Monthly Archives: October 2015

MBA – giá trị của sự lựa chọn

Bạn đang mong chờ một “cú hích”, một sự thay đổi lớn trong nghề nghiệp, sự nể trọng của những người xung quanh và cả một mức lương cao hơn? Bạn nghĩ đến việc theo học MBA để đạt được mong muốn ấy?

Cũng có thể bạn muốn CV của mình hấp dẫn hơn để dễ dàng tìm được công việc phù hợp, hay vì bạn dự định tiếp tục theo đuổi chuyên ngành yêu thích sau khi tốt nghiệp đại học…?

MBA đáp ứng cho bạn tất cả những nhu cầu ấy – tăng tốc nghề nghiệp, nâng tầm vị trí, nâng cao chuyên môn, với một điều kiện: bạn phải chọn được loại hình & chuyên ngành MBA phù hợp với khả năng (chuyên môn, năng lực, tài chính).

Các loại hình MBA

Vấn đề đầu tiên bạn cần giải đáp khi theo học MBA: bạn muốn học MBA tồng quát (thời gian ngắn) hay MBA chuyên ngành (lâu hơn nhưng hiệu quả hơn)?

Những ngành học của một khóa MBA tổng quát bao gồm:

* Kế toán
* Phân tích định lượng
* Kinh tế
* Tiếp thị
* Hành vi tổ chức

MBA chuyên ngành lại tập trung vào một mảng nhất định trong kinh doanh (như Tiếp thị hay quảng cáo) hoặc chuyên sâu vào một ngành nhất định. Vì vậy, bạn phải xác định rõ những mong muốn của mình để chọn đúng chương trình học có giá trị tương ứng. Nếu cần cú hích mạnh/sự thay đổi lớn về nghề nghiệp, đừng bỏ qua những trường MBA hàng đầu đã được xếp hạng. Còn nếu chỉ muốn thăng tiến nghề nghiệp theo quá trình, hãy chọn những khóa MBA đem lại cho bạn tấm bằng và kiến thức như ý, dù có thể trường ấy không nổi tiếng.

Chi phí cho MBA & giá trị nhận lại

Theo một khảo sát quốc tế về tiền lương, người tốt nghiệp MBA có mức thu nhập cao hơn cử nhân bình thường từ $10,000 – 30,000/1 năm. Tuy nhiên, mức thu nhập ấy sẽ thay đổi đáng kể (ít hơn hay nhiều hơn) tùy theo các yếu tố ảnh hưởng sau:

1. Bạn tiếp tục làm việc với công ty cũ hay tìm một công ty mới.
2. Kinh nghiệm, kiến thức của bạn đối với công việc bạn chọn.
3. Danh tiếng của trường đào tạo MBA bạn học.
4. Loại hình công việc bạn chọn và cấp độ đòi hỏi của công việc.
5. Lĩnh vực nghề nghiệp của bạn.
6. Địa điểm bạn chọn làm việc.

Đừng quên yếu tố chi phí, học phí trung bình một khóa MBA vào khoảng $30,000. Học phí ở Đại học Wake Forest – một trong những trường đào tạo MBA hàng đầu – lên đến $50,000, trong khi con số ấy ở Stetson University chỉ là $12,000.

Tại Việt Nam, học phí một khóa MBA bằng cấp quốc tế và giáo sư uy tín giảng dạy có phần thấp hơn, như $9000 cho Đại học Maastricht, còn South Columbia là $7600… Với khóa học MBA quốc tế, bạn có cơ hội ra nước ngoài thực tập từ một đến vài tháng tại trường đang theo học.

MBA giúp gì cho sự nghiệp?

Nếu muốn đạt đến cấp bậc cao hơn trong nghề nghiệp, MBA chính là “bậc thang” lý tưởng cho bạn. Theo Accountemps – công ty tuyển dụng chuyên về ngành tài chính/kế toán, 80% người tham gia khảo sát cho rằng bằng cấp về kinh doanh thật sự quan trọng để vươn đến vị trí tốt hơn trong hầu hết các công ty.

Trong xu thế nền kinh tế cũng như tình hình kinh doanh phát triển ngày càng lớn rộng, nhu cầu về nhân tài MBA trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Ngoài ra, không chỉ giúp bạn dễ dàng tìm được việc làm và mức lương như ý, với tấm bằng MBA, bạn tìm được sự cân bằng giữa công việc và đời sống (ví dụ như thời gian làm việc ngắn hơn, các vấn đề công việc được giải quyết dễ dàng hơn…).

