Category Archives: Career Advice

5 thói quen phải có để bứt phá mọi lĩnh vực

Người giàu có khác nhau về ý tưởng, khác nhau về quy trình và thậm chí là cách tư duy của họ cũng không tương đồng, thế nhưng có một thứ cố định ở nhiều người giàu, chính là thói quen.

Xa rồi những ngày người giàu và thành công là những người đi làm thuê với mức lương cao, giàu theo cách truyền thống. Giờ đây, những người giàu trên thế giới đều tự làm việc cho chính bản thân mình, họ xây dựng ước mơ, mở mô hình kinh doanh và sẵn sàng đương đầu với thử thách.

Tất nhiên, mỗi người giàu lại có cách thức riêng để giàu, nhưng họ có những điểm chung mà người bình thường ít sở hữu. Nếu muốn biến giấc mơ thành hiện thực, xoá bỏ đói nghèo và trở thành người giàu, có lẽ bạn nên học tập theo những thói quen này, đưa nó vào một phần của cuộc sống.

1. Đọc thật nhiều

Nhiều người lấy ví dụ về những người giàu có ít đọc sách, bạn có nhận thấy họ là thiểu số không? Đại đa số người giàu đều đọc sách nếu không muốn nói là đọc rất nhiều. Không phải những cuốn chuyện ngôn tình 3 xu hay những loại tiểu thuyết sến sẩm mà giới trẻ hay đọc, người giàu đọc những cuốn sách thực tế hơn để hiểu hơn về thế giới cũng như những gì diễn ra xung quanh mình.

Họ coi những cuốn sách với nội dung giáo dục người đọc là bạn đồng hành, họ tích luỹ những kiến thức bên trong đó và rồi đôi khi áp dụng hoặc biến tấu nó trong đời thực.

Từ sách kinh doanh, những bài học thành công hay thậm chí là những cuốn sách hướng dẫn ăn ra sao cho khoẻ mạnh, nó đều giúp ích bạn trong quá trình gặt hái thành công. Thế giới quá rộng lớn, kiến thức như đại dương, hãy trang bị chính mình để chuẩn bị cho những điều sắp tới.

2. Nghiên cứu, tìm tòi công nghệ mới

Khi cả thế giới chạy đua công nghệ, nếu bạn muốn giàu bạn cần phải đi trước hoặc ít ra cũng phải bắt kịp thời đại. Đi trước có lẽ sẽ là điều phức tạp do tuỳ vào kiến thức cùng khả năng nghiên cứu mà chúng ta đôi lúc đi vào ngõ cụt. Thế nhưng, hiểu những công nghệ đang hiện hữu, áp dụng nó vào công việc hoặc sử dụng nó để giải quyết khó khăn sẽ là điều nên làm.

Đôi khi, có những ý tưởng được sinh ra nhưng rào cản công nghệ khiến nó nhanh chóng dập tắt, đừng để điều này xảy ra với bạn.

3. Biết về một thứ thôi là không đủ

Hãy nhìn những triệu phú hay tỷ phú trên thế giới, họ hiểu rất rõ những gì mình làm từ trong ra ngoài. Thế nhưng, đó không phải là tất cả, tầm hiểu biết của họ rộng hơn thế rất nhiều.

Nếu muốn giàu có, thành công đột phá, bạn phải hiểu thêm về cả những thứ có liên quan tới việc bạn đang làm. Nếu chỉ mãi hiểu về một thứ, làm về một thứ, sự giàu có của bạn luôn bị giới hạn. Thế nhưng, nếu hiểu biết nhiều, bạn có thể tận dụng nó để phát triển thêm chân nhánh, mở rộng mô hình kinh doanh, đây mới là thứ mang về cho bạn nguồn thu lớn.

4. Đừng theo đuổi tiền, hãy theo đuổi giấc mơ và tiền sẽ tự đến

Hãy nhìn những tỷ phú nổi tiếng như Warren Buffett, Bill Gates hay Mark Zuckerberg, liệu có thêm 1 tỷ hay 10 tỷ USD nữa có làm họ thoả mãn? Chắc chắn là không rồi, những gì họ nhắm tới lớn hơn rất nhiều, đó chính là quyền lực, sự ảnh hưởng xã hội cũng như khả năng thay đổi thế giới. Nếu làm việc chỉ nghĩ tới tiền, bạn sẽ không đi xa được đâu.

