Monthly Archives: October 2017

[Infographic] 10 nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới

Trong đủ mọi lĩnh vực từ kinh doanh, chính trị cho đến từ thiện và nghệ thuật, những người đàn ông và phụ nữ này đang thay đổi thế giới và gây cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới.

Trong bảng xếp hạng 50 nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới lần thứ 4 của Fortune, rất nhiều cái tên nổi tiếng như CEO Amazon Jeff Bezos hay chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen đứng cạnh những cái tên nhiều người chưa từng nghe qua như tổng thống Litva, Dalia Grybauskaitė. Thậm chí, những vị nguyên thủ quyền lực như tổng thống Nga Vladimir Putin còn không được nhắc đến.

Jeff Bezos

Lý do là vì Fortune đánh giá vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực của mỗi người. Giám đốc một tổ chức nhỏ có thể đứng trên những “ông trùm” kinh doanh danh tiếng nổi khắp 5 châu nếu xét theo tỷ lệ, người đó lãnh đạo một cách hiệu quả hơn, đạt được nhiều thành tựu hơn.

Bảng xếp hạng này cho thấy một lãnh đạo vĩ đại có thể ở bất cứ nơi nào – đứng đầu một tập đoàn khổng lồ, điều hành một trường cao đẳng ở nông thôn, hoặc làm việc trong một văn phòng chật hẹp.

Mỹ chiếm gần một nửa trong danh sách (24 người). Trong khi đó châu Á có 9, châu Âu 6, châu Phi 7, châu Mỹ 3 và Trung Đông chỉ có duy nhất 1 người. Dưới đây là top 10 nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới..

Jony Ive, Giám đốc thiết kế của Apple: Steve Jobs muốn tạo ra những sản phẩm tốt nhất mà không quan tâm đến tiền

Giám đốc thiết kế Jony Ive của Apple đã có một buổi trò chuyện và trả lời những câu hỏi tại New York vào hôm 06/10 vừa qua. Đây là một trong số những lần hiếm hoi vị giám đốc thiết kế của Apple xuất hiện công khai để trả lời phỏng vấn.

Nhà thiết kế người Anh có ảnh hưởng ít hơn tới các sản phẩm của Apple trong những năm gần đây, tuy nhiên anh vẫn là một người vô cùng quan trọng tại Apple. Jony Ivey đã từng dẫn dắt đội ngũ thiết kế của Apple, phát triển từng sản phẩm quan trọng nhất của công ty bao gồm cả những chiếc iPhone và iPad.

Cuộc nói chuyện vào hôm thứ 6 vừa qua của Jony Ive có nhắc tới cựu CEO Steve Jobs, iPhone X và quá trình thiết kế tại Apple.

Người phỏng vấn Jony Ive trong sự kiện lần này chính là David Remnick – tổng biên tập của New Yorker. Mở đầu cuộc phỏng vấn, David Remnick đã ví giám đốc thiết kế của Apple giống với Michelangelo – một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ và kỹ sư thời kỳ Phục hưng Ý.

Jony Ive bắt đầu với việc chia sẻ quá trình thiết kế các sản phẩm tại Apple: “Tôi cho rằng đó là một cái gì đó rất quan trọng, khi mỗi một sản phẩm được tạo ra, nó chứng tỏ giá trị và sự đầu tư, nỗ lực rất lớn của những người thiết kế. Tuy nhiên rất khó để mọi người có thể nhìn thấy được những nỗ lực ở phía sau”.

Remnick: Điều gì mà anh ghét nhất?

Ive: “Hầu hết mọi thứ, thật vậy. Hầu hết mọi thứ được xây dựng theo một cách mà chúng ta gọi là cơ hội, chúng tôi quan tâm đến chi phí và các kế hoạch. Không phải như mọi người nghĩ, chúng không được xây dựng hướng đến con người. Chúng ta có thể không lý giải được vì sao mình lại thích một thứ gì đó, cũng tương tự chúng ta không biết lý do vì sao mình không thích một thứ gì đó.

Remnick: Công việc của anh là sự giao thoa giữa công nghệ, kinh doanh và nghệ thuật?

Ive: Đôi khi có những điều làm bạn phát điên và bạn nghĩ rằng phải tìm ra một cách làm tốt hơn. Thiết kế của iPhone ra đời như vậy, một phần động lực của chúng tôi đến từ sự hổ thẹn khi sử dụng những chiếc điện thoại cũ. Tôi nghĩ rằng những chiếc điện thoại cũ đã phá hủy linh hồn và là minh chứng cho sự thiếu tham vọng.

