Category Archives: Bussiness

Phim ngắn về Tết quay bằng iPhone X gây bất ngờ

“Three Minutes” kể về những cuộc hội ngộ ngắn giữa một nữ nhân viên đường sắt và con trai 6 tuổi với các góc quay đẹp và độc đáo.

Apple thường không cần lý do để đưa ra các video quảng cáo tính năng ấn tượng về các sản phẩm của mình. Nhưng năm nay, để chào mừng năm mới theo lịch mặt trăng tại Trung Quốc, hãng công nghệ Mỹ đã phát hành một bộ phim ngắn có tên gọi “Three Minutes”, được thực hiện hoàn toàn bằng iPhone X.

Được sản xuất bởi đạo diễn Peter Chan, Three Minutes kể câu chuyện về cuộc hội ngộ ngắn ngủi trong dịp Tết, thời điểm hàng triệu người Trung Quốc đồng loạt di chuyển để về quê, giữa một nhân viên đường sắt và đứa con trai 6 tuổi của cô ấy. Theo Chinadaily, thông điệp được truyền tải, ngoài việc khuyến khích người dùng mua iPhone X, là thời gian dành cho gia đình luôn quý giá đáng trân trọng, cho dù nó có thể ngắn đến đâu đi chăng nữa.

Bằng iPhone X, đạo diễn 55 tuổi đã chứng tỏ được kỹ năng và kinh nghiệm của mình trong việc kể chuyện và sử dụng những góc quay sáng tạo. Ông cũng dùng cả máy bay không người lái để ghi lại các cảnh từ trên không. Mặc dù chỉ dùng smartphone, bị giới hạn khá nhiều về mặt kỹ thuật, bộ phim ngắn đã gây được nhiều cảm xúc với khán giả. Chỉ trong thời gian ngắn, bộ phim đã nhanh chóng lan truyền qua mạng và thu hút hàng chục triệu lượt xem trên Youku, website nổi tiếng về video ngay trong hôm ra mắt (1/2).

“Phần quan trọng nhất của việc quay phim không phải là kỹ thuật mà là ý tưởng”, người đạo diễn chia sẻ. Ông cũng nói rằng trong thời đại kỹ thuật số, nơi hầu hết mọi người có thể quay video hay clip bằng điện thoại của mình, công nghệ đã hạ thấp ngưỡng cửa để mọi người trở thành đạo diễn.

Cũng theo Peter Chan, sử dụng điện thoại thông minh “tiện lợi hơn”, vì nó cho phép các nhà làm phim ghi hình được trong không gian hẹp hơn so với các máy quay phim truyền thống.

Tuy nhiên, một số người xem cũng phát hiện ra trong video về hậu trường thực hiện bộ phim này, Chan cũng phải sử dụng các phương tiện hỗ trợ hiện đại và chuyên nghiệp.

Cảnh hậu trường làm phim bằng iPhone X.

“Bạn không thể trở thành Peter Chan chỉ với một chiếc iPhone X. Đó sẽ vẫn là một giấc mơ”, một ý kiến để lại trong trang web chia sẻ video.

Thành công như Mark Cuban: Dành ít nhất 3 giờ đọc sách, nhưng quan trọng nhất vẫn là ăn ngủ cùng công việc

Là một trong những người giàu nhất thế giới, tỷ phú Mark Cuban lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, trải qua không ít khó khăn, thử thách để đạt được thành công như ngày hôm nay.

Khi nói đến nỗ lực làm việc cũng như năng suất làm việc khó ai có thể đánh bại Mark Cuban. “Hãy làm việc như thể có ai đó đang làm việc 24 giờ mỗi ngày cố gắng lấy hết tất cả những gì bạn đang có” – ông từng nói.

Hãy xem tỷ phú “Shark Tank Mỹ” Mark Cuban làm gì một ngày để biết vì sao ông lại thành công như vậy.

Làm việc ngay khi thức giấc

Thành công như Mark Cuban: Dành ít nhất 3 giờ đọc sách, nhưng quan trọng nhất vẫn là ăn ngủ cùng công việc - Ảnh 1.

Mark Cuban lao vào làm việc ngay khi ngủ dậy. “Kinh doanh là sở thích của tôi. Mỗi sáng thức dậy tôi sẽ làm việc ngay lập tức và tôi yêu việc đó”.

Điều đầu tiên mỗi sáng là kiểm tra Cyber Dust – một ứng dụng nhắn tin – sau đó Mark Cuban sẽ check email, “đọc, cập nhật và giải quyết bất cứ vấn đề nào cần phải giải quyết. Ưu tiên số 1 của tôi luôn là công việc”.

