Monthly Archives: August 2016

Bán bắp nướng, điện thoại cùi, đăng ký kinh doanh ra sao?

Chuyện một người đàn ông sửa chữa điện thoại tại nhà vướng vào những rắc rối pháp lý vì chưa đăng ký kinh doanh làm nhiều người bức xúc và đặt câu hỏi: Bán vài trái bắp, vài bịch yaourt, điện thoại cùi bắp có phải đăng ký?

Bán bắp nướng, điện thoại cùi, đăng ký kinh doanh ra sao?

Anh Tiến lo lắng trước khả năng bị Công an Q.10 xử lý hành vi kinh doanh trái phép điện thoại cũ – Ảnh: A.NHÂN

Làm thế nào để tránh rơi vào tình trạng này? Buôn bán nhỏ lẻ vài trái bắp, vài bịch yaourt tại nhà thì cần đăng ký kinh doanh thế nào?

Khi nào không phải đăng ký kinh doanh?

Theo tiến sĩ, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch, các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh căn cứ theo nghị định số 39/2007/NĐ-CP gồm nhiều hoạt động như buôn bán rong, buôn bán vặt, nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định hoặc thực hiện các dịch vụ như đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh…

Bên cạnh đó, các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác cũng được xếp vào loại không phải đăng ký kinh doanh. Như vậy, không phải tất cả các cá nhân hoạt động thương mại đều phải đăng ký kinh doanh.

LS Nguyễn Hữu Thế Trạch cho rằng nhìn chung người dân hiện nay chưa được phổ biến để nắm rõ các quy định pháp luật về trường hợp phải đăng ký kinh doanh, không phải đăng ký kinh doanh.

Đồng tình, LS Nguyễn Đức Chánh nêu quan điểm để quy định pháp luật đi vào cuộc sống, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật quan trọng không kém việc ban hành pháp luật.

“Để tồn tại thực trạng người dân không nắm rõ những quy định pháp luật có một phần lỗi của cơ quan chức năng. Vì vậy, nếu quả thực người dân không biết quy định pháp luật mà vi phạm thì khi xử lý cũng cần giảm nhẹ trách nhiệm cho họ, vì chế tài của pháp luật không chỉ mang tính trừng phạt mà còn mang tính giáo dục”, ông Chánh thẳng thắn.

Xử phạt hành chính cũng cần cân nhắc

LS Lê Quang Vũ (phó trưởng VP Luật Sư Người Nghèo) cho rằng trong trường hợp mua bán điện thoại của anh Dương Trọng Tiến và những trường hợp tương tự khác, chính quyền địa phương có thể kiểm tra hành chính. Nếu phát hiện có vi phạt thì lập biên bản nhắc nhở hoặc xử phạt hành chính, không nên tổ chức một lượng công an cài người rồi ập vào khám xét thu giữ hàng hóa như đi bắt tội phạm.

Theo LS Nguyễn Đức Chánh, việc áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dân cũng cần cân nhắc kỹ càng. Vì đây là những chế tài nặng nhất áp dụng đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật.

Những chế tài này có thể gây ra hậu quả về kinh tế, về quyền tự do thân thể và gánh chịu nhiều hệ lụy khác đối với một con người. Vì vậy, cần xử lý một cách “thấu tình, đạt lý” chứ không nên chỉ nhắm vào những vi phạm cũng như chế tài mà giải quyết.

Bên cạnh đó, LS Nguyễn Hữu Thế Trạch nhấn mạnh những người có thẩm quyền không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm các hành động làm đe dọa, ép người vi phạm thực hiện hành vi theo yêu cầu của mình để nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

“Cần phải có sự khách quan, áp dụng đúng quy định pháp luật trong các trường hợp như nhau, không có sự phân biệt vì bất kỳ lý do nào”- TS.LS Nguyễn Hữu Thế Trạch nói.

Nên tư vấn pháp lý cho dân

Theo TS.LS Nguyễn Hữu Thế Trạch, vụ việc xảy ra đối với người sửa chữa điện thoại nói riêng, và rất nhiều trường hợp tương tự được nêu ra trong thời gian qua là một hồi chuông đối với các cá nhân đang thực hiện hoạt động tương tự.

Người dân nên liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan trợ giúp pháp lý để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý liên quan.

