Author Archives: nam hoang

Sàn TMĐT Cdiscount.vn sắp đóng cửa

Chí Thịnh
Chủ Nhật,  18/9/2016, 10:06 (GMT+7)
Chia sẻ:

Thông báo đóng cửa website thương mại điện tử của Cdiscount.vn đăng tải trên trang chủ của mình. Ảnh chụp màn hình

(TBKTSG Online) – Sau khi Lingo.vn đưa ra tuyên bố đóng cửa, lại có thêm một website thương mại điện tử, Cdiscount.vn thông báo sẽ đóng cửa sau ba tháng nữa.

Sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) Cdiscount.vn, do hệ thống siêu thị Big C triển khai ở Việt Nam, vừa đưa ra thông báo sẽ đóng cửa, ngừng hoạt động vào ngày 31-12-2016. Nội dung thông báo cho biết, đối với những đơn hàng đã đặt của khách hàng, Cdiscount.vn sẽ tiếp tục giao nhận và vận hành hệ thống bán hàng trực tuyến cho tới những đơn hàng cuối cùng.

Trên thực tế, mặc dù website Cdiscount.vn vẫn đang hoạt động, nhưng khách hàng không thể truy cập và đặt hàng kể từ khi hiển thị thông báo “đóng cửa”. Khi truy cập vào các ngành hàng thì kết quả được trả về màn hình thông báo “đóng cửa” Cdiscount.vn ở trang chủ. Cũng có lúc truy cập được vào các nhóm hàng hóa điện gia dụng, thiết bị văn phòng… nhưng hệ thống lại cho biết “rất tiếc! tất cả sản phẩm đã bán hết”.

Trước đó, khi xuất hiện tin đồn Cdiscount.vn sắp đóng cửa vào cuối tháng 9-2016, TBKTSG Online đã liên hệ với Cdiscount.vn cũng như đại diện truyền thông của siêu thị Big C nhưng đã không có được câu trả lời cụ thể.

Theo một số doanh nghiệp TMĐT thì sau khi ra thông báo này, theo thông lệ của các website ngừng hoạt động, Cdiscount.vn sẽ dành thời gian còn lại để giải quyết số lượng đơn hàng tồn đọng; hoàn tất việc giao nhận cho khách hàng; trả lời những thắc mắc, yêu cầu từ khách hàng…

Bản thân Cdiscount.vn cũng cho biết, các sản phẩm gặp sự cố kỹ thuật, khách hàng cần liên hệ trực tiếp với trung tâm bảo hành chính hãng (của nhà sản xuất/phân phối), Cdiscount.vn sẽ không tiếp nhận yêu cầu gửi sản phẩm gặp sự cố kỹ thuật từ ngày ra thông báo này (ngày 17-9).

Cdiscount.vn là dự án kinh doanh hợp tác bởi nhà bán lẻ Big C và Cdiscount.com, website thương mại điện tử ở Pháp. Sàn TMĐT Cdiscount.vn đang bán các mặt hàng phổ biến như điện thoại di động, phụ kiện, sản phẩm gia dụng, tạp hóa, đồ dùng mẹ & bé…

Source Kinh te Saigon

6 Reasons You Should Hire Vietnamese Workers for Your Production Lines

Vietnam is an emerging tiger in Asia as a new manufacturing powerhouse and an attractive destination for foreign investment in recent years. Apart from its rapid but stable economic growth, Vietnam’s abundant low-cost workforce is the key comparative advantage for the manufacturing transition trend from China and other countries to Vietnam. But Vietnam manufacturing manpower is much more than that…

Popular Post

Abundance of young workforceVietnam is a home to more than 90 million people, in which 69.4% of population are in working age (from 15-64 years old) (as late of 2014 – Source: General Statistics Office of Vietnam). This demographic ‘golden age’ opens up promising opportunities for both domestic and foreign enterprises which are planning to penetrate Vietnam market and expand businesses or move operations to Vietnam.

image: http://vnmanpower.com/upload_images/images/Blog/vietnam-workforce-by-economic-activities.png

vietnam-workforce-in-working-ageLow labor cost compared to other countries

As mentioned in the previous article about Vietnam manufacturing industry, Vietnam has witnessed a shift of production of many giant manufacturers from China to Vietnam since China is losing static comparative advantages of a low-end manufacturing hub. At a glance, the fast growing Southeast Asia country seems to be in the situation of China of ten years ago as the world’s factory especially thanks to young, low-cost workforce, the most appealing factor to foreign manufacturers.