Hãy xây dựng giấc mơ của mình, cho dù nó là gì đi nữa. Nếu đạt được, hãy mở rộng nó và biến nó thành thứ có ích cho xã hội, cho cộng đồng. Hãy tạo ra những thứ có thể giúp ích cho mọi người và bạn có thể thoải mái thu tiền từ nó mà không cảm thấy tội lỗi.

5. Tối ưu hoá hết mức thời gian

Những câu chuyện về triệu phú, tỷ phú hay mô tả một người làm việc thâu đêm, quên ăn quên ngủ. Tất nhiên, bạn không cần phải làm những thứ đó, và có khi chưa chắc nó đã giúp bạn giàu hơn.

Thế nhưng, tối ưu hoá thời gian lại là chuyện khác. Khoảng thời gian của chúng ta đều giống nhau, sử dụng chúng ra sao để có hiệu quả lớn hơn là điều bạn cần làm. Đôi khi hãy tham lam một chút, tính toán một chút để có thể từ bỏ được những điều tiêu tốn quá nhiều thời gian mà hiệu quả không tương đồng. Một khi tối ưu hoá, làm chủ được thời gian bản thân, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

Nhân viên sẽ cống hiến hết mình cho công việc nếu nhà quản lý nắm được những nguyên tắc cơ bản này

Cách cư xử và thái độ của nhà quản lý sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý và năng suất làm việc của nhân viên. Để tăng hiệu suất trong công việc cũng như khuyến khích tinh thần sáng tạo của nhân viên, nhà quản lý nhất định phải nắm được những nguyên tắc cơ bản dưới đây.

1. Tìm hiểu và quan tâm tới nhân viên của bạn

Nhà quản lý nên học cách quan tâm tới nhân viên trong thời gian làm việc tại văn phòng cũng như cuộc sống bên ngoài của họ. Đôi khi một lời động viên, sự quan tâm hay hỏi han cũng sẽ giúp thắt chặt mối quan hệ giữa nhà quản lý và nhân viên.

Điều này sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy được trân trọng và hơn hết là sự sự cảm thông và chia sẻ cuộc sống như những người đồng nghiệp. Đừng chỉ biết xây dựng mối quan hệ: sếp, nhân viên và công việc bởi trong chúng ta ai cũng muốn được tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ như những người bạn.

2. Đưa ra những sự khích lệ khi nhân viên làm tốt

Khuyến khích và thúc đẩy những thế mạnh của nhân viên cũng là một cách hiệu quả giúp nhà quản lý gia tăng năng suất làm việc mà vẫn mang lại nhiều lợi ích cho nhân viên của mình. Bất cứ khi nào nhân viên của bạn đề xuất những ý tưởng sáng tạo, hãy lắng nghe và đưa ra sự khích lệ hợp lý để mang lại hiệu quả tốt nhất cho công việc.

Một món quà nhỏ hay lời tán dương trước tập thể cũng là yếu tố khích lệ quan trọng giúp nhân viên hiểu rằng những thành quả của họ được tôn trọng và sẽ nỗ lực cống hiến hơn nữa trong công việc.

3. Xây dựng quy trình làm việc nhóm và vui chơi tập thể

Làm việc nhóm cũng là một cách hiệu quả tăng cường tính đoàn kết và sự hỗ trợ trong công việc của mỗi cá nhân. Nhà quản lý nên đặc biệt đánh giá cao kết quả của team cũng như những cá nhân xuất sắc tiêu biểu trong nhóm. Điều này sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy được đánh giá cao bởi những nỗ lực và sự cống hiến của họ trong công việc.

Ngoài công việc, để giúp nhân viên luôn có tinh thần sáng tạo và năng lượng khi làm việc, nhà quản lý cũng nên đặc biệt quan tâm tới đời sống sinh hoạt cũng như các hoạt động tập thể thường xuyên để giúp nhân viên tăng cường tính đoàn kết và giải trí sau những giờ làm việc.

