Category Archives: Bussiness

Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến: Làm phần mềm cần 10-14h/ngày. Anh chị nào quen làm 5 – 6h ở những nơi khác thì đừng về Fsoft!

Đặt mục tiêu tỷ USD vào năm 2020, Chủ tịch Fsoft cho rằng “Chúng tôi thiếu đúng duy nhất là con người, còn mục tiêu 1 tỷ USD thì không xa xôi gì cả”.

Ngày 20/4, ‘bữa tiệc hàng năm’ của Bộ Công Thương mang tên Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2017, quy tụ các tên tuổi doanh nghiệp Việt làm xuất khẩu, đã diễn ra. FPT, với đại diện FPT Software (tên thường gọi là Fsoft) đến tham dự Diễn đàn với tư cách một đại diện trong ngành xuất khẩu và gia công phần mềm.

Trong phần tọa đàm, Chủ tịch đương nhiệm của Fsoft Hoàng Nam Tiến đã ‘hiến kế’ cho rằng làm phần mềm chính là con đường mà xuất khẩu Việt Nam có thể xem xét đến. Đồng thời, muốn làm được tốt, nhân lực Việt Nam cũng cần chuẩn bị cho mình 2 chữ “trẻ” và “khỏe”.

Xuất khẩu Việt hãy làm gia công phần mềm!

“Từ những sự thay đổi công nghệ trên thế giới, tôi cho rằng việc tập trung vào làm phần mềm, nghiên cứu phần mềm là một hướng đi hoàn toàn có thể lựa chọn” – ông Tiến nhấn mạnh.

Lý giải về nhận định của mình, ông Tiến cho rằng thị trường mà Fsoft đang tham gia được xem là “unlimited” trên thế giới (không có giới hạn về dung lượng thị trường)

“Thống kê 2016, thị trường phần mềm mà FPT có thể làm được lên đến 994 tỷ USD. Đây là thị trường mà chúng tôi hay gọi là “unlimited” (không có giới hạn). Vấn đề giới hạn là năng lực của chúng ta mà thôi”.

Theo lời mô tả của Chủ tịch bộ phận ‘đẻ trứng vàng’ cho FPT, thị trường gia công phần mềm này sẽ còn phình to ra trong tương lai. Ngay lúc này, không chỉ riêng tại Việt Nam mà nếu tính cả hàng triệu kỹ sư phần mềm tại Ấn Độ, Trung Quốc hay ở nhiều nước trên thế giới thì cũng không đáp ứng đủ nhu cầu thế giới.

Ông nói: “Đây là một trong số những ngành mà từ 10 -15 năm nữa sẽ luôn luôn thiếu nhân lực”. Đồng thời, “những khách hàng trong thị trường là những nước giàu nhất thế giới, như các nước Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức… đều cần”

So sánh với tất cả các ngành xuất khẩu chủ lực khác, như lúa gạo, da giày… ông Hoàng Nam Tiến nhấn mạnh rằng việc có tên trên bản đồ một ngành có sức tăng trưởng dồi dào như gia công phần mềm chính là một điều hiếm có và may mắn với xuất khẩu Việt Nam.

Nhân lực cần “khỏe”: “Anh chị nào ở một số nơi mà quen làm có 5 – 6 tiếng/ngày thì đừng làm”

Ông Hoàng Nam Tiến cũng nói về yêu cầu của nguồn nhân lực nếu muốn ‘lên đỉnh’ thế giới trong ngành gia công phần mềm này:

“Việt Nam chúng ta có làm được không? Tôi xin trả lời là đến ngày hôm nay, với một trình độ đào tạo không được cao lắm nhưng chúng ta vẫn cho ra được những kỹ sư đáp ứng đủ nhu cầu thế giới”.

Để làm được điều này, nguồn nhân lực của Việt Nam cần đến 2 chữ là “trẻ” và “khỏe”.