Như vậy, có vẻ không có lý do gì ngăn cản bạn học MBA nếu bạn đã quyết định. Tuy nhiên, lời khuyên cuối cùng chúng tôi muốn gửi đến bạn là: Đừng bao giờ học MBA theo trào lưu – “nhảy” vào MBA mà không tìm hiểu ngọn ngành và không tự suy xét thật kỹ. Một khi đã nắm vững hiểu biết trong tay, bạn lo gì không thành công!

(Tham khảo từ Quintessential Career Sources)

Không có kinh nghiệm nhân sự, viết CV ra sao ?

Bài này phục vụ cho các bạn sinh viên hoặc mới ra trường là chính. Vì thế nếu anh chị em có rảnh, share giúp đến các bạn để các bạn có được các bước chuẩn bị cơ bản dành cho ứng viên để buổi phỏng vấn hiệu quả .

Nguồn Vietnamworks: Bạn có biết 80% công việc đã được thực hiện trước khi bạn bước chân vào phỏng vấn ? Hãy làm theo các bước sau để có được một buổi phỏng vấn hiệu quả.
1. Nghiên cứu kỹ công ty:
– Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
– Ngành nghề kinh doanh và thị trường
– Văn hóa và môi trường làm việc
2. Ghi nhớ quan trọng về vị trí ứng tuyển:
– Những vai trò chính
– Kinh nghiệm và kỹ năng bắt buộc
3. Chuẩn bị câu trả lời thích hợp cho những câu hỏi thông dụng
– Hãy nói cho tôi biết về bạn
– Bạn biết gì về công ty chúng tôi
– Tại sao bạn thích công việc này
– Tại sao bạn muốn làm việc cho chúng tôi
– Tại sao bạn rời bỏ công việc cũ
– Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không
4. Luyện tập phỏng vấn với bạn bè
– Luôn nhớ giao tiếp bằng mắt và nụ cười
5. Hoàn tất bài tập nhà tuyển dụng giao cho bạn trước đó.
6. Lưu tất cả các giấy tờ quan trọng (Thư xin việc, thư giới thiệu, hồ sơ năng lực …) vào bìa lưu trữ để nó sạch sẽ và dễ dàng lấy ra trao cho người phỏng vấn khi cần.
7. Đến ngày phỏng vấn:
– Chọn trang phục chuyên nghiệp
– Đến sớm 15 – 20 phút so với lịch hẹn
– Nếu không thể đúng hẹn, thông báo cho nhà tuyển dụng càng sớm càng tốt.





 

Xây dựng quan hệ là bí quyết thành công

Năm 2005, Leoth Ferrazzi – nhà sáng lập và là CEO của công ty tư vấn tiếp thị bán hàng Ferrazzi Greenlight – cho ra đời cuốn sách “Đừng bao giờ đi ăn một mình”. Tác phẩm này nhanh chóng trở thành hiện tượng best seller và được tái bản 5 lần tại Việt Nam. Với tựa đề đậm chất “ẩm thực” nhưng thật ra thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc chính là tầm quan trọng của việc xây dựng tốt các mối quan hệ xung quanh mình. Tại sao chúng ta nên “never eat alone” – “đừng bao giờ đi ăn một mình”? Bởi vì bữa ăn nói riêng và những lúc gặp gỡ nói chung chính là cơ hội tốt để xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ (MQH) hữu dụng cho cuộc sống lẫn tương lai nghề nghiệp của mỗi người.

 

Xã hội hiện nay là “thời đại nối kết”

Thử tưởng tượng ra một cuộc sống không có các MQH. Danh bạ bạn bè trong điện thoại của chúng ta chỉ vỏn vẹn vài chục người, nhưng cũng không mấy khi liên lạc. Thật sự, đây sẽ là thất bại lớn nhất của chúng ta. Bởi lẽ, mọi người trong xã hội vốn dĩ được kết nối với nhau để có thể cùng chia sẻ nhiều điều trong cuộc sống, từ kiến thức, kinh nghiệm đến ước mơ và hoài bão… Rất nhiều người trên thế giới đã thành công, có một công việc ổn định và lương cao không phải nhờ sự thông minh vượt bậc mà là nhờ vào mạng lưới kết nối bạn bè của anh ta. Anh ta có những MQH đáng tin cậy – những người sẵn sàng giúp đỡ anh ta khi cần và ngược lại, luôn được anh ta giúp đỡ khi có cơ hội.