4. Cố gắng lắng nghe những lời thật lòng của nhân viên

Nhân viên sẽ thực sự thoải mái nếu họ dám thẳng thắn chia sẻ với nhà quản lý rằng họ bị quá sức khi làm việc hay áp lực công việc quá lớn. Đây cũng là cách sẽ giúp cho nhà quản lý nắm bắt được khối lượng công việc cũng như mong muốn của nhân viên để đưa ra sự điều chỉnh hợp lý trong cả cách làm việc và vấn đề sắp xếp thời gian.

Đặc biệt, nhà quản lý cũng cần xây dựng một không gian làm việc thoải mái với chế độ nghỉ ngơi hợp lý để nhân viên có đủ sự sáng tạo và đam mê để cống hiến trong công việc.

Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến: Làm phần mềm cần 10-14h/ngày. Anh chị nào quen làm 5 – 6h ở những nơi khác thì đừng về Fsoft!

Đặt mục tiêu tỷ USD vào năm 2020, Chủ tịch Fsoft cho rằng “Chúng tôi thiếu đúng duy nhất là con người, còn mục tiêu 1 tỷ USD thì không xa xôi gì cả”.

Ngày 20/4, ‘bữa tiệc hàng năm’ của Bộ Công Thương mang tên Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2017, quy tụ các tên tuổi doanh nghiệp Việt làm xuất khẩu, đã diễn ra. FPT, với đại diện FPT Software (tên thường gọi là Fsoft) đến tham dự Diễn đàn với tư cách một đại diện trong ngành xuất khẩu và gia công phần mềm.

Trong phần tọa đàm, Chủ tịch đương nhiệm của Fsoft Hoàng Nam Tiến đã ‘hiến kế’ cho rằng làm phần mềm chính là con đường mà xuất khẩu Việt Nam có thể xem xét đến. Đồng thời, muốn làm được tốt, nhân lực Việt Nam cũng cần chuẩn bị cho mình 2 chữ “trẻ” và “khỏe”.

Xuất khẩu Việt hãy làm gia công phần mềm!

“Từ những sự thay đổi công nghệ trên thế giới, tôi cho rằng việc tập trung vào làm phần mềm, nghiên cứu phần mềm là một hướng đi hoàn toàn có thể lựa chọn” – ông Tiến nhấn mạnh.

Lý giải về nhận định của mình, ông Tiến cho rằng thị trường mà Fsoft đang tham gia được xem là “unlimited” trên thế giới (không có giới hạn về dung lượng thị trường)

“Thống kê 2016, thị trường phần mềm mà FPT có thể làm được lên đến 994 tỷ USD. Đây là thị trường mà chúng tôi hay gọi là “unlimited” (không có giới hạn). Vấn đề giới hạn là năng lực của chúng ta mà thôi”.

Theo lời mô tả của Chủ tịch bộ phận ‘đẻ trứng vàng’ cho FPT, thị trường gia công phần mềm này sẽ còn phình to ra trong tương lai. Ngay lúc này, không chỉ riêng tại Việt Nam mà nếu tính cả hàng triệu kỹ sư phần mềm tại Ấn Độ, Trung Quốc hay ở nhiều nước trên thế giới thì cũng không đáp ứng đủ nhu cầu thế giới.

Ông nói: “Đây là một trong số những ngành mà từ 10 -15 năm nữa sẽ luôn luôn thiếu nhân lực”. Đồng thời, “những khách hàng trong thị trường là những nước giàu nhất thế giới, như các nước Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức… đều cần”

So sánh với tất cả các ngành xuất khẩu chủ lực khác, như lúa gạo, da giày… ông Hoàng Nam Tiến nhấn mạnh rằng việc có tên trên bản đồ một ngành có sức tăng trưởng dồi dào như gia công phần mềm chính là một điều hiếm có và may mắn với xuất khẩu Việt Nam.

Nhân lực cần “khỏe”: “Anh chị nào ở một số nơi mà quen làm có 5 – 6 tiếng/ngày thì đừng làm”

Ông Hoàng Nam Tiến cũng nói về yêu cầu của nguồn nhân lực nếu muốn ‘lên đỉnh’ thế giới trong ngành gia công phần mềm này:

“Việt Nam chúng ta có làm được không? Tôi xin trả lời là đến ngày hôm nay, với một trình độ đào tạo không được cao lắm nhưng chúng ta vẫn cho ra được những kỹ sư đáp ứng đủ nhu cầu thế giới”.