Điều thú vị nhất tôi thấy ở Steve Jobs, đó là mục tiêu của Apple không phải là tiền. Khi gia nhập công ty vào năm 1992, tôi bị hấp dẫn bởi nền văn hóa. Và khi Steve Jobs quay trở lại vào năm 1996, tất cả những gì ông tập trung không phải là lợi nhuận mà là tạo ra một sản phẩm tốt nhất.

Steve Jobs đã đến phòng thiết kế, ngay lập tức ông ấy nhận ra những điều bất ổn. Ông ấy nói rằng chúng tôi làm việc không hiệu quả, và tôi người đứng đầu phòng thiết kế phải chịu trách nhiệm về điều đó.

Tôi đã đi ăn trưa với Steve Jobs mỗi ngày. Ông ấy nói rằng nếu một ngày thứ ba mà không có một ý tưởng mới, nó chỉ đơn giản là một ngày thứ ba nhàm chán.

Remnick: Hậu quả của việc sử dụng iPhone là gì?

Ive: Đó là việc sử dụng liên tục, bạn không thể đặt nó xuống.

Remnick: Anh đang chờ đợi những xu hướng công nghệ nào tiếp theo?

Ive: Có rất nhiều công nghệ mới xoay quanh màn hình hiển thị trên smartphone, những con chip silicon cũng trở nên nhỏ hơn và mạnh hơn. Chiếc iPhone mà chúng tôi vừa ra mắt vài tuần trước là kết quả của quá trình làm việc trong 5 năm. Có những xu hướng sẽ xảy đến và tôi biết điều đó, hầu hết là những gì chắc chắn sẽ xảy đến.

Remnick: Cái giá mà bạn phải trả cho sự tập trung vào công việc là gì?

Ive: Đó là sự mệt mỏi.

Remnick: Sự thất bại thú vị nhất của anh là gì?

Ivey: Một câu hỏi rất hay, mặc dù tôi không chắc chắn rằng thất bại là một điều thú vị. Tôi nghĩ rằng mình đã mắc nhiều sai lầm. Hầu hết chúng được sinh ra từ sự lười biếng và tự mãn. Không ai có thể biết chắc rằng một ý tưởng có thể thành công, cho đến khi nó thành công. Khoảng 99% những gì chúng tôi làm là những thứ không thành công.

Remmick: Bạn có còn cảm thấy khao khát? (nguyên văn: Do you still feel hungry – với ý nghĩa của từ hungry trong câu nói nổi tiếng của Steve Jobs)

Ive: Hoàn toàn có. Chúng tôi có một số ý tưởng và đang chờ đợi công nghệ phát triển để có thể bắt kịp những ý tưởng đó.

Alibaba đại chiến Amazon ở các thị trường mới nổi

Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc) đang ngày càng lấn sâu hơn vào cuộc chiến toàn cầu với đối thủ Amazon đến từ Hoa Kỳ.

Để giành lợi thế cạnh tranh, Alibaba đang củng cố vị thế dẫn đầu của mình ở Trung Quốc, cũng như đẩy mạnh sự phát triển ở Đông Nam Á, Ấn Độ và các thị trường mới nổi khác.

Hôm 03/10, Alibaba đã tạm qua mặt Amazon về mặt giá trị vốn hóa thị trường, và sau đó chốt phiên giao dịch ở mức 469 tỷ USD, chỉ còn thua 5 tỷ USD so với Amazon.

Sang ngày hôm sau, CEO của Alibaba là Jack Ma Yun (Mã Vân) đã công bố kế hoạch trị giá 15 tỷ USD để xây dựng một viện nghiên cứu mới gọi là Học viện DAMO, nhằm nghiên cứu những lĩnh vực mũi nhọn như trí thông minh nhân tạo (AI) và truyền thông tin lượng tử (quantum communications). Jack Ma cho biết từ trước đến nay Trung Quốc vẫn hay phải theo sau những nước như Hoa Kỳ và Nga, nhưng cho rằng đã đến lúc quốc gia đông dân nhất thế giới tự mở lối riêng cho mình.