image: file:///C:/Users/Phunm/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image003.jpg

image: http://vnmanpower.com/upload_images/images/Blog/Vietnam-comparative-advantages.jpg

vietnam-low-cost-workers

Vietnam labor cost is about a haft of its neighbors China and Thailand. Although Vietnam’s minimum wage is on the rise year on year, but it’s still much lower than other countries while the manpower quality has only slight difference.

Willing-to-learn, trainable and continuously-upgraded workforce

 

image: http://vnmanpower.com/upload_images/images/Blog/vietnam-high-quality-manpower.jpg

vietnam-skilled-manufacturing-worker

Foreign manufacturers used to worry about skills shortage in Vietnam in the past. However the skills gap of Vietnamese workers is bridging every year. In term of education and training, Vietnam’s labor force can be divided into 2 types: manual workers and high quality workers. According to statistics in 2010, Vietnam had 20.1 million trained workers account for 40% of 48.8 million people in the workforce. The rate had a rise of 11.6% to 51.6% workforce as the late of 2015; Vietnam Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs (MOLISA) announced.

Skilled manpower in key competitive manufacturing industries

Garment, textile, footwear

 

image: http://vnmanpower.com/upload_images/images/Blog/textle.jpg

vietnam-garment-textile-worker

Vietnam was considered as the vital alternative outsourcing destination for China, but it isn’t necessarily true for now. There’s no denying that made-in-Vietnam products are mostly low-end ones with low added-values such as garment and textile, footwear, food processed products, etc. After participating in TPP, Vietnam’s garment, textile and footwear industries will reap the greatest benefits from this trade agreement. Vietnamese workers are well-known for their clever hands and detail-oriented working style, which is one of the reasons more and more leading garment, textile and footwear manufacturers chose Vietnam to become their biggest production hub.

Electronics

 

image: http://vnmanpower.com/upload_images/images/Blog/manufacturing-mobile-phones-at-sumsung-electronics-vietnam-plant-in-bac-ninh-photovna-1380883-samsung-electronics.jpg

samsung-vietnam-manufacturing-workers

Vietnam has been transforming itself to become a rising electronics manufacturer and the next Silicon Valley in Asia, which attract young, dynamic and well-educated local workers.  Electronics giants such as Samsung, Microsoft, Intel, LG, and Panasonic have already set their production plants in Vietnam. Most of their employees in Vietnam, from managers at different levels to assembly workers are locals, which can reflect their trust in quality of Vietnam labor force. Vietnamese people are also able to accommodate complex, high-end production which was responsible by foreigners in the past. It’s easy to find Samsung made-in-Vietnam smartphones all over the world. Domestic phone manufacturers such as BKAV, VNPT Technology also announced their made-in-Vietnam smartphones B-phone and Vivias Lotus S1 1-3 years ago as remarkable milestones in Vietnam’s high technology field.

Automobile

 

image: http://vnmanpower.com/upload_images/images/Blog/automotive-manufacturing-worker.jpg

vietnam-automobile-manufacturing-worker

After 20 years of development, Vietnam automobile manufacturing industry has gained considerable achievement in increasing localization rate to more than 30% (varying on models). It’s not by chance that most of big auto manufacturers in the world such as Chevrolet (General Motors), Ford, Mercedes-Benz, Toyota, Mitsubishi, Suzuki, Nissan, Hyundai shared a strategy of setting plants and moving productions to Vietnam. Along with preferential incentives, they must rely on the quality of Vietnam manpower before making Vietnam an essential part of their global value chain. At present, more than 100,000 people are working in Vietnam automotive industry including assembly workers, engineers, and managers at different levels.

Shipbuilding

3200 kilometers of coastline is a natural advantage which allows Vietnamese workers access to shipbuilding techniques in early time. Thanks to the rapid development of education and training system in recent years, Vietnamese young generations in general and shipbuilding young workers in particular now can learn and practice the latest technology in the world. Vietnamese shipbuilding workers successfully built Molniya Missile Corvettes which meet the strictest world-class quality requirements.