Để làm được điều này, nguồn nhân lực của Việt Nam cần đến 2 chữ là “trẻ” và “khỏe”.

Ở điểm “trẻ” thì theo ông Tiến, “ở độ tuổi như tôi ở công ty (48 tuổi – PV) đã được xem là già để làm phần mềm. Nhân sự trong ngành này nói chung là phải trẻ”.

Còn chia sẻ về yếu tố “khỏe”, vị Chủ tịch cũng chia sẻ về yêu cầu khắc nghiệt của nghề làm phần mềm là một ngày cần làm việc từ 10 -14 tiếng thì mới đảm đương được khối lượng công việc.

“Tôi rất xin lỗi nhưng không có ai mà làm 5 – 6 tiếng/ngày mà làm được phần mềm được đâu ạ. Anh chị nào ở môt số nơi mà quen làm 5 – 6 tiếng/ngày thì đừng về làm phần mềm ở Fsoft” – ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ thẳng thắn.

Nói thêm về câu chuyện của Fsoft, ông Tiến thể hiện tham vọng to lớn của mình cũng như của Tập đoàn FPT trong ngành gia công phần mềm. Cụ thể, ông chia sẻ năm 2016 vừa qua, Fsoft chỉ làm được có 230 triệu USD trên tổng số gần 1000 USD dung lượng thị trường. Thế nhưng đến năm 2020, công ty này đã đạt mục tiêu đạt được tới mức rất cao là 1 tỷ USD.

Tuy nhiên theo ông, mục tiêu này là hoàn toàn khả thi. “Chúng tôi thiếu đúng duy nhất là con người, còn mục tiêu 1 tỷ USD thì không xa xôi gì cả” – ông Tiến nói.

Bí quyết lập nghiệp: Hãy “tước đoạt” kiến thức của người khác!

Hãy học cách “tước đoạt” kiến thức của người khác, và “tước đoạt” của càng nhiều người càng tốt, đó là thông điệp được các doanh nhân – diễn giả đưa ra tại buổi giao lưu doanh nhân – sinh viên tại Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn vào sáng 11/4.

Với chủ đề “Tự tin lập nghiệp”, buổi giao lưu là hoạt động nằm trong khuôn khổ Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can (GTTNLVC) do Báo Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức.

Hàng trăm sinh viên ĐH Công nghệ Sài Gòn đã được lắng nghe những câu chuyện khởi nghiệp kinh doanh thú vị và những kinh nghiệm thực tiễn từ các doanh nhân – diễn giả: ông Tạ Minh Tuấn – Chủ tịch TMT Group, bà Lê Thị Thanh Lâm – Phó tổng giám đốc Sài Gòn Food, ông Võ Thái Hòa – Phó tổng giám đốc Deloitte Việt Nam và ông Huỳnh Công Thắng – người điều phối chương trình, Giám đốc điều hành VICGO, huấn luyện viên tại iStartX – hệ sinh thái Internet tập trung vào hoạt động của Khu Công nghệ Phần Mềm (ITP) ĐH Quốc gia TP.HCM và GS-TS-Nhà nông học Võ Tòng Xuân – Chủ tịch Hội đồng Cố vấn, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo GTTNLVC.

Hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, các doanh nhân – diễn giả đã mang đến cho buổi giao lưu nhiều phần chia sẻ phong phú và bổ ích, giúp sinh viên ĐH Công nghệ Sài Gòn có cái nhìn tổng quan và đa chiều hơn về con đường khởi nghiệp, lập nghiệp và hoàn thành mục tiêu cuộc đời. Theo đó, một trong những thông điệp được nhấn mạnh nhất là: kiến thức là nền tảng quan trọng cần phải được trau dồi thật kỹ lưỡng, và dù làm thuê hay làm chủ, để không bị “lỗ” và thành công trên con đường sự nghiệp, người trẻ cần phải học tập thật tốt, phải biết cách “tước đoạt” những kiến thức của người khác và biến nó thành của mình.