Qua đó, người dân sẽ nắm được cơ bản các quy định của pháp luật, bảo đảm pháp luật được áp dụng vào đời sống của người dân.

Bán hàng qua Facebook không đăng ký kinh doanh có bị phạt?

Hiện nay việc bán hàng qua Facebook khá phổ biến và nhiều người băn khoản không biết bán hàng như thế có vi phạm pháp luật không?

Theo pháp luật hiện hành, Facebook không phải là website thương mại điện tử nên người lập ra trang Facebook của mình không phải thông báo cho Bộ Công thương và cung cấp thông tin như việc lập ra website thương mại điện tử.

Facebook chỉ để quảng cáo hàng hóa dịch vụ, còn việc mua bán, giao hàng, thu tiền vẫn diễn ra như một giao dịch mua bán bình thường nên chịu sự chi phối của luật pháp về kinh doanh thương mại.

Một số trường hợp bị phát hiện từ việc bán hàng qua Facebook rồi bị xử phạt không phải vì bán hàng qua Facebook mà có thể vì không có đăng ký kinh doanh, hàng hóa mua bán là hàng giả, hàng lậu không có hóa đơn chứng từ…

Theo Tuổi trẻ

[hungryfeed url=”http://headhuntvietnam.com/rss.rss” link_target=”_blank” max_items=”20″]

Giới nhà giàu thế giới đang giữ tiền mặt kỷ lục do lo sợ bất ổn kinh tế

Theo Wealth X Billionaire Census, các tỷ phú trên thế giới đang giữ 1,7 nghìn tỷ USD tiền mặt, mức cao nhất kể từ khi tổ chức này bắt đầu khảo sát từ năm 2010.

Giới nhà giàu thế giới đang giữ tiền mặt kỷ lục do lo sợ bất ổn kinh tế

Báo cáo của Billionaire Census cho thấy 2.473 tỷ phú trên thế giới đang giữ 22,2% tổng số tài sản của mình dưới dạng tiền mặt do lo ngại những vấn đề bất ổn ngày càng gia tăng trên toàn cầu.

Ngoài ra, việc mua bán và sáp nhập (M&A) của các công ty ngày một gia tăng khiến nhà đầu tư bán được cổ phiếu chuyển đổi ra tiền mặt cũng khiến lượng tiền mặt mà các tỷ phú nắm giữ nhiều hơn trước.

Báo cáo của Billionaire Census tương đồng với những khảo sát gần đây của các tổ chức khác. Một nghiên cứu mới đây của ngân hàng UBS cho thấy các tỷ phú Mỹ đang nắm giữ khoảng 20% tổng số tài sản của họ dưới dạng tiền mặt, tương đương với mức bình quân thời kỳ hậu khủng hoảng 2008.

Thêm vào đó, UBS cho rằng sự bất ổn trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 cũng khiến nhà đầu tư ưa thích nắm giữ tiền mặt hơn là để trong ngân hàng hay dưới các dạng tài sản khác.

Nghiên cứu của Billionaire Census cũng cho thấy nhiều tỷ phú có thể đang đứng ngoài thị trường chứng khoán và những kênh đầu tư khác nhằm chờ đợi sự đi xuống của thị trường để có thể mua vào.


Kinh tế bất ổn, giữ tiền mặt là an toàn nhất. Ảnh minh họa. Nguồn CNBC

Kinh tế bất ổn, giữ tiền mặt là an toàn nhất. Ảnh minh họa. Nguồn CNBC

Năm 2015, tổng số tài sản của giới nhà giàu thế giới đã tăng 5,4% lên 7,7 nghìn tỷ USD, cáo hơn mức GDP của bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ Mỹ và Trung Quốc.

Trong khi Châu Âu vẫn là nơi có nhiều tỷ phú nhất với 806 người thì Châu Á lại là nơi có số người giàu tăng nhanh nhất với 15% lên 645 người. Bắc Mỹ có 628 tỷ phú với mức tăng trưởng 3%.

Bên cạnh đó, nguồn thu nhập của các tỷ phú cũng đang thay đổi nhanh chóng. Mảng tài chính, bao gồm các quỹ đầu tư, ngân hàng và các mảng đầu tư khác vẫn đem lại khoảng 15% tổng số tỷ phú trên thế giới. Tuy nhiên mức đóng góp này đã giảm 4 điểm phần trăm so với năm trước đó và đang gặp khó trước sự biến động của nền kinh tế toàn cầu.