Cuộc chiến giá trị vốn hóa

Giá cổ phiếu của Alibaba tại Mỹ (còn gọi là cổ phiếu dạng ADR) đang tăng vọt, và chốt phiên hôm thứ Ba ở mức cao kỷ lục 183 USD, so với mức 88 USD hồi đầu năm nay. Như vậy, giá trị vốn hóa của Alibaba đã cao hơn gấp đôi so với nhà sản xuất ô tô Toyota của Nhật Bản.

So sánh giá trị vốn hóa của Amazon và Alibaba. Ảnh: Nikkei.

Alibaba đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán New York từ tháng 9/2014. Khi đó, đợt IPO này đã đem về cho công ty khoản tiền kỷ lục 25 tỷ USD. Nhưng một năm sau đó, giá cổ phiếu Alibaba đã rớt xuống chỉ còn một nửa so với lúc đỉnh điểm. Tại thời điểm đó, Jack Ma than thở trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei rằng thật khó để cho các nhà đầu tư Mỹ, những người chưa bao giờ sử dụng các dịch vụ của Alibaba, hiểu được tiềm năng thực sự của công ty.

Nhưng 2 năm sau, giá cổ phiếu của Alibaba đã tăng gấp 3 lần, chủ yếu nhờ vào việc thực hiện hai chiến lược: thống trị thị trường sân nhà Trung Quốc và tìm kiếm tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi.

Giữ chặt sân nhà, bành trướng ra nước ngoài

Tại Trung Quốc, Alibaba đang tận dụng hầu bao dồi dào của mình để rót vốn vào các startup đang trỗi dậy, nhằm củng cố vị thế thống trị trên thị trường công nghệ. Vào tháng 7, Alibaba đã liên kết với các nhà đầu tư khác để đổ 700 triệu USD vào dịch vụ chia sẻ xe đạp Ofo. Alibaba cũng đã đầu tư vào hàng loạt lĩnh vực khác, bao gồm các dịch vụ video, trang hỏi đáp thông tin và các ứng dụng gọi xe.

Amazon đã đạt doanh thu 136 tỷ USD trong năm 2016, trong khi doanh thu của Alibaba trong năm tài chính gần nhất (kết thúc ngày 31/3) là vào khoảng 31 tỷ USD.

Vào năm 2015, khi thị trường chứng khoán Thượng Hải bị rúng động mạnh, cổ phiếu của Alibaba đã bị bán tháo khá nhiều trong bối cảnh nhiều người bi quan về sức khoẻ của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, khi những lo ngại này giảm xuống, các nhà đầu tư đã quan tâm trở lại đến Alibaba. Công ty này đang giữ vị thế thống trị thị trường Trung Quốc, vốn có nhóm dân số thuộc tầng lớp trung lưu đông đảo hơn toàn bộ dân số Hoa Kỳ và vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này đã tạo đà tăng giá cho cho cổ phiếu của Alibaba tại Mỹ.

Thị trường Trung Quốc hiện vẫn đóng góp hơn 90% doanh thu của Alibaba, làm các nhà đầu tư lo ngại rằng công ty này bị phụ thuộc quá nhiều vào sân nhà. Nhưng năm ngoái, Alibaba đã thâu tóm trang thương mại điện tử Lazada ở Đông Nam Á. Tập đoàn này cũng đang nỗ lực để thúc đẩy hệ thống thanh toán di động Alipay ở các quốc gia như Ấn Độ và Nga.

Amazon đã đạt doanh thu 136 tỷ USD trong năm 2016, trong khi doanh thu của Alibaba trong năm tài chính gần nhất (kết thúc ngày 31/3) là vào khoảng 31 tỷ USD. Tuy nhiên, doanh thu của Alibaba là dựa vào việc tính phí những người bán hàng sử dụng các sàn thương mại điện tử của công ty, chứ không phải là doanh thu từ việc bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng như Amazon, do đó 2 con số này không thể được so sánh trực tiếp. Một điều ấn tượng là dù có doanh thu thấp hơn nhiều, nhưng Alibaba lại có lợi nhuận hoạt động 7 tỷ USD, bỏ xa mức 4,2 tỷ USD của Amazon.