Có hơn 30 năm gắn bó với nghề thực phẩm, bà Lê Thị Thanh Lâm cho biết, bí quyết để giữ lửa nghề chính là phải có mục tiêu cuộc đời. Đây chính là yếu tố giúp bà luôn tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết để có thể làm việc không mệt mỏi. “Bi kịch cuộc đời của một người không phải là không thực hiện được mục tiêu mà là không có mục tiêu để hướng đến”, bà chia sẻ về một câu nói tâm đắc. Còn với ông Hòa, bí quyết thành công của ông gói gọn trong từ “niềm tin”. “Bạn phải có niềm tin vào đồng nghiệp, vào công ty, vào các kế hoạch mình đã đề ra”, ông nhấn mạnh với sinh viên.

Khởi nghiệp từ năm 2 đại học, sớm nếm mùi thất bại khi công ty bị đối tác “quỵt tiền” dẫn đến phá sản, rồi sau đó đứng dậy và lại tiếp tục khởi nghiệp với lĩnh vực y tế và nhiều lĩnh vực khác, ông Tuấn nhận định: “Khởi nghiệp là một con đường, bạn nên khởi nghiệp sớm, nhưng đừng vội… Điều quan trọng bạn nhận được là “thành nhân”. Nó giúp bạn hoàn thiện bản thân mình hơn. Do đó, hãy để khởi nghiệp thay đổi mình”.

Đông đảo sinh viên ĐH Công nghệ Sài Gòn tham gia buổi giao lưu và hào hứng đặt câu hỏi với các diễn giả.
Từ trái sang: ông Tạ Minh Tuấn, bà Lê Thị Thanh Lâm, ông Võ Thái Hòa và ông Huỳnh Công Thắng.
GS-TS-Nhà nông học Võ Tòng Xuân khuyên người trẻ cần phải có đam mê, ước mơ và biết tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường để khi ra trường sẽ dễ dàng hiện thực hóa ước mơ.
Sinh viên liên tục đặt câu hỏi cho các diễn giả.
Đến tham dự buổi giao lưu và chia sẻ về bí quyết giúp người trẻ tự tin hơn khi xin việc, ông Phan Công Chính – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Giải pháp doanh nghiệp Toàn Cầu (GESO) cho biết, ứng viên cần tìm hiểu kỹ xem vị trí mình ứng tuyển đang đòi hỏi những kỹ năng gì, đồng thời cần phát huy thế mạnh riêng và điều chỉnh những điểm còn chưa phù hợp với doanh nghiệp.
Nhà báo Nguyễn Thị Kim Dung – Tổng biên tập Báo Doanh Nhân Sài Gòn, Trưởng Ban tổ chức GTTNLVC 2017 (thứ 2, từ phải sang) và PGS-TS. Cao Hào Thi – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn (ngoài cùng bên trái) tặng hoa cảm ơn các diễn giả, doanh nhân tham dự buổi giao lưu.

Để tự tin, sinh viên cần nắm vững kiến thức

Sáng 1/4, hàng trăm sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tham gia buổi giao lưu cùng các doanh nhân – diễn giả xoay quanh chủ đề “Tự tin lập nghiệp”.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can (GTTNLVC) 2017 do Báo Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức.

Các doanh nhân – diễn giả giao lưu cùng sinh viên ĐH Ngân hàng TP.HCM gồm: ông Trần Hải Linh – Tổng giám đốc Công ty CP Công nghệ Sen Đỏ, ông Đinh Khắc Hoàng – Giám đốc Công ty Bảo hiểm Bến Thành, ông Ngô Vi Đồng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT, ông Nguyễn Anh Toàn – Cố vấn tài chính Hội đồng Quản trị chuỗi cà phê Javi, và ông Huỳnh Công Thắng – Giám đốc điều hành VICGO, huấn luyện viên tại iStartX – hệ sinh thái Internet tập trung vào hoạt động của Khu Công nghệ Phần Mềm (ITP) ĐH Quốc gia TP.HCM.

Trả lời thắc mắc của nhiều sinh viên xoay quanh chủ đề làm thế nào để có đủ tự tin khi bắt đầu lập nghiệp, các doanh nhân khuyên trước hết sinh viên – bao gồm sinh viên thuộc khối ngành Tài chính – Ngân hàng – nên dành thời gian bổ sung kiến thức chuyên ngành thật tốt. Song song đó, các sinh viên cần chú tâm rèn luyện kỹ năng giao tiếp, xây dựng thái độ học tập tích cực và học cách lập kế hoạch cho cuộc đời.

