyết tốt hơn.

Trước mỗi lần thay đổi công việc, bạn đều nên tự hỏi mình một câu hỏi: Tại sao bạn muốn thay đổi công việc? Đặt câu hỏi là cách tốt nhất để suy nghĩ. Còn câu trả lời của bạn sẽ giúp bạn hiểu được bản thân mình muốn gì hơn.

Điểm mấu chốt thứ hai khi nhảy việc: Biết được nguyên nhân chính khiến bạn muốn nhảy việc, nguyên nhân chính này, phải phù hợp với mục tiêu của bạn.

Cô Q. làm thêm giờ quanh năm, công việc luôn rất bận rộn. Kết quả là sau khi sinh con nhỏ, hầu như cô có rất ít thời gian để chăm sóc bé. Q. đã cân nhắc liệu có nên về nhà làm bà nội trợ. Nếu như luôn chăm sóc con, đến khi bé lớn, cô lại lo lắng bản thân không cạnh tranh nổi với người khác. Nhưng nếu cô vẫn luôn không có thời gian để nuôi dạy con cái, lại lo lắng sẽ bỏ lỡ giai đoạn trưởng thành quan trọng nhất của bé. Trong nhà Q. có người lớn tuổi giúp đỡ chăm sóc bé, người nhà cũng có vài lời phê bình úp mở về việc Q. làm thêm giờ cả ngày lẫn đêm. Điều này mới làm cho Q. có suy nghĩ làm nội trợ, còn tôi đã đưa ra lời khuyên cho Q. là: không cần phải từ chức, chỉ cần chuyển sang công việc ngày làm 8 tiếng thì có thể giải quyết vấn đề của cô ấy rất tốt.

Nhảy việc không nhất thiết phải nhảy lên cao, lần nhảy việc tốt thật sự, là một công việc có thể hóa giải tình huống tiến thoái lưỡng nan lúc đó của bạn.

Trợ lý của tôi, Emma, ​​khi điền nguyện vọng trong kỳ thi tuyển sinh đại học, đã ghi vào đó một công việc mà nhiều người thân thích cũng đang làm. Nhưng trong khoảng thời gian đại học, vừa bắt đầu cô ấy đã thấy mình hoàn toàn không hứng thú với công việc này, ý nghĩ đó không ngừng xuất hiện trong tâm trí, cô ấy vô cùng chắc chắn rằng bản thân thật sự không muốn quãng đời sau này phải theo đuổi hoặc làm những việc có liên quan đến chuyên ngành này.

Sau khi suy nghĩ như vậy, bắt đầu từ năm hai, Emma đã tiếp xúc với nhiều công việc bán thời gian, trở thành trợ lý đắc lực của tôi, vả lại vào năm tư khi thực tập, đã tìm được một công việc thuộc ngành khác.

Điểm mấu chốt thứ ba khi nhảy việc: Nếu như bạn vô cùng chắc chắn rằng bản thân không thích công việc hiện tại, nhảy việc càng sớm sẽ càng tốt.

Một người thầy mà tôi hâm mộ sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kiến ​​trúc, khoảng thời gian làm việc trong viện thiết kế là những ngày tháng dày vò nhất của ông. Mà việc phát triển sự nghiệp cá nhân là điều mà ông luôn quan tâm đến. Sau khi rời khỏi ngành kiến trúc, đầu tiên ông làm ở công ty New Oriental, sau đó tự thành lập một đội nhóm ưu tú, dẫn dắt nhiều người bắt đầu khám phá cuộc đời sự nghiệp.

Điều này không thật sự áp dụng cho tất cả mọi người, nhưng một khi trong lòng của bạn đã chắc chắn, nhất định đừng làm những hành động tự kéo bản thân mình thụt lùi. Đặc biệt đối với sinh viên, nhiều công ty khi tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp, cái họ xem trọng không phải chuyên ngành, mà họ xem trọng một số kỹ năng mềm hơn, đó là thời cơ tốt nhất để cân nhắc việc thay đổi nghề nghiệp.

Điểm mấu chốt thứ tư khi nhảy việc: Mỗi người khi muốn nhảy việc đều nên lập ra một bảng so sánh những lợi ích.