Ở điểm “trẻ” thì theo ông Tiến, “ở độ tuổi như tôi ở công ty (48 tuổi – PV) đã được xem là già để làm phần mềm. Nhân sự trong ngành này nói chung là phải trẻ”.

Còn chia sẻ về yếu tố “khỏe”, vị Chủ tịch cũng chia sẻ về yêu cầu khắc nghiệt của nghề làm phần mềm là một ngày cần làm việc từ 10 -14 tiếng thì mới đảm đương được khối lượng công việc.

“Tôi rất xin lỗi nhưng không có ai mà làm 5 – 6 tiếng/ngày mà làm được phần mềm được đâu ạ. Anh chị nào ở môt số nơi mà quen làm 5 – 6 tiếng/ngày thì đừng về làm phần mềm ở Fsoft” – ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ thẳng thắn.

Nói thêm về câu chuyện của Fsoft, ông Tiến thể hiện tham vọng to lớn của mình cũng như của Tập đoàn FPT trong ngành gia công phần mềm. Cụ thể, ông chia sẻ năm 2016 vừa qua, Fsoft chỉ làm được có 230 triệu USD trên tổng số gần 1000 USD dung lượng thị trường. Thế nhưng đến năm 2020, công ty này đã đạt mục tiêu đạt được tới mức rất cao là 1 tỷ USD.

Tuy nhiên theo ông, mục tiêu này là hoàn toàn khả thi. “Chúng tôi thiếu đúng duy nhất là con người, còn mục tiêu 1 tỷ USD thì không xa xôi gì cả” – ông Tiến nói.

Mỗi người Việt Nam đang trả cho Masan 2 USD một tháng

Mỗi người Việt Nam đang trả cho Masan 2 USD một tháng

Lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng con số này quá ít so với nhu cầu chi tiêu hàng tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay, mục tiêu đặt ra là phải để người Việt trả cho Masan 10 USD mỗi tháng.

  • Bá chủ mảng tương ớt sau thương vụ mua Cholimex, nhưng Masan lại đang thất thủ ở cả 2 mặt trận truyền thống là nước mắm & mì gói
  • KKR rót 250 triệu USD vào Masan Group và công ty con sản xuất thức ăn chăn nuôi
  • Sau FPT và Masan, Quỹ đầu tư TPG đầu tư mạnh vào Hệ thống trường Quốc tế Việt Úc

Số phận những công ty sống ký sinh vào iPhone

Có ít nhất 6 công ty lớn sẽ sẽ sụt giảm giá trị thảm hại chỉ sau một công bố không sử dụng sản phẩm của họ từ Apple.

Thành công của iPhone là vô tiền khoáng hậu. Với hơn 1 tỷ chiếc iPhone bán ra trong suốt 9 năm qua, smartphone mang tính biểu tượng của Apple không chỉ thay đổi cách người ta sử dụng công nghệ và còn biến Apple thành công ty thành công và có ảnh hưởng nhất thế giới.

Trong suốt con đường đó, Apple và iPhone được xem là mỏ vàng cho hàng loạt công ty, vốn là đối tác sản xuất hoặc cung cấp linh kiện cho họ. Do đó, mặc dù iPhone giúp một số công ty đạt lợi nhuận khổng lồ, việc phụ thuộc quá nhiều vào Apple chính là một mối nguy.

Trường hợp của Imagination Technologies mới đây là ví dụ điển hình. Cổ phiếu của hãng này sụt giảm gần 70% sau khi Apple hé lộ thông tin tự thiết kế kiến trúc GPU mới cho iPhone.

Tương tự, cổ phiếu của Dialog Semiconductor giảm hơn 30% khi có báo cáo cho rằng Apple có hứng thú với việc tự phát triển con chip quản lý pin.

Statista mới đây đưa ra danh sách một loạt công ty được xem là “sống ký sinh” vào Apple. Theo đó, doanh thu từ việc sản xuất linh kiện cho Apple thường chiếm hơn 50% doanh thu hàng năm của họ.