Đọc sách hơn 3 giờ

Cuban đã từng tiết lộ rằng ông có thể đọc hơn 3 tiếng đồng hồ mỗi ngày – một thói quen khiến vợ ông khó chịu. “Thói quen này giúp tôi thoải mái và tự tin hơn với việc kinh doanh của mình”.

Bỏ qua các công việc thông thường vô nghĩa

Ông có xu hướng bỏ qua các công việc thông thường vô nghĩa trong ngày làm việc của mình. “Một cuộc họp sẽ chỉ phí thời gian nếu không phải bạn đang chốt deal. Có rất nhiều cách để giao tiếp thực tế hoặc chắc chắn rằng trước khi đến một cuộc họp bạn phải biết trước được thời lượng và dự đoán kết quả cuộc họp đó”.

Lắng nghe cơ thể

Thành công như Mark Cuban: Dành ít nhất 3 giờ đọc sách, nhưng quan trọng nhất vẫn là ăn ngủ cùng công việc - Ảnh 2.

Khi nghỉ ngơi, Cuban nói rằng ông luôn cố gắng lắng nghe cơ thể mình. “Nếu cảm thấy mệt mỏi, tôi sẽ chợp mắt một lúc. Tôi luôn tự sắp xếp lịch trình của mình. Thay vì phải chạy theo lịch trình ai đó, tôi sẽ làm việc theo lịch trình mình tự đặt ra. Nếu mệt mỏi, tôi sẽ đi ngủ.”

Ưu tiên cho gia đình

Vì ông luôn ưu tiên chuyện kinh doanh lên hàng đầu trước khi lập gia đình, Cuban nói rằng bây giờ ông đã có thể giành vị trí đó cho gia đình nhỏ của mình. “Bây giờ tôi sẽ sắp xếp lịch trình sao cho dành thời gian cho các con càng nhiều càng tốt” – ông phát biểu trong blog Life of Dad.

Một phần thời gian chất lượng cùng các con là việc đảm bảo rằng các con không tiếp xúc quá nhiều với công nghệ. Ông nói với Huffington rằng ông sẽ quản lý thời gian xem màn hình của bọn trẻ và thậm chí cài đặt bộ định tuyến Cisco với phần mềm quản lý để đảm bảo bọn trẻ không phá luật.

Tập thể dục

Thành công như Mark Cuban: Dành ít nhất 3 giờ đọc sách, nhưng quan trọng nhất vẫn là ăn ngủ cùng công việc - Ảnh 3.

Tập thể dục là một phần cốt yếu trong lịch trình hằng ngày của Mark Cuban. Trong The Dallas Morning News ông nói rằng ông luôn kiên trì với chế độ một giờ tập Cardio, sáu ngày một tuần.

Ngoài ra ông còn tập luyện với máy tập, chơi bóng rổ, tập kickboxing và tham gia các lớp aerobic ở Lifetime Fitness”. Một trong những bài hát luyện tập ông thích là “Bangarang”.

Tắt điện thoại

Ông nói với tờ Huffington rằng ông luôn tắt điện thoại trước khi ngủ, và thường xem “Law & Order” để thư giãn. Mark Cuban thường dùng tai nghe tránh việc làm thức giấc vợ của mình và đặt TV ở chế độ tự động tắt. “Có thể đây là một thói quen xấu mà tôi nghĩ là một thói quen cũ mà tôi chưa thể bỏ được.”

Mark Cuban thường ngủ 6 -7 tiếng vào buổi tối

Nhưng thỉnh thoảng Mark Cuban thậm chí còn thức dậy và bắt đầu làm việc vào lúc nửa đêm. “Nếu có ý tưởng nào đấy xuất hiện trong đầu, tôi sẽ tỉnh dậy vài lần mỗi tối và bắt đầu sử dụng Cyber Dust. Tôi sẽ làm việc ngay tức khắc.”

Với Mark Cuban, khi nói đến làm việc, chung quy lại chỉ có một từ là chăm chỉ. “Tôi luôn nói với mọi người, điều duy nhất trong cuộc đời bạn có thể kiểm soát là nỗ lực của bạn.” – ông nói trong tờ The National Review.