 

Các MQH luôn luôn cần thiết

Có thể bạn đang có một việc làm ổn định, và đôi khi bạn nghĩ rằng các MQH hiện tại cũng không giúp ích gì nhiều cho mình. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Tình hình việc làm của người lao động hiện nay đang rất bấp bênh. Làm thế nào có thể chắc chắn rằng chúng ta sẽ mãi mãi gắn bó với công ty hiện tại? Lúc gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới, những MQH này sẽ phát huy tác dụng ngay tức khắc. Mạng lưới khổng lồ gồm những người chung ngành và thậm chí trái ngành quen biết nhau sẽ đưa đến cho bạn nhiều cơ hội và thử thách việc làm mới. Chính vì vậy, đừng bao giờ lơ là và lười biếng trong việc duy trì gắn kết với bạn bè và đối tác. Đừng ngại lưu một số điện thoại mới, đừng ngại mời họ đi ăn một vài bữa hay ngồi cà phê cùng họ trong một vài buổi chiều cuối tuần đẹp trời. Sẽ đến lúc bạn thấy rằng mình đã không đầu tư vô ích cho một MQH cần thiết.

 

Làm thế nào để gìn giữ, xây dựng và phát triển các MQH?

Biết được tầm quan trọng của các MQH là một việc, nhưng việc tạo dựng, giữ gìn và phát triển chúng cũng không dễ dàng gì. Trước tiên hãy xác định thật rõ rằng, muốn xây dựng một MQH lâu dài và bền vững, chúng ta phải cho nhiều hơn nhận, cho trước khi nhận. Bản chất con người vốn ích kỉ, chúng ta chỉ làm những gì có lợi cho bản thân đầu tiên và nhanh chóng nản lòng khi chưa thấy được hiệu quả khả quan. Nếu bạn thích một nhân vật nào đấy và muốn kết nối với họ, hãy chi ra một khoản tiền để mời họ cà phê hay một chầu ăn trưa… Đừng tiếc những khoản đầu tư xứng đáng cho một mối quan hệ lâu dài.

 

Nâng cấp những MQH của chúng ta lên trên mức xã giao và tiến tới MQH bạn bè thân thiết là rất quan trọng. Sự kết nối không phải là một công cuộc mua bán sòng phẳng có vay có trả mà là tình bạn chân thành, tin tưởng và giúp đỡ nhau. Hãy biến những buổi trò chuyện hời hợt thành những khoản thời gian trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu kiến thức và chia sẻ ước mơ cùng nhau. Nên dựa vào sự đồng cảm chân thành để đắp xây tình bạn.

 

Quả thật, cho dù nhất thời chúng ta chưa cần đến những mục đích to lớn thì các MQH đa dạng cũng sẽ giúp cho đời sống tinh thần của mỗi người trở nên giàu có hơn và sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn.

“Thành công không phụ thuộc vào công nghệ tiên tiến hay vốn tư bản dồi dào, thành công phụ thuộc vào mối quan hệ của bạn và thực chất những mối quan hệ đó”.

Hướng dẫn cách và kinh nghiệm tìm kiếm việc làm hiệu quả và nhanh nhất

Dưới đây là 10 điều hướng dẫn cách và cũng là kinh nghiệm tôi khuyên các bạn đang đi tìm việc nên làm để công việc tìm kiếm của mình hiệu quả và nhanh nhất.

we-want-you

1. Đừng để mất việc trước khi có việc.

Những bạn rơi vào trạng thái tìm việc có 2 nhóm:
– Nhóm đang có việc và muốn tìm công việc tốt hơn.
– Nhóm chưa hoặc đã mất việc.

Những người ở nhóm đang có việc sẽ dễ dàng tìm được việc hơn là nhóm mất việc. Đây là thực tế. Vì thế bạn đừng để mình rơi vào nhóm 2. Hãy cố gắng giữ cho mình một công việc nào đó. Chớ vì tức giận mà bỏ đi khi chưa có sự thay thế hoàn hảo phù hợp.