 

image: file:///C:/Users/Phunm/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image011.jpg

image: http://vnmanpower.com/upload_images/images/Blog/hq-378-vietnamese-built-missile-corvette.jpg

vietnamese-built-missile-corvette-hq-378HQ-378,  Vietnamese-built missile corvette under license of Russia

 

Traditional traits of hardworking, intelligence, cleverness in combination with industrial working style

Hardworking, smart, clever and disciplined are some of common traits of Vietnamese people. Being an agriculture-based country, Vietnam’s impressive rapid socio-economic development since market-oriented reform 1986 (Doi Moi) couldn’t separate from human resources factor. The great combination among intelligence of Vietnamese people, diligence of farmers, adroitness of handicraft makers and high sense of discipline learned from industrial working style makes Vietnamese labor in general and Vietnamese manufacturing workers best candidates to work in manufacturing industry.

 

image: http://vnmanpower.com/upload_images/images/Blog/Vietnamese-labor-traits.jpg

vietnamese-traits

Vietnamese determination, persistence, ingenuity and discipline during wars

Vietnam’s glorious history of struggle against France, Japan and the US and their allies saw not only chauvinism, determination but also ingenuity and quick adaption of Vietnamese people in general and Vietnamese soldiers in particular. During wars, a large number of weapons of Vietnamese troops were home-made and continuously improved from weapons captured from enemies. Some of them were directional type mines and unexploded bombs, home-made guns and grenades, which contributed to the final great victory of Vietnam military and people.

 

image: http://vnmanpower.com/upload_images/images/Blog/vietnam-war-home-made-weapon.jpg

vietnamese-home-made-ammunition-in-warAmmunition for 81mm SKZ (recoilless rifle) was made by Vietnam Military to be used in Vietnam War against the US.

Nowadays, 41 years after Vietnam War and 30 years since economic reform, Vietnam workforce continues keeping their good traits and up-to-date latest knowledge and technology in the world. Inspired by sparkling achievements of Vietnamese people all over the world, Vietnamese workers in general and manufacturing workers in particular are willing to learn new things and improve professional style of work with industrial disciplines to perform the best to the overall development.

Source from VNManpower

Heineken Vietnam takes over Carlsberg brewery

Heineken Vietnam Brewery Limited Company has completed the acquisition of CarlsbergVietnam brewery in Vung Tau City in the southern province of Ba Ria-Vung Tau.

A communications executive of Heineken Vietnam told the Daily on August 29 that the acquisition deal was done earlier this year when Vietnam Brewery Limited (VBL) was renamed as Heineken Vietnam Brewery Limited Company. The value of the deal is unknown.

Developed by a joint venture involving Denmark’s Carlsberg Group and State-run Hanoi Beer and Beverage Corporation (Habeco), the Carlsberg brewery in Vung Tau came on stream in 2008. The joint venture was renamed as Carlsberg Vietnam Brewery Company in 2014.

According to Carlsberg, the sale of the brewery facility in Vung Tau will allow the Danish group to focus on the central and northern parts of Vietnam, where Carlsberg has two breweries in Hue and Hanoi. The foreign firm bought these facilities from local companies.

Carlsberg chief executive officer Cees’t Hart said Vietnam is one of the group’s key markets in Asia.

Heineken Vietnam Brewery Limited Company is a 40:60 joint venture between Saigon Trading Corporation (Satra) under the HCM City government and Heineken Asia Pacific. The joint venture’s beer brands include Heineken, Tiger, Larue, BGI, Bivina, Desperados and Affligem.

Source from Intellasia.

Nếu đổ vỡ, TPP sẽ là “thảm họa” với uy tín Mỹ

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang có nguy cơ trở thành một thất bại về chính sách đối ngoại của Mỹ tại châu Á, nơi Washington muốn sử dụng thỏa thuận thương mại này như một đối trọng trước sự nổi lên của Trung Quốc.

Mấy năm qua, giới chức Mỹ đã coi TPP, thỏa thuận với 12 quốc gia thành viên, như một trọng tâm trong sự dịch chuyển về quân sự và các nguồn lực khác của Mỹ về phía châu Á. Nhưng giờ đây, với sự phản đối từ cả cánh tả và cánh hữu ở Washington, khả năng TPP được Quốc hội Mỹ thông qua đang có chiều hướng suy giảm, tờ Wall Street Journal nhận định.