Mở công ty game, trở thành tỷ phú đôla tuổi 37

Cổ phiếu của công ty phát triển game có trụ sở tại Anyang đã tăng gấp đôi kể từ sau thương vụ IPO vào hồi tháng 9, giúp nhà sáng lập Kim “bỏ túi” thêm 689 triệu USD nâng tổng số tài sản anh nắm giữ lên con số 1,1 tỷ USD

Mở công ty game, trở thành tỷ phú đôla tuổi 37

Tựa game hot Black Desert Online của Pearl Abyss đã giúp nhà sáng lập Kim Dae-il trở thành tỷ phú game internet mới nhất của Hàn Quốc.

Theo Bloomberg, Kim hiện trực tiếp nắm 39% cổ phần tại công ty và anh cũng đã xác nhận khối tài sản cũng như tỷ lệ cổ phần mình nắm giữ.

“Nhìn chung ngành công nghiệp game và công nghệ thông tin cần ít vốn đầu tư hơn trong giai đoạn đầu so với các lĩnh vực khác. Chính vì vậy, khi dành thời gian và nguồn lực cho nó, bạn cần phải thử đi thử lại rất nhiều lần”, Kim chia sẻ.

Mở công ty với chỉ vỏn vẹn 7 nhân viên vào năm 2010, Pearl Abyss hiện có hơn 200 người. Họ đang lên kế hoạch cho ra mắt phiên bản di động của Black Desert vào cuối tháng này. Được biết, đã có hơn 2 triệu người dùng đăng ký chơi chỉ trong 3 tuần.

“Kỳ vọng vào việc mở rộng sang lĩnh vực game di động cùng kế hoạch ra mắt các tựa game mới là động lực đẩy giá cổ phiếu công ty tăng”, theo Kim Hak-joon đến từ công ty Kiwoom Securities tại Seoul. Black Desert là tựa game được chơi ở hơn 100 quốc gia “phù hợp với khẩu vị người chơi nước ngoài cùng rất nhiều lựa chọn phong phú”.

Ra mắt vào năm 2014, Black Desert đã tạo ra doanh thu vượt 400 tỷ won (tương đương 376,6 triệu USD) với khoảng 80% trong số đó tới từ nước ngoài.

Pearl Abyss đang tìm cách mở rộng game này sang những nền tảng khác và hợp tác cùng Microsoft để ra mắt Black Desert cho thị trường game cầm tay trong năm nay. Kim nói rằng ít nhất 2 game mới đang được công ty phát triển.

Kim, 37 tuổi đã bỏ học đại học để theo đuổi giấc mơ tạo ra các tựa game. Với thành công của Black Desert, anh trở thành thành viên mới nhất trong danh sách những tỷ phú tự thân của Hàn Quốc gồm có Bang Kun-hyuk của NEtmarble và Kwon Hyuk-bin của Smilegate Holdings.

.

“Bộ đôi quyền lực” đứng sau startup đắt giá nhất thế giới

Jean Liu và Cheng Wei là hai nhân vật đã dẫn dắt Didi Chuxing “hất cẳng” Uber ra khỏi thị trường Trung Quốc vào năm 2016 …

“Bộ đôi quyền lực” đứng sau startup đắt giá nhất thế giới

Ứng dụng gọi xe hàng đầu Trung Quốc – Didi Chuxing hiện có tổng cộng 21 triệu đối tác lái xe và được cho là đã vượt qua Uber trở thành startup giá trị nhất thế giới.

Theo CNN, Didi tuyên bố đã huy động được 4 tỷ USD trong đợt gọi vốn mới nhất và được định giá 56 tỷ USD. Đứng sau startup gọi xe đã đánh bại Uber tại thị trường Trung Quốc là “bộ đôi trẻ tuổi quyền lực”: Jean Liu và Cheng Wei.

Jean Liu có xuất thân nhà nòi trong ngành công nghệ, là con gái của nhà sáng lập Lenovo.

Cô tốt nghiệp đại học Bắc Kinh chuyên ngành khoa học máy tính và có bằng thạc sĩ đại học Harvard. Sau khi tốt nghiệp, Liu làm việc cho Goldman Sachs trong 12 năm.

Giám đốc điều hành (CEO) Tim Cook của Apple từng viết về Liu – người hiện là chủ tịch của Didi: “Cô ấy có chung quan điểm với tôi rằng các công ty có thể và nên làm việc không chỉ để kiếm lợi nhuận”.

Liu và đội ngũ của mình liên tục phân tích các dữ liệu về quãng đường di chuyển của mọi người, giống như cách các nhà hải dương học theo dõi thủy triều, để cải thiện dịch vụ của Didi.