2. Kiên nhẫn và lạc quan.

Với những người ở nhóm đã mất hoặc chưa có việc thì tìm lại một công việc là điều khó khăn và gây cho bản thân những sốt ruột không tốt. Để tìm được việc, chúng ta sẽ phải trải qua một quãng thời gian thử thách. Cho nên bạn cố gắng giữ cho mình tinh thần lạc quan, kiên nhẫn. Điều này sẽ rất khó khi mà tiền đã hết, tình đã tan. Khi ở tận cùng, bạn có thể kiếm cho mình 1 công việc gì đó tạm. Một số người sẽ phó mặc cho số phận đưa đẩy từ đó. Tôi khuyên bạn đừng thả lỏng bản thân. Tiếp tục tìm kiếm và kiên nhẫn là điều tốt.

Bạn đang tìm kiếm một công việc, bạn thất vọng khi bạn mất quá nhiều thời gian để làm việc đó. Bạn hãy có một danh sách các công ty bạn muốn hướng tới. Hãy kiên trì theo đuổi mục tiêu bởi vì nếu lỡ mất một cơ hội bạn vẫn còn một số công ty khác để tiếp tục. Một chiến lược khác là phải kiên trì trong việc làm cho các nhà quản lý tuyển dụng theo dõi bạn, sau khi bạn đã gửi hồ sơ hoặc đã đến tham gia một cuộc phỏng vấn, hãy cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn quan tâm thực sự đến công ty của họ nhưng không được thể hiện sự thiếu kiên nhẫn hay thô lỗ. Gọi điện cho họ một hoặc hai lần mỗi ngày sẽ không giúp bạn có được bất kỳ ưu đãi nào. Hãy nhớ rằng quá trình tuyển dụng thường lâu dài , và các công ty rất cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định của mình. Hãy tìm hiểu kỹ những công ty tiềm năng của bạn và luôn luôn phấn đấu hết mình, giữ tinh thần lạc quan.

3. Xây dựng thương hiệu bản thân

Trong thời gian chờ tìm việc, ngoài tìm kiếm công việc, tôi nghĩ bạn nên tự tạo thêm việc cho mình bằng cách xây dựng thương hiệu bản thân. Làm cho mình được mọi người nhớ tới. Cách làm rất đơn giản: đóng góp các ý kiến chuyên môn của mình trên các diễn đàn, group mail, group facebook, viết blog và tình nguyện tham gia hỗ trợ các hoạt động cộng đồng.

Bạn chính là thương hiệu của bạn. Bạn có phương pháp bán hàng độc đáo thì hãy nuôi dưỡng nó. Điểm mạnh của bạn là lợi thế tiếp thị tốt nhất, và bạn áp dụng vào vị trí của mình như một chuyên gia ở tất cả các thời gian. Hãy bắt đầu thương hiệu của mình bằng cách viết bài, thuyết trình, phát biểu tại sự kiện, hoặc thậm chí dạy một lớp học. Được hoạt động trong cộng đồng của bạn và giành chiến thắng với những ý tưởng của mình.

4. Xây dựng một mạng lưới quan hệ đáng tin cậy

Song song với việc xây dựng thương hiệu bản thân là việc xây dựng mối quan hệ, có nhiều bạn không biết làm điều này. Như tôi viết ở trên, xây dựng thương hiệu bản thân có một việc đó là tình nguyện hỗ trợ các hoạt động cộng đồng. Thực ra việc này không chỉ xây dựng thương hiệu mà còn giúp bạn xây dựng các mỗi quan hệ với những đồng nghiệp khác. Điều này có nghĩa là bạn kết nối với những người, với các tổ chức và các ngành công nghiệp trong mục tiêu của bạn. Giữ liên lạc và gặp gỡ thường xuyên, làm quen với họ trong tư cách cá nhân . Tránh cho cuộc trò chuyện của bạn liên quan đến kinh doanh – hãy hỏi về sở thích hay gia đình họ. Thảo luận về những ý tưởng cuộc sống một cách chân thành trong việc xây dựng mối quan hệ với họ. Không ngại giúp đỡ họ khi cần thiết ngay cả khi bạn không nhận được bất cứ điều gì trong tương lai.

Tôi hay tổ chức offline. Có những bạn sinh viên năm 3 đã biết làm điều này. Bạn sẵn sàng bỏ ra 1 khoản tiền để đi uống cafe với các anh chị lâu năm trong nghề. Tình nguyện với những công việc vặt. Đóng góp ý kiến khi được hỏi. Khi các bạn tốt nghiệp, các bạn đều được nhận ngay.