“Thảm họa”

Theo các chuyên gia, thất bại của TPP sẽ làm sứt mẻ uy tín của Mỹ trên tất cả mọi phương diện, từ thương mại cho tới cam kết của Washington đối với châu Á, khu vực mà Mỹ đã giữ vai trò đảm bảo an ninh kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

“Nói một cách đơn giản thì do Mỹ đã đầu tư quá nhiều vào TPP, thỏa thuận này có một giá trị toàn diện vượt ra khỏi những lợi ích kinh tế của nó”, ông Euan Graham, một nhà cựu ngoại giao Anh hiện đang nghiên cứu về an ninh khu vực tại Viện Chính sách quốc tế Lowy ở Sydney, nhận định. “Việc Mỹ để cho các đối tác trong TPP phải chờ đợi vào thời điểm này sẽ là một thảm họa đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực”.

Chính quyền của Tổng thống Barack Obama vẫn đang tiếp tục hy vọng TPP được thông qua. “Chúng ta chỉ còn cách một cuộc bỏ phiếu là đến chỗ củng cố vai trò lãnh đạo của chúng ta trong khu vực, hoặc là sẽ trao chìa khóa mở cửa tòa lâu đài cho Trung Quốc”, đại diện thương mại Mỹ Michael Froman phát biểu mới đây.

Tuy nhiên, lập luận này chưa đủ để lôi kéo thêm được sự ủng hộ trong Quốc hội Mỹ cho TPP. Phần lớn các nghị sỹ Dân chủ đều phản đối TPP, và hiệp định này giờ đây còn thiếu đi sự hậu thuẫn của các nghị sỹ Cộng hòa chủ chốt, những người trước đây từng thúc đẩy TPP và các thỏa thuận thương mại khác.

Cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là ông Donald Trump của Đảng Cộng hòa và bà Hillary Clinton của Đảng Dân chủ đều phản đối TPP.

Tuần trước, Thượng nghị sỹ Cộng hòa Pat Toomey, cựu Chủ tịch của Club for Growth, một tổ chức về kinh tế thị trường tự do, đã lên tiếng phản đối TPP nhằm thu hút sự ủng hộ của cử tri thuộc tầng lớp lao động trong cuộc đua tái tranh cử vai trò thượng nghị sỹ tại bang Pennsylvania.

Cùng lúc đó, bà Clinton, người từng tuyên bố phản đối TPP dưới dạng hiện nay, chịu sức ép ngày càng lớn từ cánh tả đòi bà phải có sự dứt khoát rõ ràng với hiệp định mà bà ủng hộ khi còn là Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Obama.

Được Mỹ công bố vào năm 2011, chiến lược xoay trục về phía châu Á phản ánh mối lo của Washington về việc Trung Quốc tìm cách biến sức mạnh kinh tế của mình thành sức mạnh cứng tại một khu vực với vai trò quan trọng ngày càng gia tăng. Căng thẳng đã gia tăng ở châu Á-Thái Bình Dương trong mấy năm gần đây, khi Trung Quốc thách thức vị thế thống lĩnh quân sự của Mỹ trong khu vực bằng cách tỏ ra hung hăng hơn trong các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông và phản đối việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Thaad ở Hàn Quốc.

TPP, thỏa thuận được đàm phán xong vào năm ngoái, sẽ cắt giảm khoảng 18.000 hạng mục thuế quan cho các quốc gia thành viên, và bao phủ khoảng 40% nền kinh tế toàn cầu.

Không phải là một thành viên của TPP, Trung Quốc hiện đang đàm phán một thỏa thuận thương mại khác không có sự tham gia của Mỹ, và đó là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP). Trung Quốc cung cam kết cung cấp thêm vốn vay cho các nước trong khu vực thông qua Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) và quỹ “Con đường tơ lụa” trị giá 40 tỷ USD.

Sự hoài nghi sẽ nổi lên?