Tìm kiếm tăng trưởng

Các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ và các nước Đông Nam Á sẽ đóng vai trò quyết định trong cuộc đối đầu giữa 2 gã khổng lồ thương mại điện tử. Hiện tại, 2 bên đang có sự phân định lãnh thổ khá rạch ròi: Amazon chủ yếu tập trung vào các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, trong khi Alibaba tập trung vào Trung Quốc. Tuy nhiên, chẳng mấy chốc nữa 2 bên sẽ so kè nhau quyết liệt tại các thị trường mới nổi, vốn vẫn còn rất nhiều dư địa chờ người khai phá.

Đông Nam Á và Ấn Độ là những chiến trường mới của các đại gia thương mại điện tử. Ảnh: Nikkei.

Cuộc đối đầu trực tiếp đầu tiên giữa 2 bên đã được khởi động tại Singapore. Mùa hè này, Amazon mở trung tâm phân phối đầu tiên tại Đông Nam Á tại đảo quốc này, vốn cũng là nơi đặt trụ sở công ty con Lazada của Alibaba.

Tại Ấn Độ, Alibaba đang cung cấp dịch vụ bán sỉ trực tuyến cho những người bán hàng, và đã đầu tư vào các doanh nghiệp thương mại điện tử địa phương. Amazon thì đã đột nhập vào thị trường Ấn Độ từ năm 2013, và hiện giữ ngôi vị số 2 trong mảng bán lẻ thương mại điện tử. Hãng này cũng đã đầu tư vào các chuỗi cửa hàng bán lẻ địa phương.

Ngoài các thế mạnh về chất lượng sản phẩm và sức mạnh thương hiệu, Amazon còn có lợi thế là có nguồn thu từ những mảng kinh doanh đem lại nhiều giá trị gia tăng như dịch vụ điện toán đám mây. Trong khi đó, Alibaba đang phải đối mặt với những trở ngại về việc cải thiện chất lượng, ví dụ như tình trạng hàng giả tràn lan trên các sàn của hãng. Nhưng đồng thời, Alibaba cũng có những hệ thống dễ sử dụng như dịch vụ thanh toán Alipay.

Trận chiến Amazon-Alibaba chắc chắc sẽ còn kéo dài, nhưng có một điều chắc chắn là cuộc đối đầu giữa 2 đối thủ ở 2 đầu Thái Bình Dương này sớm muộn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới.

[Infographic] Hãng ô tô nào có thương hiệu giá trị nhất thế giới?

Hãng xe Nhật Toyota được Interbrand đánh giá là hãng xe hơi có thương hiệu giá trị nhất thế giới.

Hãng tư vấn Mỹ Interbrand vừa công bố bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới. Để có mặt ở bảng xếp hạng này, các doanh nghiệp phải thỏa mãn nhiều điều kiện khác nhau. Trong đó ít nhất 30% doanh số bán hàng thu được từ các quốc gia bên ngoài quê hương của nhãn hiệu đó, và phải có mặt ở những thị trường lớn tại châu Mỹ, châu Âu và châu Á.

Với thương hiệu được định giá 50,291 tỷ USD, Toyota đứng thứ 7 trong Top 100 và dẫn đầu lĩnh vực xe hơi. Tiếp theo là Mercedes, BMW và Honda.

.

“>

Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước lớn.

Steve Jobs, Bill Gates… tác động đến cuộc sống của chúng ta như thế nào?

Sự xuất hiện của Apple, Microsoft, Facebook… đã tạo nên những cuộc cách mạng lớn trong đời sống con người.

Steve Jobs

Trong nhiệm kỳ thứ hai đảm nhận cương vị giám đốc điều hành Apple, Steve Jobs đã mở ra kỷ nguyên mới của những chiếc điện thoại thông minh.

Steve Jobs

Steve Jobs tạo nên một cuộc cách mạng về công nghệ.

Tính đến tháng 7 năm 2016, đã có hàng tỷ chiếc Iphone được tiêu thụ trên thị trường. Đặc biệt, chỉ tính riêng quý hai năm 2017, công ty này đã có doanh số bán ra lên tới 50,76 triệu sản phẩm.

Jeff Bezos

Năm 1994, Jeff Bezos thành lập Amazon. 5 năm sau, ông được tạp chí Time vinh danh là ‘Nhân vật của năm’ bởi những đóng góp vĩ đại cho thế giới.

Jeff Bezos

Jeff Bezos thành công với Amazon.

Trong vài thập kỷ qua, Amazon đã làm thay đổi thói quen mua sắm của mọi người. Chỉ cần ngồi nhà, click chuột, hàng nghìn sản phẩm với mức giá khác nhau sẽ hiện ra để họ dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu của bản thân.