5. Không ngừng học hỏi

Việc tiếp theo, trong khoảng thời gian rảnh đó là đừng để tự tụt hậu về kiến thức. Bạn ở nhà tức là bạn đang mai một dần kiến thức của mình. Do vậy nên luôn luôn phát triển khả năng của bạn bằng cách theo đuổi những điều mới lạ . Tham gia các lớp học, hội thảo, hội nghị về ngành nghề bạn quan tâm, không nhất thiết là nó liên quan đến công việc bạn đang tìm kiếm . Tăng cường kiến thức của bản thân bằng học thêm để có giấy chứng nhận chuyên môn mới.

Thực ra 3 việc : xây dựng thương hiệu bản thân, mối quan hệ, học hỏi là 3 việc song song và bổ trợ cho nhau. Bạn đi offline thì vừa được học vừa có mối quan hệ, vừa xây dựng được thương hiệu bản thân. Cho nên khi tham gia hoạt động cộng đồng nào bạn nên luôn phải nhớ làm 3 việc này. Đừng bỏ lỡ cái gì.

6. Sử dụng thành thạo Internet làm lợi thế của bạn

Mỗi năm tôi có mấy đợt tuyển các bạn thực tập vào công ty để hỗ trợ công việc. Thỉnh thoảng tôi lại thấy có bạn không biết cả gõ máy tính lẫn sử dụng công cụ tìm kiếm. Tôi gặp nhiều đến độ phát sốt và tạo ra khóa học: Khóa đào tạo dành riêng cho các Fresher – sinh viên thực tập . Khóa học giúp các bạn khắc phục các lỗi làm việc thiếu chuyên nghiệp.

Và trong thời buổi công nghệ, hầu hết các công ty đã có trang web của riêng mình và muốn nhận hồ sơ qua các ứng dụng trực tuyến . Một số nhà tuyển dụng sử dụng LinkedIn hay Facebook Fan Pages để tìm ứng viên và sử dụng chứng thực về ứng viên của mình . Sử dụng các trang web hay các tổ chức cũ để tìm hiểu thêm về bạn. Do đó, bạn cũng có thể tạo một trang web cho chính mình, và hiển thị CV và danh mục đầu tư của bạn ở đó. Hơn nữa, bạn có thể tạo một blog, nơi thảo luận về chủ đề cũng như trình bày kỹ năng và kinh nghiệm của bạn .Thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội ( LinkedIn , Facebook, Twitter, Google Hangouts) là một vài ví dụ để thêm vào uy tín cũng như thể hiện khả năng của bạn . Và một số ứng viên có thể quay lại video giới thiệu của riêng mình tải lên YouTube. Để hỗ trợ các hoạt động kết nối của bạn , bạn cũng có thể sử dụng e -mail để giữ liên lạc với các đồng nghiệp của bạn và các địa chỉ liên lạc khác

7. Tham gia các cuôc phỏng vấn thử

Nếu bạn chịu khó thực hiện 5 điều trên thì tôi tin bạn sẽ không còn thời gian để làm điều này. Và bạn không cần làm vì sẽ có người gọi bạn đi làm ngay khi họ thấy hợp. Ở trên tôi viết về việc tham gia các hoạt động cộng đồng, và việc tham gia này, ẩn trong đó chính là việc phỏng vấn bạn một cách không trực tiếp. Các đồng nghiệp tương lai của bạn sẽ phỏng vấn bạn với những câu hỏi vu vơ về công việc ngay khi ngồi cùng bàn bạc công việc. Và bạn trả lời thế nào sẽ được họ ghi nhớ.

Tuy nghiên nếu bạn vẫn còn thừa thời gian thì tham gia các cuộc phỏng vấn thử là không thừa. Điều này là để cải thiện kỹ năng nói và đàm phán của bạn. Dự đoán các câu hỏi có thể được hỏi trong cuộc phỏng vấn, và chuẩn bị câu trả lời cũng như kỹ năng nắm bắt vấn đề. Viết một đoạn văn bản ngắn giới thiệu về bản thân, nêu rõ mục tiêu công việc , kinh nghiệm của bạn và thế mạnh mà bạn có thể mang đến cho công ty. Tham gia phỏng vấn thử để thêm các kỹ năng,phương pháp đàm phán về tiền lương, bồi thường, lợi ích, và vô số những thứ khác. Để nâng cao kỹ năng , bạn có thể thực hiện một vài điều sau đây: nói chuyện trước gương, trò chuyện với một người bạn và hành động như thể bạn đang ở trong cuộc phỏng vấn thật sự, hoặc ghi âm lại cuộc phỏng vấn chính mình và lắng nghe để đánh giá.

8. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của ấn tượng đầu tiên

Bạn đã có CV, bạn đã phỏng vấn thử, bạn đã gửi CV, xây dựng mối quan hệ, thương hiệu cũng như bằng cấp, kiến thức cần thiết thì lúc này bạn hoàn toàn có thể được gọi đi phỏng vấn. Khi bạn ứng tuyển vào bất kì vi trí nào thì ấn tượng đầu tiên của bạn đối với nhà tuyển dụng cũng rất quan trọng. Cố gắng để lại ấn tượng đầu tiên thật tốt cho dù đó là với thư ký hay nhà tuyển dụng. Nếu bạn muốn mình khác biệt các ứng cử viên khác, bạn phải để lại ấn tượng tốt hơn, thể hiện quyết tâm và sư nghiêm túc muốn có được công việc . Bạn phải cho họ biết sự cố gắng của bạn: ví dụ bạn đến sớm hơn, ăn mặc thông minh, được chuẩn bị kĩ càng hơn.

9. Thể hiện cho nhà tuyển dụng bạn có thể làm những gì?

Trong tất cả các cuộc phỏng vấn việc làm, bạn phải thuyết phục người sử dụng lao động (hoặc người quản lý tuyển dụng) tại sao họ nên tuyển dụng bạn trong số tất cả các ứng viên có cùng trình độ ứng tuyển. Cách tốt nhất để làm điều này là hãy xác định các nhu cầu của công ty và làm thế nào bạn có thể làm tốt chúng bằng việc sử dụng các kỹ năng và chuyên môn của bạn. Bạn phải thể hiện bản thân như là một tài sản, là một lợi ích cho tổ chức với kinh nghiệm của bạn như thế nào. Xác định những thách thức liên quan mà bạn đã vượt qua trong quá khứ, những vấn đề mà bạn tìm thấy giải pháp thực tế và đưa ra được những kết quả hữu hình. Nhà tuyển dụng luôn luôn muốn biết rằng họ đang sử dụng đúng giá trị đồng tiền của họ, và vì vậy bạn phải thuyết phục họ rằng việc thuê bạn là một lợi thế nhất định để đóng góp vào sự phát triển của công ty.

10. Sống khỏe mạnh, và sống tốt

Tìm kiếm công việc đòi hỏi rất nhiều năng lượng và sự nhiệt tình. Có chế độ ăn uống đầy đủ, chăm tập thể dục và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Làm những gì bạn thích, thường xuyên đi chơi với bạn bè, dành thời gian cho gia đình. Không tránh né thói quen và các mối quan hệ để có được những công việc mà bạn muốn. Nếu bạn chăm sóc bản thân tốt, những điều tốt đẹp sẽ đến.

Tìm kiếm thành công trong công việc có thể mang lại rất nhiều áp lực nhưng cuối cùng nó cũng chỉ là công việc. Điều quan trọng là phải nhớ rằng nó không được ưu tiên hơn một cơ thể khỏe mạnh, những người yêu bạn, và một cuộc đời đầy đủ.

Tóm gọn lại 10 điều trên để bạn nắm cơ bản. Thực ra trong mỗi điều trên là vô số những lưu ý còn nhỏ và chi tiết hơn nữa. Để viết ra thì dài và tôi cũng có các bài lẻ về đề tài này. Ví dụ như có bài tôi nói về 20 việc sinh viên phải làm. Rồi bài viết về nội dung mail gửi cho nhà tuyển dụng …. Bạn quan tâm thì tham gia khóa học : Chương trình đào tạo hướng dẫn Ứng tuyển công việc thành công . Hẹn gặp lại bạn. Tôi sẽ gửi nhiệm vụ qua mail cho bạn và bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn, gửi lại kết quả cho tôi kiểm tra là ok.

Bonus cho bạn 1 số tâm sự của các HR phỏng vấn tuyển dụng. Các bạn xem để lấy cho mình kinh nghiệm phỏng vấn ứng tuyển xin việc nhé.

