Nokia đã trở lạ

Nokia đã bất ngờ lật đổ hàng loạt đối thủ để giành lấy ngôi vị số 1 tại Việt Nam.

Nokia nhanh chóng qua mặt hàng loạt đối thủ để giành lấy ngôi vương, chiếm hơn 25% thị phần, theo số liệu công bố của GfK, trong 7 tháng đầu năm 2018.

Trở lại đường đua

Đây là kết quả bất ngờ cho thị trường. Bởi lâu nay, người tiêu dùng vẫn cho rằng, điện thoại di động là cuộc chơi cơ trên của các hãng như Samsung, Oppo, Apple, LG, Huawei, Xiaomi… Nhưng với những ai quan sát thị trường nhiều năm qua thì Nokia đã âm thầm trở lại.

Cuối quý III năm ngoái, báo cáo nghiên cứu của IDC Indochina chỉ ra, Nokia chỉ đứng sau Samsung, Oppo về thị phần điện thoại di động ở Việt Nam. Nokia trở thành tên tuổi đầu tiên trong số các ông trùm một thời (Motorola, BlackBerry…) đã có một cuộc trỗi dậy ngoạn mục.

Giới phân tích vẫn ngỡ rằng, Nokia dựa vào thế mạnh từ dòng điện thoại phổ thông để tăng tốc. Nhưng theo Công ty Nghiên cứu Counterpoint Research, dù mới trở lại Việt Nam từ đầu năm 2017, chỉ sau 9 tháng, Nokia đã nhanh chóng vươn lên vị trí thứ 4 trong làng smartphone. Từ đó đến nay, bất chấp cạnh tranh gay gắt từ hơn 30 thương hiệu điện thoại di động lớn nhỏ khác nhau, Nokia vẫn trụ vững trong cuộc đua giành thị phần.

Con số 25% thị phần là phần thưởng cho nỗ lực của Nokia tại Việt Nam. Theo ông Kyler Tan, Giám đốc Điều hành HMD Global tại Việt Nam, quá trình này không dễ dàng nhưng Nokia đã làm được nhờ vào nhiều yếu tố.

Thứ nhất, Nokia có những sản phẩm đủ tốt. Nokia đã hồi sinh những chiếc điện thoại huyền thoại, từng rất được yêu thích và sử dụng rộng rãi một thời như điện thoại 3310, điện thoại 8810… Khác chăng là ở phiên bản năm 2017, các điện thoại này được thiết kế trẻ trung, với nhiều tính năng hơn nhưng vẫn đảm bảo độ bền cao.

Vì thế, mặc dù vẫn ưu tiên lựa chọn smartphone nhưng nhiều thành viên ở các diễn đàn công nghệ cho biết, họ sẽ mua thêm “cục gạch” Nokia để dự phòng. Tính đến nay, theo chia sẻ của ông Kyler Tan, dòng điện thoại cơ bản của Nokia vẫn rất được ưa chuộng ở Việt Nam, đạt quy mô thị trường không kém gì dòng smartphone. Thậm chí, trong cơ cấu doanh thu Nokia hiện nay tại Việt Nam, sản phẩm điện thoại cơ bản vẫn đang nhỉnh hơn.

Ở phân khúc smartphone, sản phẩm được đón nhận nồng nhiệt nhất là Nokia 3, bên cạnh các mẫu Nokia 2, Nokia 5, Nokia 6, Nokia 7Plus… Các smartphone của Nokia đa phần thuộc phân khúc giá rẻ, trong khoảng 100-150 USD/chiếc. Đây là phân khúc chiếm 1/3 thị trường smartphone hiện nay của Việt Nam. Ở dòng cao cấp, Nokia có sản phẩm Nokia 8 Sirocco. Nhưng với giá 920USD, có vẻ như Nokia đang muốn bán danh tiếng hơn là doanh số.