Elon Musk

Elon Musk

Elon Musk hiện đang là giám đốc điều hành SpaceX

SpaceX của Elon Musk được chú ý khi sáng tạo ra những vật dụng không gian có thể tái sử dụng. Mỗi nhiệm vụ được hoàn thành, SpaceX nhận 133 triệu USD từ NASA. Tuy hiện tại, các sản phẩm của công ty vẫn chưa tác động quá nhiều đến cuộc sống thường nhật nhưng trong tương lai, họ nuôi hi vọng có thể đưa con người đến sống trên một hành tinh khác.

Bill Gates

Bill Gates

Bill Gates, người sáng lập Windows.

Bill Gates đã phát triển hệ điều hành Windows, thay đổi hoàn toàn thói quen sử dụng máy tính của mọi người. Với giao diện thân thiện và nhiều tính năng, Windows đã giúp con người dễ dàng tiếp cận với thế giới thông qua chiếc máy tính cá nhân.

Mark Zuckerberg

Mark Zuckerberg

Facebook được coi là vua mạng xã hội.

Mark Zuckerberg đã sáng lập ra Facebook, ứng dụng được tôn vinh là ‘vua mạng xã hội’ với gần 2 tỷ người dùng hoạt động mỗi tháng.

Dự án của anh được ưa chuộng ngay từ khi ra mắt bởi nó đã góp phần mang mạng xã hội đến gần hơn với con người, giúp kết nối thế giới và cách mạng hóa ngành quảng cáo. Hiện tại, giá trị của Facebook đã lên tới 245 tỷ USD, lớn hơn cả Walmart.

Travis Kalanick

Travis Kalanick đã hoàn thiện ứng dụng gọi taxi Uber. Đây là một công ty tư nhân, và theo Forbes nhận định, giá trị của nó trên thị trường là khoảng 68 tỷ USD.

Travis Kalanick

Travis Kalanick là người sáng lập Uber.

Kalanick và người bạn đồng sáng lập, Garrett Camp đã nảy ra ý tưởng tạo Uber, khi họ không thể bắt được taxi ở Paris trong một buổi tối năm 2008. Họ đã phát triển dự án này thành công ty công nghệ, nơi cung cấp hàng triệu chuyến xe mỗi ngày, trên toàn thế giới.

Sam Walton

Ban đầu, Walton mở một cửa hàng nhỏ tại Arkansas với ý tưởng cung cấp hàng hóa giá rẻ cho khách hàng. Trong suốt quá trình kinh doanh, ông luôn tuân thủ các quy tắc như chia sẻ lợi nhuận, kiểm soát tài chính tại cửa hàng, tối giản chi phí cho khách hàng và phá vỡ lối mòn trong tư duy.

Sam Walton

Waltmart hiện được định giá lên tới 221,1 tỷ USD.

Walmart được tôn vinh là mô hình kinh doanh thành công nhất mọi thời đại, tạo nên một cuộc cách mạng đối với thói quen mua sắm của người tiêu dùng trên toàn cầu. Ngày nay, Waltons được coi là gia tộc giàu có nhất nước Mỹ, với khối tài sản lên tới 130 tỷ USD.

Frederick W.Smith

Frederick W.Smith

Chân dung người sáng lập FedEx.

Frederick Smith là người sáng lập tập đoàn FedEx, chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Mỗi ngày, công ty này có 13 triệu đơn hàng, thu về lợi nhuận lên tới 50,4 tỷ USD vào năm 2016. Hiện tại, FedEx đã có 685 phi cơ, 150.000 phương tiện vận chuyển và 400.000 nhân viên.

Reed Hastings

Tính đến quý 4 của năm 2016, Netflix này đã có tới 98,75 triệu người sử dụng trên khắp thế giới. Năm 2017, Forbes đã báo cáo rằng Netflix có lượng người truy cập cao hơn hẳn so với hệ thống truyền hình cáp thông thường.

Reed Hastings

Chân dung Ree Hastings.

Hastings đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực truyền thông, đặc biệt là với phim ảnh, truyền hình. Cụ thể, dự án của ông đã làm thay đổi cách thức sản xuất, phân phối nội dung video trên toàn thế giới, khiến các cửa hàng cho thuê băng, đĩa bị ‘thất sủng’ trên thị trường.