Tháng trước có tuyển kế toán cho cty, vì tính chất công việc nên công ty tuyển SV mới ra trường. Rất ấn tượng với 1 em. Ăn mặc cũng đẹp: váy ngắn trang điểm đậm ( Khuyến khích các em mặc váy đi làm và trang điểm nhẹ nhàng, nhưng rất dị ứng với mốt thời trang lòe loẹt => ko ưng lắm). Hỏi CV của em ấy đâu, e ấy đưa ra 1 file hồ sơ nhàu nhĩ gấp làm đôi (e ấy giải thích do để trong túi), trong đó duy nhất có 1 tờ CV 2 trang, trình bày về cơ bản chả có j nổi bật=> ko ưng tập 2. Phỏng vấn vài câu, e ấy trả lời nhát gừng nhát khế. Cao điểm là lúc hỏi câu “Em nói em đã từng đi làm thế em đã từng làm những mảng nào?” Em ấy hất hàm về phía nhà tuyển dụng nói ” đấy, trong CV của em đấy”. ( chẳng là e ấy có chị làm trong ngành nên trong thời gian đi học cũng đc tiếp xúc qua, nhưng CV viết mỗi câu ” có khả năng làm báo cáo thuế”). Lúc này thì potay toàn tập. Bằng giỏi thật đấy, 4 năm làm lớp trưởng, nhưng tự tin thái quá.

Xin việc cũng là 1 kỹ năng nên các bạn trẻ chú ý nhé.

Anh chị cho e than phiền một chút. E đăng tin tuyển dụng thì nhận hơn cả trăm tin nhắn. Cuối cùng e chọn được 10 bạn đến phỏng vấn thì 5 bạn không tới, trong đó có 1 bạn nhắn tin không tới còn lại im re không nói câu gì. Hẹn 2 bạn tới hôm sau thì 1 bạn chẳng mang 1 bộ hồ sơ nào hết và bạn ấy nói bạn ấy chưa cả làm hồ sơ. Còn 1 bạn chưa gì cứ hỏi chị trả lương bao nhiêu. Còn 1 bạn nhắn tin nói bạn ấy thấy khó quá nói sợ không dám đến mặc dù chưa thấy mặt mũi mình hay cái nài test nó như thế nào.Chua kể là hàng chục tin nhắn cộc lốc của các bạn nữa. E thấy các bạn cứ nói khó xin việc mà các bạn xin việc kiểu như vầy thì chắc là cả đời cũng không xin đươc việc mất. Em làm quản lý đôi khi cầm tay chỉ việc mà nhận mấy hồ sơ như vậy thật sự thấy buồn quá. Không biết các bạn đọc xong bài này có hiểu lý do tại sao các bạn không xin được việc chưa?

Nguồn: blognhansu

Nhân sự, câu từ trong nghề và thống nhất các định nghĩa trong mô tả công việc … ?

Hôm nay đi phỏng vấn để xây dựng mô tả công việc cho một dự án tư vấn về. Tự dưng tôi lại ngộ ra được mấy điều. Điều đầu tiên đó chính là câu và từ trong nhân sự. Dường như việc giỏi văn là một lợi thế khi làm nhân sự. Và nhất là làm mô tả công việc.

Điều thứ 2 đó là: Khi làm cái gì, cho dù dự án nhỏ đến đâu thì cũng phải thống nhất thuật ngữ để tránh hiểu lầm. Cúng giống như dự án Xây dựng hệ thống quản trị tri thức hay dự án Xây dựng từ điển năng lực tôi nghĩ trước khi triển khai dự án Xây dựng mô tả công việc, các chuyên gia nên đưa việc thống nhất khái niệm vào. Và cho công việc thống nhất khái niệm này thành 1 buổi. Dẫu biết rằng các thành viên tổ hỗ trợ triển khai và các trưởng đơn vị luôn bận rộn nhưng nếu như không thống nhất thì các thành viên của dự án khi triển khai sẽ lại mất rất nhiều công để giải thích. Và rồi mỗi người lại giải thích một kiểu khác nhau.

Người cùng nghề nhân sự thì có thể hiểu giống nhau về cùng một từ khóa. Nhưng người khác nghề có thể họ sẽ hiểu theo một cách khác.