6 công ty có mức độ phụ thuộc lớn vào Apple. (% doanh thu dựa trên báo cáo tài chính năm 2016). Nguồn: Company Fillings.

“Phụ thuộc vào một đối tác duy nhất là mối nguy lớn. Đó cũng là lý do Apple đối xử với các công ty này một cách kém công bằng hơn so với những công ty có danh sách khách hàng dồi dào hơn. Nó cũng đưa Apple lên vị thế cửa trên khi đàm phán hợp đồng. Ở đó, họ có thể yêu cầu các điều khoản có lợi cho mình”, Statista cho hay.

Trong bảng thống kê trên, có thể thấy Dialog Semiconductor có lý do để lo lắng nhất khi họ phụ thuộc quá lớn vào Apple. Mặc dù vậy, không phải đối tác nào cũng cần lo sợ như vậy. Chẳng hạn, Apple khó tìm kiếm được đối tác nào có năng lực sản xuất lớn hơn Foxconn để lắp ráp iPhone.

Tuy nhiên, bảng thống kê nói trên chỉ nhắc đến những công ty lớn, niêm yết rõ ràng. Trên khắp thế giới, có hàng nghìn những công ty khác được xem là sống gửi vào Apple, từ các đơn vị sản xuất phụ kiện, cửa hàng buôn bán sản phẩm Apple mà người ta chưa thể thống kê hết được.

Chẳng hạn mới đây, động thái yêu cầu dỡ bỏ bảng hiệu có liên quan đến thương hiệu Apple của đại diện pháp lý Apple tại Việt Nam hay việc dấy lên tin đồn Apple cấm việc sửa chữa iPhone từ các đơn vị không được ủy quyền cũng gây sóng gió lớn cho giới kinh doanh trong nước.

Thành Duy
* Nguồn: Zing News

Sau Vinasun, đến lượt Mai Linh than khó vì Uber và Grab

Mở đầu báo cáo thường niên năm 2016 mới được công bố, ban lãnh đạo Tập đoàn Mai Linh nhấn mạnh, năm 2016 là một năm cực kỳ khó khăn đối với tập đoàn.

Nguyên nhân do Uber, Grab hoạt động tràn lan, nhất là ở hai thành phố lớn như Tp.HCM và Hà Nội khiến thị trường taxi cạnh tranh khốc liệt, trong đó sự bất bình đẳng về thuế và các điều kiện kinh doanh khác đã gây thiệt hại lớn về doanh thu cho Mai Linh cũng như các hãng taxi truyền thống.

Theo số liệu chính thức, chỉ trong vòng vài năm trở lại đây, số lượng taxi Uber và Grab ở Tp.HCM đã lên tới 21.000 xe, nếu kể cả xe chạy “lụi” không đăng ký ước tính phải đến 25.000 xe (trong khi qui hoạch taxi của Tp.HCM đến nay chỉ cho phép tổng cộng 11.000-12.000 xe) làm trật tự giao thông đô thị bị phá vỡ, kẹt xe nghiêm trọng, nhà nước thất thu thuế…

Bên cạnh đó, tại nhiều địa phương, các công ty taxi khác mới ra đời đã phá điểm, phá giá để tranh giành thị phần cũng gây nhiều khó khăn cho các đơn vị chi nhánh của Mai Linh.

Kết thúc năm tài chính 2016, doanh thu của Mai Linh vẫn tăng trưởng mạnh 32,3% so với năm 2015, đạt 3.730 tỷ đồng do tập đoàn đẩy mạnh đầu xe.

Lợi nhuận Mai Linh sụt giảm vì mất thị phần.

Doanh thu từ hoạt động taxi/tổng doanh thu năm 2016 là 86,22%; tỷ lệ này tăng so với năm 2015 (80,29%) cho thấy hoạt động taxi tiếp tục đóng vai trò là hoạt động kinh doanh chủ lực, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu toàn hệ thống tập đoàn.