Đông đảo sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM và ĐH Kinh tế – Luật đến tham dự buổi giao lưu sáng 1/4.
Từ trái sang: ông Huỳnh Công Thắng, ông Đinh Khắc Hoàng, ông Ngô Vi Đồng, ông Nguyễn Anh Toàn, ông Trần Hải Linh.
Sinh viên Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM thắc mắc làm thế nào để thăng tiến trong công việc, đồng thời cách duy trì tính kỷ luật trong cuộc sống.
Là một cựu sinh viên trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, ông Nguyễn Anh Toàn chia sẻ câu chuyện 4 năm đi làm thêm tại các công ty tài chính và ngân hàng nhằm tích lũy kinh nghiệm trước khi ra trường. Tuy nhiên, ông thừa nhận việc vừa học vừa làm cũng ảnh hưởng khá lớn đến kết quả học. Và một trong những phương pháp giúp ông vượt qua giai đoạn khó khăn đó là tận dụng kỹ năng giao tiếp có được nhờ đi làm để làm quen với các anh chị khóa trên, qua đó giúp đỡ ông học tập tốt trở lại.
Từ kinh nghiệm sống của bản thân, ông Ngô Vi Đồng khuyến khích người trẻ nên phát huy khả năng nắm bắt thông tin nhanh – nhạy vào trong lĩnh vực học tập và rèn luyện thái độ sống tích cực. Ông còn khuyên sinh viên nên học cách thiết lập mục tiêu cuộc đời, tự chọn lý tưởng sống cho bản thân và điều quan trọng nhất là đừng bao giờ bỏ cuộc trước khó khăn.
Sinh viên lắng nghe lời khuyên chân thành của các doanh nhân liên quan đến phương pháp nâng cao kiến thức chuyên môn, chú trọng rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng học tập và bí quyết duy trì động lực trong cuộc sống.
Có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ nhưng ông Đinh Khắc Hoàng lại xuất thân từ môi trường điện ảnh chuyên nghiệp và từng là nhà sản xuất phim. Để có thể tự tin “lấn sân” sang lĩnh vực bảo hiểm và gắn bó lâu năm với nghề, ông tiết lộ, chính là nhờ tinh thần không ngừng học hỏi, và luôn cố gắng bổ sung kiến thức chuyên ngành. Giải đáp thắc mắc của sinh viên liên quan đến phát triển nghề nghiệp, ông Hoàng khuyên, nghề bảo hiểm cần nhiều đến kỹ năng thuyết phục và đọc vị người khác. Để đạt được điều này, người trẻ cần thời gian trải nghiệm, rèn luyện bên cạnh việc nâng cao kiến thức chuyên môn.
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế – Luật và ĐH Ngân hàng TP.HCM nhờ các vị doanh nhân – cũng là các giám khảo của GTTNLVC 2017 tư vấn cách xây dựng đề án kinh doanh, và bí quyết đạt điểm cao khi tham dự cuộc thi.
Các diễn giả nhiệt tình giải đáp từng thắc mắc của thí sinh, khuyến khích tinh thần sáng tạo, ham học hỏi của thí sinh thể hiện trong đề án.
Sinh viên thắc mắc làm thế nào để tự tin trong giao tiếp và hòa nhập không khí đám đông.
Trả lời vấn đề này, ông Trần Hải Linh khuyên sinh viên hãy thử “tạm quên mình là ai” để phá vỡ rào cản tâm lý sợ khác biệt với số đông. Ông cho biết, bất cứ một cộng đồng hay một nhóm người nào cũng có cách giao tiếp, ứng xử riêng với nhau. Do đó, việc học cách “giả vờ” sẽ giúp bạn quan sát tốt hơn và hòa nhập nhanh hơn vào cộng đồng đó.
Ông Ngô Vi Đồng – Phó trưởng BTC GTTNLVC 2017 (bìa trái) tặng hoa cảm ơn các diễn giả và đại diện trường ĐH Ngân hàng TP.HCM.