Nhưng không chỉ là cỗ máy toàn con số, Liu còn sở hữu khả năng thương thuyết tuyệt vời, giúp mang về khoản đầu tư 1 tỷ USD từ Apple cho Didi. Đây chính là thương vụ góp phần giúp Didi “hất cẳng” Uber ra khỏi thị trường đi chung xe Trung Quốc vào năm 2016.

Ngoài ra, Liu cũng tham gia tích cực trong cuộc chiến vượt qua các quy định của giới chức nước này đối với ngành công nghiệp đi chung xe.

Nhân vật quan trọng không kém khác của Didi Chuxing chính là nhà sáng lập Cheng Wei – người hiện là CEO của công ty.

Wei thành lập Didi vào năm 2012, khi mới 29 tuổi và 4 năm sau đó thâu tóm toàn bộ tài sản tại Trung Quốc của đối thủ Uber.

Tốt nghiệp đại học, Wei khởi đầu với vị trí trợ lý giám đốc cho một công ty massage chân và làm việc ở đây trong 1 năm.

Năm 2005, Wei gia nhập Alibaba làm nhân viên bán hàng. Chỉ trong 6 năm, Wei đã leo lên làm quản lý khu vực của Alipay – trở thành người trẻ nhất giữ vị trí này.

Năm 2013, Didi nhận được đầu tư từ Tencent, khơi mào cuộc chiến với đối thủ Kuaidi Dache do Alibaba “chống lưng”. Cả hai thi nhau “đốt tiền” vào các chiến dịch khuyến mại nhằm thu hút người dùng. Cuộc chiến kết vào năm 2015 bằng một thương vụ sáp nhập.

Hiện Didi Chuxing nhận được hỗ trợ từ cả 3 gã công nghệ khổng lồ của Trung Quốc – cũng là đối thủ của nhau gồm Tencent, Alibaba và Baidu.

Trong số 5 startup đắt giá nhất thế giới hiện nay, có 3 công ty của Trung Quốc gồm Didi, hãng điện thoại thông minh Xiaomi, và công ty giao thực phẩm tận nhà Meituan-Dianping.

 

Điều ít biết về Telegram – ứng dụng tin nhắn bí ẩn nhất thế giới

Với số tiền gần 300 triệu USD thu được từ startup trước đó, nhà sáng lập Telegram đến nay vẫn đang duy trì ứng dụng của mình bằng tiền túi của mình.

Điều ít biết về Telegram - ứng dụng tin nhắn bí ẩn nhất thế giới

Telegram là ứng dụng nhắn tin miễn phí kết hợp được sức mạnh của Whatsapp và độ bảo mật cao của Snapchat. Ứng dụng này được biết đến khi người dùng phải tìm kiếm một nền tảng nhắn tin thay thế cho Whatsapp khi nó gặp sự cố vào năm 2014. Rất nhanh chóng, Telegram trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất trên iOS vào thời điểm đó, với độ bảo mật cao đến nỗi các hacker, hay an ninh Nga không thể can thiệp được.

Tháng 3/2016, Pavel Durov – nhà sáng lập ứng dụng tin nhắn Telegram đã phát biểu dõng dạc tại một hội nghị công nghệ rằng ứng dụng của họ đã thu hút 100 triệu người dùng mỗi tháng và thu hút khoảng 350.000 người theo dõi mới mỗi ngày.

Đây quả thực là một con số cực kỳ ấn tượng, tuy nhiên càng ấn tượng hơn khi biết rằng Telegram không hề kêu gọi vốn như thông thường mà nhà sáng lập muốn xây dựng theo phương thức hoạt động giống Wikipedia, nghĩa là kêu gọi cộng đồng ủng hộ tiền để duy trì dịch vụ.

Hai anh em sáng lập là “thiên tài code”

Ngay từ giai đoạn tuổi thơ, Pavel Duvov đã có chút liên đới tới nhà chức trách. Thời còn đi học, Pavel đã sử dụng khả năng code thiên tài được trời phú của mình để hack mạng máy tính của trường. Anh đã thay đổi màn hình chào ban đầu thành: “Must Die” (Phải chết) bên cạnh một bức ảnh người giáo viên mà anh ghét nhất trường. Trường học đã trả đũa bằng việc ngừng cho anh truy cập mạng lưới nội bộ. Tuy nhiên Pavel đã luôn hack và lấy được mật khẩu mới.