Tài sản của những tỷ phú trong ngành ngân hàng đã giảm 6,6% xuống 1,2 nghìn tỷ USD.

Trong khi đó, những tỷ phú kinh doanh nhiều mảng khác nhau (Industrial Conglomerates), tạo thành những tập đoàn khổng lồ đa quốc gia, lại chiếm 12,8% trong tổng số tỷ phú trên toàn cầu. Tỷ lệ này chỉ đứng thứ 2 sau mảng tài chính nhưng lại tăng từ mức 12,1% trong năm trước, qua đó cho thấy chiến lược kinh doanh nhiều mảng khác nhau đang thu được kết quả tốt.

Những ngành nghề có mức tăng trưởng tỷ phú nhiều nhất là bảo hiểm, bán lẻ, dịch vụ kinh doanh và công nghệ thông tin.

Hơn một nửa số tỷ phú trong danh sách khảo sát của Billionaire Census là “tự lập”, nghĩa là họ tự xây dựng lên đế chế tài sản của mình từ hai bàn tay trắng. Chỉ có khoảng 13% số tỷ phú trong danh sách là được thừa hưởng từ tài sản thừa kế của gia đình.

Dẫu vậy, báo cáo này cũng cho thấy số tỷ phú thừa hưởng một phần tài sản và tự tay phát triển số tài sản ấy đang tăng nhanh. Hiện cố tỷ phú “tự lập một nửa” này đang chiếm 31% trong danh sách, tăng 6% so với năm trước.

Đây là điều dễ hiểu khi nhiều tỷ phú thừa hưởng tài sản có ý định dùng chúng cho đầu tư, kinh doanh và mở rộng khối tài sản đó thay vì hưởng thụ.

[hungryfeed url=”http://headhuntvietnam.com/rss.rss” link_target=”_blank” max_items=”20″]

Takashimaya đang sử dụng tuyệt chiêu ‘sự tận tụy của người Nhật’ để mua chuộc khách hàng Việt?

Takashimaya – chuỗi cửa hàng bách hoá có tuổi đời lên tới 185 năm đang hy vọng sử dụng sức mạnh thương hiệu và “tiếng thơm” về lòng mến khách người Nhật Bản để thu hút người tiêu dùng Việt Nam.

Ngày 30/7 vừa qua, Takashimaya đã chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên của họ tại trung tâm TP Hồ Chí Minh.

Dù hàng hoá Nhật Bản và thiên đường ẩm thực depachika sẽ là những điểm thu hút khách hàng nhất nhưng điều mà Takashimaya thật sự kỳ vọng có thể hấp dẫn và khiến khách hàng quay lại với họ là bằng dịch vụ đỉnh cao vốn đã tạo thành tiếng vang cho thương hiệu này.

Cấm nhân viên sử dụng điện thoại

Một phần của nỗ lực khiến dịch vụ khách hàng trở nên tốt hơn mà Takashimaya thực hiện đó là cấm nhân viên sử dụng điện thoại thông minh. Động thái này không được đón nhận và thậm chí một nữ cán bộ trong ngành giáo dục Việt Nam còn cảnh báo rằng người lao động có thể bỏ việc nếu bị cấm sử dụng điện thoại.

Thực tế tại Việt Nam, đa số nhân viên được cho phép sử dụng điện thoại thông minh trong giờ làm việc. Tuy nhiên, rất nhiều nhân viên đơn giản sử dụng điện thoại thông minh để chơi game hoặc lướt mạng xã hội.

Sau khi tận mắt chứng kiến nhân viên trong một cửa hàng Takashamaya ở Nhật Bản, nữ cán bộ trong ngành giáo dục kể trên đã thay đổi quan điểm. Bà nói rằng việc nhân viên cửa hàng không bị xao lãng bởi điện thoại khiến họ có thể dồn hết sự tập trung vào cho khách hàng.