Mặc dù doanh thu tăng đáng kể, nhưng do các khoản chi phí tài chính và chi phí quản lý tăng khiến lợi nhuận trước thuế năm 2016 giảm 62% so với năm trước, đạt 61,12 tỷ đồng.

Trong năm 2016, Mai Linh đã đầu tư 2.096 xe và thanh lý 789 xe, đưa tổng số phương tiện taxi của toàn hệ thống tính đến ngày 31/12/2016 là 14.358 phương tiện.

Về tình hình thực hiện thu lao, trong năm qua, công ty đã dự toán thù lao và chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát tối đa là 3,5 tỷ đồng.

Trong đó, 5 thành viên Hội đồng quản trị nhận 2,4 tỷ đồng, tương đương với mỗi thành viên nhận về 40,5 triệu đồng một tháng. 3 thành viên Ban Kiểm soát nhận 715 triệu đồng. Như vậy người sẽ nhận 20 triệu đồng một tháng.

Năm 2017, Mai Linh đặt mục tiêu doanh thu 3.800 tỷ đồng, lợi nhuận 68 tỷ đồng; đầu tư 2.404 xe và thanh lý 810 xe; xe cuối kỳ đạt 15.839 xe.

Kiều Linh
* Nguồn: VN Economy

United Airlines mất hơn nửa lợi nhuận

Hãng bay Mỹ vừa công bố báo cáo tài chính quý I, trong bối cảnh đang phải giải quyết scandal kéo lê hành khách gốc Việt ra khỏi máy bay tuần trước.

Công ty mẹ của United Airlines – United Continental đã công bố báo cáo với lợi nhuận giảm 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, những con số này còn khả quan hơn dự kiến khi mà trước đó, các chuyên gia tại Wall Street từng dự báo mức giảm lên tới 70%, do hai khoản chi phí lớn nhất của United tăng mạnh.

Giá nhiên liệu đã tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí nhân công của hãng cũng tăng 7% do các thỏa thuận đắt đỏ với công đoàn. Dù vậy, doanh thu của hãng vẫn tăng 3% lên 8,42 tỷ USD.

Bên cạnh đó, giá vé của hãng không đổi so với năm ngoái. Đây là tin tốt với cả hãng bay và ngành hàng không. Do giá vé nhiều hãng lớn khác đang giảm vì dư thừa công suất. Delta là hãng bay lớn đầu tiên của Mỹ thông báo giá giảm 0,5% tuần trước. Chốt phiên hôm qua, cổ phiếu United Continental Holdings tăng 2,4%.

United Airlines giảm lãi đáng kể vì chi phí nhân công và nhiên liệu tăng mạnh. Ảnh: AFP.

Dù vậy, United vẫn lo lắng cuộc khủng hoảng truyền thông hiện tại sẽ khiến nhà đầu tư quay lưng với họ. Đầu tuần trước, đoạn video cho thấy một hành khách của hãng bị kéo lê khỏi máy bay đã khiến cổ phiếu United lao dốc. Việc này có lúc khiến vốn hóa công ty mất một tỷ USD. Từ đó, mã này đã hồi phục đáng kể, nhưng vẫn chưa về mốc trước sự kiện trên.

“Từ các sự kiện gần đây, rõ ràng là chúng tôi cần làm tốt hơn nữa để phục vụ khách hàng”, CEO Oscar Munoz cho biết trong một thông báo, “Việc này sẽ là một bước ngoặt với công ty. Chúng tôi đang quyết tâm hơn bao giờ hết trong việc đặt khách hàng làm trung tâm trong mọi trường hợp”.

Munoz đã bị phản ứng mạnh vì các tuyên bố ban đầu, tỏ ý bênh nhân viên và chỉ trích khách hàng, khi sự việc mới diễn ra. Sau đó, ông đã thay đổi quan điểm và nhận toàn bộ trách nhiệm.

Hà Thu / CNN
* Nguồn: VnExpress