Pavel nói với bạn cùng lớp của mình rằng anh muốn trở thành “biểu tượng Internet”, Nikolai Konovov nói trong cuốn sách về code mang tên The Durov Code. Nikolai chính là anh trai của Pavel – người đã giúp anh nhận ra tham vọng đó.

telegram-ung-dung-nhan-tin-bao-9490-3424

Bản thân Nikolai cũng là một thiên tài khi còn rất nhỏ tuổi. Anh đã đọc rất nhiều sách và giành hai chiến thắng liên tiếp trong 2 mùa cuộc thi lập trình quốc tế. “Anh ta là một thiên tài máy tính”, theo Anton Nossik – một doanh nhân Internet – người đã biết anh trai Durov trong nhiều năm. Trong các bài phỏng vấn, Pavel thường nhắc tới anh trai mình như hình mẫu chủ đạo và là cố vấn về lập trình.

Pavel đã sáng lập ra Vkontakte khi vừa tốt nghiệp Đại học St. Petersburg vào năm 2006, ban đầu được thiết kế như một nền tảng mạng xã hội cho sinh viên.

Nikolai ban đầu tư vấn cho em trai mình thông qua điện thoại vì khi ấy anh sống tại Đức. Tuy nhiên, khi VK giành được chỗ đứng, anh quay lại St. Petersburg và nắm giữ vị trí Giám đốc công nghệ của công ty. Đây trở thành mạng xã hội đối trọng của Facebook ở Nga và thậm chí hoạt động nhanh hơn đối thủ.

Tuy nhiên, VK sau này gặp phải một vài rắc rối với chính phủ khiến Pavel bị buộc bán hết số cổ phần, sa thải khỏi công ty và rời quê hương. Anh quyết tâm lập nên một ứng dụng tin nhắn siêu bảo mật nhằm “trả đũa” chính phủ Nga. Và thế là Telegram ra đời.

Mỗi tháng tự bỏ tiền túi ra 1 triệu USD để duy trì hoạt động Telegram

Theo chia sẻ của Pavel thì anh kiếm được khoảng 260 triệu USD từ VK và với khoản tiền đó trong một ngân hàng ở Đan Mạch, Durov cùng anh trai Nikolai đã bắt đầu gây dựng lại sự nghiệp. Họ mua hộ chiếu công dân đảo St. Kitts ở Caribbean sau đó, cả hai dốc sức cho công ty mới mang tên Telegram.

Dự án lấy ý tưởng từ hệ thống bảo mật mã hóa tin nhắn mà Durov và anh trai dùng để liên lạc tránh bị theo dõi. Bằng cách đóng gói mọi thứ thành một ứng dụng, Durov đã mang tới cho thế giới phương thức nhắn tin bảo mật hàng đầu. Telegram được phát hành tháng 8/2013 mà không có thông báo chính thức.

Do gặp rắc rối với nhà chức trách nước Nga nên cách chỉ đạo của Pavel có phần “lén lút” để tránh bị theo dõi. Anh dùng tới 3 số điện thoại khác nhau, nhưng rất ít khi trao đổi công việc qua điện thoại. Telegram được xây dựng tại một văn phòng nhỏ ở Berlin. Nhưng giờ, nhân viên công ty lại làm việc tại nhiều nơi khác nhau, chủ yếu họ đặt phòng qua Airbnb.com và thay đổi vị trí liên tục.

Lý giải cho việc này, Durov nói rằng làm như vậy sẽ giúp công ty tránh bị lôi cuốn vào chính trị hay kinh tế của bất kỳ quốc gia nào.

Telegram cũng không phải để bán hay là nơi cho các nhà đầu tư. Durov cho biết nhiều công ty đầu tư mạo hiểm nổi tiếng từ Thung lũng Silicon đã tiếp cận anh và đưa ra vô số lời đề nghị hấp dẫn. Nhưng Pavel cho biết chỉ muốn xây dựng một nhóm cộng sự nhỏ thân thiết.

Ngoài ra theo thông tin của tờ BI thì Mỗi tháng, Telegram “ngốn” của Durov 1 triệu USD và nó chưa tạo ra bất kỳ khoản thu nhập nào cho anh, nhưng đây là khoản mà theo Pavel là “vẫn trong tầm kiểm soát”. Dĩ nhiên Pavel cho biết việc này sẽ không thể kéo dài mãi mãi.

Anh cho biết đang tìm hướng phát triển để có thể mang về thu nhập cho công ty bằng cách cho các nhà phát triển xây dựng dịch vụ trên nền tảng của Telegram rồi trích hoa hồng lợi nhuận.