Chất lượng dịch vụ khách hàng ở Việt Nam nhìn chung còn kém. Một phần là bởi ngành công nghiệp dịch vụ vẫn còn trong giai đoạn sơ khai: Các cửa hàng bách hoá, trung tâm mua sắm và những hoạt động thương mại khác mới chỉ nổi lên trong khoảng 1 thập kỷ qua.

Chính vì vậy Takashimaya thâm nhập thị trường này với quyết tâm thay đổi chất lượng dịch vụ khách hàng.

Công ty đào tạo nhân viên cúi đầu chào đối với tất cả khách hàng và xem họ là người quan trọng dù có mua hàng hay không.

Thực tế cúi chào là nét văn hoá đã được Takashimaya rèn luyện và mài giũa từ hàng thế kỷ nay. Đi kèm với câu “Xin chào”, “Cảm ơn”, bất kỳ nhân viên Takashimaya nào cũng phải đặt hai tay chồng lên nhau, để ngay trước rốn và cúi đầu ở góc 30 độ.

Nếu không dùng kèm theo lời nói, khi chào khách hàng, nhân viên Takashimaya sẽ cúi đầu ở góc 15 độ. Trong khi cúi đầu, nhân viên không được nhìn khách hàng mà thay vào đó mắt phải tập trung ở điểm trên sàn nhà cách 2m trước mặt khách hàng.

Chưa dừng lại ở đó, việc cấm dùng điện thoại không phải là điều duy nhất khiến các nhân viên của Takashimaya ở Việt Nam ban đầu phản đối. Rất nhiều trong số 180 nhân viên của họ không thích ý tưởng gói tất cả các món hàng trước khi gửi tới tận tay người mua. Những người này nói đây giống như nghệ thuật gấp giấy origami và rất khó để học.

Tuy nhiên, một lãnh đạo Takashimaya đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc gói bọc hàng được mua như một món quà, nói rằng đây là cách thể hiện sự tôn trọng đối với người nhận. Hiện tại, hầu hết nhân viên ở TP Hồ Chí Minh của Takashimaya đều thành thạo việc gói bọc quà.

Thiết kế của cửa hàng cũng được xem xét kỹ lưỡng tới từng chi tiết sao cho khách hàng có thể cảm nhận thấy sự mến khách. Ví dụ, lối đi trong cửa hàng của Takashimaya rộng 2,4m trong khi đó thông thường ở các cửa hàng khác ở Việt Nam chỉ là 1,5m. Mặc dù thiết kế rộng sẽ ảnh hưởng tới không gian trưng bày hàng hoá nhưng phía Takashimaya nói rằng nó khiến khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm hơn.

“Rất dễ để tìm hàng hoá tại đây”, một khách hàng khoảng 40 tuổi nói. “Các hãng bán lẻ Việt Nam thì có xu hướng nhồi nhét được càng nhiều sản phẩm trên kệ càng tốt”.

Cửa hàng Takashimaya còn trang bị phòng cho các bà mẹ cho con bú, makeup…

Cửa hàng tại TP Hồ Chí Minh cũng áp dụng các thông báo bên trong cửa hàng có cùng giọng điệu và nhịp độ như cửa hàng Takashimaya ở Tokyo và điều này giúp thu hút khách hàng nước ngoài nhiều hơn. Ngoài ra, với những khách hàng Việt Nam – những người từng tới cửa hàng Takashimaya tại Nhật, chi tiết này cho họ cảm giác đang có trải nghiệm ở Takashimaya đích thực.

Sự có mặt của Takashimaya tại thị trường Việt Nam là một phần trong xu hướng đang ngày một phát triển khi nhiều hãng bán lẻ Nhật khác cũng đặt cược vào đây bao gồm cả Aeon và FamilyMart.

Thị trường “không dễ xơi”

Takashimaya đang nhắm tới mục tiêu rất cao ở Việt Nam nhưng họ cũng gặp không ít khó khăn. Hàng hoá cao cấp vẫn xa tầm với đối với rất nhiều người dân Việt Nam. Những đại gia bán lẻ khác như Lotte của Hàn Quốc hay Parkson của Malaysia và cả Tràng Tiền Plaza cũng chưa thể thành công.

Dẫu vậy, dù sao thì Takashimaya cũng đã quyết định đặt cược 6 tỉ yen (tương đương 57,6 triệu USD) vào cuộc chơi này ở Việt Nam. “Tôi không thể nói trước được điều gì cả”, chủ tịch Takashimaya là ông Shigeru Kimoto nói.