Nhiều chuyên gia thương mại cho rằng chính quyền Obama đã phóng đại khi nói TPP là một khoảnh khắc “sống còn” trong việc quyết định Mỹ hay Trung Quốc sẽ viết nên các quy tắc của thương mại toàn cầu. Thỏa thuận RCEP mà Trung Quốc theo đuổi không tạo ra những khuôn khổ thương mại mới mà chỉ chú trọng vấn đề cắt giảm thuế quan, với những nội dung kém tham vọng hơn TPP. Hai thỏa thuận này không hề loại trừ lẫn nhau, và các nước châu Á đều có dự định tham gia cả hai thỏa thuận.

Tuy nhiên, việc gắn TPP với các vấn đề địa chính trị đã làm gia tăng ý nghĩa của thỏa thuận này. “Đối với các nước bạn bè và đối tác của Mỹ, việc phê chuẩn TPP là một phép thử đối với uy tín và mức độ nghiêm túc của các vị”, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nói tại Washington trong chuyến thăm Mỹ hồi đầu tháng 8 này.

Cần nhấn mạnh rằng nước Mỹ có mối ràng buộc mật thiệt với châu Á thông qua mối quan hệ thương mại quy mô lớn với Trung Quốc và các nền kinh tế khác, cũng như thỏa thuận quốc phòng với các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines. Nhiều chuyên gia nói rằng, những mối quan hệ này giữa Mỹ và châu Á khó có thể thay đổi, cho dù số phận của TPP có ra sao đi chăng nữa.

Nhưng các nhà lãnh đạo châu Á đã sử dụng vốn liếng chính trị của mình để ủng hộ TPP sẽ khó lòng làm điều đó thêm lần nữa nếu TPP thất bại, giới chuyên gia nhận định. Những quốc gia nhỏ hơn muốn cân bằng quan hệ với cả Trung Quốc và Mỹ có thể sẽ chuyển sang nghi ngờ Washington và ngả hơn về phía Bắc Kinh.

“Obama đã thuyết phục các quốc gia cùng nỗ lực để chứng tỏ rằng họ có thể đối trọng với Trung Quốc theo một cách nào đó. Nếu TPP không được thông qua, các quốc gia sẽ hoài nghi nhiều hơn”, ông Yukon Huang, cựu Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) tại Trung Quốc, hiện là một chuyên gia thuộc tổ chức Carnegie Endowment for International Peace, nhận định.

Việt Nam được xem là một nước sẽ hưởng lợi lớn TPP, với GDP dự báo tăng thêm 11% đến năm 2025 nhờ thỏa thuận này. Việt Nam và Mỹ, hai cựu thù thời chiến tranh, đang xích lại gần nhau hơn và cùng chia sẻ những lo ngại về sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông. Mới đây, Mỹ đã dỡ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam.

“Chúng tôi vẫn hy vọng ông Obama có thể đưa TPP được thông qua trong những tháng cuối nhiệm kỳ Tổng thống của ông ấy”, ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, phát biểu.

Nỗi lo của Thủ tướng Nhật

Tuy nhiên, không nhà lãnh đạo nào có thể mất mát nhiều nếu TPP thất bại như Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Ông Abe đã đưa TPP vào vị trí trọng tâm trong các chiến lược đối nội và đối ngoại của Tokyo, đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực. Làm như vậy, ông đã phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều nông dân Nhật Bản.

Kế hoạch chấn hưng tăng trưởng mang tên Abenomics của ông Abe nhằm đưa nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo dài cũng phụ thuộc vào TPP, với tư cách một đầu tàu tăng trưởng và cải cách. Trên trường quốc tế, TPP còn là chìa khóa trong chiến lược rộng lớn của ông Abe về kiềm chế Trung Quốc thông qua tổ chức các nước Đông Á dưới một chiếc ô ảnh hưởng kinh tế của Mỹ.

Nếu TPP thất bại, “sẽ có những ảnh hưởng rất tiêu cực từ góc nhìn an ninh kinh tế” đối với nước Nhật – GS. Yorizumi Watanabe thuộc Đại học Keio, Nhật Bản, nhận xét.