Và ai đã làm nhân sự và từng học nhân sự đều biết về cấu trúc một mô tả công việc. Tùy vào tình hình công ty, một số sẽ nhặt vào cái này cái kia. Nhưng cơ bản sẽ có:

“Theo định nghĩa của Wikipedia, JD là một bảng kê có hệ thống các chức năng, nhiệm vụ của một vị trí nào đó trong tổ chức với việc được trao các quyền hạn nhất định nhằm giải quyết một hoặc một số chức năng, hoàn thành những nhiệm vụ, mục tiêu nào đó của tổ chức trong cả ngắn hạn và dài hạn.”

Mô tả công việc luôn có 6 phần:

(i) Phần thông tin về vị trí: cho biết sự tồn tại, hiện diện của vị trí nào đó, qua đó cũng cho thấy thứ bậc và chế độ phải báo cáo cho cấp nào, vị trí nào trong tổ chức;

(ii) Phần trách nhiệm, nhiệm vụ: làm rõ vị trí đó phải có nhiệm vụ gì, phải hoàn thành các công việc, nhóm công việc nào, trong thời gian bao lâu. Bên cạnh đó, phần này còn chỉ rõ việc thực hiện phải tuân theo các quy định, quy trình tác nghiệp nào;

(iii) Phần quyền hạn: để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tổ chức sẽ phải trao các quyền hạn cơ bản gì trong quá trình thực thi nhiệm vụ;

(iv) Phần mối quan hệ công tác: chỉ ra việc cán bộ, nhân viên đó có những mối quan hệ công tác nào (bên ngoài và trong nội bộ) để biết mình sẽ phải làm việc với ai, cấp nào trong quá trình thực thi nhiệm vụ;

(v) Phần chỉ tiêu công việc: đưa ra các chỉ tiêu công việc cơ bản phải hoàn thành, đây cũng là cơ sở để đánh giá và là mục tiêu phấn đấu trong khi làm nhiệm vụ;

(vi) Phần cuối cùng, cũng là phần quan trọng thứ hai trong JD là các tiêu chuẩn cho vị trí.

Mo-ta-cong-viec

Đại khái khi làm mô tả công việc là sẽ phải có:

Logo
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Mã số
Ngày phát hành
Lần chỉnh sửa, bổ sung
Số trang

Vị trí công việc:
Bộ phận:

I. THÔNG TIN CHUNG
1 Quan hệ quản lý :
2 Quan hệ công việc:

II. MỤC ĐÍCH CÔNG VIỆC
III. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ PHẢI LÀM | KẾT QUẢ ĐẦU RA

IV. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

V. ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC
1 Thời gian làm việc
2 Điều kiện, Môi trường làm việc
3 Được trang bị
a) Máy móc,thiết bị
b) Đồng phục văn phòng theo quy định của Công ty

VI. TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
1 Yêu cầu cơ bản
a) Trình độ đào tạo
b) Tin học
c) Ngoại ngữ
d) Kinh nghiệm

2 Yêu cầu năng lực chuyên môn
a) Kiến thức
b) Kỹ năng
c) Thái độ

NGƯỜI THỰC HIỆN
TRƯỞNG BỘ PHẬN
PHÒNG TCLĐ
PHÊ DUYỆT

Cơ bản là như vậy nhưng không có định nghĩa quả là khổ. Nói rõ định nghĩa thì lại là lý thuyết. Tự dưng viết đến đây tôi lạ nghĩ đến mấy câu cửa miệng gần đây của các nhà cải cách “các trường học đa số không dạy những gì sinh viên cần”. Nhưng theo tôi thì các trường học lại dạy những thứ chuyên gia cần. Tôi có nên định nghĩa từng mục ở trên không nhỉ ? Và cả lưu ý cho từng mục nữa ?

Có lẽ tôi sẽ làm điều đó nhưng ở một bài khác. Giờ viết nhiều tôi sợ có người lại chê.

Một lúc nào đó tôi sẽ đề xuất thay từ: Thái độ = Bản chất trong ASK. Vì khi nói đến thái độ trong ASK anh em nhân sự hay nghĩ đến định nghĩa: tất cả những yếu tố bên trong của con người để làm được việc. Nhưng khi người khác không phải nhân sự đọc vào thì lại nói thái độ là biểu hiện bên ngoài bổ nghĩa cho hành vi. Ví dụ thái độ: nghiệm túc chấp hành nội quy.

Nguồn: blognhansu