Tại Việt Nam, mọi người thường chỉ tới cửa hàng để xem chứ không mua. Để thay đổi thói quen này, Aeon đã dùng đến chiến lược hạ giá sản phẩm. Nhìn chung các nhà bán lẻ khác nếu muốn thành công tại Việt Nam cũng nên làm như Aeon. Chỉ hạ giá bán mới có thể mang sản phẩm với giá phải chăng tới cho những người dân bình thường.

Chọn địa điểm đặt cửa hàng cũng là yếu tố quan trọng. Đó là lý do tại sao Takashimaya mở cửa hàng của họ ở trung tâm TP Hồ Chí Minh vốn sẽ rất thuận tiện bắt tàu điện ngầm sau này.

Nguồn: CafeBiz

Để thu hút nhân tài trí thức…

Sau hơn 40 năm đất nước hòa bình thống nhất, Việt Nam lại khó thu hút du học sinh về nước phục vụ tới thế? Thật ra, thu hút du học sinh chỉ là một mặt của vấn đề thu hút nhân tài. Cần làm gì để thu hút nhân tài, nhất là nhân tài trí thức, để xây dựng đất nước, bài viết này xin góp thêm một góc nhìn.

Điều trước nhất: xin đừng nghĩ rằng du học sinh là người Việt, có bổn phận trở về. Ở mức độ xã hội, cộng đồng, trong thời đại hiện nay, mang tư tưởng đó mà ngồi yên chờ du học sinh trở về chính là ôm cây đợi thỏ!

Điều thứ hai: Việt Nam cần tiến hành các việc sau: tìm hiểu giá trị chính và nhu cầu chính của nhân tài, du học sinh; xây dựng chính sách thu hút dựa trên hai yếu tố trên sao cho sự thuyết phục thật sự lôi cuốn các du học sinh; xây dựng đội ngũ thuyết phục; xây dựng hệ thống hậu mãi hữu hiệu, nghĩa là làm sao cho nhân tài không chán nản khi đã về làm việc tại Việt Nam (xin mở ngoặc: vẫn biết chán hay không chán là do chính cá nhân. Tuy nhiên chính quyền cần xây dựng trước những điều kiện chung nhất như pháp luật, dịch vụ công ở mức chấp nhận được).

Về các giá trị chính, với nhân tài nói chung, du học sinh thành tài nói riêng, cái căn bản nhất của một xã hội chính là các giá trị đạo đức chứ không phải là địa vị hay tiền của. Do đó, họ rất gắn bó với các giá trị cốt lõi truyền thống của dân tộc và của xã hội văn minh đương đại. Đó là, trung thực, liêm khiết, bình đẳng, công bình, tôn trọng con người, tuân thủ luật pháp.

Và nhu cầu của họ là muốn được đóng góp vào sự tiến bộ và phát triển của xã hội bằng thực tài của mình và được xã hội công nhận. Họ cần sống trong một xã hội văn minh, tiến bộ và muốn con cháu họ được hưởng một nền giáo dục tiến bộ, nhân bản và khai phóng.

Đối chiếu các yếu tố trên sẽ thấy các chính sách trải thảm đỏ đón nhân tài hiện nay chưa đủ sức thuyết phục họ, bởi vì chưa đáp ứng được cái họ cần, họ tôn trọng.

Vì vậy, hãy cùng nhau xây dựng một môi trường trong đó sự tự do học thuật được thúc đẩy và khuyến khích mạnh mẽ, tài năng và đạo đức được tôn trọng và đãi ngộ, chứ không phải lý lịch. Mọi người có cơ hội nghề nghiệp ngang nhau, mọi người có thể tiếp cận bất kỳ vị trí nào trong xã hội để mưu cầu sự phát triển cho riêng mình và thi thố tài năng để phục vụ đất nước.

Hãy cùng nhau xây dựng một môi trường trong đó tính trung thực được tôn vinh, sự gian dối bị vạch mặt; tính liêm khiết trong giới công quyền được đề cao, sự tham nhũng, lạm quyền bị trừng trị, mọi người và mọi tổ chức bình đẳng trước pháp luật.

 

Song tịch để làm gì?