Thứ 2, Nokia trở lại Việt Nam trong chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Đông, đại diện HMD Global ở Việt Nam, Công ty đã tiếp cận thị trường cả nước, len lỏi đến các vùng sâu vùng xa. Điều này khác với một số thương hiệu chỉ tập trung bán hàng ở các thành phố lớn.

Nokia cũng không bán lẻ trực tiếp mà thông qua các đối tác phân phối. HMD không tiết lộ số lượng nhà phân phối nhưng theo thông tin NCĐT có được, có 3 đơn vị đang phân phối cho Nokia. Trong đó, Digiworld là tên tuổi mới nhất. Cái bắt tay hợp tác phân phối sản phẩm Nokia giữa HMD và Digiworld là minh chứng cho chiến lược phát triển thị trường sâu hơn của HMD ở Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Hoàng Đông, nguyên nhân giúp Nokia trở lại ngôi vị dẫn đầu vì Nokia là cái tên thân quen ở Việt Nam. Thời hoàng kim, Nokia từng nắm giữ 60% thị phần điện thoại di động cả nước. Bây giờ, dù không tiết lộ chi tiết kế hoạch nhưng lãnh đạo HMD Global khẳng định, Công ty đang nỗ lực đưa Nokia trở lại vị thế ban đầu khi xưa.Digiworld là nhà phân phối sản phẩm công nghệ có tiếng của Việt Nam, từng phân phối cho Nokia trước kia. Ở lần bắt tay này, ông Đoàn Hồng Việt, CEO Digiworld, cho biết, hợp tác giữa đôi bên sẽ mở rộng, trên nhiều yếu tố chứ không chỉ ở sản phẩm. Dự kiến Digiworld sẽ bán sản phẩm Nokia từ quý IV/2018.

Lợi hại hơn xưa?

Sự trở lại của Nokia mang nhiều ý nghĩa. Bởi Nokia từng thua lỗ triền miên và buộc phải bán mảng thiết bị di động cho Microsoft (năm 2013). Không lâu sau, Microsoft cũng bán mảng này cho HMD Global (liên minh với FIH Mobile, một công ty con của Hon Hai/Foxconn trong thương vụ).

Trải qua nhiều thăng trầm, nhờ hợp đồng ký kết giữa HMD Global và Foxconn Technology Group, HMD đã kiểm soát hoạt động bán hàng, tiếp thị và phân phối điện thoại, máy tính bảng mang thương hiệu Nokia. Còn Foxconn trở thành nhà sản xuất độc quyền các thiết bị Nokia.

Nokia đang tìm lại hào quang đã mất, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Theo HMD Global, Nokia đã bán được 70 triệu chiếc năm 2017 tại 80 quốc gia. Sau quý I/2018, Nokia nằm trong top 5 thương hiệu smartphone phổ biến nhất châu Âu, theo Canalys. Còn theo thống kê của Counterpoint Research, quý II/2018 Nokia đã bán được 4,5 triệu smartphone trên thế giới. Điều này đồng nghĩa Nokia xếp thứ 9 trong 10 nhà sản xuất smartphone lớn nhất.

Mặc dù cuộc chiến cạnh tranh còn dài và giới đầu tư vẫn còn nghi ngại về chất lượng của Nokia, do Nokia giờ đã đổi chủ sở hữu, công nghệ và các tính năng…, nhưng người yêu mến thương hiệu Nokia vẫn tin tưởng, Nokia sẽ thích nghi thời thế và tạo ra những kỳ tích mới. Thành công trước mắt ở Việt Nam và thế giới có thể xem là bước khích lệ đáng kể cho Nokia trong lần trở lại này.Những sản phẩm của Nokia, khi quay trở lại thị trường, phần lớn thuộc phân khúc giá rẻ. Các sản phẩm được trang bị hệ điều hành Android nguyên bản chứ không còn dùng Windows Mobile. Smartphone Nokia cũng đảm bảo tính bảo mật cao nhất từ Google và cập nhật nhanh chóng. Ngoài ra, ở điện thoại Nokia, các ưu điểm về pin lâu, máy bền… vẫn được giữ lại.

Viết Nguyên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.