Bảng này có thể giúp bạn thoát khỏi sự ảnh hưởng của cảm xúc và đưa ra lựa chọn lí trí nhất. Bảng so sánh có thể được chia thành hai nhóm lớn: Một nhóm là các yếu tố nhìn thấy được, có thể so sánh và phán đoán một cách trực quan.

Chẳng hạn như tiền lương, cơ hội rèn luyện, mức độ phù hợp của công việc, sự phát triển của ngành nghề, danh tiếng của công ty, v.v. Về danh tiếng của công ty, tôi nhớ cựu phát thanh viên của đài truyền hình trung ương đã từng kể về một kinh nghiệm của bà ấy, sau khi vừa từ chức, những lần phải tự giới thiệu về mình, bà ấy rất lo sợ.

Bởi vì bà ấy chỉ mới khởi nghiệp, vẫn không có nhiều tiếng tăm, dường như giới thiệu về bản thân như thế nào cũng không đủ nổi bật. Nhưng khi vẫn còn ở đài truyền hình trung ương, bất kể bà ấy đi đâu, chỉ cần nói mình là phát thanh viên của đài truyền hình trung ương thì không ai là không biết.

Vì vậy, hiện nay có nhiều người bước ra từ các công ty nổi tiếng để bắt đầu khởi nghiệp, đều sẽ nhấn mạnh rằng họ là cựu phát thanh viên đài truyền hình này, cựu giám đốc điều hành doanh nghiệp nọ,… Nhóm còn lại là các yếu tố vô hình, bạn cần phải gia nhập vào công ty mới, mới có thể so sánh và phán đoán, chẳng hạn như sự hợp tác nội bộ trong công ty, năng lực của cấp trên, cơ hội để thăng tiến, v.v.

Nhảy việc là một cuộc mạo hiểm, nếu như không làm thử, sẽ không ai biết được kết quả. Nhưng một người biết cách nhảy việc, trong lòng của anh ta đã có sẵn một bảng so sánh, bởi anh ta biết như vậy khả năng chọn đúng sẽ được tăng lên rất nhiều. Lập cho mình một bảng so sánh, đồng thời không ngừng làm phong phú nó sau mỗi lần thay đổi công việc, bạn sẽ càng thay đổi càng tốt lên.

Điểm mấu chốt thứ năm khi nhảy việc: Cách nhảy việc thông minh nhất, là nhảy việc theo kiểu tích lũy.

Cách nhảy việc ngu ngốc nhất, là cách một thời gian lại đổi sang một ngành hoàn toàn mới. Khi nói đến nhảy việc, còn có một hiện tượng rất phổ biến, đó chính là nhảy việc thành nghiện. Phàm là những người thay đổi nhiều ngành khác nhau trong một thời gian ngắn, vào công ty của tôi, về cơ bản không vượt qua nổi vòng hồ sơ.

Lúc mọi người đang đổi việc, hãy ghi nhớ một nguyên tắc: đừng thay đổi ngành nghề và chức vụ cùng một lúc. Dù ở vị trí nào trong công ty, nếu như thời gian làm công việc đó của bạn ít hơn 1 năm, bạn chỉ có thể hiểu được phần bên ngoài nhất của công việc, đừng nói là thường xuyên thay đổi ngành nghề mới. Nhảy việc theo kiểu tích lũy, mới có thể khiến bạn càng thay đổi càng tốt hơn.

Thế nào là nhảy việc theo kiểu tích lũy? Đó là mang theo kỹ năng có được từ chức vụ, những tích lũy trong ngành, khách hàng, nguồn lực,… để thay đổi, mà không phải mỗi một lần đều là sự khởi đầu hoàn toàn mới.

Tại sao nhiều người khi đến tuổi 35 lại gặp khủng hoảng trung niên? Giả sử hai lần thay đổi ngành nghề trước 35 tuổi, đến 35 tuổi trung bình chỉ có khoảng 5 năm để tích lũy cho mỗi ngành nghề, trong khi một người hoàn toàn không thay đổi ngành nghề  ít nhất đã có 10 năm kinh nghiệm, ai sẽ chiếm ưu thế? Làm việc từ 2 đến 3 năm cũng là một cái bẫy, rất nhiều người sẽ cảm thấy công việc không thuận lợi là vì gặp khó khăn, khi tình hình không ổn liền nghĩ đến nhảy việc, cảm thấy làm như vậy là có thể vứt hết mọi phiền não sang một bên.