Không nhất thiết phải có quốc tịch Singapore, gia đình nước ngoài nào được hưởng quy chế thường trú nhân (PR) trên đảo Sư tử có con trai đến 18 tuổi thì phải đi nghĩa vụ quân sự (NVQS) còn bằng không thì không bao giờ có cơ hội quay lại đây, thậm chí dưới dạng giấy phép làm việc (employment pass).

Điều này đã được chính ông Lý Quang Diệu xác nhận trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên nhật báo The Straits Times được ghi nhận trong quyển sách “Lý Quang Diệu – Những sự thật nghiệt ngã để giữ Singapore tiến lên”. Ông nói: “Bạn là PR, đã dành thời gian thơ ấu dưới mái trường của chúng tôi, hưởng phúc lợi từ hệ thống của chúng tôi, bạn phải thi hành NVQS. Một số người Ấn giàu có lấy được PR Singapore cứ tưởng rằng họ cứ việc về nhà rồi có thể 20 năm sau đó chúng tôi sẽ quên quá khứ của họ mà cho họ vào. Họ đã lầm”.

Nhưng ông cũng nói thêm: “Phần lớn người nhập cư vào Singapore đều cảm thấy vui lòng cho con trai của mình thực hiện NVQS. Họ hiểu các điều kiện NVQS tại Singapore. Họ thấy hoàn cảnh của trẻ em các nước láng giềng. Đối với những người này, đó là mức sống và chất lượng cuộc sống mà họ không hưởng được từ đất nước của họ trong hai ba thế hệ sắp tới. Họ khá hạnh phúc khi ở Singapore”.

Nhưng có lẽ ông Lý đã lầm khi có rất nhiều công dân Singapore cũng chẳng mấy mặn mà với quê hương của mình là một đảo quốc bé nhỏ nóng nực quanh năm.

Theo thống kê chính thức của Vụ Dân số và Nhân tài Quốc gia thuộc Văn phòng Thủ tướng, tính cho đến tháng 6-2012 đã có hơn 200.000 công dân Singapore đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài, tăng 27% so với con số 157.100 cách đó 10 năm và “điểm đến” chủ yếu của họ là các nước Úc, Anh, Mỹ và Trung Quốc.

Mới đây cơ quan chức năng của nhà nước Singapore cho biết đang xử lý trường hợp một công dân New Zealand tên là Brandon Smith, 19 tuổi sinh ra và lớn lên ở Singapore nhưng đã theo bố mẹ về lại quê cha từ lúc 8 tuổi. Theo The Straits Times, anh chàng Brandon này có mẹ là người Singapore đã nộp đơn xin hoãn NVQS nhiều lần trước khi anh 21 tuổi – độ tuổi mà anh có quyền từ bỏ quốc tịch Singapore. Trong một cuộc phỏng vấn với trang web stuff.co.nz, anh nói rằng mất hai năm NVQS ở Singapore là vô nghĩa vì anh không nói tiếng Hoa và có thể cảm thấy mình là kẻ ngoài cuộc (outsider). Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Singapore (MFA) khẳng định lại nguyên tắc phổ quát (universality) và công bằng (equality) mà công dân Singapore cho dù sống ở trong hay ngoài nước đều phải chấp hành. MFA cũng nói rõ rằng ông Smith con này sẽ vi phạm Luật NVQS, thậm chí đã xin từ bỏ quốc tịch sau khi đến tuổi trưởng thành. MFA cũng đề nghị anh này trở về Singapore càng sớm càng tốt để giải quyết vấn đề và nếu không chấp hành thì hình phạt có thể lên đến 10.000 đô la Singapore và/hoặc ba năm tù…

Không rõ đã có bao nhiêu người Singapore từ bỏ quốc tịch như trường hợp của anh chàng Brandon nói trên nhưng việc không cho phép song tịch có thể gây nguy cơ chảy máu chất xám khi viễn cảnh cuộc sống và sự nghiệp ở nước khác tốt hơn trong một thế giới toàn cầu hóa.