Khi đàm phán TPP bắt đầu dưới thời Tổng thống Mỹ George W. Bush, thỏa thuận này không có nhiều ý nghĩa chiến lược như hiện nay, và thậm chí Trung Quốc còn định tham gia. Nhưng điều đó đã thay đổi kể khi Trung Quốc bắt đầu gửi đi những tín hiệu thể hiện rõ sự hung hăng và chính quyền Obama sử dụng TPP như một “mỏ neo” kinh tế để củng cố chiến lược của Mỹ ở châu Á.

Một điều trớ trêu là TPP giờ đây đang gặp trở ngại bởi thỏa thuận đã mang quá nhiều màu sắc chính sách đối ngoại thay vì là một thỏa thuận kinh tế đơn thuần – theo ông Michael R. Wessel, một thành viên của Ủy ban Rà soát kinh tế và an ninh Mỹ-Trung thuộc Quốc hội Mỹ.

“Thỏa thuận này đã dịch chuyển khỏi vấn đề ban đầu là việc làm sang nhu cầu hỗ trợ các mục tiêu chính sách đối ngoại trong khu vực. Người lao động Mỹ đã quá chán ngán và mệt mỏi với cảnh phải mất việc làm vì các mục tiêu chính sách đối ngoại”, ông Wessels nói.

Theo An Huy
VnEconomy

Takashimaya đang sử dụng tuyệt chiêu ‘sự tận tụy của người Nhật’ để mua chuộc khách hàng Việt?

Takashimaya – chuỗi cửa hàng bách hoá có tuổi đời lên tới 185 năm đang hy vọng sử dụng sức mạnh thương hiệu và “tiếng thơm” về lòng mến khách người Nhật Bản để thu hút người tiêu dùng Việt Nam.

Ngày 30/7 vừa qua, Takashimaya đã chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên của họ tại trung tâm TP Hồ Chí Minh.

Dù hàng hoá Nhật Bản và thiên đường ẩm thực depachika sẽ là những điểm thu hút khách hàng nhất nhưng điều mà Takashimaya thật sự kỳ vọng có thể hấp dẫn và khiến khách hàng quay lại với họ là bằng dịch vụ đỉnh cao vốn đã tạo thành tiếng vang cho thương hiệu này.

Cấm nhân viên sử dụng điện thoại

Một phần của nỗ lực khiến dịch vụ khách hàng trở nên tốt hơn mà Takashimaya thực hiện đó là cấm nhân viên sử dụng điện thoại thông minh. Động thái này không được đón nhận và thậm chí một nữ cán bộ trong ngành giáo dục Việt Nam còn cảnh báo rằng người lao động có thể bỏ việc nếu bị cấm sử dụng điện thoại.

Thực tế tại Việt Nam, đa số nhân viên được cho phép sử dụng điện thoại thông minh trong giờ làm việc. Tuy nhiên, rất nhiều nhân viên đơn giản sử dụng điện thoại thông minh để chơi game hoặc lướt mạng xã hội.

Sau khi tận mắt chứng kiến nhân viên trong một cửa hàng Takashamaya ở Nhật Bản, nữ cán bộ trong ngành giáo dục kể trên đã thay đổi quan điểm. Bà nói rằng việc nhân viên cửa hàng không bị xao lãng bởi điện thoại khiến họ có thể dồn hết sự tập trung vào cho khách hàng.

Chất lượng dịch vụ khách hàng ở Việt Nam nhìn chung còn kém. Một phần là bởi ngành công nghiệp dịch vụ vẫn còn trong giai đoạn sơ khai: Các cửa hàng bách hoá, trung tâm mua sắm và những hoạt động thương mại khác mới chỉ nổi lên trong khoảng 1 thập kỷ qua.

Chính vì vậy Takashimaya thâm nhập thị trường này với quyết tâm thay đổi chất lượng dịch vụ khách hàng.

Công ty đào tạo nhân viên cúi đầu chào đối với tất cả khách hàng và xem họ là người quan trọng dù có mua hàng hay không.

Thực tế cúi chào là nét văn hoá đã được Takashimaya rèn luyện và mài giũa từ hàng thế kỷ nay. Đi kèm với câu “Xin chào”, “Cảm ơn”, bất kỳ nhân viên Takashimaya nào cũng phải đặt hai tay chồng lên nhau, để ngay trước rốn và cúi đầu ở góc 30 độ.