Cũng như câu chuyện của anh S. ở phần đầu, thật ra như vậy chỉ giúp bạn làm lại từ đầu, đến lúc đó bạn vẫn sẽ đối mặt với tình trạng khó khăn tương tự như công việc trước đây, nếu có khác biệt thì chỉ là những rắc rối đó sẽ được thể hiện theo cách khác, nhưng về bản chất là như nhau.

Thật ra mỗi người đều sẽ trải qua quá trình này, sẽ luôn gặp phải một vài khó khăn, khi bạn vượt qua được còn người khác thì không, bạn sẽ trở thành người dẫn đầu. Những người đã từng chạy đua sẽ biết, lúc vừa bắt đầu chạy thì rất thảnh thơi, nhưng rất nhanh sẽ cảm thấy khó chịu lần đầu, trải qua giai đoạn này lại có thể tiếp tục chạy. Tiếp theo sẽ gặp phải cảm giác khó chịu lần tiếp theo, sau khi kiên trì lại chạy được một đoạn, khả năng chạy bộ của bạn được nâng cao thông qua những lần lặp đi lặp lại như vậy.

Cho dù chạy bộ hay là khó khăn nghề nghiệp, hầu hết mọi người đều dừng lại ở thời điểm “khó chịu” đầu tiên, một số ít có thể kiên trì ở lần thứ hai, những người kiên trì đến sau lần thứ ba còn ít hơn. Với mức độ nỗ lực thấp của hầu hết mọi người, căn bản không có cách nào để liên tục đổi sang những ngành nghề hoàn toàn mới.

Điểm mấu chốt thứ sáu khi nhảy việc: “Nhảy việc nội bộ”.

Công ty nổi tiếng Sony mỗi tuần đều sẽ xuất bản một tờ báo nội bộ, đăng những “quảng cáo tuyển người” của các phòng ban khác trong công ty, nhân viên có thể tự do và bí mật đến ứng cử trước, cấp trên của họ không có quyền ngăn cản. Vả lại, đối với những nhân tài hăng hái năng động kia, Sony sẽ thay đổi công việc cho họ 2 năm một lần, chủ động tạo cơ hội để họ thể hiện tài năng.

Cách “nhảy việc nội bộ” này là để tạo cơ hội nội bộ cho những người tài. Đương nhiên, “nhảy việc nội bộ” cũng phải có điều kiện, bạn phải hài lòng với công ty hiện tại và năng lực của bản thân thuộc loại khá, chỉ có điều bạn không hài lòng với phòng ban và chức vụ mình đang làm mà thôi. Trong trường hợp này thì trăm hay không bằng tay quen. Tìm kiếm cơ hội từ nội bộ, là một cách tiếp cận vô cùng thông minh.

Điểm mấu chốt thứ bảy khi nhảy việc: Sở hữu tất cả các kỹ năng cần thiết cho vị trí, ngành nghề của mình và không ngừng mở rộng ranh giới khả năng của mình.

Kỹ năng cần thiết là những kỹ năng giúp bạn làm tốt công việc trong một thời gian hiệu quả. Đồng thời đừng quên nâng cao khả năng của mình bằng cách tạo cho mình những kỹ năng cần trang bị hoặc các kỹ năng liên quan đến ứng phó với đồng nghiệp ưu tú hơn bạn, sếp của bạn, các vị trí khác mà bạn quan tâm, v.v.

Từ quan điểm phát triển cá nhân, việc viết, diễn thuyết và những kỹ năng sáng tạo khác ngày càng được quan tâm nhiều hơn, cũng đáng để bạn không ngừng tạo lập và nâng cao. Một vài đạo lý trông có vẻ đơn giản tại nơi làm việc, trên thực tế, đằng sau chúng đều đáng giá để chúng ta nghiên cứu cẩn thận, lần sau khi bạn buộc phải đổi việc, đừng ngại lấy bài viết này để đối chiếu! Cuộc đời sự nghiệp của bạn sẽ ngày càng thuận lợi hơn!