Cũng trong cuộc phỏng vấn nói trên, ông Lý cho biết Singapore phải chấp nhận một thực tế là người dân đảo Sư tử cũng phải tha phương cầu thực. Ông đặt câu hỏi: “Điều gì sẽ khiến sinh viên ra nước ngoài học rồi ở luôn bên đó, giá nhà hay giá xe hơi? Ở Mỹ, nhà cửa xe cộ đều rẻ nhưng vẫn còn đó rào cản tiến thân (glass ceiling) và nếu không nằm trong giới thượng lưu bạn sẽ không bao giờ được chấp nhận. Đó là đất nước của người da trắng. Có lẽ Tổng thống Obama đã biết cách xoay xở. Ông ta là một người ngoại lệ trong hoàn cảnh ngoại lệ, nhưng nói chung về mặt xã hội người da đen không hòa đồng với người da trắng. Bạn phải cân nhắc”. Theo ông Lý, sinh viên Singapore thường ở lại Mỹ làm việc để lấy kinh nghiệm và họ sẽ không trở về nếu tình hình kinh tế Singapore ảm đạm. Như vậy, việc mời gọi chất xám trở về tùy thuộc vào tính năng động của nền kinh tế và cơ hội việc làm.

Ông Lý chia sẻ với The Straits Times về một buổi giao lưu với công dân Singapore đang sống và làm việc ở thành phố Perth, Tây Úc. Những người này vẫn còn nhớ Singapore và người tổ chức buổi giao lưu này cho biết vẫn còn giữ hộ chiếu Singapore cho con trai như một thứ bảo hiểm. Người con trai đã tốt nghiệp một trường đại học ở Perth và làm kế toán cho một trong những công ty kiểm toán lớn nhất Úc. Ông Lý hỏi: “Vậy tại sao ông còn giữ quốc tịch Singapore?”. Ông này nói: “Ồ, con trai tôi trở về Singapore thi hành NVQS, nó muốn có một lựa chọn khác trong trường hợp kinh tế Úc suy thoái”. Cậu con trai này hoàn thành NVQS xong và quay lại Úc vì gia đình của mình ở bên đây. Rồi ông Lý đưa ra các giả thuyết: nếu cậu ta cưới một cô gái Úc, vợ chồng thất nghiệp thì cả hai sẽ về lại Singapore; hay nếu biến đổi khí hậu khiến Perth khô hạn thì những người Singapore này sẽ “hồi hương”.

Nhưng quốc tịch Singapore, công dân Singapore, người Singapore thật ra cũng là một khái niệm khá mới mẻ trong lịch sử nhân loại. Trước năm 1959 là thời điểm Singapore được trao quyền tự chủ chính quyền từ người Anh thì người Singapore trong đó có ông Lý vẫn tự gọi mình là người Mã Lai (Malayan). Sự ra đời của một đất nước Singapore độc lập có lẽ là một tình cờ của lịch sử khi con người quyết định ở lại một nơi chốn có nhiều cơ hội cho gia đình và bản thân. Không như phần lớn các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, Singapore không có ngôn ngữ riêng và phải dùng tiếng Anh làm công cụ giao tiếp. Cái gọi là tiếng mẹ đẻ (mother tongue) cũng chỉ là một khái niệm làm lạc hướng vì đa số người Singapore là gốc Hoa. Và cũng đâu có người Singapore đặc thù vì phải hỏi người này thuộc thành phần sắc tộc nào – Mã Lai, Ấn Độ, Hoa và biết đâu có cả Việt Nam nữa. Một anh bạn của tôi lấy quốc tịch Singapore cho biết mỗi lần về Việt Nam thì bao giờ cũng được công an cửa khẩu hỏi là anh sinh ra ở đâu.

Theo Lý Quang Diệu, để là một quốc gia, người dân ở đó phải có cảm nhận sâu đậm về bản sắc của mình, sẵn sàng hy sinh cho đất nước, cho đồng bào của mình. Nhưng câu hỏi liệu người Singapore có dám hy sinh cho đất nước của mình khi đất nước lâm nguy hay không lại không được ông Lý trả lời thỏa đáng. Theo định nghĩa của ông Lý, người Singapore là người chấp nhận người khác trở thành một bộ phận của đất nước mình, bất kể sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo. Người Singapore phải lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính nhưng không thể quên tiếng mẹ đẻ để trong trường hợp cần thiết, có thể giao tiếp và làm ăn với Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia hay những quốc gia cội nguồn của mình