Nếu không dùng kèm theo lời nói, khi chào khách hàng, nhân viên Takashimaya sẽ cúi đầu ở góc 15 độ. Trong khi cúi đầu, nhân viên không được nhìn khách hàng mà thay vào đó mắt phải tập trung ở điểm trên sàn nhà cách 2m trước mặt khách hàng.

Chưa dừng lại ở đó, việc cấm dùng điện thoại không phải là điều duy nhất khiến các nhân viên của Takashimaya ở Việt Nam ban đầu phản đối. Rất nhiều trong số 180 nhân viên của họ không thích ý tưởng gói tất cả các món hàng trước khi gửi tới tận tay người mua. Những người này nói đây giống như nghệ thuật gấp giấy origami và rất khó để học.

Tuy nhiên, một lãnh đạo Takashimaya đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc gói bọc hàng được mua như một món quà, nói rằng đây là cách thể hiện sự tôn trọng đối với người nhận. Hiện tại, hầu hết nhân viên ở TP Hồ Chí Minh của Takashimaya đều thành thạo việc gói bọc quà.

Thiết kế của cửa hàng cũng được xem xét kỹ lưỡng tới từng chi tiết sao cho khách hàng có thể cảm nhận thấy sự mến khách. Ví dụ, lối đi trong cửa hàng của Takashimaya rộng 2,4m trong khi đó thông thường ở các cửa hàng khác ở Việt Nam chỉ là 1,5m. Mặc dù thiết kế rộng sẽ ảnh hưởng tới không gian trưng bày hàng hoá nhưng phía Takashimaya nói rằng nó khiến khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm hơn.

“Rất dễ để tìm hàng hoá tại đây”, một khách hàng khoảng 40 tuổi nói. “Các hãng bán lẻ Việt Nam thì có xu hướng nhồi nhét được càng nhiều sản phẩm trên kệ càng tốt”.

Cửa hàng Takashimaya còn trang bị phòng cho các bà mẹ cho con bú, makeup…

Cửa hàng tại TP Hồ Chí Minh cũng áp dụng các thông báo bên trong cửa hàng có cùng giọng điệu và nhịp độ như cửa hàng Takashimaya ở Tokyo và điều này giúp thu hút khách hàng nước ngoài nhiều hơn. Ngoài ra, với những khách hàng Việt Nam – những người từng tới cửa hàng Takashimaya tại Nhật, chi tiết này cho họ cảm giác đang có trải nghiệm ở Takashimaya đích thực.

Sự có mặt của Takashimaya tại thị trường Việt Nam là một phần trong xu hướng đang ngày một phát triển khi nhiều hãng bán lẻ Nhật khác cũng đặt cược vào đây bao gồm cả Aeon và FamilyMart.

Thị trường “không dễ xơi”

Takashimaya đang nhắm tới mục tiêu rất cao ở Việt Nam nhưng họ cũng gặp không ít khó khăn. Hàng hoá cao cấp vẫn xa tầm với đối với rất nhiều người dân Việt Nam. Những đại gia bán lẻ khác như Lotte của Hàn Quốc hay Parkson của Malaysia và cả Tràng Tiền Plaza cũng chưa thể thành công.

Dẫu vậy, dù sao thì Takashimaya cũng đã quyết định đặt cược 6 tỉ yen (tương đương 57,6 triệu USD) vào cuộc chơi này ở Việt Nam. “Tôi không thể nói trước được điều gì cả”, chủ tịch Takashimaya là ông Shigeru Kimoto nói.

Tại Việt Nam, mọi người thường chỉ tới cửa hàng để xem chứ không mua. Để thay đổi thói quen này, Aeon đã dùng đến chiến lược hạ giá sản phẩm. Nhìn chung các nhà bán lẻ khác nếu muốn thành công tại Việt Nam cũng nên làm như Aeon. Chỉ hạ giá bán mới có thể mang sản phẩm với giá phải chăng tới cho những người dân bình thường.

Chọn địa điểm đặt cửa hàng cũng là yếu tố quan trọng. Đó là lý do tại sao Takashimaya mở cửa hàng của họ ở trung tâm TP Hồ Chí Minh vốn sẽ rất thuận tiện bắt tàu điện ngầm sau này.

Nguồn: CafeBiz